1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN nâng cao chất lượng dạy học môn mỹ thuật phân môn vẽ tranh cho học sinh tiểu học

22 60 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 796,5 KB

Nội dung

Hiểu được các mục tiêu trên và nắm bắt tình hình thực tế địa phương, xácđịnh được trách nhiệm, yêu cầu cụ thể của bản thân đối với môn học đó chính là lí do để tôi đi sâu nghiên cứu thể

Trang 1

I MỞ ĐẦU

1/Lí do chọn đề tài

Xuất phát từ mục tiêu là hình thành và phát triển nhân cách con người mới

về mặt thẩm mỹ, dựa trên cơ sở thực tiễn của công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xãhội và dưới ánh sáng thế giới quan, phương pháp luận của Chủ nghĩa MácLênin, giáo dục thẩm mỹ đã trở thành một bộ phận không thể thiếu của sựnghiệp Giáo dục Và giáo dục thẩm mỹ đã được đưa vào nhà trường tiểu họcthông qua nhiều hoạt động, nhiều môn học

Trong đó, bộ môn Mĩ thuật có một vị trí quan trọng là môn cơ sở của giáodục thẩm mỹ Môn Mĩ thuật ở nhà trường tiểu học không nhằm đào tạo học sinhtrở thành nghệ sĩ, mà với mục đích giúp các em tiếp xúc với hoạt động nghệthuật, để các em có hiểu biết về yếu tố làm ra cái đẹp, những quan điểm, nhữngtiêu chuẩn của cái đẹp Từ đó, bồi dưỡng thị hiếu, tình cảm thẩm mỹ, giúp các

em có khả năng cảm thụ vẻ đẹp của thiên nhiên, của con người, của muôn vàn

sự vật xung quanh

“Vẽ tranh” là một phân môn của bộ môn Mĩ thuật trong chương trình dạyhọc tiểu học Vẽ tranh là vẽ theo một đề tài cho trước về các vấn đề trong cuộcsống xung quanh Qua các bài vẽ tranh, học sinh được khám phá thêm về thếgiới xung quanh, học cách diễn đạt tình cảm, tư tưởng của mình với cuộc sốngbằng ngôn ngữ tượng hình Vẽ tranh cũng giúp các em rèn luyện óc quan sát,tưởng tượng, phân tích, tổng hợp, diễn đạt, giúp học tốt các môn học khác Thực tế cho thấy, đa số các bài vẽ tranh của học sinh hiện nay vẫn chưabộc lộ được khả năng của các em Ở khối 4, 5, bài vẽ khô cứng, chưa thể hiệnđược khả năng cảm nhận và tình cảm thẩm mĩ Ở khối 1, 2, 3, bài vẽ phần nhiềucòn tùy hứng, chưa thể hiện được rõ nội dung đề tài, hình vẽ chưa rõ đặc điểm,

bố cục chưa hài hòa

Vì vậy để khắc phục, nâng cao chất lượng các bài vẽ tranh, ngay từ nhữnglớp 1, 2, 3, 4, 5 cần phải có biện pháp nâng cao chất lượng phân môn Vẽ tranh,thực hiện tốt mục tiêu giáo dục rèn luyện tri giác, thị giác, tình cảm thẩm mĩ chohọc sinh

Hiểu được các mục tiêu trên và nắm bắt tình hình thực tế địa phương, xácđịnh được trách nhiệm, yêu cầu cụ thể của bản thân đối với môn học đó chính là

lí do để tôi đi sâu nghiên cứu thể nghiệm về “Nâng cao chất lượng dạy học môn mĩ thuật phân môn vẽ tranh cho học sinh tiểu học”.

2/Mục đích nghiên cứu

- Giúp học sinh phát triển trí tuệ, cảm quan đối với thế giới xung quanh

- Giúp học sinh yêu thích môn mĩ thuật, nâng cao chất lượng hiệu quả phânmôn Vẽ tranh và giáo dục thẩm mĩ ở trường tiểu học

3/ Đối tượng nghiên cứu

Đề tài này sẽ nghiên cứu về một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học phân môn vẽ tranh cho học sinh Tiểu học

Trang 2

4/ Phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu tài liệu

Hiện nay, giáo viên giảng dạy bộ môn Mĩ thuật đã có sự tìm kiếm phươngpháp truyền đạt tốt nhất, phù hợp với các đối tượng học sinh Nội dung kiếnthức thể hiện qua bài dạy được giáo viên nêu đầy đủ, có trọng tâm, có căn cứvào mục tiêu bài dạy Giáo viên có sự khai thác, lựa chọn trong việc tổ chức cáchoạt động dạy học với hình thức phù hợp, giúp học sinh hăng hái xây dựng bài,không khí lớp học sôi nổi, giờ học vui vẻ hấp dẫn Giáo viên thực hiện đúng quytrình dạy - học và phân chia thời gian hoạt động hợp lý, có sự tăng cường thờigian cho hoạt động thực hành (2/3 thời gian lên lớp) để học sinh có thể đầu tưvào bài vẽ của mình Đối với các tình huống sư phạm nảy sinh trong tiết dạy,giáo viên đã có sự xử lý tốt, giúp học sinh phát triển tư duy, chủ động học tập

* Học sinh tiểu học đặc biệt thích vẽ và vẽ theo ý thích riêng Tuy nét vẽcòn nguệch ngoạc xiêu vẹo nhưng đó lại là sự biểu hiện bằng khả năng và cảmxúc ngây thơ, hồn nhiên Trí tưởng tượng và suy nghĩ của các em rất đơn giản

và trong sáng, điều đó thể hiện ở những gì các em vẽ và giải thích về bức vẽ củamình Hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lí của học sinh giúp cho giáo viên tìm raphương pháp hướng dẫn các em tìm hiểu đề tài, cách vẽ hình, như thế nào để có

bố cục hình hợp lý, vẽ màu sinh động hài hòa trong bài vẽ

* Học Mĩ thuật không thể thiếu đồ dùng trực quan vì nó phù hợp với đặcđiểm môn học và đặc điểm tri giác của học sinh là tri giác bằng trực quan cụ thể

Đồ dùng trực quan của phân môn Vẽ tranh bao gồm: các tranh ảnh mẫu gắn liềnvới mỗi đề tài cho trước, các tranh minh họa bước vẽ, bố cục, tranh hướng dẫncách vẽ của giáo viên và các hình vẽ minh họa bảng Học sinh qua các bức tranhảnh mẫu sẽ hiểu rõ hơn về đề tài, tạo điều kiện cho học sinh vẽ tranh đạt chấtlượng cao Đa số các tranh ảnh mẫu là do giáo viên chủ động chuẩn bị, sưu tầm,

có sự tham gia chuẩn bị của học sinh theo yêu cầu của giáo viên

Trang 3

2/ Thực trạng

- Học sinh học Vẽ tranh thường có hiện tượng ít chú ý nghe lời hướng dẫncủa giáo viên về đề tài, tiếp nhận còn tản mạn, hay quên Vì đề tài vẽ tranh trongchương trình học khá quen thuộc với cuộc sống xung quanh nên các em nghegiảng không tập trung, chỉ muốn vẽ ngay, dù chưa hiểu rõ nội dung đề tài Bài

vẽ theo phương pháp liệt kê là chủ yếu Nhất là tiểu học, các em thiếu chú ý tiếpthu sự hướng dẫn của giáo viên nên hình vẽ thường bị nhỏ hơn so với trang giấy,bài vẽ tẩy xóa nhiều, không có bố cục, màu vẽ đơn điệu, nhạt nhòa

- Đối với tranh ảnh mẫu, tranh minh họa, hướng dẫn cách vẽ các em cũngngại suy nghĩ tìm nội dung đề tài nên chép lại ngay tranh mẫu, hình vẽ gợi ý củagiáo viên hoặc vở tập vẽ

- Tư liệu của các đề tài còn phụ thuộc vào sự chuẩn bị của giáo viên, chưa

có các video clip, các mô hình minh họa sinh động đề tài như: mô hình các convật (với bài vẽ con vật); dáng người; nhà cửa; cây cối v.v để học sinh tìm hiểu

đề tài sâu hơn

- Chất liệu vẽ tranh chưa phong phú, thường là bút chì, bút dạ, sáp màu

- Khuôn khổ vẽ tranh trong vở Tập vẽ hạn chế trong khi các bài vẽ tranh

dự thi thường là trên khổ giấy A3

* Kết quả điều tra học sinh: (Trang sau)

Trang 4

Chất lượng bài Vẽ tranh: Giữa học kì I - Năm học 2018- 2019

3.1 Hướng dẫn tìm chọn nội dung đề tài:

Đề tài để vẽ tranh rất phong phú, trong mỗi đề tài lại có nhiều nội dung đểhọc sinh lựa chọn Có thể hướng dẫn học sinh khai thác nội dung đề tài bằngnhiều cách khác nhau như:

- Giới thiệu các bức tranh ảnh có cùng đề tài So sánh các bức tranh ảnh nhiều đề tài để tìm ra đặc điểm nội dung của đề tài cho trước

- Tích cực sử dụng các trò chơi, kể chuyện, video clip, mô hình phù hợp mang nội dung bài học để giờ học thêm hấp dẫn, sinh động, cuốn hút học sinh

- Yêu cầu học sinh nêu nội dung mình định vẽ qua tưởng tượng, giáo viênđiều chỉnh ngay trên lời phát biểu của học sinh để các em vẽ sát đề tài

Trang 5

Để tạo không khí học tập vui vẻ, lôi cuốn, hấp dẫn học sinh, giáo viên cóthể tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm để các em thể hiện năng lực cánhân, rèn luyện năng lực làm việc nhóm Giáo viên cần quan tâm đến tất cả cácđối tượng học sinh, tạo điều kiện để tất cả các em đều tích cực hoạt động.

lý, màu sắc hài hòa so sánh với các bức tranh chưa đẹp, để học sinh nhận ranhững ưu khuyết điểm của bài vẽ, từ đó nắm được cách vẽ và rút kinh nghiệmcho bài vẽ của mình

- Thao tác minh họa bảng là không thể thiếu khi dạy Mĩ thuật bởi vì ngoàihướng dẫn về lý thuyết thì với tâm lý lứa tuổi học sinh khối 1, 2, 3,4,5 được trựctiếp quan sát thao tác mẫu của giáo viên sẽ giúp các em nắm bắt nhanh hơn cách

vẽ tranh, vẽ hình hài hòa, cân đối Giáo viên vẽ minh họa một nội dung của đềtài vào phần khung tranh đã kẻ sẵn Vừa vẽ vừa có những miêu tả bằng lời vàcác lưu ý đối với học sinh về cách vẽ hình, sắp xếp bố cục Với đặc điểm thíchbắt chước các hành động của người khác của các em, cách vẽ mẫu của giáo viêngóp phần giúp học sinh hình thành kỹ năng vẽ hình và bố cục hợp lí Nhưng đểtránh sự sao chép thụ động của học sinh, khi chuyển sang phần thực hành, giáoviên phải xóa bài minh họa để tránh làm ảnh hưởng đến sự sáng tạo của họcsinh

Trang 6

- Có thể cho học sinh thực hành vẽ trên bảng, trên khổ giấy lớn để các emquen thuộc với cách vẽ hình hài hòa sau đó yêu cầu học sinh khác đưa ra nhậnxét bài của bạn để rút ra bài học.

- Áp dụng phương pháp “cùng làm việc”: Ghép nhóm học sinh khá giỏi vớihọc sinh yếu để cùng thảo luận, chọn nội dung tranh, phân công mỗi bạn vẽ mộthình cho đến khi tranh hoàn thiện Bằng cách này, với sự động viên khích lệ củagiáo viên cho các nhóm, học sinh sẽ cạnh tranh trong học tập, ngoài ra còn bổsung cho nhau, tạo sự hứng thú thi đua cho giờ học

Bài vẽ của học sinh theo nhóm của hoc sinh tham gia cuộc thi ATGT

3.3 Đổi mới chất liệu vẽ tranh.

Hiện tại học sinh thường vẽ bài thực hành trên vở tập vẽ là chủ yếu Để họcsinh có thể phát triển hơn trong nét vẽ tôi đang xen kẽ cho học sinh vẽ thực hànhtrên khổ giấy A3 đóng quyển – khổ giấy của hầu hết các bài vẽ tranh thiếu nhi.Qua quá trình dạy, giáo viên có thể nhanh chóng nắm bắt được khả năng củatừng em, phát hiện học sinh có năng khiếu để tiếp tục bồi dưỡng, tìm ra hạn chếcủa học sinh yếu để rèn luyện khắc phục

Ban đầu, để học sinh làm quen với khổ giấy rộng, giáo viên cho học sinh vẽhình vào bảng con, vào bảng lớp trên khung hình cho trước để hình vẽ được to

rõ Sau khi học sinh quen thuộc với cách vẽ hình, giáo viên cho phép học sinh vẽvào vào vở hoặc giấy bằng bút nét to Nhằm hạn chế việc tẩy xóa, rụt rè khi vẽhình của học sinh, bước đầu không nên để các em sử dụng bút chì Điều này bắtbuộc học sinh phải suy nghĩ, lựa chọn hình vẽ của mình thận trọng trước khi đặtbút Nhờ đó bài vẽ sẽ đẹp hơn về hình, chặt chẽ hơn về bố cục

Trang 7

3.4 Tổ chức tham quan, dã ngoại, hoạt động ngoài trời

Các hoạt động tham quan dã ngoại, hoạt động ngoài trời được học sinh rấtyêu thích Có thể kết hợp nội dung sinh hoạt ngoại khóa giúp học sinh tìm hiểu

đề tài của tranh Trực tiếp tham gia và là một “nhân vật” trong hoạt động, đượctrải nghiệm qua thực tế sẽ giúp học sinh liên hệ tốt hơn vào bài vẽ của mình.Tùy điều kiện của địa phương và của trường sở tại, có thể tham mưu với bangiám hiệu nhà trường, phối kết hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường,lựa chọn một số đề tài tổ chức tham quan, dã ngoại hoặc trực tiếp vẽ ngoài trờicho học sinh:

- Lễ hội: Trung thu, đua thuyền, rước đèn, chọi gà, đấu vật…

- Quân đội: Tham quan bảo tàng quân đội; đi thăm doanh trại quân đội;chúc mừng các đơn vị bộ đội nhân các ngày kỉ niệm trong năm; tổ chức vănnghệ, giao lưu…

- Vui chơi: Ở sân trường, tổ chức trò chơi dân gian

- Vẽ vườn cây, vườn hoa, phong cảnh: tham quan, vẽ trực tiếp tại địa điểm đẹp như cảnh làng quê, công viên, vườn cây, vườn hoa đẹp…

Trong buổi tham quan, giáo viên phát phiếu thảo luận cho học sinh thảoluận theo nhóm, yêu cầu trong khoảng thời gian quy định tự tìm hiểu về các nộidung chính của đề tài:

Ví dụ với bài: Vẽ tranh: Đề tài phong cảnh

Nội dung phiếu thảo luận:

- Nơi em đang đến là cảnh đẹp ở đâu? (vùng miền)

- Phong cảnh nơi đó có những hình ảnh, màu sắc nổi bật nào?

- Để vẽ phong cảnh đó em chọn các hình ảnh gì?

- Cảm nhận của em về cảnh đẹp nơi đây?

- Em còn biết phong cảnh ở những vùng miền nào khác? Nơi đó có hình ảnh, màu sắc nổi bật nào?

Hết thời gian thảo luận, các nhóm đưa ra kết quả, giáo viên tổng hợp và kết luận chung

Trang 8

3.5 Về phương tiện, đồ dùng dạy học:

Nhờ đổi mới về phương pháp dạy học, áp dụng công nghệ thông tin vàodạy học mà hiện nay chất lượng học của học sinh ngày càng tiến bộ Việc tăngcường thiết bị đồ dùng dạy học, kho tư liệu dạy gắn liền với chất lượng học củahọc sinh Có đồ dùng trực quan tốt, sát nội dung bài, lại được trình bày đẹp mắt

sẽ gây sự tập trung thích thú và chú ý của học sinh

Ví dụ: Đối với các bài vẽ con vật: Vẽ gà, vẽ con vật nuôi… phải có tranh

ảnh để học sinh nhận ra đặc điểm của con vật đó Có thể chuẩn bị băng đĩa hình,

tư liệu về các con vật để gợi cho học sinh nhớ lại hình ảnh, hoạt động sinh độngcủa con vật, tham khảo thêm nội dung cho bài vẽ

- Trực quan đối với Mĩ thuật không chỉ có mẫu thực mà còn là nhớ lạinhững gì học sinh đã trông thấy Do đó, ngôn ngữ giáo viên sử dụng phải làngôn ngữ giàu hình tượng, miêu tả hình dáng, màu sắc, âm thanh Những hìnhảnh qua lời nói của giáo viên cũng mang tính trực quan, giúp học sinh hình dung

ra đối tượng vẽ Sử dụng trực quan trong giờ dạy Mĩ thuật chỉ có hiệu quả khilời hướng dẫn của giáo viên được đưa ra đúng chỗ, đúng thời điểm

3.6 Các giải pháp để giải quyết vấn đề:

* Phát huy và nâng cao vai trò của người dạy bằng cách luôn học hỏi, trau dồi kiến thức một cách tích cực, hiệu quả:

VD1: Bài: Vẽ tranh đề tài trường em (lớp 4)

Chuẩn bị:

4 tranh có nội dung khác nhau nhưng cùng vẽ về một đề tài (tranh phongcảnh trường em, học sinh dọn vệ sinh sân trường, học sinh đang học bài, vuichơi… ) trong đó có những tranh do các em học sinh lớp trước vẽ

Trang 9

Sử dụng đồ dùng do tôi tự làm, gồm: 1 khung hình bằng giấy cứng A3,hình ảnh nhà, cây, các bạn học sinh…được cắt rời rồi sau đó theo lời giảng, giáoviên sẽ dán dần các hình để thành một bức tranh đề tài trường em.

Kết quả: Giúp các em học tập kinh nghiệm của các bạn và biến nó thànhkinh nghiệm của bản thân Khi vẽ tranh các em sẽ phát huy được những mặt tốt

và hạn chế những mặt chưa tốt trong cách sắp xếp bố cục và sử dụng màu sắctrong bài Để học sinh dễ phân tích và quan sát khơi dậy hứng thú cho các em

VD2: Bài 19 – lớp 1 Vẽ Gà

Ở phần quan sát nhận biết đặc điểm của con Gà, giáo viên có thể đưa đồdùng để học sinh quan sát nhận xét và tìm đặc điểm riêng của con vật Tôi sửdụng đồ dùng dạy học: cắt rời từng bộ phận con Gà và ghép từng bộ phận của nó

để học sinh dễ dàng nắm được các bộ phận của con vật

Giáo viên có thể vẽ và hướng dẫn học sinh cùng làm thêm một số tranhphục vụ cho từng bài dạy và bằng những chất liệu khác nhau như bút sáp, màunước, màu bột …

Kết quả thực tế khi các em hoàn thành bài vẽ

Tôi hoàn toàn nhất trí và đánh giá cao cách dạy học theo phương pháp đổimới hiện nay Toàn ngành giáo dục đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học theohướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong hoạt động học tập Đóchính là con đường hiệu quả nhất để đạt được mục tiêu dạy học Chức năng cơ bảncủa người thầy là chủ đạo, tổ chức các hoạt động ấy để học sinh chủ động chiếmlĩnh nội dung học tập bằng những phương pháp thích hợp với từng bài học Dạy mỹthuật cũng như dạy học các môn học khác và cũng phải tuân

Trang 10

thủ theo phương pháp chung và có những phương pháp riêng biệt Tiết học cóthành công hay không là do phần lớn ở người thầy cô và muốn làm được điềunày tôi cần phải nắm vững và thực hiện thật tốt các bước, thao tác, kỹ năng của

bộ môn

* Giới thiệu bài lôi cuốn và xúc tích.

Đối với từng khối lớp khác nhau tôi chọn cách vào bài phù hợp có thểdùng những bài hát, trò chơi, những hình ảnh liên quan đến đến bài học

VD1: Khi dạy bài 22: vẽ tranh đề tài con vật nuôi - Lớp 1

Tôi có thể bắt trước tiếng kêu của con vật rồi hỏi học sinh con vật đó kêu,gáy là con vật gì? Hoặc ngược lại, tôi nêu tên con vật và yêu cầu học sinh bắttrước tiếng kêu của con vật ấy

VD2: Khi dạy bài 7: “Đề tài an toàn giao thông” - lớp 5, tôi cho các emquan sát các đoạn băng về những hình ảnh người đi sai luật giao thông (1 phút)Giáo viên hỏi: Các em có suy nghĩ gì khi nhìn thấy những hình ảnh này?

(Nếu chúng ta không chấp hành đúng luật giao thông thì sẽ dễ gây ra những vụtai nạn đáng tiếc)

Giáo viên hỏi: Chúng ta cần làm gì để hạn chế tai nạn giao thông?

(Chấp hành đúng luật giao thông và tuyên truyền cho mọi người cùng

thực hiện)

Giáo viên hỏi: Các em tuyên truyền bằng những hình thức nào?

(Tuyên truyền bằng chính hành động đi đúng luật của mình, bằng vẽ tranh cổđộng, lên án người đi sai luật, viết bài, viết báo…)

VD3: Vẽ tranh đề tài Mẹ hoặc cô giáo – Lớp 2 – bài 23 Giáo viên có thểhát một đoạn bài “Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo…” hoặc đọc bài thơ về mẹ và

cô Rồi hỏi trực tiếp các em: Các em có thích vẽ tranh về mẹ và cô giáokhông? Hôm nay cô sẽ cùng các em vẽ về đề tài này…

Như vậy việc giới thiệu đối với một bài mới rất cần thiết và càng cần thiết hơnnếu người giáo viên tìm được cách giới thiệu gây được sự kích thích, hứng thúđối với học sinh Vậy để làm thế nào để có được cách vào bài như thế?

Theo tôi để làm được điều này người thầy trước hết phải tìm hiểu kỹ bài dạy,xem xét, tìm ra cách lạ, hay gây ấn tượng và cụ thể hơn là cách chọn những hìnhảnh phù hợp liên quan đến bài học, nhất là đối với học sinh lớp 1, 2

* Giúp học sinh nắm được nội dung bài học bằng cách phát huy tính tích cực, chủ động phát hiện kiến thức mới.

Trang 11

Tạo hứng thú bằng cách đặt những câu hỏi khơi gợi thông tin, kích thíchtính tò mò của học sinh Mỗi giáo viên có một cách khai thác bài khác nhau, cóthể cho các em khai thác trên tranh ảnh, hoặc đặt câu hỏi trả lời.

Ở môn mỹ thuật, phương pháp vấn đáp được sử dụng nhiều Phươngpháp vấn đáp kích thích được học sinh suy nghĩ, giúp học sinh hiểu, áp dụng vàobài vẽ của mình

VD1: Bài “Vẽ tranh đề tài phong cảnh’’

Giáo viên cho học sinh quan sát tranh ảnh (băng hình)

Hỏi: Tranh phong cảnh thường có hình ảnh gì?

(Tranh phong cảnh vẽ về cảnh vật xung quanh em, như: nhà, cây, hoa cỏ,…Tranh phong cảnh vẽ cảnh là chính có thể điểm thêm người, con vật… chobức tranh thêm sinh động.)

Vì sao lại phải đặt câu hỏi như thế? Phải làm thế nào để có những câu hỏi

vừa sát nội dung của bài lại vừa dễ hiểu với học sinh? Để làm được điều này tôi

đã suy nghĩ và chắt lọc ra những câu hỏi không phải chỉ xoay quanh nội dungbài học mà còn liên quan và thật gần gũi, quen thuộc với đời sống hàng ngày củacác em Điều này sẽ thôi thúc học sinh phải tư duy, nghĩ lại những hoạt động đã

và đang xảy ra xung quanh mình

VD2: Khi dạy bài 19: “Vẽ tranh đề tài Sân trường em giờ ra chơi’’- Lớp

2, tôi cho các em quan sát 2 bức tranh và đặt câu hỏi

Hỏi: Bức tranh này vẽ các bạn đang làm gì?

(Tranh vẽ các bạn học sinh đang quét sân trường, đang chơi nhảy dây, chơi kéoco…)

Hỏi: Hình dáng, điệu bộ của các bạn như thế nào?

(Hình dáng của các bạn sinh động, mỗi bạn một tư thế: bạn đang nhảy lên, bạnquay nghiêng, bạn cúi xuống …)

Hỏi: Em có nhận xét gì về màu sắc của bức tranh này?

(Hs nêu nhận xét về màu sắc bức tranh, bức tranh vẽ màu hình ảnh chính nổi bậthơn hình ảnh phụ, kết hợp hài hòa 2 gam màu nóng, lạnh và đã biết cách sửdụng độ đậm, nhạt trong bài.)

Để học sinh thực sự hiểu bài, giáo viên phải chú ý đến việc nêu câu hỏiphù hợp, luôn gây những yếu tố bất ngờ hứng thú để các em hăng hái trả lời,giáo viên phải chú ý đến từng nhận thức của các em để khai thác nội dung bài

Ngày đăng: 17/07/2020, 19:09

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- Tích cực sử dụng các trò chơi, kể chuyện, video clip, mô hình phù hợp mang nội dung bài học để giờ học thêm hấp dẫn, sinh động, cuốn hút học sinh. - SKKN nâng cao chất lượng dạy học môn mỹ thuật phân môn vẽ tranh cho học sinh tiểu học
ch cực sử dụng các trò chơi, kể chuyện, video clip, mô hình phù hợp mang nội dung bài học để giờ học thêm hấp dẫn, sinh động, cuốn hút học sinh (Trang 4)
- Thao tác minh họa bảng là không thể thiếu khi dạy Mĩ thuật bởi vì ngoài hướng dẫn về lý thuyết thì với tâm lý lứa tuổi học sinh khối 1, 2, 3,4,5 được trực tiếp quan sát thao tác mẫu của giáo viên sẽ giúp các em nắm bắt nhanh hơn cách vẽ tranh, vẽ hình h - SKKN nâng cao chất lượng dạy học môn mỹ thuật phân môn vẽ tranh cho học sinh tiểu học
hao tác minh họa bảng là không thể thiếu khi dạy Mĩ thuật bởi vì ngoài hướng dẫn về lý thuyết thì với tâm lý lứa tuổi học sinh khối 1, 2, 3,4,5 được trực tiếp quan sát thao tác mẫu của giáo viên sẽ giúp các em nắm bắt nhanh hơn cách vẽ tranh, vẽ hình h (Trang 5)
- Có thể cho học sinh thực hành vẽ trên bảng, trên khổ giấy lớn để các em quen thuộc với cách vẽ hình hài hòa sau đó yêu cầu học sinh khác đưa ra nhận xét bài của bạn để rút ra bài học. - SKKN nâng cao chất lượng dạy học môn mỹ thuật phân môn vẽ tranh cho học sinh tiểu học
th ể cho học sinh thực hành vẽ trên bảng, trên khổ giấy lớn để các em quen thuộc với cách vẽ hình hài hòa sau đó yêu cầu học sinh khác đưa ra nhận xét bài của bạn để rút ra bài học (Trang 6)
- Phong cảnh nơi đó có những hình ảnh, màu sắc nổi bật nào? - Để vẽ phong cảnh đó em chọn các hình ảnh gì? - SKKN nâng cao chất lượng dạy học môn mỹ thuật phân môn vẽ tranh cho học sinh tiểu học
hong cảnh nơi đó có những hình ảnh, màu sắc nổi bật nào? - Để vẽ phong cảnh đó em chọn các hình ảnh gì? (Trang 7)
Sử dụng đồ dùng do tôi tự làm, gồm: 1 khung hình bằng giấy cứng A3, hình ảnh nhà, cây, các bạn học sinh…được cắt rời rồi sau đó theo lời giảng, giáo viên sẽ dán dần các hình để thành một bức tranh đề tài trường em. - SKKN nâng cao chất lượng dạy học môn mỹ thuật phân môn vẽ tranh cho học sinh tiểu học
d ụng đồ dùng do tôi tự làm, gồm: 1 khung hình bằng giấy cứng A3, hình ảnh nhà, cây, các bạn học sinh…được cắt rời rồi sau đó theo lời giảng, giáo viên sẽ dán dần các hình để thành một bức tranh đề tài trường em (Trang 9)
*Giới thiệu sản phẩm nặn, tạo hình, tranh vẽ. Triển lãm tranh theo từng chủ đề vào những dịp kỉ niệm, ngày lễ trong năm, treo tranh vẽ vào phần trang trí lớp “góc sáng tạo”, “sản phẩm năng khiếu”… - SKKN nâng cao chất lượng dạy học môn mỹ thuật phân môn vẽ tranh cho học sinh tiểu học
i ới thiệu sản phẩm nặn, tạo hình, tranh vẽ. Triển lãm tranh theo từng chủ đề vào những dịp kỉ niệm, ngày lễ trong năm, treo tranh vẽ vào phần trang trí lớp “góc sáng tạo”, “sản phẩm năng khiếu”… (Trang 14)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w