1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Rèn luyện kỹ năng đánh giá, xếp loại của giáo viên từ hoạt động dự giờ tiết dạy luyện đề phần đọc hiểu

32 49 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 7,12 MB

Nội dung

Tuy nhiên, hoạt động dự giờ và đánh giá, xếp loại tiết dạy của giáo viêntrường THPT Nga Sơn, trong đó có bộ môn Ngữ văn chưa thực sự đạt đượcnhững hiệu quả như mong muốn; dễ bỏ qua các t

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT NGA SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

RÈN LUYỆN KỸ NĂNG ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA GIÁO VIÊN TỪ HOẠT ĐỘNG DỰ GIỜ TIẾT DẠY

“LUYỆN ĐỀ PHẦN ĐỌC - HIỂU”

Họ và tên Chức vụ

: Mai Thị Tâm : Giáo viên - TTCM SKKN thuộc môn: Ngữ văn

THANH HÓA NĂM 2020

Trang 2

MỤC LỤC

1 Mở đầu 1

1.1 Lý do chọn đề tài 1

1.2 Mục đích nghiên cứu 1

1.3 Đối tượng nghiên cứu 2

1.4 Phương pháp nghiên cứu 2

2 Nội dung 2

2.1 Cơ sở lý luận 2

2.1.1 Hoạt động dự giờ 2

2.1.2 Tiêu chí và kỹ năng đánh giá, xếp loại trong hoạt động dự giờ 2

2.2 Thực trạng vấn đề 6

2.3 Giải pháp rèn luyện kỹ năng đánh giá, xếp loại của giáo viên từ hoạt động dự giờ tiết dạy “Luyện đề phần Đọc- hiểu” 7

2.3.1 Về phía giáo viên dạy học 7

2.3.2 Về phía giáo viên dự giờ 11

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 13

3 Kết luận, kiến nghị 13

3.1 Kết luận 13

3.2 Kiến nghị 14

Tài liệu tham khảo

Danh mục sáng kiến kinh nghiệm

Phụ lục (Giáo án, phiếu học tập, ảnh tư liệu)

Trang 3

1 Mở đầu

1.1 Lý do chọn đề tài

Dự giờ là hoạt động chuyên môn quan trọng đối với giáo viên Qua việc

dự giờ, giáo viên có cơ hội được trau dồi, nâng cao năng lực chuyên môn, nângcao hiệu quả giờ dạy, góp phần quan trọng trong việc phát triển chuyên môn,cũng là yêu cầu trong đổi mới phương pháp dạy học hiện nay Bên cạnh đó, hoạtđộng đánh giá, xếp loại tiết dạy cũng được coi là bước quan trọng trong quátrình dự giờ Nếu đánh giá đúng, toàn diện về tiết dạy sẽ giúp giáo viên nhậnthức ưu điểm, hạn chế của bản thân khi hướng dẫn học sinh học tập, từ đó mỗingười sẽ có những biện pháp khắc phục hạn chế, yếu kém; phát huy ưu điểm, sởtrường nhằm dần hoàn thiện năng lực sư phạm, góp phần nâng cao chất lượngdạy học môn Ngữ văn nói riêng và chất lượng giáo dục của nhà trường nóichung

Tuy nhiên, hoạt động dự giờ và đánh giá, xếp loại tiết dạy của giáo viêntrường THPT Nga Sơn, trong đó có bộ môn Ngữ văn chưa thực sự đạt đượcnhững hiệu quả như mong muốn; dễ bỏ qua các tiêu chí khoa học, vẫn đánh giátheo cảm tính chủ quan thiếu thuyết phục Chính điều này đã dẫn đến việc cả

người dạy và người dự khó tìm cho mình một “con đường sáng” sau tiết

dạy-tiết dự

Với tư cách là một TTCM, một giáo viên gắn với hoạt động đặc trưng củanghề giáo: giảng dạy, dự giờ… tôi mạnh dạn thực hiện đề tài này như một cách

thể hiện trách nhiệm bản thân, góp phần rèn luyện kỹ năng đánh giá, xếp loại từ

hoạt động dự giờ của giáo viên trong tổ chuyên môn, trong trường và lớn hơn làcùng với đồng nghiệp tạo nên môi trường làm việc tích cực, nhân văn, tiến bộ

1.2 Mục đích nghiên cứu

Qua đề tài Rèn luyện kỹ năng đánh giá, xếp loại của giáo viên từ hoạt

động dự giờ tiết dạy “Luyện đề đọc- hiểu” dựa trên chương trình giảm tải và kế

hoạch điều chỉnh nội dung dạy học học kỳ hai, năm học 2019- 2020, người viếtmuốn tìm hiểu cơ sở lý luận của việc đánh giá, xếp loại sau tiết dạy của giáoviên trong tổ bộ môn, trong trường để góp phần nâng cao kỹ năng dự giờ (quansát, ghi chép, lắng nghe, hỗ trợ, đánh giá, xếp loại…), tạo môi trường thân thiện,giúp bản thân và đồng nghiệp học tập được những kinh nghiệm quý báu với sự

Trang 4

nghiệp “trồng người” Thực chất kỹ năng đánh giá, xếp loại trong dự giờ cũng

là biểu hiện của kỹ năng đánh giá, định giá, phân loại, lựa chọn trong cuộc sống

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu mang tính thực tế cao, nhằm hướng tới việc rèn

luyện kỹ năng đánh giá, xếp loại của giáo viên từ hoạt động dự giờ, có thể áp

dụng rộng rãi cho giáo viên trong dạy hoạt động dạy học môn Ngữ văn

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Ở đề tài này, người viết đã vận dụng linh hoạt nhiều phương pháp nghiêncứu nhằm phát huy hiệu quả tổng hợp từ ưu thế của các phương pháp: phươngpháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết, phương pháp điều tra khảo sát thực

tế, thu thập thông tin, phương pháp tâm lí, phương pháp so sánh và một số thaotác có liên quan

dự đột xuất theo quyết định của người có thẩm quyền Như vậy hoạt động nàychính là một biện pháp để BGH, TTCM kiểm tra, đánh giá năng lực chuyên môncủa giáo viên

2.1.2 Tiêu chí và kỹ năng đánh giá, xếp loại trong hoạt động dự giờ

Đánh giá là quá trình thu thập thông tin, xử lý thông tin để lượng định tìnhhình và kết quả công việc giảng dạy của giáo viên Đánh giá là một quá trìnhtiến hành có hệ thống nhằm xác định mục đích thành công của giáo viên về nộidung giờ dạy, về phương pháp mà giáo viên đã áp dụng, về phong thái của giáoviên trong giờ dạy học, nó bao gồm sự miêu tả định tính và định lượng kết quảđạt được thông qua những nhận xét, so sánh với mục tiêu giờ lên lớp dựa vàocác chuẩn đánh giá

Tiêu chí đánh giá, xếp loại giờ dạy có sự thay đổi qua từng giai đoạn, phùhợp với mục tiêu giáo dục cụ thể Đối với học sinh cần có sự đổi mới trong

Trang 5

kiểm tra đánh giá kết quả học tập thì đối với giáo viên cũng có sự đổi mới trongtiêu chí đánh giá, xếp loại giờ dạy.

Kỹ năng là khả năng thực hiện một hành động với kết quả được xác địnhthường trong một khoảng thời gian cùng năng lượng nhất định hoặc cả hai Kỹnăng thường đòi hỏi các kích thích và tình huống môi trường nhất định để đánhgiá mức độ kỹ năng được thể hiện và sử dụng

Việc tổ chức, triển khai các kỹ năng về dự giờ, đánh giá, xếp loại tới cán

bộ, giáo viên trong tổ bộ môn, trong nhà trường rất quan trọng, với trình tựlogic: tập huấn, thực hành, điều chỉnh, kiểm tra Tập huấn cho cán bộ, giáo viêncác kiến thức cần thiết, liên quan đến việc dự giờ, đánh giá, xếp loại sau tiết dạytrong các buổi sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề của nhà trường Thực hành làmmẫu tuần tự các bước đã chỉ ra trong việc dự giờ, đánh giá sau tiết dạy Điềuchỉnh việc thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc Áp dụng, thực hiện trong tất

cả các tiết dự giờ của nhà trường, tổ khối Kiểm tra việc thực hiện các kĩ năng

dự giờ, đánh giá, xếp loại sau tiết dạy của các giáo viên trong tổ, trường

2 Bảo đảm tính hệ thống, đủ nội dung, làm rõ trọng tâm

3 Liên hệ thực tế (nếu có), có tính giáodục

PHƯƠNG

PHÁP

4

Sử dụng phương pháp phù hợp với đặc trưng bộ môn, với nội dung của kiểu bài lên lớp

5 Kết hợp tốt các phương pháp trong hoạt động dạy và học

PHƯƠNG 6 Sử dụng và kết hợp tốt các phương

Trang 6

TỔ CHỨC

8

Thực hiện linh hoạt các khâu lên lớp,phân phối thời gian hợp lí ở các phần, các khâu

chuỗi hoạt động học với

mục tiêu, nội dung vàphương pháp dạy học được

sử dụng

1

2 Mức độ rõ ràng của mụctiêu, nội dung, kỹ thuật tổ

Trang 7

4 Mức độ hợp lý của

phương án kiểm tra, đánh

giá trong quá trình tổ chức

hoạt động học của họcsinh

2

8 Mức độ hiệu quả hoạtđộng của giáo viên trong

việc tổng hợp, phân tích,

đánh giá kết quả hoạt động

và quá trình thảo luận của

2

Trang 8

11 Mức độ tham gia tíchcực của học sinh trong

trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện

ra lúng túng, không xác định được trọng tâm vấn đề, khiến cho người được nhậnxét và người nhận xét không thực sự thỏa mãn

Mặc dù thực tiễn đã chứng minh, mỗi khi có người đến dự giờ, các giáoviên đều có tinh thần chuẩn bị bài kỹ lưỡng hơn, thậm chí còn trao đổi bài dạytrước khi lên lớp Đây là việc làm có ý nghĩa, chứa đựng tinh thần trách nhiệmcao, giúp giáo viên phát triển, trưởng thành hơn về mặt chuyên môn, giảng dạy

Trang 9

Về phía học sinh, ý thức học tập của các em cũng tốt hơn Khi đó giáo viên cóđiều kiện thuận lợi để phát huy tính sáng tạo của học sinh Song đó là mặt tíchcực trong quá trình dự giờ Mặt hạn chế ai cũng có thể nhìn ra: có người dạy vớitâm lý “diễn”, đối phó hoặc “làm cho xong”; người dự “đi cho có” với tâm thếgượng ép, mỏi mệt Đến khi góp ý sau dự giờ, một số giáo viên mang suy nghĩ,ứng xử tiêu cực, thiếu tính xây dựng như: chê bai, “bới lông tìm vết”; tính điềuhơn thiệt ganh đua; không phát huy hiệu quả của các tiêu chí đánh giá, xếp loại

đã được công nhận khiến cho đồng nghiệp tổn thương

Nhận thức được thực trạng đó, người viết đề tài cố gắng chuẩn bị giáo án

và thực hiện tiết dạy cụ thể, từ đó cùng với đồng nghiệp rút ra bài học về việcrèn luyện kỹ năng đánh giá, xếp loại trong hoạt động dự giờ với nguyên tắc: lấyviệc góp ý, xây dựng, động viên… là chính trên cơ sở khách quan, công tâm,chân thành và thuyết phục nhất

2.3 Giải pháp rèn luyện kỹ năng đánh giá, xếp loại của giáo viên từ

hoạt động dự giờ tiết dạy “Luyện đề phần Đọc- hiểu”

2.3.1 Về phía giáo viên dạy học

Đối với tiết dạy “Luyện đề phần Đọc- hiểu”, có thể áp dụng cho cả ba

khối lớp 10, 11, 12 với mục tiêu ôn thi học kỳ, thi học sinh giỏi, thi tốt nghiệp vàxét tuyển đại học Ở tiết dạy này, người dạy- giáo viên Mai Thị Tâm- trườngTHPT Nga Sơn tự đánh giá đã đạt được những thành công đáng kể dựa trên hệthống tiêu chí đánh giá mới nhất của Bộ Giáo dục:

- Về kế hoạch và tài liệu dạy học: có sự phù hợp của chuỗi hoạt động học

với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng Đó là 05 hoạtđộng: khởi động, hình thành kiến thức mới, luyện tập, vận dụng, tìm tòi mởrộng Cách khởi động bằng hệ thống câu thơ có chung đề tài viết về tình yêu đãtạo tiền đề đầy cảm hứng để giáo viên dẫn dắt học sinh đi vào đọc hiểu đoạntrích cũng có đề tài về yêu dưới góc nhìn của nhà vật lý Anhxtanh Nhiệm vụhọc tập đã đạt được qua từng hoạt động cụ thể Máy chiếu, phiếu học tập đã pháthuy hiệu quả khi kết hợp với phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống lạikiến thức phần luyện đề đọc hiểu và làm việc nhóm cũng là hoạt động khéo léođược lồng ghép trong chuỗi hoạt động của tiết dạy Phương án kiểm tra, đánh

Trang 10

giá được giáo viên thực hiện ngay trong chuỗi câu hỏi ở phiếu học tập cũng nhưviệc người dạy đã “hữu ý” không ghi tên tác giả, tác phẩm ở dưới mỗi câu thơnhằm kích thích tư duy tái hiện của học sinh trong việc tích hợp ôn tập phânmôn Văn học trong bộ môn Ngữ văn ở hoạt động khởi động Không khí, màusắc văn chương được tạo ra ngay từ đầu một cách tự nhiên, thoải mái nhất.

- Tổ chức hoạt động học cho học sinh: có sự sinh động, hấp dẫn khi kết hợp cả

hình thức làm việc cá nhân và hoạt động nhóm Trong hoạt động khởi động,học sinh chủ yếu làm việc độc lập, phát huy tư duy cá của cá nhân trên phiếu

học tập qua việc trả lời các câu hỏi như: Đọc những câu thơ trong phiếu học

tập và chỉ ra điểm giống nhau về đề tài trong những câu thơ đó? Anh/ chị có suy nghĩ gì về đề tài đó trong văn học và trong cuộc sống? Hãy lấy ví dụ (câu thơ, bài thơ, tác phẩm văn xuôi ) viết về đề tài nói trên? Trong hoạt động

hình thành kiến thức mới thì học sinh vừa được làm việc độc lập, vừa đượclàm việc nhóm (trao đổi, thảo luận câu trả lời) khi giải quyết 04 câu hỏi ở phầnđọc- hiểu như:

Câu 1 Thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn trích trên là gì? Câu 2 Chỉ ra và nêu tác dụng của 01 phép tu từ trong đoạn (2)

Câu 3 Nhận xét về nét độc đáo của câu văn: “Thay vì sử dụng công thức

E= mc2, ta chấp nhận rằng, năng lượng hàn gắn thế giới có thể tạo ra từ tình yêu nhân với tốc độ ánh sáng bình phương”

Câu 4 Suy nghĩ về bài học nhân sinh sâu sắc nhất mà anh/chị rút ra sau

khi đọc đoạn trích trên (trình bày từ 5- 8 dòng).

Điểm độc đáo, đặc sắc của tiết dạy còn được thể hiện ở các hoạt độngluyện tập, vận dụng, tìm tòi mở rộng Học sinh sẽ được mở rộng tầm nhìn, kíchthích tư duy, bồi dưỡng tình yêu văn chương từ việc giải đáp, khám phá những

câu hỏi và cả những “băn khoăn” cần đến sự trợ giúp của giáo viên: Hiểu biết

của anh/ chị về Anhxtanh? Quan điểm của Anhxtanh về TÌNH YÊU có giống với suy nghĩ, lối sống của con người Việt Nam không? Mối quan hệ giữa cha

và con gái có gì đặc biệt từ bức thư của nhà vật lý? Sưu tầm những câu thơ, bài thơ, bài văn hay viết về tình yêu Tìm mối liên hệ trong quan niệm về TÌNH

Trang 11

YÊU của các tác giả? Tuy nhiên sắp xếp, phân bố thời gian cũng là vấn đề cần

được chú ý để việc tổ chức hoạt động học cho học sinh được diễn ra trọn vẹn.Trong quá trình tổ chức hoạt động này, giáo viên đã theo dõi, quan sát,phát hiện kịp thời và có các biện pháp hỗ trợ, khuyến khích học sinh hợp tác,giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập Một số học sinh gặp khó khăntrong tái hiện kiến thức hoặc trình bày chưa khoa học trong phiếu học tập sẽđược gợi mở qua những câu hỏi mang tính định hướng trực tiếp từ giáo viên

hoặc từ bạn học Ví dụ, với câu hỏi thứ nhất Thao tác lập luận chính được sử

dụng trong đoạn trích trên là gì?, có học sinh sẽ nhầm câu trả lời giữa thao tác

lập luận bình luận và phương thức biểu đạt nghị luận Lúc này giáo viên hỗ trợ

và sau đó tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động và quá trình thảoluận của học sinh thì kiến thức, phương pháp các em tiếp nhận được sẽ sâu sắc,toàn diện hơn

- Hoạt động học của học sinh: kế hoạch và tài liệu dạy học phù hợp, tổ

chức sinh động hoạt động học cho học sinh, do đó kết quả là học sinh có sựchủ động, sẵn sàng, tích cực, sáng tạo, hợp tác trong việc thực hiện các nhiệm

vụ học tập Kỹ năng “tự học” được phát huy hiệu quả như một minh chứng choviệc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá

Với tiết dạy này, giáo viên dạy đã góp phần thay đổi quan niệm về cáchlàm bài phần đọc- hiểu Đọc- hiểu không chỉ có đọc và hiểu, đọc để hiểu màcòn rất nhiều kỹ năng được rèn luyện, song song đó đặc thù bộ môn nuôidưỡng cảm xúc vẫn được giữ nguyên qua cách lựa chọn ngữ liệu về đề tài tìnhyêu

Sản phẩm của tiết dạy “Luyện đề phần Đọc- hiểu” là phiếu học tập và

phần trình bày bằng lời, phần hệ thống bằng sơ đồ tư duy (SĐTD) trên bảng(xem thêm ở phần phụ lục) Kết quả bảng tỷ lệ học sinh trả lời đúng dưới đâyđược cập nhật trước khi học sinh được hỗ trợ từ giáo viên và bạn học Câu trảlời đúng được tính ở mức độ tương đối vì một số học sinh trả lời thiếu ý hoặcchưa làm xong so với thời gian quy định

Sĩ số lớp 11D Số lượng- tỷ lệ HS trả lời đúng

Trang 12

47 45

95,7%

4391,48%

4391,48%

4697,87%

Bảng số lượng- tỷ lệ trả lời đúng của học sinh lớp 11D -

trường THPT Nga Sơn

Bên cạnh đó, người dạy tự nhận thấy vẫn còn tồn tại một số hạn chế cầnkhắc phục như: phần hệ thống lại kỹ năng làm bài đọc hiểu chưa được khắc sâu(thực ra phần này đã nói ở những tiết trước); cần sắp xếp thời gian hợp lý hơnkhi tổ chức hoạt động học cho học sinh Người dạy đã tự tin để thực hiện và tựđánh giá tiết dạy nhưng chưa mạnh dạn tự xếp loại giờ dạy như bản thân đã suynghĩ (tự xếp loại giờ dạy Giỏi) Việc làm sáng kiến này là cách người viết tựnhắc nhở bản thân về việc tạo ra và nắm bắt cơ hội để khẳng định bản thân, qua

đó truyền cảm hứng tới học sinh và đóng góp nhiều hơn cho sự nghiệp giáo dục

Giáo viên dạy cần có sự trung thực, khách quan trong việc tự nhận xét về

mặt thành công và hạn chế của giờ dạy ở các tiêu chí trong Công văn 5555 năm

2014 như: kế hoạch và tài liệu dạy học, tổ chức hoạt động học cho học sinh, hoạtđộng học của học sinh…

Ngoài ra sự tự tin cũng rất cần thiết khi bản thân người dạy ý thức rõ ràng

về điểm mạnh, sở trường của chính mình trong tiến trình dạy học Đặc biệt sự tự

tin phải gắn liền với thái độ thẳng thắn, mạnh mẽ, dám chia sẻ, phản biện, nói

lên quan điểm của mình về vấn đề cần lí giải

Biết lắng nghe, tiếp thu cũng là điều kiện cần để người dạy bổ sung kinh

nghiệm và dần hoàn thiện kỹ năng đánh giá, xếp loại giờ dạy của cá nhân vàđồng nghiệp

Và những sáng kiến kinh nghiệm này sẽ chỉ phát huy hiệu quả khi ngườidạy có hiểu biết đầy đủ, toàn diện, sâu sắc về hệ thống các mặt, tiêu chí, yêu cầuđánh giá

2.3.2 Về phía giáo viên dự giờ

Tiết dạy “Luyện đề phần đọc- hiểu” được thực hiện ngày 16/6/2020 tại

lớp 11D, trường THPT Nga Sơn có sự tham dự của các đồng chí:

- Đồng chí Trịnh Trọng Nam, chuyên viên Ngữ văn, phó trưởng phòngGDTrH Sở GD&ĐT Thanh Hóa

Trang 13

- Đồng chí: Phạm Văn Khang- TTCM tổ Ngữ văn trường Mai Anh Tuấn.

- Các đồng chí giáo viên tổ Ngữ văn trường THPT Nga Sơn

Sau tiết dự giờ, dưới sự chủ trì của đồng chí Trịnh Trọng Nam, các đồngchí giáo viên tham dự đã có những nhận xét, đánh giá, xếp loại cụ thể:

* Ý kiến của đồng chí Hoàng Thị Huyền:

Ưu điểm: Tài liệu dạy học chuẩn bị chu đáo kỹ lưỡng; tổ chức giao nhiệm

vụ cho học sinh phù hợp; có khả năng quan sát, phát hiện khó khăn của học sinh và hỗ trợ kịp thời Hạn chế: cần khắc sâu kỹ năng làm bài đọc- hiểu cho học sinh.

* Ý kiến của đồng chí Trần Thị Mai:

Ưu điểm: Cách chọn ngữ liệu đọc- hiểu hay; tiết dạy nhẹ nhàng; giọng giảng truyền cảm, tạo không khí tích cực và đậm màu sắc văn chương Học sinh tích cực trong việc thực hiện nhiệm vụ Hạn chế: sắp xếp thời gian hợp lý hơn; cần hướng dẫn kỹ năng làm bài sâu hơn.

* Ý kiến của đồng chí Phạm Văn Khang:

Ưu điểm: Bước khởi động của bài dạy sáng tạo; tổ chức tốt các hoạt động cho học sinh luyện tập; do đó học sinh tham chủ động tham gia trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập; dùng sơ đồ tư duy để hệ thống lại câu trả lời đúng tạo nên cái nhìn trực quan, thuận lợi cho trí nhớ học sinh Hạn chế: chú ý ôn lại cấu trúc ma trận đề phần đọc hiểu ở những mức độ kiến thức khác nhau; từ khóa của sơ đồ tư duy cần bám sát ngữ liệu hơn.

* Ý kiến của đồng chí Trịnh Trọng Nam:

Ưu điểm: Người dạy đã thực hiện tốt ở các tiêu chí kế hoạch và tài liệu dạy học; tổ chức hoạt động học cho học sinh; hoạt động học của học sinh, đặc biệt tổ chức tốt các hoạt động cho học sinh luyện tập; giáo viên bám sát mục tiêu để giao nhiệm vụ học tập cho học sinh; học sinh tích cực, chủ động, hào hứng giải quyết nhiệm vụ học tập Hạn chế: cần tăng lượng đề đọc hiểu theo hình thức làm việc nhóm theo đề để khắc sâu kinh nghiệm, kỹ năng làm bài phần đọc- hiểu; chưa gọi tên cách làm bài đọc- hiểu: đó là trả lời trực tiếp; lưu

ý học sinh không được sử dụng sơ đồ tư duy trong bài thi phần đọc- hiểu.

Trang 14

Xếp loại giờ dạy: Khá.

* Ý kiến phản hồi của giáo viên dạy: Hoàn toàn nhất trí với những đánh giá

và xếp loại của giáo viên dự giờ (Vấn đề này sẽ được đề cập sâu hơn trong mộtsáng kiến khác)

Qua ý kiến của người dự giờ, chúng ta có thể thấy căn cứ, cơ sở để đánhgiá, xếp loại tiết dạy chủ yếu dựa trên hệ thống tiêu chí năm 2014 của Bộ Giáodục, được Sở GD&ĐT Thanh Hóa hướng dẫn năm 2017, đảm bảo tính toàn

diện, khoa học, trong đó các tiêu chí tổ chức hoạt động học cho học sinh và hoạt

động học của học sinh chiếm số điểm cao Rõ ràng khi phương pháp kiểm tra

đánh giá học sinh thay đổi thì kỹ năng đánh giá, xếp loại giờ dạy của giáo viêncũng đổi mới, lấy học sinh làm trung tâm của hoạt động dạy học Giáo viên phảinắm vững điều này (thông tin cơ bản có trong sổ dự giờ) trước khi dự giờ vàđánh giá, xếp loại Giáo án, phiếu học tập, sản phẩm của học sinh… cũng làthước đo cho mức độ thành công của người dạy Giáo viên dự giờ không nên bỏqua những yếu tố này

Thái độ, tâm thế người dự khi đánh giá, xếp loại tiết dự giờ cũng là yếu tốquan trọng tác động đến chất lượng, hiệu quả của phần nhận xét Tính xây dựngvới mục đích góp ý, bổ sung, rút kinh nghiệm sẽ giúp người dạy và người dựhiểu được sâu sắc bài học thiết thực trong hành trình giúp học sinh chủ độngkhám phá, chinh phục tri thức Ngữ văn Sự tôn trọng, thấu hiểu với tinh thầnhọc hỏi, chia sẻ là điều kiện đủ để người dự đưa ra đánh giá xác đáng, thuyếtphục

Không dừng lại ở đó, những yếu tố “liên dự giờ” như: sức khỏe, thời tiết,chất lượng học sinh, quá trình giảng dạy của người dạy, thông tin từ đồngnghiệp, học sinh, cán bộ quản lý… đối với giáo viên đứng lớp và cảm nhậnriêng của người dự (trong trường hợp nhiều người cùng dạy trong một bộ môn)cũng là một phần cơ sở để những người dự giờ có cái nhìn bao quát trước khiđưa ra cách đánh giá, xếp loại cuối cùng

Khi người dạy và người dự cùng có tiếng nói chung trong việc tạo nênmôi trường giáo dục thân thiện, tiến bộ, nhân văn thì việc đánh giá, xếp loại là

Trang 15

cơ hội để những người làm công tác giáo dục có cơ hội gặp gỡ, khẳng định, tỏasáng.

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

Người viết đề tài đã triển khai vấn đề này trong tổ chuyên môn như một nộidung sinh hoạt thiết thực, ý nghĩa và nhận được những phản hồi tích cực Vấn đề

là phương pháp, tiêu chí đã có song cần thường xuyên thực hành thì hiểu biếtmới chuyển thành kĩ năng thực sự Đây chính là mấu chốt của việc dạy học nóichung và dự giờ nói riêng

Để cho hoạt động dự giờ thực sự “chuyên nghiệp”, phát huy được hiệu quảcần thiết thì cả người dạy và người dự phải mang tư cách đa chiều của nhà giáodục, nhà khoa học, nhà tâm lý và những người bạn Đối với giáo viên tổ Ngữvăn của trường THPT Nga Sơn, dự giờ và các hoạt động gắn liền là trải nghiệmthú vị với nhiều bài học khó quên

3 Kết luận, kiến nghị

3.1 Kết luận

Đề tài này đã được ứng dụng hiệu quả trong thực tế dạy và học của giáoviên và học sinh nhà trường Song song với đó là những bài học kinh nghiệm đãđược rút ra

Làm việc gì cũng cần có hiểu biết cặn kẽ và có phương pháp khoa học.Hiểu biết và phương pháp sẽ chỉ có ý nghĩa khi dược vận dụng trong quá trìnhthực hành theo nguyên tắc “học đi đôi với hành”; khi thực hành nhiều sẽ chuyểnthành kĩ năng; khi có kĩ năng việc viết bài sẽ trở nên đơn giản và nhanh chóng

Từ yêu cầu mới đối với việc đổi mới kiểm tra, đánh giá, người dạy vàngười dự đều phải thích nghi với sự thay đổi Đây không chỉ là thử thách mà còn

là cơ hội để đôi bên tự đánh giá năng lực thích ứng với hoàn cảnh

Dạy và học luôn là quá trình chia sẻ với rất nhiều mối quan hệ: giáo viênvới giáo viên, giáo viên với học sinh, học sinh với học sinh Khi có sự chia sẻ,chúng ta sẽ có sức mạnh chung, niềm vui chung; biến quá trình giáo dục thành

tự giáo dục

Trang 16

3.2 Kiến nghị

Mỗi SKKN luôn là kinh nghiệm, là tư duy, là thực tiễn sống động, là bàihọc quý mà mỗi người dạy học đã tìm ra, rút ra, “trải nghiệm” sâu sắc với mụcđích góp phần làm cho quá trình dạy và học trở nên thú vị, nhẹ nhàng, khoa họchơn Do vậy cần phổ biến rộng rãi hơn những sáng kiến, những sản phẩm trí tuệ

và tâm huyết này trong các đợt tập huấn bởi giáo dục chính là sự chia sẻ để biếnquá trình giáo dục thành tự giáo dục với ý thức tiếp thu, học hỏi một cách tựgiác, tự nguyện

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung

của người khác.

(Ký và ghi rõ họ tên)

Mai Thị Tâm

Ngày đăng: 13/07/2020, 22:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng hướng dẫn đánh giá, xếp loại giờ dạy giáo viên trung học theo Công văn số 10227/THPT ngày 11/9/2001 của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Rèn luyện kỹ năng đánh giá, xếp loại của giáo viên từ hoạt động dự giờ tiết dạy luyện đề phần đọc  hiểu
Bảng h ướng dẫn đánh giá, xếp loại giờ dạy giáo viên trung học theo Công văn số 10227/THPT ngày 11/9/2001 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Trang 6)
Trình bày bảng hợp lý, chữ viết, hình vẽ, lời  - Rèn luyện kỹ năng đánh giá, xếp loại của giáo viên từ hoạt động dự giờ tiết dạy luyện đề phần đọc  hiểu
r ình bày bảng hợp lý, chữ viết, hình vẽ, lời (Trang 6)
Bảng hướng dẫn đánh giá, xếp loại giờ dạy giáo viên trung học theo Công văn số 5555/BGDĐT- GDTrH ngày 8/10/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) - Rèn luyện kỹ năng đánh giá, xếp loại của giáo viên từ hoạt động dự giờ tiết dạy luyện đề phần đọc  hiểu
Bảng h ướng dẫn đánh giá, xếp loại giờ dạy giáo viên trung học theo Công văn số 5555/BGDĐT- GDTrH ngày 8/10/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) (Trang 8)
Hình ảnh: Phó trưởng phòng GDTrH Sở GD&ĐT Thanh Hó a- chuyên viên môn Ngữ văn Trịnh Trọng Nam sau tiết dự giờ ngày 16/6/2010 tại lớp 11D, - Rèn luyện kỹ năng đánh giá, xếp loại của giáo viên từ hoạt động dự giờ tiết dạy luyện đề phần đọc  hiểu
nh ảnh: Phó trưởng phòng GDTrH Sở GD&ĐT Thanh Hó a- chuyên viên môn Ngữ văn Trịnh Trọng Nam sau tiết dự giờ ngày 16/6/2010 tại lớp 11D, (Trang 29)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w