Thi HK I Lý_10 số 10

2 163 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Thi HK I Lý_10 số 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đề kiểm tra HKI Môn: Vật lý 10 (cơ bản) Thời gian: 45 phút ---------------------------------------- o0o---------------------------------- I. Lý thuyết: (4 điểm) Câu 1. Trong một tai nạn giao thông, một ôtô tải đâm vào một ôtô con đang chạy ngược chiều. Ôtô nào chịu lực lớn hơn? Ôtô nào nhận được gia tốc lớn hơn? Hãy giải thích. Câu 2. Vì sao đường giao thông ở những đoạn cong thường phải làm nghiêng về phía tâm công? Câu 3. Hãy phát biểu quy tắc hợp lực hai lực song song cùng chiều (viết biểu thức và ghi rõ những đại lượng có trong biểu thức). II. Bài tập: (6 điểm) Bài 1: Hai ôtô xuất phát cùng một lúc từ hai địa điểm A và B cách nhau 20km, chuyển động thẳng đều cùng chiều từ A đến B có vận tốc lần lượt là: 60km/h, 40km/h. a. Lập phương trình chuyển động của hai xe trên cùng một hệ trục toạ độ. Lấy A làm mốc, chiều dương từ A đến B. b. Tìm thời điểm và vị trí hai xe gặp nhau. Bài 2: Một tấm ván nặng 240N được bắt qua một con mương. trọng tâm của tấm ván cách điểm tựa A là 2,4m và cách điểm tựa B là 1,2m. Hỏi lực mà tấm ván tác dụng lên điểm tựa A là bao nhiêu? Bài 3: Một vật m = 200g được kéo trên sàn nhà bằng một lực kéo F  theo phương ngang, vật chuyển động đều. Hệ số ma sát giữa vật và mặt sàn là: µ =0,1, lấy g=10m/s 2 . Hãy tính lực kéo đó. ----------------------------------Hết------------------------------- ĐÁP ÁN I. Lý thuyết (4đ) Câu 1(1,5đ) – Hai ô tô chịu lực như nhau. Giải thích:Theo định luật III Niwton. - Ô tô con nhận gia tốc lớn hơn. Gải thích: Theo định luật II Niwton. a = m F Câu 2(1đ) Vì lúc đó phản lực và trọng lực không cân bằng nhau, hợp lực của hai lực này nằm ngang hướng vào tâm quỹ đạo, làm cho ô tô chuyển động dễ dàng hơn. Câu 3: (1,5đ) - Hợp lực hai lực song song cùng chiều là một lực song song cùng chiều có độ lớn bằng tổng độ lớn hai lực ấy. - Giá của hợp lực chia khoản cách của giữa hai lực của hai lực song song thành những đoạn tỷ lệ nghịch với độ lớn của hai lực ấy. F=F1+F2 F1/F2=d2/d1 Trong đó: F1, F2 là độ lớn của hai lực song song. F là độ lớn của hợp lực. d1, d2 là khoảng cách từ giá của hợp lực đến hai lực song song. II. Bài tập(6đ) Bài 1: Chọn mốc tọa độ tại A, mốc thời gian t = 0h. Lúc hai xe bắt đầu xuất phát, chiều dương từ A đến B a.(2đ) Ta có: phương trình chuyển động là: x=x 0 + v tb .t Xe xuất phát tại A: x A = 60.t (km) Xe xuất phát tại B: x B = 20+40.t (km) b.(1đ) Để hai xe gặp nhau thì: x A = x B <=> 60.t = 20+40t  t =1 x A = x B =60km Bài 2(1,5đ) Ta có: P = 240N, d A = 2,4m, d B = 1,2m Áp dụng quy tắc hợp lực hai lực song song cùng chiều ta có: P = P A + P B (1) P A /P B = d B /d A (2) Từ (1) và (2) ta được P A =80N Bài 3(1,5đ) Theo định luật I Niuton ta có: 0    =+++ ms FFNp (1) Chiếu phương trình (1) lên phương chuyển động ta có: F=F ms , với F ms = µ .m.g => F = 0,1.0,2.10 = 0,2N . cùng chiều (viết biểu thức và ghi rõ những đ i lượng có trong biểu thức). II. B i tập: (6 i m) B i 1: Hai ôtô xuất phát cùng một lúc từ hai địa i m A. ----------------------------------Hết------------------------------- ĐÁP ÁN I. Lý thuyết (4đ) Câu 1(1,5đ) – Hai ô tô chịu lực như nhau. Gi i thích:Theo định luật III Niwton. - Ô tô con nhận gia tốc lớn hơn. G i thích:

Ngày đăng: 14/10/2013, 00:11

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...