Tæng quan vÒ ®«ng nam ¸ ĐôngNamÁ là một khu vực của châu Á, bao gồm các nước nằm ở phía Nam Trung Quốc, phía Đông Ấn Độ và phía Bắc của Úc, rộng 4.494.047 km² và bao gồm 11 quốc gia: Brunei, Campuchia, Đông Timor, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanma, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Vào năm 2004, dân số của cả khu vực lên đến 544 triệu người, trong đó hơn 1/6 sống trên đảo Java (Indonesia). Lược đồ ĐôngNamÁ • Địa hình ĐôngNamÁ là chỗ giao nhau của nhiều mảng địa chất có núi lửa và động đất hoạt động mạnh. Các quốc gia của khu vực được chia ra làm hai nhóm chính: Myanma, Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Namnằm ở ĐôngNamÁ lục địa, còn gọi bán đảo Trung Ấn, trong khi đó các nước còn lại tạo nên Quần đảo Malaysia. Quần đảo này được hình thành bởi nhiều cung đảo thuộc về Vành đai núi lửa Thái Bình Dương và là một trong những khu vực có hoạt động núi lửa mạnh nhất thế giới. Trong 10 nước ĐôngNam Á, thì có 9 quốc gia có hải giới, trừ Lào; và Philippines là nước duy nhất trong khu vực này không có địa giới chung với bất kỳ quốc gia nào. Tên gọi Ý niệm về ĐôngNamÁ như một khu vực riêng biệt đã có từ lâu. Song cùng với thời gian, khái niệm này ngày càng được hiểu một cách đầu đủ và chính xác hơn. Người Trung Quốc xưa kia thường dùng từ "Nam Dương" để chỉ những nước nằm trong vùng biển phía Nam.Người Nhật gọi vùng này là "NanYo". Người Arập xưa gọi vùng này là "Qumr", rồi lại gọi là "Waq - Waq" và sau này chỉ gọi là "Zabag". Còn người Ấn Độ từ xưa vẫn gọi vùng này là "Suvarnabhumi" (đất vàng) hay "Suvarnadvipa" (đảo vàng). Tuy nhiên đối với các lái buôn thời bấy giờ, ĐôngNamÁ được nhìn nhận là một vùng thần bí, nơi sản xuất hương liệu gia vị và những sản phẩm kì lạ khác, còn sinh sống ở đây là những con người thành thạo và can đảm. Tên gọi "Đông Nam Á" được các nhà nghiên cứu chính trị và quân sự của Hà Lan, Anh, Mỹ đưa ra từ những năm đầu khi nổ ra Thế chiến thứ hai, nhưng chính thức đi vào lịch sử với ý nghĩa là một khu vực địa - chính trị, và quân sự được bắt đầu từ khi tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt và thủ tướng Anh Winston Churchill tại Hội nghị Québec lần thứ nhất vào tháng 8 năm 1943 nhất trí thành lập Bộ chỉ huy tối cao quân Đồng Minh ở ĐôngNam Á. Trước đó, để chỉ khu vực này, người ta đã dùng nhiều tên gọi khác nhau cho những mục đích riêng biệt. Lúc bấy giờ cũng có sự khác nhau về cách viết từĐôngNamÁ bằng tiếng Anh. Một số nhà nghiên cứa như Victo Pơxên (Victor Purcell), Đôbi (E.G.H Dobby), dùng từ "Southest" thay cho "South East" hay "South-East", vốn được dùng từ lâu. Bộ tư lệnh tối cao ĐôngNamÁ (SEAC) vẫn dùng từ "Southeast", nhưng tướng Môngbattơn dùng South-East. Như thế có thể thấy rằng từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, từ "Đông Nam Á" mới xuất hiện trên bản đồ chính trị thế giới như một khu vực riêng biệt và có tầm quan trọng đặc biệt. Song nếu như trước đây, người ta mới chỉ nhìn thấy tính khu vực ĐôngNamÁ thể hiện ở vị trí địa lí - chính trị và quân sự của nó thì đến nay nhiều người đã khẳng định rằng ít nhất cho đến thế kỉ 16, ĐôngNamÁ đã nổi lên như một trong những trung tâm văn minh, một khu vực địa lí - lịch sử - văn hóa truớc khi trở thành một khu vực địa lí - chính trị. Văn minh ĐôngNamÁ Chùa Bạc, Campuchia Đương nhiên trong quá trình phát triển lịch sử, ĐôngNamÁ chịu ảnh hưởng cuả các nền văn minh bên ngoài, song sự tác động ấy không vì thế mà biết vùng này thành khu vực "Ấn Độ hóa" hay "Hán hoá". Nó đã lựa chọn những gì thích hợp trong thế giới Đraviđiên, đồng thời phục tùng các đặc điểm của mình, chứ không phải tiếp thu tất cả những gì xa lạ với nó. Do điều kiện địa lí của mình, ĐôngNamÁ chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa, tạo nên hai muà tương đối rõ rệt: mùa khô lạnh, mát và mùa mưa tương đối nóng và ẩm. Vì thế, ĐôngNamÁ còn được gọi là khu vực "Châu Á gió mùa". Nếu theo khái niệm này thì ranh giới địa lí khu vực ĐôngNamÁ còn bao gồm cả miền Nam Trường Giang và vùng Đông Bắc Ấn Độ nữa. Chính gió mùa và khí hậu biển làm cho khí hậu vùng ĐôngNamÁ đáng lẽ có thể trở nên khô cằn như một số khi vực lục địa khác có cùng vĩ độ, đã trở nên xanh tốt và trù phú với những đô thị đông đức và thịnh vượng như Kuala Lumpur, Xinhgapo, Jakarta . Gió mùa kèm theo những cơn mưa nhiệt đới đã cung cấp đủ nước cho con người dùng trong đời sống và sản xuất hằng năm, tạo nên những cánh rừng nhiệt đới phong phú về thảo mộc và chim muông. ĐôngNamÁtừ lâu đã trở thành quê hương của những cây gia vị, cây hương liệu đặc trưng như hồ tiêu, sa nhân, đậu khấu, hồi, quế, trầm hương . và cây lương thực đặc trưng là lúa nước. Theo một số nhà nghiên cứu thì cư dân ĐôngNamÁ có những nét chung thống nhất về mặt văn hóa, vì cư dân ở đây có chung một nền tảng văn hóa ĐôngNam Á, lấy sản xuất nông nghiệp lúa nước làm phương thức hoạt động king tế chính. ĐôngNamÁ được coi là "cái nôi" của cây lúa nước và là một trong 5 trung tâm cây trồng lớn trên thế giới. Văn hóa Hòa Bình đã chứng minh cư dân ở đây đã thuần hóa nhiều giống lúa, thực vật khác nhau, xuất hiện nền nông nghiệp sơ khai với các loại cây trồng, đặc biệt là các loại cây có của và bầu bí, các cây họ đậu ở vùng thung lũng chân núi. Có nhà nghiên cứu còn cho rằng chủ nhân văn hóa Hoà Bình là người biết trồng trọt đầu tiên trên thế giới; niên đại nông nghiệp ở đây có thể lên đến hơn 1 vạn năm TCN. Vì thế, ĐôngNamÁ đã là một trong những nơi có cuộc cách mạng nông nghiệp sớm nhất trên thế giới. Đến thời đại đồ đồng, trong điều kiện của vùng nhiệt đới, cư dân ĐôngNamÁ đã bước sang kinh tế trồng lúa khô ở nương rẫy và lúa nước ở vùng thung lũng hẹp châu thổ. Cây lúa đầu tiên được thuần dưỡng ở vùng vùng thung lũng theo chân núi dần dần được chuyển xuống vùng châu thổ thích nghi với vùng ngập nước. Cùng với việc trồng lúa nước, người ta đã thuần dưỡng trâu bò làm sức kéo, xuất hiện các nghề thủ công, đặc biệt là nghề sông biển. Từ đó, nông nghiệp lúa nước đã trở thành một cơ sở quan trọng của nền văn minh khi vực. Đó là một nền văn minh mang đủ các sắc thái của những nền văn minh đồng bằng, biển, nửa đồi núi, nửa rừng với đủ các dạng kết cấu đan xen phức tạp .cơ sở chung của nền văn minh này là nông nghiệp trồng lúa nước, văn hóa xóm làng. Đến khoảng nửa đầu thế kỷ 15, Hầu hết các quốc gia tiền thân ở ĐôngNamÁ đã ra đời, và bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển rực rỡ mà điển hình là nhà nước Đại Việt dưới triều nhà Lê. Đây là nhà nước hoàn thiện và hùng mạnh nhất ở ĐôngNamÁ thời bấy giờ. Nhưng đến nửa đầu thế kỷ 18, các nhà nước trên bắt đầu suy yếu và rơi vào sự xâm lược hoặc lệ thuộc vào phương Tây, bắt đầu chịu ảnh hưởng của văn hóa châu Âu. Tự nhiên ảnh hưởng đến khu vực Phải nói rằng gió mùa không chỉ đem lãi thuận lợi cho con người mà còn là những yếu tố tự nhiên tác động và tạo nên sự thất thường cho khí hậu trong vùng, với biên độ không lớn lắm. Mưa nhiệt đới trên địa bàn tự nhiên của khu vực tạo ra nhửng vùng nhỏ, xen kẽ giữa rừng nhiệt đới, đồi núi, bờ biển, và đồng bằng, tạo nên những cảnh quan đa dạng. Thực tế đó khiến cho ĐôngNamÁ thiếu những không gian rộng cho sự phát triển kinh tế - xã hội trên quy mô lớn, thiếu những điều kiện tự nhiên cho sự phát triển những kĩ thuật tinh tế, phức tạp. Ở đây không có những đồng bằng rộng lớn như vùng châu thổ sông Ấn, sông Hằng hay Hoàng Hà; cũng không có những đồng cỏ mênh mông như vùng thảo nguyên. Không gian sinh tồn ở đây tuy nhỏ hẹp nhưng lại rất phong phú, đa dạng. Con người có thể khai thác ở thiên nhiên đủ loại thức ăn để sinh tồn. Vì thế có người gọi ĐôngNamÁ là khu vực khai thác thức ăn theo nghĩa rộng. Những điều kiện đó rất thuận lợi cho cuộc sống con người trong buổi đầu, nhưng không khỏi ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của một nền sản xuất lớn, tạo nên một khối lượng sản phẩm lớn trong những giai đoạn phát triển sau này của khu vực. Đồng thời, sự đa dạng, đan xen của những địa bàn sinh tụ nhỏ trong văn hóa tộc người của cả khu vục và trong mỗi quốc gia. Kinh tế biển của khu vực ĐôngNamÁ Do vị trí địa lí nằm án ngữ trên con đưởng hàng hải nối liền giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, ĐôngNamÁtừ lâu vẫn được coi là cầu nối giữa Trung Quốc, Nhật Bản với Ấn Độ, Tây Á và Địa Trung Hải Thậm chí đến gần đây, một số nhà nghiên cứu vẫn gọi khu vực nàu là "ống thông gió" hay "ngã tư đường". Thủ đô Bangkok Việc đi lại bằng thuyển ở vùng ĐôngNamÁ đã có từ thời rất xa xưa. Có thể nói cư dân ĐôngNamÁ đã biết đóng thuyền bè mảng và thuyền đi biển rất sốm. Dựa trên các tài liệu cổ học, Xônhem (W.Solheime) đã nhận định rằng kĩ thuật đi biển xuất hiện sớm nhất ở vùng duyên hải Xulu, giữa Minđanao, Boocnêô và Xêlêbơ khoảng 8000 - 9000 năm trước. Kĩ thuật hàng hải cổ đạt đến đỉnh cao vào khoảng thế kỉ 5 TCN khi những hình thuyền cỡ dáng to lớn, kiểu cong mũi, cong lái được khắc trên nhiều trống đồngĐông Sơn. Các thư tịch cổ Trung Quốc từ thế kỉ 3 cũng xác nhận rằng các sư tăng Trung Hoa sang Ấn Độ đều đi trên những thuyền gọi là "Côn Luân bản", dài đến 50m, trọng tải đến 600 tấn, có thể trở hàng trăm người, có buồm lớn, buồm con .của các nước thương nghiệp ĐôngNam Á. Những con thuyền này đều có cột, giương buồmn đã vượt khơi nối liền ĐôngNamÁ với Trung Quốc và Ấn Độ, chở người và hàng hóa, từ đầu Công nguyên cho đến thế kỉ 15 - 16. Trong cuộc hành trình này, một số thuyền bị đắm. P.Y Manguin đưa ra một danh mục 10 thuyền bị đắm đã được khảo cổ học dưới nườc phát hiện và nghiên cứu trong đó có 2 thuyền ở Pahang (Malaixia) và Agusan (Philippin) có niên đại từ thế kỉ 3-5; 3 thuyền thuộc thế kỉ 5-6 và những thuyền khác thuộc thế kỉ 7-14. Trên tường khu đền Bôrôbuđan còn có phù điêu hình con thuyền buồm lớn nhiều mái chèo, gần giống với những hạm thuyền Galer của Rôma cổ đại. Việc buôn bán bằng đường biển với ĐôngNamÁ đã khá nhộn nhịp từ thế kỉ 2. Đến thế kỉ 7, thuyền buôn Arập đã thường xuyên đến vùng này để mua hương liệu, gia vị. Không phải ngẫu nhiên mà ở đây đã có mặt những nhà địa lí hay du lịch, nhà truyền giáo hay ngọai giao của cả phương Đong và phương Tây. Trong suốt chiều dài của cuộc hàng trình nổi lên những nhà thám hiểm như Ptôlêmê, Khang Thái, Nghĩa Tình, Pháp Hiển, Trịnh Hòa, Maccô Pôlô, Chu Đạt Quang .Họ đã đến đây xem xét, ghi chép và để lại những tài liệu quý giá cho đời sau. Cũng không phải ngẫu nhiên mà nhiều nhà nghiên cứu coi ĐôngNamÁ là một bộ phận của hế thống mậu dịch thế giới, nối liền hai thế giới Đông - Tây, có từ thời truyền bá đạo Phật, đạo Hinđu cho đến tận ngày nay. Thành phố Hồ Chí Minh ĐôngNamÁ là khu vục văn hóa lâu đời, có nguồn gốc và bản sắc riêng của mỗi dân tộc, bên cạnh những nét chung do mối quan hệ từ lâu đời trên nhiều lĩnh vực. Dù có chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, văn hóa Ấn Độ, nền văn hóa ĐôngNamÁ vẫn mang tính riêng biệt độc đáo. Trong thời cận đại, do vị trí địa lí và sự suy yếu của chế độ phong kiến, nên các nước ĐôngNamÁ lần lược rơi vào ách thực dân, trờ thành nước thuộc địa, phụ thuộc. Nhân dân các nước ĐôngNamÁ đã đấu tranh dũng, đoàn kết trong khi vực nên đã giành được độc lập, tự do và xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh, tiến bộ. Trong bối cảnh lịch sử thế giới, các nước trong khu vực đã thống nhất, giúp đỡ nhau xâu dựng để biến ĐôngNamÁ thành khu vực hòa bình, phồn vinh. Hiện nay 10 trong tổng số 11 nước ĐôngNamÁ đã là thành viên của ASEAN Quốc gia và lãnh thổ khác ở ĐôngNamÁ Các quốc gia độc lập Brunei · Campuchia · Đông Timor · Indonesia · Lào · Malaysia · Myanma · Philippines · Singapore · Thái Lan · Việt Nam Quốc gia phụ thuộc Đảo Christmas (Úc) · Quần đảo Cocos (Keeling) (Úc) Khu vực hành chính của các quốc gia độc lập Quần đảo Andaman và Nicobar (Ấn Độ) · Hải Nam (CHND Trung Hoa/Trung Hoa Dân Quốc tuyên bố chủ quyền) Vùng lãnh thổ tranh chấp Các đảo trên sông Naf (Bangladesh, Myanma) · Quần đảo Trung Sa (CHND Trung Hoa, Trung Hoa Dân Quốc) · Hoàng Sa (CHND Trung Hoa, Trung Hoa Dân Quốc, Việt Nam) · Quần đảo Đông Sa (CHND Trung Hoa, Trung Hoa Dân Quốc) · Sabah (Malaysia, Philippines) · Đảo Hoàng Nham (Philippines, CHND Trung Hoa, Trung Hoa Dân Quốc) · Trường Sa (Brunei, Malaysia, Philippines, CHND Trung Hoa, Trung Hoa Dân Quốc, Việt Nam) . minh Đông Nam Á Chùa Bạc, Campuchia Đương nhiên trong quá trình phát triển lịch sử, Đông Nam Á chịu ảnh hưởng cuả các nền văn minh bên ngoài, song sự tác. mình, Đông Nam Á chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa, tạo nên hai muà tư ng đối rõ rệt: mùa khô lạnh, mát và mùa mưa tư ng đối nóng và ẩm. Vì thế, Đông Nam Á