1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tư liệu về Môi trường

10 480 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 101,5 KB

Nội dung

Môi trường là gì? "Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên." (Theo Ðiều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam). Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại: Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. Ðó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nước . Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú. Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Ðó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định . ở các cấp khác nhau như: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể, . Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác. Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống, như ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo . Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội . Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người. Ví dụ: môi trường của học sinh gồm nhà trường với thầy giáo, bạn bè, nội quy của trường, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm, vườn trường, tổ chức xã hội như Ðoàn, Ðội với các điều lệ hay gia đình, họ tộc, làng xóm với những quy định không thành văn, chỉ truyền miệng nhưng vẫn được công nhận, thi hành và các cơ quan hành chính các cấp với luật pháp, nghị định, thông tư, quy định. Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển. Bảo vệ môi trường là việc của ai? Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Nhà nước bảo vệ lợi ích quốc gia về tài nguyên và môi trường, thống nhất quản lý bảo vệ môi trường trong cả nước, có chính sách đầu tư, bảo vệ môi trường, có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ, phổ biến kiến thức khoa học và pháp luật về bảo vệ môi trường. Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam ghi rõ trong Ðiều 6: "Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân. Tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường, thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường, có quyền và có trách nhiệm phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường". Phải làm gì để bảo vệ môi trường? Ðể bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam nghiêm cấm các hành vi sau đây: Ðốt phá rừng, khai thác khoáng sản một cách bừa bãi, gây huỷ hoại môi trường, làm mất cân bằng sinh thái; Thải khói, bụi, khí độc, mùi hôi thối gây hại vào không khí; phát phóng xạ, bức xạ quá giới hạn cho phép vào môi trường xung quanh; Thải dầu, mỡ, hoá chất độc hại, chất phóng xạ quá giới hạn cho phép, các chất thải, xác động vật, thực vật, vi khuẩn, siêu vi khuẩn độc hại và gây dịch bệnh vào nguồn nước; Chôn vùi, thải vào đất các chất độc hại quá giới hạn cho phép; Khai thác, kinh doanh các loại thực vật, động vật quý hiếm trong danh mục quy định của Chính phủ; Nhập khẩu công nghệ, thiết bị không đáp ứng tiêu chuẩn môi trường, nhập khẩu, xuất khẩu chất thải; Sử dụng các phương pháp, phương tiện, công cụ huỷ diệt hàng loạt trong khai thác, đánh bắt các nguồn động vật, thực Môi trường và phát triển kinh tế xã hội có quan hệ như thế nào? Phát triển kinh tế xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn hoá. Phát triển là xu thế chung của từng cá nhân và cả loài người trong quá trình sống. Giữa môi trường và sự phát triển có mối quan hệ hết sức chặt chẽ: môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi của môi trường. Trong hệ thống kinh tế xã hội, hàng hoá được di chuyển từ sản xuất, lưu thông, phân phối và tiêu dùng cùng với dòng luân chuyển của nguyên liệu, năng lượng, sản phẩm, phế thải. Các thành phần đó luôn ở trạng thái tương tác với các thành phần tự nhiên và xã hội của hệ thống môi trường đang tồn tại trong địa bàn đó. Khu vực giao nhau giữa hai hệ thống trên là môi trường nhân tạo. Tác động của hoạt động phát triển đến môi trường thể hiện ở khía cạnh có lợi là cải tạo môi trường tự nhiên hoặc tạo ra kinh phí cần thiết cho sự cải tạo đó, nhưng có thể gây ra ô nhiễm môi trường tự nhiên hoặc nhân tạo. Mặt khác, môi trường tự nhiên đồng thời cũng tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội thông qua việc làm suy thoái nguồn tài nguyên đang là đối tượng của hoạt động phát triển hoặc gây ra thảm hoạ, thiên tai đối với các hoạt động kinh tế xã hội trong khu vực. ở các quốc gia có trình độ phát triển kinh tế khác nhau có các xu hướng gây ô nhiễm môi trường khác nhau. Ví dụ: Ô nhiễm do dư thừa: 20% dân số thế giới ở các nước giàu hiện sử dụng 80% tài nguyên và năng lượng của loài người. Ô nhiễm do nghèo đói: những người nghèo khổ ở các nước nghèo chỉ có con đường phát triển duy nhất là khai thác tài nguyên thiên nhiên (rừng, khoáng sản, nông nghiệp, .). Do đó, ngoài 20% số người giàu, 80% số dân còn lại chỉ sử dụng 20% phần tài nguyên và năng lượng của loài người. Mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển trên dẫn đến sự xuất hiện các quan niệm hoặc các lý thuyết khác nhau về phát triển: Lý thuyết đình chỉ phát triển là làm cho sự tăng trưởng kinh tế bằng (0) hoặc mang giá trị (-) để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của trái đất. Một số nhà khoa học khác lại đề xuất lấy bảo vệ để ngăn chặn sự nghiên cứu, khai thác tài nguyên thiên nhiên. Năm 1992 các nhà môi trường đã đưa ra quan niệm phát triển bền vững, đó là phát triển trong mức độ duy trì chất lượng môi trường, giữ cân bằng giữa môi trường và phát triển. Vì sao nói "Môi trường là nguồn tài nguyên của con người"? Môi trường là nơi con người khai thác nguồn vật liệu và năng lượng cần thiết cho hoạt động sản xuất và cuộc sống như đất, nước, không khí, khoáng sản và các dạng năng lượng như gỗ, củi, nắng, gió, . Các sản phẩm công, nông, lâm, ngư nghiệp và văn hoá, du lịch của con người đều bắt nguồn từ các dạng vật chất tồn tại trên trái đất và không gian bao quanh trái đất. Các nguồn năng lượng, vật liệu, thông tin sau mỗi lần sử dụng được tuần hoàn quay trở lại dạng ban đầu được gọi là tài nguyên tái tạo. Ví dụ như nước ngọt, đất, sinh vật, v.v . là loại tài nguyên mà sau một chu trình sử dụng sẽ trở lại dạng ban đầu. Trái lại, các nguồn năng lượng, vật liệu, thông tin bị mất mát, biến đổi hoặc suy thoái không trở lại dạng ban đầu thì được gọi là tài nguyên không tái tạo. Ví dụ như tài nguyên khoáng sản, gien di truyền. Tài nguyên khoáng sản sau khi khai thác từ mỏ, sẽ được chế biến thành các vật liệu của con người, do đó sẽ cạn kiệt theo thời gian. Tài nguyên gen di truyền của các loài sinh vật quý hiếm, có thể mất đi cùng với sự khai thác quá mức và các thay đổi về môi trường sống. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, con người ngày càng tăng cường khai thác các dạng tài nguyên mới và gia tăng số lượng khai thác, tạo ra các dạng sản phẩm mới có tác động mạnh mẽ tới chất lượng môi trường số Khủng hoảng môi trường là gì ? Hiện nay, thế giới đang đứng trước 5 cuộc khủng hoảng lớn là: dân số, lương thực, năng lượng, tài nguyên và sinh thái. Năm cuộc khủng hoảng này đều liên quan chặt chẽ với môi trường và làm cho chất lượng cuộc sống của con người có nguy cơ suy giảm. Nguyên nhân gây nên các cuộc khủng hoảng là do sự bùng nổ dân số và các yếu tố phát sinh từ sự gia tăng dân số. Do đó, xuất hiện một khái niệm mới là khủng hoảng môi trường. "Khủng hoảng môi trường là các suy thoái về chất lượng môi trường sống trên quy mô toàn cầu, đe doạ cuộc sống của loài người trên trái đất". Sau đây là những biểu hiện của khủng hoảng môi trường: Ô nhiễm không khí (bụi, SO2, CO2 v.v .) vượt tiêu chuẩn cho phép tại các đô thị, khu công nghiệp. Hiệu ứng nhà kính đang gia tăng làm biến đổi khí hậu toàn cầu. Tầng ozon bị phá huỷ. Sa mạc hoá đất đai do nhiều nguyên nhân như bạc màu, mặn hoá, phèn hoá, khô hạn. Nguồn nước bị ô nhiễm. Ô nhiễm biển xảy ra với mức độ ngày càng tăng. Rừng đang suy giảm về số lượng và suy thoái về chất lượng Số chủng loài động thực vật bị tiêu diệt đang gia tăng. 10 cách để bảo vệ môi trường Tại Hội nghị Liên hiệp Địa vật lý Mỹ thường niên vừa được tổ chức tại San Francisco (Mỹ) - một trong những hội nghị khoa học môi trường lớn nhất trên thế giới, các nhà khoa học khí hậu đánh giá rằng năm 2007 là năm môi trường tồi tệ nhất. Đây là năm lượng băng đóng ở Bắc cực ít nhất, sông băng ở Kilimanjaro tan chảy nhanh nhất và lượng tuyết rơi ở Greenland thưa nhất. Một số nhà khoa học lo xa rằng trái đất đang gần đến "thời điểm tận thế", khi mà sự thay đổi khí hậu trở nên không thuận nghịch, đẩy con người rơi vào các thiên tai lũ lụt, hán hạn và mức nước biển tăng cao. Nếu không có các biện pháp "chữa cháy" ngay từ bay giờ, các nhà khoa học tin rằng Trái đất sẽ không còn là nơi yên bình cho con người sinh sống nữa. 10 cách có thể bảo vệ môi trường hữu hiệu nhất hiện nay là: 1. Con người Chỉ bằng cách sử dụng các nguồn năng lượng có thể tái tạo lại một cách hiệu quả, chúng ta có thể biến mình thành những người bảo vệ môi trường tốt nhất. 2. Sử dụng năng lượng ánh sáng Năng lượng ánh sáng là năng lượng tự nhiên thừa mừa nhất trên hành tinh của chúng ta. Bằng việc sử dụng công nghệ thích hợp, con người sẽ có thừa năng lượng từ ánh sáng mặt trời để sử dụng. 3. Giữ lượng carbon Hút và giữ khí CO2 không thoát ra khí quyển là cách hữu hiệu làm giảm thiểu hiện tượng nóng lên của trái đất. Tuy nhiên, các công nghệ hiện nay lại quá chú trọng vào vấn đề năng lượng. 4. Xây dựng nhà máy dây chuyền Các nhà máy công nghiệp dùng dầu cọ để sản xuất ra chất đốt. Các nhà máy chất đốt sinh học thế hệ thứ 2 lại sử dụng chất thải nông nghiệp để sản xuất năng lượng. Hy vọng trong tương lai, các nhà máy chất đốt sinh học thế hệ thứ 3 sử dụng tảo, có thể biến ánh nắng mặt trời trở thành dầu. 5. Lọc khí thải Các nhà máy chất đốt sinh học tảo, có thể là giải pháp trong vấn đề này. Xây dựng các nhà máy chất đốt sinh học tảo gần các trạm điện có thể lọc khí thải thông qua các bể tảo, sau đó loại bỏ khí CO2. Tảo sau đó có thể chuyển hóa thành dầu hoặc phơi khô để chế biến thành khí ethanol. 6. Thuần hóa biển Các cơn bão lớn cần nước ấm để lớn mạnh. Các ống bơm khổng lồ bơm nước lạnh xuống đáy biển có thể "thuần hóa" các cơn bão bằng cách làm mát mặt nước biển. Những ống bơm này có thể trộn nước giàu dinh dưỡng với mặt biển tương đối cằn cối. Điều này thúc đẩy tảo phát triển mạnh, giúp phân hủy khí CO2 trong nước. 7. Sơn trắng Những khu vực được sơn trắng có thể giúp khí hậu giảm nhiệt. Năm nay, vì lượng băng ở Bắc cực quá ít, đồng nghĩa với màu trắng ít đi làm trái đất nóng hơn lên. 8. Công nghệ Một số nhà khoa học cho rằng chúng ta không cần phát triển thêm công nghệ mới bởi chúng ta đã có đủ mọi thứ để ngăn chặn sự thay đổi của khí hậu như sức gió, năng lượng mặt trời và năng lượng hạt nhân. Tuy nhiên, những phương pháp ứng dụng những năng lượng này cần phải sắp xếp thích hợp và ứng dụng ngay lập tức. 9. Giảm dân số Dân số thế giới hiện nay khoảng 6,6 tỉ người đang có chiều hướng tăng cao không lường trước. Theo các chuyên gia, dân số thế giới chỉ nên dừng lại ở con số 9 tỉ người, cộng thêm với sự phát triển mạnh của công nghệ mới mong khí hậu trái đất không xấu thêm đi. 10. Phản ứng tổng hợp hạt nhân Nguồn năng lượng không phóng xạ này gần đây đang hứa hẹn đầy triển vọng. Các chuyên gia khẳng định rằng năng lượng hạt nhân không thể bị bỏ quên được 10 cách bảo vệ môi trường sống Chúng ta biết rằng môi trường sống quanh ta ngày càng xấu đi, vậy hãy bảo vệ chúng từ những việc nhỏ trong chính cuộc sống của mình . 1-Giữ gìn cây xanh: Cây xanh hấp thụ khí carbon dioxide, ngăn xói mòn đất và cung cấp ổ sinh thái cho mọi sinh vật sống. Giữ gìn cây xanh bằng cách chọn những vật trang trí nội thất từ các chất liệu thân thiện với sinh thái như tre chẳng hạn. Đừng quá chạy theo mốt, hãy tìm những loại bàn ghế, tủ đựng quần áo bền như vậy vừa tiết kiệm tiền vừa không góp phần tăng lượng đồ phế thải vào môi trường. 2-Sử dụng các chất liệu từ thiên nhiên: Bạn có biết rằng thuốc bảo vệ thực vật và các loại hóa chất sử dụng trong vệ sinh hằng ngày đang làm chúng ta chết dần vì là một trong những nguyên nhân gây ra các căn bệnh như Parkinson, ung thư và các bệnh liên quan đến não. Vậy tại sao không sử dụng các loại hóa chất có nguồn gốc từ thiên nhiên và tận dụng hiệu quả mối quan hệ đấu tranh sinh tồn giữa các loài trong tự nhiên để kiểm soát địch hại. 3-Rút các phích khỏi ổ cắm: Có lẽ bạn không biết rằng việc để cho các thiết bị điện gia dụng ở chế độ “chờ” trong thời gian dài đã làm tiêu tốn một lượng điện lớn, vì vậy hãy rút các chuôi cắm ra khỏi ổ hoặc tắt nguồn tất cả các thiết bị như máy sấy tóc, máy vi tính, tivi, thiết bị sạc điện thoại di động . khi không sử dụng. 4-Sử dụng năng lượng sạch: Hãy sử dụng các nguồn năng lượng có thể tái tạo bất cứ khi nào có thể như năng lượng từ gió, ánh nắng mặt trời . Đây là các loại năng lượng sạch vì việc sản xuất và tiêu thụ chúng không làm phát sinh khí thải gây hiệu ứng nhà kính như sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch. 5 - Nguyên tắc 3R (reduce, reuse, and recycle) : Giảm sử dụng - tái sử dụng - sử dụng sản phẩm tái chế, hãy đối mặt với thực tế là chúng ta tiêu thụ nhiều hơn cái mà thiên nhiên có thể cung cấp cho chúng ta và mọi thứ đang dần cạn kiệt, kể cả nước! Vì vậy, trước hết hãy giảm thiểu nhu cầu tiêu dùng của bản thân hơn là phải tái sử dụng và tái sử dụng sẽ còn tốt cho môi trường hơn phải tái chế các sản phẩm đã vứt đi! 6-Ta tắm ao ta! Ưu tiên sử dụng các sản vật được sản xuất từ địa phương, như vậy sẽ giảm được sự vận chuyển là một trong những nguyên nhân làm tiêu hao năng lượng và tăng lượng thải các loại khí độc hại. Thử nghĩ xem, cứ gì phải sử dụng các loại trái cây ướp lạnh từ cách xa hàng ngàn kilômet mang đến khi xung quanh ta tràn ngập các loại trái cây nhiệt đới thơm ngon, bổ dưỡng. 7-Tiết kiệm giấy: Hãy tranh thủ lướt web để tìm kiếm thông tin, thay vì cứ chăm chăm đọc báo, gửi email và file thay vì viết thư, đấy là bạn đã góp phần bảo vệ cây xanh - là nguyên liệu chính sản xuất ra giấy. 8-Giảm sử dụng túi nilông: Bạn có tin rằng các túi nilông không thể bị phân hủy sinh học nên chúng có thể tồn tại trong môi trường đến hàng trăm năm và để sản xuất ra 100 triệu túi nhựa phải tiêu tốn 12 triệu barrel dầu hỏa, vì vậy hãy sử dụng giấy, các loại lá . để gói sản phẩm thay vì sử dụng loại túi này. 9-Tận dụng ánh sáng mặt trời: Tại sao bạn không mở tung cửa sổ ngôi nhà bạn bất cứ khi nào có thể để đón ánh sáng mặt trời thay vì sử dụng các loại đèn chiếu sáng, như vậy bạn sẽ giảm được lượng điện năng tiêu thụ, đồng thời tiết kiệm được túi tiền của mình. 10-Sử dụng các tiến bộ của khoa học: Hãy dùng đèn huỳnh quang mặc dù chúng đắt hơn một tí nhưng bền hơn và tiết kiệm đến 75% điện năng so với bóng đèn bình thường. Nhưng phải lưu ý rằng trong chúng cũng chứa một lượng nhỏ thủy ngân, tuy không đủ gây hại cho bạn nhưng sẽ tích lũy vào môi trường nếu không được thu gom và xử lý tốt 2/Quĩ quốc tế bảo vệ động vật hoang dã (WWF) cho biết, con người đang sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên ở tốc độ nhanh hơn nhiều lần so với khả năng sản xuất ra nguồn tài nguyên mới của hành tinh. Theo báo cáo của tổ chức này, hiện nay con người tiêu thụ nhiều hơn 20% so với khả năng tạo ra nguồn tài nguyên mới của trái đất. Số lượng động vật sống trên cạn, nguồn nước và các loài sinh vật biển đã được con người sử dụng hết 40% từ năm 1970-2000. Sự tiêu thụ nguồn nhiên liệu liệu như than, khí và dầu lửa cũng tăng khoảng 700% từ năm 1961-2000. "Chúng ta đang tiêu tốn nguồn tài nguyên nhanh hơn khả năng phục hồi của nó. Chúng ta đã sử dụng nhưng không nghĩ đến chuyện phải "trả nợ" cho thiên nhiên, trừ khi chính phủ mỗi quốc gia phải cân bằng được giữa nguồn tiêu thụ và tái tạo nó", người đứng đầu tổ chức này- ông Martin nói Những hoạt động gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái của hành tinh có hơn 6 tỷ người đang ở mức báo động. WWF cũng cảnh báo cách sử dụng nguồn tài nguyên ở châu Á đang có tác động xấu đến môi trường. Chúng ta nên ngưng lại việc sử dụng tài nguyên một cách bừa bãi, lãng phí và phải khôi phục lại những nguồn tài nguyên đã bị tiêu thụ một cách mất cân đối giữa sự phát triển và công nghiệp hoá của thế giới, đó là lời kêu gọi của WWF. Rừng xưa đã khép! Khép đây không là khép tán mà là khép cửa rừng do rừng gần như đã . hết. Theo số liệu của các chuyên gia, độ che phủ rừng ở Việt Nam là 43% vào năm 1943 song đến năm 1990 chỉ còn 28,4% diện tích toàn quốc. Mấy năm nay, nhờ có rừng trồng, tăng lên khoảng 35%. Tuy nhiên, theo Giáo sư Võ Quý (Đại học quốc gia Hà Nội), trên thực tế rừng tự nhiên vẫn không ngừng bị xâm hại và nay chỉ còn khoảng 10% rừng nguyên thủy. Mái nhà xanh bị mất, thú rừng tứ tán. Điển hình là đàn 30 - 40 voi rừng Đông Nam Bộ phần bị giết, phần bị chết, phần phải “giải tỏa di dời” lên Tây Nguyên. Còn sót lại 1 con voi đực, mấy ngày nay do đói, nó phải vượt sông La Ngà (Đồng Nai) sang Đức Linh (Bình Thuận) tìm thức ăn. Con voi tội nghiệp này không biết rằng giữa lúc Than đá đang cạn kiệt một cách nhanh chóng Hội thảo Bảo vệ môi trường và Phát triển bền vững liên tục diễn ra từ TP HCM đến Đà Nẵng thì nó đang bị con người săn đuổi đến cùng trong vùng rừng nay chẳng còn rừng! Voi còn thế huống gì chim muông! Theo Giáo sư Võ Quý, hiện có đến 365 loài động vật thuộc các nhóm thú, chim, bò sát, cá . đang bị đe dọa hoặc có nguy cơ tuyệt chủng. Riêng thực vật, có đến 355 loài đang trong tình trạng tương tự. Ông kể lại những hình ảnh đoàn công tác của ông đã tận mắt chứng kiến trong một lần đi Tây Nguyên. Một chiếc xe bò đang chở một cây giống vào rừng để trồng. Ngược chiều là một chiếc xe ben đang gầm gừ chở ba súc gỗ đường kính phải mấy người ôm mới hết. Ông kết luận: ”Trồng rừng cho mấy cũng không lại với . phá rừng”! Việt Nam nói chung và tại các đô thị lớn nói riêng, vấn đề môi trường chưa được coi là ưu tiên do áp lực của phát triển kinh tế, gia tăng dân số, đô thị hóa tràn lan . Đây quả là vấn đề cực kỳ hóc búa bởi và do các nhà lãnh đạo luôn muốn cả 2 chỉ tiêu kinh tế và môi trường sánh vai nhau cùng phát triển! Tuy nhiên, sự vật không chiều theo lòng người, TP.HCM đang phải trả giá: từ nay đến năm 2005, TP phải đầu khoảng 2.000 tỷ đồng để khắc phục nạn ô nhiễm kênh rạch, bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng sống của cộng đồng dân cư và cảnh quan đô thị. Các tỉnh thành miền Trung, tuy chưa đến mức “ra ngõ là gặp ô nhiễm” nhưng xu hướng phá vỡ sự cân bằng sinh thái, xói mòn môi trường sống đang trên đà báo động: đầm Lập An (Thừa Thiên- Huế) ngày càng teo dần, thị trấn Lộc Hải ngày càng bê tông hóa không trật tự; núi Sơn Trà (Đà Nẵng) bị lở lói do con đường ô tô lên núi, một số dòng chảy khe suối cũ bị biến đổi, những ngày mưa lớn, bán kính vùng biển các khu du lịch bị ô nhiễm đến 500m! Rừng dọc theo đường Hồ Chí Minh (đoạn Quảng Nam) đang bị xâm lấn! . bảo vệ môi trường, thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường, có quyền và có trách nhiệm phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường& quot; thức khoa học và pháp luật về bảo vệ môi trường. Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam ghi rõ trong Ðiều 6: "Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn

Ngày đăng: 18/08/2013, 18:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w