TRƯỜNG THPT ĐẶNG HUY TRỨ TỔ VẬT LÝ - CÔNG NGHỆ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 MÔN VẬT LÝ LỚP 10 NÂNG CAO Thời gian làm bài: 45 phút; (30 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 628 Họ, tên thí sinh: Số báo danh: . Câu 1: Một chiếc canô đi dọc một con sông, xuôi dòng từ A đến B hết 2 giờ và đi ngược dòng mất 3 giờ. Khi tắt máy để canô trôi theo dòng nước từ A đến B mất thời gian là: A. 10 giờ. B. 8 giờ. C. 6 giờ. D. 12 giờ. Câu 2: Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau: A. Nếu không có lực tác dụng vào vật thì vật không thể chuyển động được. B. Nếu có lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật bị thay đổi. C. Vật nhất thiết phải chuyển động theo hướng của lực tác dụng D. Nếu thôi không tác dụng lực vào vật thì vật dừng lại. Câu 3: Một đĩa tròn bán kính 20cm quay đều quanh trục của nó. Đĩa quay một vòng hết đúng 0,2s. Tốc độ dài của một điểm nằm trên mép đĩa là: A. 6,28m/s. B. 628m/s. C. 62,8m/s. D. 3,14m/s. Câu 4: Cho hệ cơ như hình vẽ: m 1 =3kg; m 2 = 2 kg; F = 20N; α = 30 o , µ = 0,3; g = 10 m/s 2 . Gia tốc chuyển động của hệ là: A. 2 m/s 2. B. 2,5 m/s 2. C. 1,6 m/s 2. D. 1,06 m/s 2. Câu 5: Một chất điểm chuyển động trên trục Ox. Phương trình chuyển động có dạng sau: x = – t 2 + 10t +8 (m;s). Chất điểm chuyển động. A. Nhanh dần đều rồi chậm dần đều theo chiều âm của trục Ox. B. Chậm dần đều rồi nhanh dần đều theo chiều âm của trục Ox. C. Nhanh dần đều rồi chậm dần đều theo chiều dương của trục Ox. D. Chậm dần đều theo chiều dương rồi nhanh dần đều theo chiều âm của trục Ox. Câu 6: Một ô tô đang chạy với vận tốc 60 km/h thì hãm phanh xe đi tiếp quãng đường 50m thì dừng lại. Hỏi nếu ô tô chạy với vận tốc 120 km/h thì quãng đường đi được từ lúc hãm phanh đến khi dừng lại là bao nhiêu? Giả sử lực hãm trong hai trường hợp là bằng nhau. A. 141m. B. 70,7m. C. 100m. D. 200m. Câu 7: An đứng trên sân ga nhìn Bình đang đi trong một toa tàu vào ga. Đối với An vận tốc của tàu: A. là vận tốc tương đối. B. là vận tốc kéo theo. C. là vận tốc tuyệt đối. D. bằng vận tốc tương đối và bằng vận tốc kéo theo. Câu 8: Một vật được ném theo phương ngang từ độ cao 20 m có tầm ném xa 6m. Thời gian chuyển động và vận tốc của vật khi chạm đất là: (lấy g = 10 m/s 2 ). A. t = 2s; v = 20,22 m/s. B. t = 1s; v = 10 m/s. C. t = 2s; v = 10 m/s. D. t =1 s; v = 20 m/s. Câu 9: Chọn phát biểu đúng. A. Chuyển động thẳng biến đổi đều có gia tốc tăng , giảm đều theo thời gian . B. Chuyển động thẳng nhanh dần đều có gia tốc lớn thì có vận tốc lớn C. Gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều có phương, chiều và độ lớn không đổi . D. Gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều bao giờ cũng lớn hơn gia tốc của chuyển động thẳng chậm dần đều . Câu 10: Một vật ném xiên từ với góc 45 0 vật lên tới độ cao 25m thì rơi xuống. Tầm ném xa của vật là. A. 150 m. B. 50 m. C. 200 m. D. 100 m. Câu 11: Khi đang đi xe đạp trên đường nằm ngang. Nếu ngừng đạp, xe vẫn tiếp tục chuyển động chứ chưa dừng lại ngay. Đó là nhờ : Trang 1/4 - Mã đề thi 628 m 1 m 2 α F r A. Quán tính của xe. B. Trọng lượng của xe. C. Phản lực của mặt đường. D. Lực ma sát. Câu 12: Một ôtô có khối lượng 1400kg chuyển động không vận tốc đầu trên đường nằm ngang, với gia tốc 0,7m/s 2 . Hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường là 0,02. Lấy g=9,8m/s 2 . Lực phát động của động cơ ôtô là: A. 12544 N. B. 1254,4 N. C. 12,544 N D. 125,44 N. Câu 13: Lực hấp dẫn do Trái đất tác dụng lên Mặt trăng và do Mặt trăng tác dụng lên Trái đất là: A. Hai lực cùng phương cùng chiều B. Hai lực cùng phương ngược chiều C. Hai lực có phương luôn luôn thay đổi và không trùng nhau D. Hai lực cùng chiều cùng độ lớn Câu 14: Câu nào đúng. Công thức tính quãng đường đi được của chuyển động thẳng nhanh dần đều là. A. s = v o t + 2 2 at ( a và v o trái dấu). B. s = v o t + 2 2 at ( a và v o cùng dấu). C. x = x o + v o t + 2 2 at ( a và v o cùng dấu). D. x = x o + v o t + 2 2 at ( a và v o trái dấu). Câu 15: Chuyển động của vật nào dưới đây có thể là chuyển động thẳng đều? A. Một hòn đá được ném thẳng đứng lên cao. B. Một cái pitông đang chuyển động trong xilanh. C. Một xe đạp đang đi trên một đoạn đường nằm ngang. D. Một hòn bi lăn trên máng nghiêng. Câu 16: Câu nào sai. Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều thì. A. Vận tốc tức thời tăng theo hàm số bậc nhất của thời gian. B. Vectơ gia tốc ngược chiều với vectơ vận tốc. C. Gia tốc là đại lương không đổi. D. Quãng đường đi được tăng theo hàm số bậc hai của thời gian. Câu 17: Trong đồ thị đoạn nào ứng với chuyển động thẳng đều. A. Đoạn OA. B. Đoạn AB. C. Đoạn BC. D. Đoạn CD. Câu 18: Một vât chịu tác dụng của 4 lực F 1 = 40N hướng về phía Đông, F 2 = 50N hướng về phía Bắc, F 3 = 70N hướng về phía Tây, F 4 = 90N hướng về phía Nam. Độ lớn của hợp lực tác dụng lên vật là: A. 50N. B. 250N. C. 170N. D. 131N. Câu 19: Nếu bán kính của hai quả cầu đồng chất và khoảng cách giữa tâm của chúng cùng giảm đi hai lần, thì lực hấp dẫn của chúng: A. không thay đổi. B. giảm 8 lần. C. giảm 16 lần. D. giảm 9R lần. Câu 20: Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều dọc theo trục Ox trong trường hợp vật không xuất phát từ gốc tọa độ O là: A. s = vt. B. x = vt. C. x = x o + at. D. x = x o + vt. Câu 21: Phương trình chuyển động của một chất điểm có dạng : x = 2 + 15t + 0,1t 2 ( m ; s ) . Vận tốc ban đầu và gia tốc của chất điểm đó là : A. 15 m/s ; 0,1 m/s 2 B. 15 m/s ; 0,2 m/s 2 C. 2 m/s ; 0,2 m/s 2 D. 2 m/s ; 0,1 m/s 2 Câu 22: Chuyển động của vật nào dưới đây không thể coi là chuyển động rơi tự do. A. Một chiếc lá rụng đang rơi từ trên cây xuống đất. B. Một hòn đá nhỏ được thả rơi từ trên cao xuống đất. C. Các hạt mưa nhỏ lúc bắt đầu rơi. D. Một viên bi chì đang rơi ở trong ống thủy tinh đặt thẳng đứng và đã được hút chân không Câu 23: Một ô tô khối lượng 2,5 tấn chuyển động qua một cầu vượt với tốc độ không đổi là 54 km/h. Cầu vượt có dạng một cung tròn, bán kính 100m. Áp lực của ôtô lên cầu ở điểm cao nhất là: (cho g = 9,8 m/s 2 ). Trang 2/4 - Mã đề thi 628 A. 19500N. B. 20000N. C. 20500N. D. 19000N. Câu 24: Chọn câu sai. Chuyển động tròn là chuyển động có: A. Quỹ đạo là đường tròn. B. Tốc độ gốc không đổi. C. Vectơ gia tốc không đổi. D. Tốc độ dài không đổi. Câu 25: Cho hệ cơ như hình vẽ: m 1 = 1 kg; m 2 = 1,5 kg; g = 10 m/s 2 . Gia tốc chuyển động của hệ và lực căng dây là: A. a = 2 m/s 2 ; T = 22 N. B. a = 1 m/s 2 ; T = 20 N. C. a = 2 m/s 2 ; T = 12 N. D. a = 1 m/s 2 ; T = 22 N. Câu 26: Gọi F ur là hợp lực của hai lực 1 F uur và 2 F uur , độ lớn tương ứng của các lực là F, F 1 , F 2 . Biểu thức nào sau đây đúng với mọi trường hợp? A. F = F 1 + F 2 B. 2 2 1 2 F F F = + C. F = F 1 = F 2 D. 1 2 F F F = + ur uur uur Câu 27: Một lò xo có chiều dài tự nhiên 20 cm. Khi bị kéo lò xo dài 24 cm thì lực đàn hồi là 5N. Khi lực đàn hồi của nó bằng 10N thì chiều dài của lò xo là: A. 28 cm B. 40 cm C. 22 cm D. 48 cm Câu 28: Một vât rơi tự do trong giây cuối cùng trước khi chạm đất là 100m. Độ cao của vật rơi là (lấy g = 9,8 m/s 2 ). A. 561 m. B. 500 m. C. 650 m. D. 550 m. Câu 29: Điều nào sau đây là sai khi nói về đặc điểm của lực đàn hồi ? A. Khi độ biến dạng của vật càng lớn thì lực đàn hồi cũng càng lớn, giá trị của lực đàn hồi là không có giới hạn. B. Lực đàn hồi luôn ngược hướng với biến dạng. C. Lực đàn hồi có độ lớn tỉ lệ với độ biến dạng của vật bị biến dạng. D. Lực đàn hồi xuất hiện khi vật có tính đàn hồi bị biến dạng. Câu 30: Điều nào sau đây là đúng khi nói về lực ma sát nghỉ ? A. Lực ma sát nghỉ luôn có hướng vuông góc với mặt tiếp xúc. B. Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi một vật chịu tác dụng của ngoại lực có xu hướng làm cho vật chuyển dộng nhưng thực tế vật vẫn đứng yên. C. Lực ma sát nghỉ cực đại luôn nhỏ hơn lực ma sát trượt D. Lực ma sát nghỉ luôn nhỏ hơn ngoại lực tác dụng vào vật . ----------------------------------------------- ----------- HẾT ---------- made cauhoi dapan 628 1 D 628 2 B 628 3 A 628 4 D 628 5 D 628 6 D 628 7 C 628 8 A 628 9 C 628 10 D 628 11 A 628 12 B 628 13 B Trang 3/4 - Mã đề thi 628 m 2 m 1 628 14 B 628 15 C 628 16 B 628 17 C 628 18 A 628 19 C 628 20 D 628 21 B 628 22 A 628 23 D 628 24 C 628 25 C 628 26 D 628 27 A 628 28 A 628 29 A 62>đề thi 628 m 2 m 1 628 14 B 628 15 C 628 16 B 628 17 C 628 18 A 628 19 C 628 20 D 628 21 B 628 22 A 628 23 D 628 24 C 628 25 C 628 26 D 628 27 A 628 28 A 628 29 A 628 1 628 14 B 628 15 C 628 16 B 628 17 C 628 18 A 628 19 C 628 20 D 628 21 B 628 22 A 628 23 D 628 24 C 628 25 C 628 26 D 628 27 A 628 28 A 628 29 A 628 30 B Trang 4/4 - Mã đề thi 628 . TỔ VẬT LÝ - CÔNG NGHỆ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 MÔN VẬT LÝ LỚP 10 NÂNG CAO Th i gian làm b i: 45 phút; (30 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 628 Họ, tên thí sinh: . hết 2 giờ và i ngược dòng mất 3 giờ. Khi tắt máy để canô tr i theo dòng nước từ A đến B mất th i gian là: A. 10 giờ. B. 8 giờ. C. 6 giờ. D. 12 giờ. Câu