Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
427 KB
Nội dung
ẢNH HƯỞNG CỦA THUẾ CHỐNG PHÁ GIÁ TỚI XUẤT KHẨU CÁ TRA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ Tóm tắt Ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã và đang phải đối mặt với thuế chống bán phá giá do Mỹ áp đặt Cuộc tranh luận giữa Mỹ và Việt Nam được biết đến là “Cuộc chiến cá tra” đã kéo dài nhiều năm, trải qua nhiều phiên rà soát hành chính (POR) Bài viết trình bày một cách tóm tắt về khái quát tình hình xuất khẩu cá tra, thuế chống bán phá giá và thực trạng áp dụng thuế chống bán phá giá của Mỹ đối với với cá tra Việt Nam Dựa trên số liệu theo tháng từ tháng 1 năm 2010 đến tháng 12 năm 2018, bằng các phương pháp định lượng, bài viết tập trung nghiên cứu sự ảnh hưởng của thuế chống bán phá giá do Mỹ áp đặt tới khối lượng và giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam Từ đó, đưa ra một số giải pháp cho Việt Nam để đối phó với chính sách chống bán phá giá khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Từ khóa: Ngành nuôi trồng thủy sản, cá tra Việt Nam, thuế chống bán phá giá Abstract Vietnam's pangasius industry has been faced with anti-dumping duties imposed by the US The dispute between the United States and Vietnam which is known as the "Catfish War", has lasted for years, undergoing several administrative review sessions (POR) The article presents briefly about Pangasius export situation, anti-dumping tax and the situation of US anti-dumping tax on Vietnam Pangasius Based on monthly data from January 2010 to December 2018, using quantitative methods, the paper focuses on the impact of US anti-dumping duties on the volume and value of exports Pangasius export From there, offer some solutions for Vietnam to deal with anti-dumping policy when exporting goods to the market Keywords: Aquaculture, Vietnam pangasius, anti-dumping 1 Đặt vấn đề Việc sử dụng thuế chống bán phá giá đã tăng đáng kể trong thời gần đây Đó là biện pháp phổ biến để bảo vệ nền kinh tế của một quốc gia Nằm trong nhóm các biện pháp phi thuế quan, chống bán phá giá được xem là thiếu minh bạch, cạnh tranh không lành mạnh mặc dù Hiệp định về Chống bán Phá giá là một trong những hiệp định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được ký kết tại Vòng đàm phán Uruguay (GATT 1994) Thuế chống bán phá giá là khoản thuế bổ sung bên cạnh thuế nhập khẩu thông thường, do cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu ban hành, đánh vào sản phẩm nước ngoài bị bán phá giá vào nước nhập khẩu Đây là loại thuế nhằm chống lại việc bán phá giá và loại bỏ những thiệt hại do việc hàng nhập khẩu bán phá giá gây ra Các quốc gia châu Á, đặc biệt là khu vực Asean, là mục tiêu “ưa thích” của các cuộc điều tra về chống bán phá giá trên thế giới Và, Việt Nam không phải ngoại lệ khi bị áp thuế chống bán phá giá cá tra từ năm 2002 chỉ vài tháng sau khi lô hàng đầu tiên có mặt tại Mỹ Tuy có doanh nghiệp Việt Nam bị áp thuế chống bán phá giá lên đến gần 70% nhưng Mỹ luôn đứng trong top đầu xuất khẩu cá tra của Việt Nam về cả sản lượng cũng như kim ngạch Vì vậy, việc nghiên cứu đánh giá để tìm ra những quy luật hướng đi phù hợp hơn cho ngành xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Mỹ là hết sức quan trọng Bài viết này sẽ tập trung phân tích các số liệu trong giai đoạn 8 năm từ 2010 – 2018 cũng như xem xét tới các sự kiện, chính sách mới nhất nhằm chỉ ra sự ảnh hưởng của thuế chống bán phá giá đối với sản lượng và giá trị cá tra xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ, từ đó đưa ra một vài giải pháp cho Việt Nam để đối phó với chính sách chống bán phá giá khi xuất khẩu cá tra vào thị trường Mỹ 2 Khái quát về thuế chống bán phá giá đối với xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Mỹ 2.1 Cá tra và cá basa của Việt Nam Cá tra, cá basa là 2 loài cá da trơn truyền thống tại Việt Nam 2 loại cá này được nuôi chủ yếu ở ven bờ sông Mê Kông, đây cũng là sản phẩm thuỷ sản chính của vùng đồng bằng sông Cửu Long Trước năm 1986, các sản phẩm này chỉ phục vụ chủ yếu nhu cầu ở trong nước sau đó, nhờ sự trợ giúp của các chuyên gia người Australia và cấm vận đối với Việt Nam của Mỹ và đạt được thỏa thuận trong Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ vào năm 2001, cơ hội đặt chân không chỉ vào thị trườngsự ngày thành lập của Công ty CP XNK Thủy sản An Giang (AGIFISH), cá tra, cá basa được chế biến thành thành phẩm phi-lê và xuất khẩu sang Australia Đến năm 1990, các sản phẩm này trở nên phổ biến tại các thị trường châu Á như Hong Kong, Trung Quốc hay Nhật Bản Cùng với đó, sự phổ biến của cá tra và cá basa càng tăng lên tại thị trường trong nước Năm 1995, với việc huỷ bỏ lệnh Mỹ, mà còn mở ra cánh cửa đến các nước ở châu Âu cũng như rộng khắp thế giới của các sản phẩm cá da trơn nói riêng và các mặt hàng khác nói chung được rộng mở Cùng với sự thuận lợi về điều kiện môi trường, kinh nghiệm nuôi của nông dân, … các sản phẩm cá da trơn nhanh chóng được biết đến nhiều hơn và phát triển mạnh mẽ Cá tra và cá basa có một số điểm mạnh như: chất lượng sản phẩm tốt, an toàn; hàm lượng dinh dưỡng tốt hơn một số nước khác; giá thành rẻ do chi phí đầu vào như giá lao động thấp Cùng với việc được dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại vào năm 1995, hàng loạt công ty chế biến và xuất khẩu cá da trơn được thành lập và nhanh chóng có chỗ đứng trên thị trường, có thể kể đến là AGIFISH và AFIEX Việc đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản đóng góp một phần không nhỏ vào nền kinh tế chung của cả nước, góp phần tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân và tạo ra thu nhập ổn định cho người lao động Tuy nhiên, việc xuất khẩu cũng gặp phải khá nhiều khó khăn bước đầu do các rào cản thương mại của các nước nhập khẩu Các khó khăn này đã phần nào làm gián đoạn sự phát triển của ngành thuỷ sản, mà rào cản lớn nhất chính là thuế chống bán phá giá của Trung tâm Thương mại Quốc tế nhằm trực tiếp vào các sản phẩm thành phẩm của cá da trơn Ngoài ra còn có các rào cản về mặt kỹ thuật như yêu cầu của FDA về dư lượng kháng sinh trong cá 2.2 Thuế chống bán phá giá (Anti-dumping) của Mỹ đối với các sản phẩm cá da trơn của Việt Nam Vào cuối những năm 90, đầu những năm 2000, sản phẩm cá da trơn của Việt Nam được xuất khẩu sang Mỹ và được mua với khối lượng lên tới hàng nghìn kilograms, nhanh chóng chiếm được phần không nhỏ của thị trường cá da trơn ở Mỹ, lên tới 20% Năm 2002, lượng nhập khẩu ước tính xấp xỉ đặt 21.000 tấn dưới dạng cá phi-lê Việc có chi phí đầu vào thấp dẫn tới giá thành rẻ mà đảm bảo chất lượng cao, cùng với thuế suất 0% trong giai đoạn đó đã khiến cho cá tra, cá basa của Việt Nam có giá thành rẻ hơn rất nhiều so với sản phẩm cùng loại sản xuất tại Mỹ Điều này đã gây sự sụt giá nghiêm trọng đối với sản phẩm nội địa của Mỹ, từ 1,6USD/kg tại 1/1997 còn 1,2USD/kg vào 12/2002 Chính vì vậy, CFA (Hiệp hội thuỷ sản Mỹ) cùng 8 công ty thuỷ sản khác đã đệ đơn kiện lên USA ITC, cho rằng Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam đã bán phá giá sản phẩm cá tra, cá basa tại thị trường Mỹ Bị đơn là 56 công thuỷ xuất khẩu thuỷ hải sản của Việt Nam Kết luận cuối cùng, các sản phẩm cá tra, cá basa phi-lê đông lạnh của Việt Nam bị Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đánh thuế chống bán phá giá khiến giá thành tăng mạnh Mức thuế được áp dụng ở mức cao khiến cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn Qua nhiều phiên xem xét hành chính (POR), mức thuế đã được giảm đi khá nhiều, tuy nhiên vẫn là một khó khăn và vô lý đối với các doanh nghiệp Việt khi các tình tiết của vụ kiện còn nhiều bất cập ảng 1: Thống kê số lần áp thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ đối với cá tra Việt Nam giai đoạn 2010 - 2018 STT Đơn vị Bị đơn bắt buộc Bị đơn tự nguyện Mức thuế chống phá giá chung bán POR 7 USD/kg 0 0,02 2,11 1/8/2009 – 31/7/2010 POR 8 USD/kg 0,19 0,02 0,77 1/8/2010 – 31/7/2011 Thời gian áp dụng POR 9 USD/kg 0 2,15 2,11 1/8/2011 - 31/7/2012 POR 10 USD/kg 0 0,97 2,39 1/8/2012 – 1/8/2013 POR 11 USD/kg 0 0,6 - 1/8/2013 – 31/7/2014 POR 12 USD/kg 0,69 2,39 2,39 01/8/2014 - 31/7/2015 POR 13 USD/kg 3,87 7,74 2,39 1/8/2015 – 31/7/2016 Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề thuế chống bán phá giá của Mỹ đối với sản phẩm cá da trơn đông lạnh của Việt Nam Tuy nhiên hiện nay các nghiên cứu đó đa phần đều là số liệu cũ và chưa cập nhật tới các vấn đề vĩ mô cũng như vi mô trong giai đoạn hiện nay Vì vậy, bài phân tích được kỳ vọng sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam sang Mỹ nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra nói riêng 3 Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành bài nghiên cứu, việc áp dụng các phương pháp là công việc không phải chỉ dùng một lần hay một loại mà là việc sử dụng kết hợp các phương pháp một cách khéo léo và linh hoạt nhưng hết sức cẩn thận Các phương pháp được sử dụng trong bài nghiên cứu là: Phương pháp tiếp cận vấn đề nghiên cứu: Đối tượng được nhắm đến là cá tra xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ và ảnh hưởng của thuế chống phá giá đối với việc xuất khẩu của nó Việc nghiên cứu đi sâu vào tiếp cận việc xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh bị áp thuế với các mức ở thời gian khác nhau Phương pháp nghiên cứu phân tích và tổng hợp: Bài viết này nghiên cứu khái quát về tình hình xuất khẩu cá tra và thuế chống bán phá giá với cá tra kết hợp với phân tích số liệu để tổng hợp đưa ra nhận định về ảnh hưởng của thuế chống bán phá giá với xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Mỹ Phương pháp kế thừa: Bài viết tham khảo các kết quả nghiên cứu, báo cáo của các dự án có liên quan đến ảnh hưởng của thuế chống bán phá giá sang thị trường Mỹ làm tài liệu tham khảo cho bài nghiên cứu, và bổ sung cho cơ sở dữ liệu • Phương pháp so sánh: Sau khi có các dữ liệu thống kê qua các thời kỳ, việc so sánh tỷ trọng xuất khẩu cá tra với tháng trước, kỳ trước, năm trước giúp thể hiện những tác động của các nhân tố đặc biệt là thuế chống bán phá giá đến sản lượng và kim ngạch xuất khẩu • Phương pháp thống kê: Thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu và tính toán sản lượng, kim ngạch các năm trong từng thời kỳ thuế (POR) nhằm đưa ra cái nhìn tổng quan phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và ra quyết định 4 Ảnh hưởng của thuế chống bán phá giá tới xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Mỹ 4.1 Ảnh hưởng tới sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của cá tra Việt Nam vào Mỹ giai đoạn 2010 – 2018 Hình 1: Kim ngạch xuất khâu cá tra của cả nước và xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ giai đoạn 2010 - 2018 Triệu USD 600 Kim ngạch xuất khẩu cá tra giai đoạn 2010 2018 Tỷ USD 2,5 500 2 400 1,5 300 Tổng KNXK KNXK sang Mỹ 1 200 0,5 100 0 0 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Tổng kim ngạch xuất khẩu qua các năm thay đổi rõ rệt, đặc biệt là trong năm 2011 Trong năm 2011 kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ tăng vọt lên những 87,8% so với cùng kì năm 2010 và đạt trên 331 triệu USD Bên cạnh đó, vào thời điểm này, tỉ trọng kim ngạch XK sang thi trường Mỹ cũng liên tục tăng: từ 12,35% trong năm 2010 đến 20,62% trong năm 2012 Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt mốc 1,8 tỷ USD, nhưng giá xuất khẩu bình quân giảm xuống còn 2,15 - 2,25 USD/kg Từ năm 2012 đến năm 2017, kim ngạch xuất khẩu cá tra trung bình hàng năm đã thấp hơn so với thời kỳ đỉnh cao (vào năm 2011) và đạt mức từ 1,56 - 1,78 tỷ USD Năm 2013, cá tra Việt Nam được xuất khẩu sang 136 quốc gia và vùng lãnh thổ với kim ngạch 1,8 tỷ USD Trong đó, riêng thị trường Mỹ đạt kim ngạch xuất khẩu 380 triệu USD, chiếm hơn 22% Trong giai đoạn 2010-2013 giá trị xuất khẩu cá tra từ Việt Nam sang thị trường Mỹ liên tục tăng, từ 176,6 tr USD lên đến 380 triệu USD, tăng 115% Nguyên nhân chính là do sự cạnh tranh trên thị trường thủy sản ngày càng gay gắt, đồng thời thuế cũng diễn biến bất lợi Tuy nhiên đã có dấu hiệu chững lại, do nhiều nguyên nhân cả về nguồn nguyên liệu trong nước, rào cản kỹ thuật và mức thuế chống bán phá giá đang bị áp dụng Đối với mặt hàng cá tra, cá basa, do Mỹ xếp hai loại cá này vào loại cá da trơn, vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam phải chịu mức thuế chống phá giá từ 36% đến 68% Năm 2014, Mỹ là thị trường nhập khẩu cá tra đứng thứ 2, chiếm 19,4% tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam Theo Cục Nghề cá Mỹ (NMFS), 8 tháng đầu năm 2014, Mỹ nhập khẩu 63,276 nghìn tấn cá tra từ Việt Nam, giảm 14,71% so với cùng kỳ năm 2013 Và theo số liệu của Hải quan Việt Nam, xuất khẩu cá tra sang Mỹ trong 9 tháng đầu năm 2014 đạt giá trị 240,81 triệu USD, giảm 16,7% so với cùng kỳ năm 2013 Thời điểm này, Mỹ áp dụng mức thế chống phá giá cho bị đơn bắt buộc là 0 USD/ kg, mức thuế chống phá giá chung là 2,11 USD/ kg Với mức thuế này đã làm giảm kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ đi 43,2 triệu USD, tương đương với tỷ trọng kim ngạch giảm 11,36%, tổng kim ngạch giảm 20 triệu (1,14%) Tuy vậy, Việt Nam vẫn duy trì là nước xuất khẩu cá tra và cá da trơn hàng đầu vào thị trường Mỹ, chiếm 92,7% tổng khối lượng Giá trung bình cá tra Việt Nam XK sang Mỹ trong 9 tháng đầu năm 2014 ở mức 3,09 USD/kg, tăng 1,31% so với cùng kỳ năm 2013 Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ giảm so với cùng kì năm ngoái do trong giai đoạn này, bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) ban hành kết luận POR13 Trong kết luận cuối cùng của POR13, Công ty Cổ phần Gò Đàng (GODACO) là bị đơn duy nhất bắt buộc có mức thuế 3,87 USD/kg, các doanh nghiệp còn lại cũng bị áp dụng mức thuế này Đây là mức thuế suất cao nhất kể từ trước tới nay và tăng 5,6 lần so với kết quả POR12 trước đó Mức thuế tăng gấp 5,61 lần (2,39 USD/kg) đã làm cho kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ giảm 40,1 triệu USD có nghĩa là POR13 đã làm tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ giảm 10,4%/ năm trong giai đoạn này Với mức thuế cao vô lý trong POR13 khiến các doanh nghiệp có rất ít cơ hội xuất khẩu cá tra vào Hoa Kỳ, vì không thể đáp ứng số tiền ký quỹ quá cao theo mức thuế này Trong thời gian qua, chỉ có rất ít doanh nghiệp, chủ yếu là Vĩnh Hoàn và Biển Đông mới có thể trụ lại ở thị trường này Cho đến năm 2018, diện tích nuôi cá tra đã đạt 5,400 ha, tăng 3,3 % đồng thời sản lượng thu hoạch cũng đạt đến mức là 1,42 triệu tấn, tăng 8,4% so với năm 2017 Năm 2018 là sự ngoạn mục của xuất khẩu cá tra với mức kim ngạch từ 1,78 tỷ USD năm 2017 bật lên đến mức kỉ lục 2,26 tỷ USD Mỹ đã trở thành thị trường tăng trưởng cao nhất với tốc độ 54,5% và chiếm 24,2 thị phần, trở lại vị trí số 1 của thịt trường cá tra Việt Nam Trong khi suốt 5 năm trước đó, xuất khẩu cá tra chỉ quanh quẩn ở vùng 1,5-1,8 tỉ USD Mỹ áp Mức thuế sơ bộ cho hai bị đơn bắt buộc là 0 USD/kg và 1,37 USD/kg Thuế suất cho các bị đơn tự nguyện là 0,41 USD/kg và thuế suất toàn quốc là 2,39 USD/kg Đối với thuế suất toàn quốc, so với mức thuế suất của đợt rà soát POR13 là 3,87, mức thuế suất này giảm 38,24%, dẫn tới kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ tăng mạnh lên 59,71% và đồng thời tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 26,96% theo đó ( tương đương 480 tỉ USD) Một trong những nguyên nhân đầu tiên cho sự tăng trưởng vượt bậc này phải kể đến là do kết quả của POR14, thuế chống bán phá giá vào thị trường Mỹ giảm, một số doanh nghiệp xuất khẩu cá tra có thuế suất 0% đã giúp thị trường quan trọng này tăng trưởng vượt bậc, bên cạnh đó do năm 2017 đã có những kết quả tốt trong việc xuất khẩu ra thị trường quốc tế, giá cá tra ở mức giá cao vào thời điểm đó và do các doanh nghiệp đã ý thức hơn được viên nâng cao chất lượng sản phẩm 4.2 Ảnh hưởng tới sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của cá tra Việt Nam vào thị trường Mỹ tính theo tháng Nhìn chung qua các năm, sản lượng xuất khẩu ở quý 1 đều thấp hơn mặt bằng chung, đặc biệt là tháng 2 và tháng 3 Hiện tượng này xảy ra do trong thời gian này là kỳ nghỉ tết nguyên đán của người Việt Điều này làm cho sản xuất bị ngưng trệ và nguồn nguyên liệu trở nên khan hiếm, khiến cho giá nguyên liệu đầu vào tăng cao ảng 2: Sản lượng xuất khẩu cá tra cả nước và xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ so sánh với cùng kỳ năm trước theo tháng giai đoạn tháng 8/2015 - 7/2017 Thời gian Sản lượng XK sang Mỹ (nghìn tấn) Tỷ trọng Tổng sản lượng XK (nghìn tấn) So sánh tỉ trọng sản lượng với cùng kì năm ngoái So sánh sản lượng với cùng kì năm ngoái Thời gian Sản lượng XK sang Mỹ (nghì n tấn) Tỷ trọng Tổng sản lượng XK So sánh tỉ trọng sản lượng với cùng kì năm So sánh sản lượng với cùng kì năm ngoái ngoái 8/2015 7,527 14,32 % 52,577 5,06% 31,18% 8/2016 14,921 22,25 % 67,056 7,93% 98,23% 9/2015 8,574 15,3% 56,053 2,128% -7,47% 9/2016 10,018 18,07 % 55,444 2,77% 16,84% 10/2015 10,24 17,71 % 56,608 5,69% 1,16% 10/2016 11,334 16,56 % 68,435 -1,15% 10,66% 11/2015 10,24 17,71 % 56,608 3,95% 14,02% 11/2016 11,044 17,86 % 61,847 0,15% 7,83% 12/2015 11,5 21,04 % 54,67 6,21% 10,17% 12/2016 1/2016 11,77 17,68 % 66,588 2,05% 24,51% 1/2017 7,771 15,56 % 49,929 -2,11% -33,98% 2/2016 6,79 18% 37,714 3,32% 25,39% 2/2017 6,23 14,17 % 43,978 -3,83% -8,25% 3/2016 6,948 11,91 % 58,35 -4,33% 18,02% 3/2017 8,464 14,94 % 56,651 3,03% 21,82% 4/2016 11,827 11,16 % 68,916 -4,78% 22,00% 4/2017 9,943 16,76 % 59,333 5,60% -15,93% 5/2016 9,896 17,37 % 56,958 3.05% 10,16% 5/2017 10,763 16,59 % 64,892 -0,78% 8,76% 6/2016 9,662 17,7% 54,588 4,61% 18,67% 6/2017 16,429 25,76 % 63,78 8,06% 70,04% 7/2016 9,402 15,2% 54,578 15,2% 7,51% 7/2017 12,934 20,04 % 64,525 4,84% 37,57% ảng 3: Kim ngạch xuất khẩu cá tra cả nước và xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ so sánh với cùng kỳ năm trước theo tháng giai đoạn tháng 8/2015 - 7/2017 Thời gian 8/2015 Kim ngạch XK sang Mỹ (nghì n tấn) 20,901 Tỷ trọng (%) 19,33 Tổng kim ngạch XK So sánh tỉ trọng kim ngạc h với cùng kì năm ngoái So sánh kim ngạch với cùng kì năm ngoái 108,103 5,17% 6,50% -21,54% So sánh tỉ trọng kim ngạch với cùng kì năm ngoái So sánh kim ngạch với cùng kì năm ngoái 130,839 9,92% 83,11% 25,41 104,302 5,16% 15,34% Thời gian Kim ngạch XK sang Mỹ (nghìn tấn) Tỷ trọng 8/2016 38,2723 29,25 26,499 Tổng kim ngạch XK 22,975 20,25 113,442 0,28% 10/2015 27,444 19,1 143,654 1,30% -15,53% 10/2016 30,275 23,48 128,916 4,38% 10,32% 11/2015 26,374 23,9 110,351 4,00% -9,47% 11/2016 30,906 25,38 121,756 1,48% 17,18% 147,93 1,88% -17,23% 33,265 19,68 169,004 0,52% 17,34% 9/2015 12/2015 1/2016 2/2016 3/2016 4/2016 28,35 19,16 33,736 22,6 149 0,04% 8,33% 18,589 25,07 74,145 4,77% 4,50% 111,196 3,86% 19,633 17,66 -25,69% 9/2016 12/2016 1/2017 2/2017 3/2017 22,21 22,11 100,458 -0,49% 34,17% 18,064 20,14 89,708 -4,93% -2,82% -3,86% 16,05% 16,481 13,80 119,446 29,925 23,44 127,661 -1,06% 12,95% 5/2017 32,502 23,51 138,262 -2,90% 3,48% 27,57% 6/2017 54,308 36,97 146,886 9,83% 74,62% 2,32% 7/2017 45,012 30,49 147,647 8,84% 72,49% 34,375 24,5 140,318 1,38% 17,91% 5/2016 31,41 26,41 118,936 6,07% 14,89% 6/2016 31,1 27,14 114,61 8,86% 7/2016 26,095 21,65 120,555 3,57% 4/2017 9 tháng đầu năm 2017, Cơ quan Thanh tra và ATTP Mỹ (FSIS) tiến hành thanh tra 100% lô hàng cá nhập khẩu từ Việt Nam Điều này đa khiến các lô hàng bị ùn tắc tại cảng dẫn đến chất lượng sản phẩm bị giảm Trước đó, việc kiểm tra ngẫu nghiên một số lô hàng đã phát hiện khoảng 250.000 kg hàng hoá không đạt đủ tiêu chuẩn Tháng 6/2017, một số lô hàng bị kiểm tra và không đủ điều kiện đã buộc phải trả về khiến doanh nghiệp thiệt hại không nhỏ Hệ quả là đến tháng 8, giá của cá tra tăng đột biến lên mức gần 4 USD/kg do tất cả doanh nghiệp phải chịu toàn bộ chi phí trong quá trình thanh tra 100% lô hàng cá nhập khẩu, khiến sản lượng của tháng 8 giảm hơn 50% so với tháng 7 (từ hơn 12 nghìn tấn tháng 7 còn 6 nghìn tấn tháng) Các tháng tiếp theo vẫn duy trì và hồi phục chậm, tuy nhiên không trở lại được mức ở đầu năm.Có thể thấy, việc đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm là một yếu tô vô cùng quan trọng nhưng đối với nhiều doanh nghiệp vẫn còn chưa chú trọng tới, dẫn đến những thiệt hại không đáng có và làm giảm sản lượng xuất khẩu của ngành.Có thể thẩy, yếu tố về chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm tác động không hề nhỏ đến sản phẩm xuất khẩu bên cạnh những chính sách khác Mỹ cũng như nhiều nước dùng hàng rào kỹ thuật này để đảm bảo về chất lượng và bảo vệ các doanh nghiệp Mỹ vốn có quy trình sản xuất trình độ cao và tốn kém chi phí hơn Tháng 4/2018, việc mức thuế chính thức được công bố tại POR13 cao gấp 9,7 lần so với mức thuế cùng kì năm trước đã khiến cho mức sản lượng sụt giảm lớn dù cho kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng Cụ thể, sản lượng giảm 10,33% và kim ngạch tăng 23,71% so với cùng kí 2017 Mức thuế cao đa làm cho giá của sản phẩm tăng theo, kèm với đó là sản phẩm kém hấp dẫn hơn do giá bán ra cao hơn Tuy nhiên điều này góp phần làm tăng kim ngạch so với cùng kì nhưng không đem lại lợi nhuận lớn hơn cho doanh nghiệp Ngược lại, việc giá bán cao cùng mức thuế khủng đã khiến nhiều doanh nghiệp bị sụt giảm lợi nhuận và gặp khó khăn trong quá trình xuất khẩu 4.3 Ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam Lần đầu tiên có mặt tại Mỹ năm 2002, các doanh nghiệp đã khẳng định được những ưu thế của mình về giá cả khi chiến thắng các doanh nghiệp Mỹ ngay trên thị trường của họ Tuy nhiên, ngay sau đó bị áp các mức thuế chống bán phá giá khá cao, các doanh nghiệp Việt Nam đã mất đi yếu tố cạnh tranh mạnh nhất và gặp rất nhiều trở ngại Phải khẳng định, thuế chống bán phá giá là một trong các yếu tố ảnh hưởng lớn tạo ra cản trở của các doanh nghiệp VN trên hành trình chinh phục các thị trường lớn ảng 4: Thuế chống bán phá giá đối với các doanh nghiệp qua các thời kỳ POR 1 POR 2 POR 3 POR 4 POR POR POR POR POR POR POR POR 5 6 7 8 9 10 11 12 Việt Nam 63,88 63,88 63,88 63,88 2,11 2,11 2,11 2,11 2,11 2,39 2,39 2,39 VHV 6,81 0 0 0,19 0,03 0 0 0 0,77 1,2 0,97 0,41 1,34 0,42 0,97 36,84 0 HVG AGF 47,05 0,02 Nam Việt 53,68 0,02 0,03 0,77 0,69 QVD Cadovimex Cửu Long 21,23 0,0 45,55 0,0 0,03 0,0 0,0 0,77 0,69 0,77 0,42 0,97 0,69 0,99 0,42 0,97 0,69 0,69 Nguồn: ITA Các doanh nghiệp trong nước mặc dù có nguồn lực khác nhau, nhưng có thể nói đối với ngành xuất khẩu cá tra, họ có xuất phát điểm không có nhiều chênh lệch: thời gian thành lập, công nghệ, sản xuất, Vì vậy, mức đánh thuế chống giá trị gia tăng sẽ tạo khoảng cách có thể làm cản doanh nghiệp này nhưng cũng có thể làm bàn đạp tạo dựng giá trị đối với một doanh nghiệp khác Nếu chỉ so sánh thuế chống bán phá giá giữa các doanh nghiệp với nhau, chúng ta càng dễ nhận thấy sự khác biệt về độ ảnh hưởng của nó Vinh Hoan Co chịu mức thuế giá trị gia tăng thấp một cách đáng kể trong các doanh nghiệp Việt Nam: bị áp thuế 0,19USD/kg so với doanh nghiệp bị áp thuế cao nhất là AGF 1,34USD/kg ở POR9; bị áp thuế 0USD/kg ở POR 10, POR 11, POR 12, POR 13 trong khi các doanh nghiệp khác còn đang loay hoay với bài toán thuế chống bán phá giá Hệ quả là Vinh Hoan Co luôn là doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu cá tra chiếm tỷ trọng cao trong tổng số kim ngạch xuất khẩu cá tra của cả nước sang Mỹ Mặc dù, sản lượng xuất khẩu cá tra của các doanh nghiệp VIệt Nam sang Mỹ còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác như: cung-cầu, bão lũ, tỷ giá hối đoái, nhưng có thể khẳng định, thuế chống bán phá giá có ảnh hưởng lớn, rõ rệt đối với kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp 5 Kết luận Nhìn chung trong giai đoạn 2010 - 2018, chính sách thuế chống bán phá giá của Mỹ đã nớ lỏng hơn so với giai đoạn đầu, tuy nhiên vẫn còn gây ra nhiều khó khăn khiến doanh nghiệp Việt chưa thể dễ dàng tiếp cận được thị trường tiềm năng này một cách dễ dàng Thuế chống bán phá giá trong giai đoạn này qua các lần xem xét hành hính (POR9, 10, 11, 12, 13) và gần đây nhất là POR14 đã có sự ảnh hưởng tiêu cực tới sản lương và kim ngạch xuất khẩu cá trá Việt Nam sang thị trường Mỹ Sự ảnh hưởng này không được thể hiện rõ khi xét trên tổng kim ngạch xuất khẩu theo năm nhưng thể hiện rõ hơn qua sản lượng và kim ngạch xuất khẩu theo tháng, đặc biệt là ở thời gian mức thuế mới được công bố Đồng thời, kim ngạch và tỉ trọng xuất khẩu của các doanh nghiệp cũng chứng minh thuế chống bán phá giá có ảnh hưởng trực tiếp tới việc xuất khẩu cá tra sang Mỹ và xa hơn là sự phát triển của doanh nghiệp Thị trường xuất khẩu cá tra trong giai đoạn 2010 - 2018 đã có rất nhiều biến động Xuất khẩu cá tra sang thị trường sụt giảm trong những tháng đầu năm 2019 và dự đoán sẽ có sự giảm tiếp trong quý cuối năm, bên cạnh tác động của thuế còn do có nhiều nước cùng tham gia xuất khẩu cá tra cạnh tranh với VN Cá tra Việt Nam đang phải đối mặt với việc ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu Trong khi thị phần cá tra VN đang giảm thì ngược lại của các quốc gia khác như Indonesia, Ấn Độ và Bangladesh lại đang tăng lên Đây chính là cơ hội cũng như thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam Tài liệu tham khảo 1 Paul R Krugman, International Economics: Theory and Policy, 9th Edition, Pearson Bùi Xuân Lưu, Nguyễn Hữu Khải (2007), Giáo trình Kinh tế Ngoại thương, NXB Lao động - Xã hội 2 Paul R Krugman, International Economics: Theory and Policy, 9th Edition, Pearson 3 Thị trường thủy sản, http://thitruongthuysan.com/thong-tin-thi-truong/ca-tra/3-8-1.html 4 Phân tích và dự báo thị trường, http://agromonitor.vn/ ... xuất cá tra vào thị trường Mỹ Khái quát thuế chống bán phá giá xuất cá tra Việt Nam sang thị trường Mỹ 2.1 Cá tra cá basa Việt Nam Cá tra, cá basa loài cá da trơn truyền thống Việt Nam loại cá nuôi... xét tới kiện, sách nhằm ảnh hưởng thuế chống bán phá giá sản lượng giá trị cá tra xuất Việt Nam sang thị trường Mỹ, từ đưa vài giải pháp cho Việt Nam để đối phó với sách chống bán phá giá xuất cá. .. hình xuất cá tra thuế chống bán phá giá với cá tra kết hợp với phân tích số liệu để tổng hợp đưa nhận định ảnh hưởng thuế chống bán phá giá với xuất cá tra Việt Nam sang thị trường Mỹ Phương pháp