1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tham luận dạy phần đọc hiểu

5 578 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 90 KB

Nội dung

Bài tham luận về phương pháp dạy phụ đạo học sinh DTTS phân môn Đọc hiểu trong Tiếng Anh ------------------------------------------------------------------------------------- TRƯỜNG PT DTNT ĐĂK HÀ TỔ: TIẾNG ANH BÀI THAM LUẬN DẠY PHỤ ĐẠO PHẦN BÀI TẬP ĐỌC HIỂU MÔN TIẾNG ANH CHO HỌC SINH DTTS CÁC LỚP NÓI CHUNG VÀ LỚP 12 NÓI RIÊNG I. Sự cần thiết của dạy phụ đạo môn Tiếng Anh cho học sinh DTTS: Môn Tiếng Anh hiện nay là một trong ba môn học bắt buộc thi khi thi tốt nghiệp THPT. Vì vậy việc dạy học môn Tiếng Anh là cần thiết và góp phần quan trọng để nâng cao kết quả tốt nghiệp hàng năm. Tuy nhiên việc dạy học bộ môn Tiếng Anh gặp không ít khó khăn đặc biệt là những vùng khó khăn và đối tượng học sinh DTTS như trường chúng ta hiện nay. Thực trạng là học sinh nói trường ta nói chung và học sinh DTTS nói riêng học rất yếu môn học này đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số. Các em học yếu môn học này với 3 lý do chính: Thứ nhất: đây là môn ngoại ngữ thứ 2 của các em mà lại không có môi trường để giao tiếp; Thứ hai: khả năng tiếp thu và lưu giữ kiến thức của các em còn hạn chế cộng thêm các em chưa biết cách học như thế nào để đạt kết quả cao; Thứ ba: các em vẫn chưa xác định được tầm quan trọng của môn học. Trong 3 lý do nói trên tôi chỉ đề cập đến lý do thứ hai. II. Các thủ thuật dạy phụ đạo phần bài tập đọc hiểu: Do khả năng tiếp thu và lưu giữ kiến thức của các em còn hạn chế nên với một tiết học 45 phút ở trên lớp các em sẽ không thể nắm hết kiến thức và nội dung của bài dạy nên việc dạy phụ đạo cho các em là tất yếu, cần thiết và thiết thực. Qua việc dạy phụ đạo giáo viên có thời gian để giúp các em những cách học để đạt hiệu quả cao. Bộ môn Tiếng Anh có 4 kỹ năng chính là nghe, nói, đọc và viết. Tuy nhiên cấu trúc đề thi trắc nghiệm hiện nay gồm có 5 dạng bài: Dạng bài ngữ âm (phonetics), dạng bài xác định lỗi sai trong 4 phần gạch chân, dạng bài lựa chọn đáp án đúng (muti choice) phần từ vựng, dạng bài lựa chọn đáp án đúng phần ngữ pháp, dạng bài đọc hiểu. Trong 5 dạng bài tập nói trên thì phần bài tập đọc hiểu nếu học sinh biết cách làm thì sẽ đạt được kết quả tốt trong khi làm bài kiểm tra, bài thi vìa phần này chiếm từ 20->30 phần trăm số điểm của bài (Từ 02->03 điểm). Vì vậy trong quá trình dạy phụ đạo tôi thiết nghĩ giáo viên nên dạy kỹ năng này đồng thời cung cấp một số thủ thuật để giúp học sinh có thể đạt được kết quả tốt khi làm phần bài tập này. Do vậy tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm giúp học sinh làm tốt bài tập đọc hiểu và rất mong quý thầy cô giáo cùng góp ý. 1. Xác định nội dung của các bài tập đọc hiểu: Bài đọc trong phần đọc hiểu môn Anh văn trong kỳ thi ĐH thường có độ dài 200- 250 từ, xoay quanh các đề tài thông thường liên quan đến khoa học kỹ thuật, y học, sức khỏe, môi trường tự nhiên và xã hội, văn hóa, giáo dục, kinh tế, đôi khi có cả các vấn đề thời sự và chính trị. Để làm tốt phần đọc hiểu, thí sinh không chỉ cần nắm vững kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng) mà còn cần có kiến thức xã hội tổng quát. Một kinh nghiệm tốt khi ôn thi là chú trọng đọc về những sự kiện đang diễn ra xung quanh và Tổ TIẾNG ANH GV thực hiện: Lê Quang Thuyết 1 Bài tham luận về phương pháp dạy phụ đạo học sinh DTTS phân môn Đọc hiểu trong Tiếng Anh ------------------------------------------------------------------------------------- chuẩn bị đọc về những đề tài tương tự. Chẳng hạn, nhân dịp kỷ niệm 1 năm ngày Việt Nam gia nhập WTO, các bài đọc trong kỳ thi có thể sẽ liên quan đến vấn đề hội nhập kinh tế hoặc toàn cầu hóa. Do mục đích của kỳ thi tuyển sinh ĐH là tạo sự phân hóa đối với thí sinh để từ đó phát hiện những thí sinh có trình độ tốt nhất, nên khi ôn tập ngoài việc dựa vào sách giáo khoa, các thí sinh cần đọc thêm từ các nguồn tài liệu tham khảo bên ngoài. Có thể sử dụng các tài liệu luyện thi đọc hiểu cho trình độ B có bán sẵn trên thị trường, hoặc nếu có điều kiện thì nên đọc thêm các bài đọc về khoa học kỹ thuật, y học và đời sống, giáo dục, văn hóa, xã hội . trên internet. Trong trang web của wikipedia (www.wikipedia.org) có những bài đọc được viết bằng tiếng Anh đơn giản hóa rất phù hợp trình độ của thí sinh, nếu sử dụng để mở rộng kiến thức thì rất tốt. 2. Các lưu ý khi làm bài thi nói chung và bài tập đọc hiểu nói riêng: a. Làm bài thi nói chung: - Phân bố thời gian hợp lý: Hiện nay, thời gian dành cho bài thi tiếng Anh cả ở kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH là khoảng hơn 1 phút cho một câu. Đây là thời gian tương đối dư dả cho thí sinh nếu nắm vững bài học và hiểu rõ yêu cầu của câu hỏi, nhưng sẽ không có thời gian để suy nghĩ từ đầu nếu thí sinh chưa hiểu rõ yêu cầu của bài thi. Vì vậy, "mẹo vặt" đầu tiên là cần đọc lướt toàn bài để xác định xem phần nào mình nắm thật vững để làm nhanh trước; sau đó thực hiện những phần khó và đòi hỏi thời gian nhiều hơn nhưng vẫn còn nằm trong khả năng của thí sinh, còn những phần quá khó thì để lại sau cùng và chỉ thực hiện khi còn thời gian. Nếu chỉ làm tuần tự từ trên xuống dưới thì có thể rơi vào tình trạng mất quá nhiều thời gian vào câu khó và làm sai, không có thời gian để làm câu dễ mà lẽ ra mình đã có thể làm đúng. - Không bao giờ bỏ trống bất cứ phần nào: Sau khi đã thực hiện lời khuyên trên và đến gần hết giờ thi vẫn còn một số câu mà thí sinh không thực sự hiểu rõ, thì hãy áp dụng khả năng suy đoán của mình để trả lời, dù có thể không chắc là mình làm đúng. Do cách chấm điểm hiện nay không trừ điểm khi thí sinh trả lời sai, nên nếu quá thận trọng và để trống không trả lời khi mình chưa biết rõ, thì thí sinh đã tự làm hại mình. b. Làm bài tập đọc hiểu nói riêng: * Các khó khăn mà HS thường gặp khi làm dạng bài tập này: - Thông thường HS chưa quen với kỹ năng đọc. Các em có thói quen dịch nghĩa của từng từ (word by word), gặp từ mới là HS lại muốn làm rõ ngọn ngành nghĩa của từng từ, từng câu. Rất mất thời gian và không cần thiết. Các em nên làm cách là nắm bắt ý chính của cả đoạn và bài, không nên đi sâu vào nghĩa đơn lẻ của từ, cụm từ. - Một khó khăn khác của dạng bài này là có những câu hỏi mang tính khái quát. Các câu trả lời đưa ra cho HS lựa chọn đúng đôi khi 3/4 câu trả lời đều có các yếu tố xuất hiện trong bài. Nếu HS không cẩn thận, cứ nhìn thấy có một cụm từ hoặc một ý gì đó trùng nhau (xuất hiện trong bài) thì lập tức các em khoanh vào đáp án ấy (chọn nhầm đáp án). * Các bước cần thiết khi làm một bài tập đọc hiểu: Tổ TIẾNG ANH GV thực hiện: Lê Quang Thuyết 2 Bài tham luận về phương pháp dạy phụ đạo học sinh DTTS phân môn Đọc hiểu trong Tiếng Anh ------------------------------------------------------------------------------------- Bước 1: Đọc lướt qua toàn bộ nội dung của bài khóa, các câu hỏi và các câu trả lời nhằm giúp bộ não của chúng ta tiếp nhận các thông tin để não xử lý các thông tin vừa nhận được. Bước 2: Đọc kỹ các câu hỏi và tìm từ/cụm từ khóa (chính) trong câu hỏi để xác định (khoanh vùng) phạm vi câu trả lời nằm ở đoạn nào, câu nào trong bài khóa. Bước 3: Đọc kỹ câu trả lời và câu hỏi kết hợp với cấu trúc ngữ pháp, thì của câu hỏi và câu trả lời và đối chiếu với câu, đoạn văn mà ta đã khoanh vùng trong bài khóa để đưa ra đáp án đúng nhất (Lưu ý loại những đáp án sai/không có thông tin đề cập trong bài khóa) Ở bước này, HS cần nắm ý của câu, của đoạn và của cả bài khóa. Ví dụ, có những câu hỏi về ý chính của bài mà 4 câu trả lời đưa ra thì có tới 3 câu liên quan tới ý của bài. Vì vậy, cần rất thận trọng chọn câu trả lời chính xác mang ý chính bao trùm và xuyên suốt cả đoạn hoặc cả bài. (Có bài tập minh họa kèm theo). * Một số phương pháp học sinh áp dụng và không nên áp dụng khi làm một bài tập đọc hiểu thông thông thường: 1. Khi gặp từ mới, tôi thường đoán từ dựa vào ngữ cảnh để đọc hết bài và hiểu ý văn của bài. Sau cùng tôi mới tra cứu những từ mới quan trọng và cách sử dụng của các từ đó. 2. Nếu có chỗ không hiểu, tôi thường đọc lại đoạn trước đó và đọc tiếp đoạn sau đó để đoán và hiểu ý tác giả định diễn đạt. 3. Đây là phương pháp chưa tốt: Việc tra cứu từ điển và sách tham khảo là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, khi đang đọc mà dừng lại tra cứu mỗi khi gặp từ mới lại là không tốt. Có hai lý do: (1) Đọc hiểu đòi hỏi người đọc phải hiểu nghĩa của câu hay toàn bài, không chỉ hiểu nghĩa của các từ đơn lẻ mà thôi. Hơn nữa, có nhiều từ không quan trọng vì không ảnh hưởng lớn tới khả năng hiểu thông tin đang đọc. (2) Theo nghiên cứu cho thấy, trí nhớ tạm thời trong xử lý thông tin của bộ não con người là khoảng 30 giây (tức là khoảng thời gian mà não làm việc tốt nhất trong quá trình kết hợp các chi tiết lại với nhau để tổng hợp toàn bộ một chuỗi thông tin), vì vậy, khi dừng lại tra cứu một từ mới và sau đó tiếp tục đọc, người đọc sẽ giảm khả năng liên kết các chi tiết vừa đọc và đang đọc tiếp, dẫn đến khó khăn trong việc hiểu toàn bộ thông tin trong một ý câu. Nếu cần tra cứu từ và cấu trúc, người đọc nên tập trung vào các từ quan trọng (key words) và đọc hết ít nhất là một đoạn liên quan về thông tin mới nên dừng lại để tra cứu. Cần phát triển khả năng đoán từ dựa vào ngữ cảnh và các từ và cấu trúc đã biết trong đoạn đang đọc. Nếu thấy cần thiết, trong khi đọc, người đọc có thể dùng bút đánh dấu các từ chưa rõ - chú ý làm nhanh, không quá tập trung vào việc này - để sau đó tiện tra cứu. 4. Đây là phương pháp tốt: Mục đích cuối cùng của đọc hiểuhiểu được toàn bài. Người đọc cần đọc một lượt toàn bài để hiểu được ngữ cảnh và nội dung chính của bài trước khi tập trung vào các thông tin cụ thể cần tìm. Việc này còn giúp người đọc hiểu rõ hơn những thông tin chi tiết nhờ đã nắm bắt được ngữ cảnh toàn bài, tránh bỏ sót dẫn tới hiểu sai ý tác giả. Nếu cần tra cứu nghĩa và cách sử dụng của từ và cấu trúc, chỉ nên làm như vậy sau khi đã đọc toàn bộ bài và làm hết các bài tập ít nhất là một lượt. Tổ TIẾNG ANH GV thực hiện: Lê Quang Thuyết 3 Bài tham luận về phương pháp dạy phụ đạo học sinh DTTS phân môn Đọc hiểu trong Tiếng Anh ------------------------------------------------------------------------------------- 5. Đây là một thói quen không tốt: Nghiên cứu và kinh nghiệm của những người đọc nhanh và hiệu quả cho thấy họ thường đọc bằng mắt chứ không "đọc" bằng ngón tay. Việc dùng ngón tay (hay vật dụng) dõi theo các dòng chữ làm giảm tốc độ đọc rất nhiều (Xem thêm câu 3.), dẫn tới làm giảm khả năng tổng hợp thông tin cần thiết cho quá trình hiểu đoạn đang đọc. 6. Đây là phương pháp chưa tốt: Việc chú giải cho những chỗ chưa rõ hoặc từ, cấu trúc mới là cần thiết. Tuy nhiên, người học chỉ nên làm điều đó sau khi đã đọc toàn bộ bài đọc và đã làm các bài tập liên quan. Nếu ghi chú nhiều rất có hại vì làm giảm khả năng tổng hợp thông tin (Xem câu 3.). Hơn nữa, không nên ghi chép nghĩa của từ ngay vào bài đọc vì ngoài làm bẩn sách, còn khiến người đọc ỷ lại vào những ghi chép này và không chịu ghi nhớ vào đầu nghĩa của từ để sử dụng sau này. Điều này còn làm người học mất cơ hội luyện tập trí nhớ do mỗi lần học lại bài học đó đã có sẵn ghi chú ngay bên cạnh, không cần suy nghĩ hay "lục lọi" trí nhớ, tức là mất cơ hội cho bộ não hoạt động. Nếu thấy cần thiết phải ghi chép, nên ghi ra một chỗ khác (như mặt sau của bài đọc, hay vào sổ ghi chép riêng). Làm như vậy, ghi chép sẽ có hệ thống hơn, dễ theo dõi hơn. Ghi chép cũng cần có cách thức hiêu quả: Do mỗi từ đều có nhiều nghĩa và các cách sử dụng khác nhau, nghĩa trong bài chỉ là một nghĩa theo ngữ cảnh của bài cụ thể, người học nên ghi chép cả câu có từ cần ghi chép để ghi nhớ cả cách sử dụng và ngữ cảnh phù hợp. Nên ghi định nghĩa và giải thích bằng tiếng Anh để có thêm cơ hội luyện tập cũng như tránh hiểu lầm nghĩa hẹp của từ, nhất là tương đương tiếng Việt, khi sử dụng ở các ngữ cảnh khác. 7. Đây là một phương pháp không tốt: Đọc hiểu khác với đọc to để luyện phát âm. Đọc nhẩm không những làm giảm tốc độ đọc và khả năng phân tích thông tin vì người đọc "mải" tập trung vào phát âm, thiếu tập trung vào ý nghĩa, mà còn là việc làm thừa. Nếu muốn luyện phát âm, người đọc nên luyện tập ở một hoạt động riêng biệt sau khi đã hoàn thành các yêu cầu đọc hiểu. Khi đọc to để luyện phát âm, người học cần tập trung vào phát âm đúng, trọng âm của từ và câu, ngữ điệu các chỗ ngắt nghỉ, v.v . 8. Đây là phương pháp tốt: Đoán từ là một kỹ năng hết sức quan trọng vì đối với người học ngoại ngữ, gặp từ mới là điều không thể tránh khỏi trong khi đọc hiểu. Việc này cũng giúp người học đọc nhanh hơn, tổng hợp thông tin tốt hơn. Đối với nhiều từ không quan trọng, việc đoán từ là hết sức cần thiết vì giúp người học tiết kiệm được thời gian và công sức vào những chỗ không cần thiết. 9. Đây là phương pháp tốt: Các bài viết trong tiếng Anh thường rất mạch lạc về cấu trúc và nghĩa. Các đoạn văn thường được phát triển gắn kết và có lôgic với nhau. Việc đọc lại các đoạn trước và đọc các đoạn tiếp sau giúp người đọc liên kết được các ý văn với nhau, tạo khả năng hiểu sâu hơn nội dung đoạn mình đang đọc./. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô. Tổ TIẾNG ANH GV thực hiện: Lê Quang Thuyết 4 Bài tham luận về phương pháp dạy phụ đạo học sinh DTTS phân môn Đọc hiểu trong Tiếng Anh ------------------------------------------------------------------------------------- Tổ TIẾNG ANH GV thực hiện: Lê Quang Thuyết 5 . ANH BÀI THAM LUẬN DẠY PHỤ ĐẠO PHẦN BÀI TẬP ĐỌC HIỂU MÔN TIẾNG ANH CHO HỌC SINH DTTS CÁC LỚP NÓI CHUNG VÀ LỚP 12 NÓI RIÊNG I. Sự cần thiết của dạy phụ đạo. (muti choice) phần từ vựng, dạng bài lựa chọn đáp án đúng phần ngữ pháp, dạng bài đọc hiểu. Trong 5 dạng bài tập nói trên thì phần bài tập đọc hiểu nếu học

Ngày đăng: 14/10/2013, 05:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w