Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
79,5 KB
Nội dung
KỊCH BẢN BẢO VỆ LUẬN VĂN I. MỞ ĐẦU - Kính thưa: PGS.TS Đặng Quốc Bảo, Chủ tịch Hội đồng chấm Luận văn. - Kính thưa quý Thầy Cô trong Hội đồng và các bạn. Qua 2 năm học tập, được sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của các thầy cô hôm nay, em được đứng ở đây để báo cáo kết quả nghiên cứu luận văn tốt nghiệp của mình. II. TRÌNH CHIẾU POWERPOINT ( 20-30’) *** Đề tài luận văn có tên là: “BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN CÀNG LONG, TỈNH TRÀ VINH”. *** Nội dung trình bày gồm (Đọc sile) *** Phần mở đầu gồm (Đọc sile). Do thời gian có hạn nên em chỉ xin phép trình bày phần Lí do chọn đề tài: Tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, mục tiêu giáo dục Tiểu học “giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở”. Vì vậy, sứ mệnh của người quản lý giáo dục Tiểu học hết sức đặc biệt và cao cả. Nâng cao chất lượng dạy học là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của các nhà trường, là điều kiện tất yếu để nhà trường tồn tại và phát triển. Thực tiễn trong những năm qua việc nâng cao chất lượng dạy học ở các trường Tiểu học huyện Càng Long đã đạt được những kết quả khá tốt, tuy nhiên chưa đồng đều ở các trường trong huyện. Bên cạnh đó, năng lực đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục Tiểu học còn nhiều hạn chế. Trên cơ sở những lý do đó em đã chọn nghiên cứu đề tài: “Biện pháp quản lý của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở các trường Tiểu học huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh”. *** Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lí nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường Tiểu học gồm có: ( Bỏ qua ) *** Vài nét về LS n/c vấn đề: em có tham khảo một số tài liệu ở trong nước và tại tỉnh Trà Vinh Trong luận văn em đã trình bày một số khái niệm có liên quan đến đề tài như: + Quản lí + QLGD và QL nhà trường + Hoạt động dạy học và quá trình dạy học + Chất lượng dạy học và quản lí chất lượng dạy học *** Phần quản lí chất lượng dạy học ở trường Tiểu học em có trình bày các nội dung: + Vị trí của trường Tiểu học + Mục tiêu và nội dung của giáo dục Tiểu học + Nhiệm vụ và quyền hạn của trường Tiểu học + Vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của hiệu trưởng trường Tiểu học + Quản lí chất lượng dạy học ở trường Tiểu học Tiếp theo là một số yếu tố khác ảnh hưởng đến chất lượng dạy học em đã đề cập đến 2 yếu tố, đó là: + Nhận thức của đội ngũ GV + CSVC và TBDH *** Tóm lại (Kết luận chương 1): - Để góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục thì vấn đề tăng cường quản lý giáo dục nói chung và tăng cường quản lý dạy học nói riêng là vấn đề cần thiết và cấp bách của mỗi nhà trường. - Muốn nâng cao chất lượng dạy học thì giải pháp quản lý phải xây dựng các điều kiện cần thiết cho việc nâng cao chất lượng hiệu quả dạy học đáp ứng được yêu cầu giáo dục trong giai đoạn hiện nay và sắp tới. Các công việc mang tính nhiệm vụ nghiên cứu này em sẽ tiếp tục trình bày ở chương 2 sau đây. *** Chương 2: Thực trạng chất lượng dạy học và việc quản lý chất lượng dạy học ở các trường tiểu học huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh. *** Khái quát tình hình tự nhiên, KT-XH, GD ở huyện Càng Long: Càng Long là một trong 8 huyện thị của tỉnh Trà Vinh, vị trí nằm ở phía Bắc-Tây Bắc của tỉnh. Dân số chủ yếu sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp. Tỷ lệ hộ nghèo còn cao ( khoảng 27,3%). Toàn huyện có 65 đơn vị trường trực thuộc Phòng GD & ĐT ở ba bậc học: Mầm non, Tiểu học và trung học cơ sở. Hệ thống mạng lưới trường lớp luôn được củng cố, ổn định và phát triển đáp ứng cơ bản nhu cầu học tập của nhân dân. *** Thực trạng và kết quả dạy học ở các trường Tiểu học huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh - Học sinh và tình hình học tập Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của các cấp và xã hội, chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh Tiểu học huyện Càng Long đã được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên, việc nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng dạy học ở các nhà trường Tiểu học trong huyện vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Qua khảo sát điều tra phỏng vấn đã cho thấy có một số Từ phía nhà trường Từ phía học sinh ***Từ phía gia đình và xã hội *** Thống kê xếp loại học lực học sinh Tiểu học trong 3 năm gần đây: Từ bảng số liệu cho thấy, chất lượng giáo dục huyện Càng Long ngày càng được nâng cao, tỷ lệ học sinh khá, giỏi dần được tăng lên. Nhưng nếu xét về mặt hoạt động đào tạo thì trong các năm học vẫn còn học sinh thi lại, rèn hè vì thế các trường, cộng đồng và xã hội vẫn phải bỏ một khoản chi phí về nguồn lực và thời gian để bồi dưỡng cho các học sinh này. Xét về mặt tổng thể thì chất lượng và hiệu quả giáo dục Tiểu học chưa thật sự cao. *** - Đội ngũ GV với hoạt động dạy: Trong năm học 2008-2009, số giáo viên Tiểu học trực tiếp đứng lớp cùa toàn huyện là 778 giáo viên, trong đó có 764 giáo viên đạt chuẩn trở lên chiếm 98,2% Nhìn chung, đội ngũ GV Tiểu học hiện nay của toàn huyện đã đủ theo kế hoạch số lớp mở hàng năm. Với lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm cao, họ luôn khắc phục khó khăn, tâm huyết với nghề, chịu khó, tự học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. *** Thực trạng quản lí của hiệu trrưởng ở các trường Tiểu học huyện Càng Long. - Thực trạng quản lí giờ lên lớp và sinh hoạt chuyên môn Em đã tiến hành thăm dò ý kiến của 80 người bao gồm tổ trưởng chuyên môn, lãnh đạo các đoàn thể và GV giỏi BP tổ chức cho giáo viên học tập quy chế, tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại tiết dạy theo tiêu chuẩn quy định của Bộ GD&ĐT: Đa số ý kiến đều nhất trí cho rằng đây là việc làm rất cần thiết và thực tế đã làm. BP Xây dựng nền nếp giảng dạy của giáo viên: Để hoạt động dạy và học trong nhà trường đạt yêu cầu thì vấn đề xây dựng nền nếp giảng dạy của giáo viên là thực sự cần thiết. BP Tổ chức dự giờ định kỳ hoặc đột xuất: Qua khảo sát, em thấy rằng công việc này được thực hiện trong nhà trường nặng về hình thức đánh giá hơn là phân tích bài dạy theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT. *** Thực trạng quản lí việc soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của GV : Qua đa số ý kiến đánh giá của CBQL, tổ trưởng chuyên môn thì việc phân công tổ trưởng chuyên môn ký duyệt giáo án theo định kỳ là cần thiết. Thông qua hình thức này, CBQL có thể kiểm tra được nền nếp, phương pháp giảng dạy, trình độ của giáo viên. Tuy nhiên một số tổ trưởng chuyên môn cho rằng đây là việc làm mang tính hình thức nên thực hiện qua loa, chưa kiểm tra sâu sát đối với từng thành viên trong tổ. Thực trạng việc soạn bài và chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên được thể hiện trong bảng. Qua kết quả điều tra, ta thấy việc quản lý soạn bài lên lớp còn nặng mang tính hành chính và phần lớn các tổ trưởng chuyên môn đảm trách công việc này nên giáo viên thực hiện chưa nghiêm túc, còn mang tính đối phó. *** Thực trạng quản lí thực hiện nền nếp hồ sơ chuyên môn của GV : Việc quản lý nội dung này rất quan trọng, nó đảm bảo cho CBQL duy trì nền nếp chuyên môn, đồng thời hồ sơ cá nhân là cơ sở pháp lý để đánh giá chất lượng công tác của mỗi giáo viên. Biện pháp thanh tra đột xuất hồ sơ cá nhân ít được sử dụng thể hiện qua kết quả đánh giá trong bảng , đây là hạn chế của nội dung quản lý này vì giáo viên sẽ không thực hiện thường xuyên. *** Nhận định chung về thực trạng quản lí chất lượng dạy học ở các trường Tiểu học huyện Càng Long. Ưu điểm : Các Hiệu trưởng trường Tiểu học cũng như CBQL đều nhận thức được rằng trọng tâm của công tác quản lý trong nhà trường là quản lý các hoạt động dạy học và họ đều khẳng định: Chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường chủ yếu và căn bản là thể hiện ở chất lượng dạy học. Những yếu kém: Trong công tác quản lý hoạt động dạy học, Hiệu trưởng đã đề ra các biện pháp cụ thể để chỉ đạo hoạt động này. Có những biện pháp đã thực sự đem lại hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường, nhưng cũng có những biện pháp tỏ ra chưa phù hợp hoặc tính hiệu quả còn thấp. Nguyên nhân: - Trình độ nghiệp vụ QL của hiệu trưởng và đội ngũ CBQL cấp dưới còn hạn chế, đa số chưa được đào tạo chính quy về công tác quản lý giáo dục mà chỉ được học tập về nghiệp vụ quản lý qua các lớp bồi dưỡng ngắn hạn tại tỉnh. - CSVC, TBDH của các trường Tiểu học vùng sâu, đặc biệt là những điểm trường lẻ chưa được đầu tư thỏa đáng. ***Trên cơ sở phân tích lí luận và khảo sát thực tế công tác QL chất lượng dạy học của hiệu trưởng các trường Tiểu học em đã đề xuất 6 biện pháp quản lí của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở các trường Tiểu học huyện Càng Long, trên cơ sở các nguyên tắc: đảm bảo tính đồng bộ, tính thực tiễn và tính khả thi, đó là: +BP1: Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức cho đội ngũ GV trong nhà trường. +BP2: Quản lí hoạt động dạy của GV +BP3: Tăng cường chỉ đạo đổi mới PPDH, các hình thức tổ chức dạy học theo chương trình Tiểu học +BP4: Tăng cường quản lí hoạt động học tập của học sinh +BP5: Quản lí hiệu quả sử dụng CSVC, TBDH +BP6: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá xếp loại học sinh theo chương trình Tiểu học. Trong mỗi biện pháp em đều trình bày rõ mục tiêu, nội dung và cách thực hiện. Tuy nhiên, do thời gian có hạn em xin phép chỉ trình bày ở đây biện pháp 3. *** Biện pháp 3 (Đọc sile) *** Để khảo sát về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp em đã xin ý kiến của các chuyên gia là lãnh đạo, chuyên viên phòng GD&ĐT, hiệu trưởng, hiệu phó của một số trường Tiểu học ở huyện càng Long và có kết quả ở bảng. Qua kết quả thu được chúng ta thấy cả 6 biện pháp đều ở mức cần thiết và rất cần thiết, mức độ rất cần thiết có tỷ lệ khá cao so với mức độ cần thiết *** và đa số ý kiến cho rằng các biện pháp đề ra trong đề tài đều có tính khả thi và rất khả thi. Có từ 85% đến 100% số ý kiến đánh giá cao về tính khả thi của các biện pháp mà đề tài đề xuất. *** Đọc kết luận *** Đọc khuyến nghị Phần trình bày luận văn của em đến đây là hết. Xin cảm ơn Quý Thầy Cô và các bạn đã quan tâm theo dõi. III. LẮNG NGHE PHẢN BIỆN VÀ GHI CHÉP CÂU HỎI ĐÃ ĐẶT RA. Ghi nhanh và dành chỗ trống, gạch đầu dòng những ý trả lời. IV. PHẦN TRẢ LỜI CÂU HỎI. Trước khi trả lời, em xin cảm ơn quý Thầy Cô đã có những ý kiến đóng góp quý báu cho luận văn của em, đồng thời chỉ rõ cho em thấy những yếu kém, hạn chế trong việc nghiên cứu của mình, em xin tiếp thu để hoàn thiện luận văn của mình và lấy đó làm kinh nghiệm để tiếp tục làm hành hành trang nghiên cứu tiếp về sau. Sau đây, em xin lần lượt trả lời các câu hỏi của Quý Thầy Cô đã đặt ra. V. PHẦN PHÁT BIỂU CẢM ƠN.(Sau khi CTHĐ Kết luận và công bố điểm). Kính thưa quý Thầy Cô và các bạn, với tình cảm chân thành, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với quý Thầy Cô đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành luận văn và có được kết quả như ngày hôm nay. Để bày tỏ lòng biết ơn của em và kỉ niệm ngày bảo vệ luận văn hôm nay, em xin mời quý Thầy cô nhận những bó hoa tươi thắm thay lời muốn nói của em. Cuối cùng em xin kính chúc quý Thầy Cô nhiều sức khoẻ, hạnh phúc và thành công trong trong tác. Xin chân thành cảm ơn! 3.2.3. Tăng cường chỉ đạo đổi mới PPDH, các hình thức tổ chức dạy học theo chương trình tiểu học a. Mục tiêu của biện pháp Dạy học không chỉ tập trung vào nội dung mà còn tập trung đến hình thành phương pháp học tập, tự phát hiện, tự giải quyết vấn đề, tự chiếm lĩnh tri thức. Song song với việc đổi mới PPDH thì các hình thức tổ chức dạy học cũng cần phải phù hợp với điều kiện của nhà trường. Mục tiêu của biện pháp này là nhằm hình thành năng lực thực hiện PPDH tích cực, nâng cao ý thức trách nhiệm, tạo động cơ đổi mới PPDH của GV góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. b. Nội dung và cách thực hiện - Hiệu trưởng lập kế hoạch cụ thể việc nâng cao nhận thức cho đội ngũ GV về nhu cầu cấp thiết của việc phải đổi mới PPDH. Trong những năm gần đây Bộ GD&ĐT đã có nhiều văn bản hướng dẫn, chỉ đạo đổi mới PPDH ở các cấp học từ Tiểu học. Đứng trước yêu cầu đổi mới của nền GD nước nhà, những đòi hỏi ngày càng cao và cấp thiết của cuộc sống đã đặt ra những thách thức to lớn đối với các nhà trường. Nhiều PPDH truyền thống đã bộc lộ những hạn chế. Các PPDH mới đòi hỏi những phẩm chất, năng lực mớitừmỗi GV. Quan niệm mới về dạy và học cùng với sự bùng nổ thông tin, việc tiếp nhận thông tin trên nhiều kênh tạo nên những phẩm chất trí tuệ mới của HS, đã làm thay đổi vị trí của bản thân họ trong các giờ học, đòi hỏi người dạy phải có những năng lực và cách thức làm việc mới. - Hiệu trưởng phải cho GV hiểu rằng: Đổi mới ở đây không phải là làm thay đổi hoàn toàn cái cũ bằng cái mới, mà là sự kế thừa, sử dụng một cách chọn lọc và sáng tạo hệ thống PPDH truyền thống còn có giá trị tích cực và có hiệu quả trong việc hình thành tri thức, rèn luyện kỹ năng, kinh nghiệm, thái độ, chiếm lĩnh tri thức của học sinh. Đổi mới PPDH xét cho cùng là góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng dạy học nói riêng và chất lượng học tập của HS. Yêu cầu của đổi mới PPDH là thực hiện cách thức dạy và học lấy HS làm trung tâm, phát huy tính sáng tạo, tích cực, chủ động của HS trong tiếp thu tri thức. - Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ GV về các PPDH tích cực. - Tổ chức các hoạt động thảo luận nhóm, tổ GV về: + Lựa chọn các PPDH tích cực phù hợp với tâm lý, sinh lý HS tiểu học và phù hợp với nội dung chương trình Tiểu học. + Thống nhất trong tổ chuyên môn về các PPDH phù hợp với từng môn học, từng chương, từng bài và từng tiết học. - Tiến hành tổ chức các buổi thao giảng về lựa chọn và sử dụng PPDH phù hợp với nội dung chương trình mới: + Cử GV có kinh nghiệm soạn bài mẫu, giảng mẫu và tổ chức cho mọi GV khác tham dự, họp rút kinh nghiệm. + Nhân rộng hình thức thao giảng với việc lựa chọn đúng và vận dụng hiệu quả PPDH trong toàn trường. - Duy trì và phát triển hoạt động thao giảng: + Yêu cầu mọi GV đăng ký tổ chức các giờ thao giảng ở tất cả các môn học. + Có biện pháp khuyến khích thi đua triển khai về số lượng, chất lượng và mở rộng diện trong toàn trường. + Tăng cường tổ chức hội thảo đánh giá, tổng kết, trao đổi kinh nghiệm về đổi mới PPDH, nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức hội nghị đánh giá, rút kinh nghiệm về việc đổi mới PPDH trong trường, Trên cơ sở đó chỉ đạo hoạt động này thường xuyên và có hiệu quả. Đồng thời để nâng cao nhận thức và kinh nghiệm nghề nghiệp cho GV trong nhà trường cần thường xuyên tổ chức cho GV được trao đổi học tập các trường bạn, mời chuyên gia giới thiệu những thành tựu mới về khoa học giáo dục. - Tăng cường sinh hoạt chuyên môn để các tổ, nhóm chuyên môn, từng GV lựa chọn và sử dụng các hình thức tổ chức dạy học phù hợp với nội dung, đối tượng HS, điều kiện vật chất của nhà trường nhằm đạt kết quả trong dạy học. - Có biện pháp khuyến khích GV sử dụng đa dạng các hình thức dạy học cho phù hợp với đối tượng HS và CSVC của nhà trường. - Có kế hoạch phấn đấu để các lớp và khối lớp được học 2 buổi / ngày. Vận động, kết hợp với phụ huynh HS, địa phương tổ chức bán trú cho HS các lớp 1,2, khắc phục tình trạng bỏ học của HS. 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp [...]... cao chất lượng dạy học nói chung và chất lượng giáo dục nói chung Biện pháp 1: Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, phẩm chất đạo đức cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường Đây là công tác quan trọng hàng đầu, nó là kim chỉ nam cho mọi hành động Nhận thức đúng thì hành động mới đúng Biện pháp 2: Quản lý hoạt động dạy học của giáo viên Biện pháp này mang tính chất pháp quy, yêu cầu bắt buộc... đồng thời giúp cho việc nâng cao năng lực của đội ngũ GV, có tinh thần trách nhiệm đối với HS Biện pháp 3: Tăng cường chỉ đạo đổi mới PPDH, các hình thức tổ chức dạy học theo chương trình tiểu học Biện pháp này có vai trò đặc biệt quan trọng trong các nhà trường vì đổi mới PPDH là xu thế tất yếu của giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay, nó tạo ra sự biến đổi về chất trong hoạt động dạy học . dục chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức cho đội ngũ GV trong nhà trường. +BP2: Quản lí hoạt động dạy của GV +BP3: Tăng cường chỉ đạo đổi mới PPDH, các. đổi mới PPDH. Trong những năm gần đây Bộ GD&ĐT đã có nhiều văn bản hướng dẫn, chỉ đạo đổi mới PPDH ở các cấp học từ Tiểu học. Đứng trước yêu cầu đổi mới