Tổ chức CLB “Em yêu thích môn Toán” lớp 5 trong trường Tiểu học chính làgiúp các em được phát huy vốn kiến thức đã học một cách tự giác, tự tin rènluyện tính độc lập trong quá trình giải
Trang 1SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ
–––––––––––––––––––––
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC TỔ CHỨC CÂU LẠC BỘ “EM YÊU THÍCH MÔN TOÁN” LỚP 5 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠT HIỆU QUẢ
Người thực hiện: NGUYỄN THỊ THÌN
Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị: Trường Tiểu học Quảng Thắng, TP Thanh Hóa SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Quản lý
NĂM 2020
Trang 22.2 Thực trạng tổ chức CLB “Em yêu thích môn Toán” lớp 5 ở
2.3.Một số biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng CLB “Em yêu thích môn Toán”
Giải pháp 1: Chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về
Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo tổ chức CLB 4Giải pháp 3: Phân công và bồi dưỡng giáo viên tham gia tổ chức
Giải pháp 4: Thường xuyên chỉ đạo tổ chức hoạt động của CLB
Giải pháp 5: Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất - Thiết bị cho hoạt
Giải pháp 6: Huy động cộng đồng tham gia công tác tổ chức CLB 16Giải pháp 7: Tổ chức tốt phong trào thi đua khen thưởng 162.4 Hiệu quả của sáng kiến đối với hoạt động giáo dục 17
Trang 31 MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài:
Toán học góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành
và phát triển nhân cách học sinh Trên cơ sở cung cấp những tri thức khoa họcban đầu về số học, các số tự nhiên, các số thập phân, các đại lượng cơ bản, giảitoán có lời văn ứng dụng thiết thực trong đời sống và một số yếu tố hình họcđơn giản Môn toán ở tiểu học bước đầu hình thành và phát triển năng lực trừutượng hoá, khái quán hoá, kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú học tập toán,phát triển hợp lý khả năng suy luận và biết diễn đạt đúng bằng lời, suy luận đơngiản, góp phần rèn luyện phương pháp học tập và làm việc khoa học, linh hoạtsáng tạo Môn toán có tầm quan trọng lớn vì toán học với tư cách là một bộ phậnkhoa học nghiên cứu hệ thống kiến thức cơ bản và sự nhận thức cần thiết trongđờisống sinh hoạt và lao động của con người Môn toán là ''chìa khoá'' mở củacho tất cả các ngành khoa học khác, nó là công cụ cần thiết của người lao độngtrong thời đại mới Vì vậy, môn toán là bộ môn không thể thiếu được trong nhàtrường, đây là những tri thức, kỹ năng vừa đáp ứng cho phát triển trí tuệ, ócthông minh, sáng tạo, vừa đáp ứng cho việc ứng dụng thiết thực trong cuộc sốnghàng ngày, để các em trở thành những người có ích cho xã hội.Trường Tiểu họcchính là cái nôi đầu tiên để học sinh có điều kiện bộc lộ năng khiếu, tài năngmôn toán Nếu được nhà trường, cô giáo và phụ huynh phát hiện bồi dưỡng,kich thích niềm say mê học toán thì học sinh ngày càng phát triển và hào hứngvới môn học Vì vậy, việc thành lập các Câu lạc bộ ở trường Tiểu học là hết thứccần thiết, vì đó chính là nguồn học sinh giỏi cho các cấp tiếp theo
Tổ chức CLB “Em yêu thích môn Toán” lớp 5 trong trường Tiểu học chính làgiúp các em được phát huy vốn kiến thức đã học một cách tự giác, tự tin rènluyện tính độc lập trong quá trình giải toán, sáng tạo trong việc tìm cách giải,các em có thể có những cách giải khác nhau Qua các loại hình sinh hoạt củaCLB, học sinh có dịp giúp nhau cùng tiến bộ, trao đổi kinh nghiệm trong cuộcsống, phát huy mặt tích cực, cải thiện uốn nắn các biểu hiện tiêu cực, lạc hậu,kích thích tính chủ động, sáng tạo Vì thế, phương pháp bồi dưỡng cũng nhưhình thức tổ chức bồi dưỡng phải như thế nào cho đa dạng phong phú và phùhợp với đặc điểm tâm sinh lí của từng đối tượng, đó là vấn đề đang được rấtnhiều người quan tâm Ngoài ra, các yếu tố như: giáo viên, học sinh có năngkhiếu, cha mẹ học sinh, chương trình và tài liệu … cũng tác động rất lớn tớiquá trình bồi dưỡng câu lạc bộ Chính vì vậy, tôi đã dành nhiều thời giannghiên cứu, chỉ đạo việc bồi dưỡng, đúc kết rút kinh nghiệm và phổ biến kinhnghiệm chỉ đạo việc bồi dưỡng đem lại hiệu quả cao qua việc tổ chức Câu lạc
bộ “Em yêu thích môn Toán” lớp 5
Xuất phát từ thực tế trong nhà trường, với cương vị của người quản lý,tôi nhận thấy rằng, để công tác bồi dưỡng câu lạc bộ đạt kết quả cao cần có sựphối kết hợp đồng bộ giữa cán bộ quản lí với đội ngũ giáo viên trực tiếp giảngdạy và sự vào cuộc của phụ huynh học sinh Bằng kinh nghiệm của mình, tôi
xin được nêu ra: Một số biện pháp chỉ đạo công tác tổ chức câu lạc bộ “Em yêu thích môn Toán” lớp 5 ở trường Tiểu học đạt hiệu quả
Trang 4Với đề tài này, tôi đã trải nghiệm trong 2 năm học: 2017 – 2018, 2018 – 2019các biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Câu lạc bộ “Em yêu
thích môn Toán” lớp 5 ở trường Tiểu học Quảng Thắng Rất mong nhận được sự
góp ý của các cấp quản lý và đồng nghiệp
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
Câu lạc bộ “Em yêu thích môn Toán” lớp 5 ở trường Tiểu học Quảng ThắngThành phố Thanh Hóa
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, giảng dạy,…
- Nhóm phương pháp hỗ trợ khác: Phân tích, thống kê,…
1.5 Điểm mới của SKKN: Phát triển từ một phần của đề tài tổ chức Câu lạc bộ
“ Em yêu thích môn Toán” ở trường Tiểu học
2 NỘI DUNG 2.1 Cở sở lý luận:
Khái niệm: Câu lạc bộ (CLB) trong nhà trường là nơi tập hợp các học sinh
có cùng sở thích, năng khiếu ở một lĩnh vực nào đó tự nguyện tham gia vào cáchoạt động học tập, vui chơi giải trí phù hợp với bản thân
Cho đến nay, các CLB trong trường học đã không còn là điều mới mẻ vớinhiều người CLB học tập, CLB thể thao, CLB nghệ thuật… nhiều CLB đã lànơi chắp cánh cho những tài năng trong tương lai
Tổ chức CLB trong trường Tiểu học chính là việc rèn kĩ năng sống vìtrong một môi trường mới có nhiều cơ hội phát triển bản thân, các em sẽ tậndụng và phát huy những khả năng của mình, tạo điều kiện thực hành những điều
đã học nhằm ngày càng tự hoàn thiện mình hơn trong cuộc sống cũng như pháttriển tối đa khả năng còn tiềm ẩn trong mỗi cá nhân
CLB là một trong những phương thức hoạt động sinh động, là công cụ đểgiáo dục tư tưởng, văn hoá, giáo dục truyền thống và giáo dục thẩm mỹ cho họcsinh Đồng thời là môi trường tiên tiến để mỗi thành viên tự điều chỉnh nhậnthức, hành vi, rèn luyện, phấn đấu trưởng thành
CLB “Em yêu thích môn Toán” trong nhà trường là nơi tập hợp các họcsinh có cũng sở thích, năng khiếu về môn Toán, tự nguyện tham gia Tổ chứcCLB “Em yêu thích môn Toán” sẽ tạo ra nhiều cơ hội phát triển, các em sẽ tậndụng và phát huy những khả năng Toán học của mình cũng như phát triển tối đakhả năng còn tiềm ẩn trong mỗi cá nhân CLB sẽ cung cấp cho các em một môitrường rộng lớn để rèn luyện bản thân, bồi dưỡng năng lực, khả năng sáng tạo và
tư duy toán học, là nơi chắp cánh cho những tài năng toán học trong tương lai
Trang 52.2 Thực trạng tổ chức CLB “Em yêu thích môn Toán” lớp 5 ở trường Tiểu học Quảng Thắng.
Từ nhiều năm nay, PGD Thành phố có công văn khuyến khích các nhàtrường thành lập các CLB BGH nhà trường đã chỉ đạo và hướng dẫn cùng vớigiáo viên cốt cán chú ý tới công tác bồi dưỡng học sinh năng khiếu ở một số môn:Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, MT , nhưng tâm huyết hơn là tổ chức CLB “Emyêu thích môn Toán” đặc biệt là CLB “Em yêu thích môn Toán” lớp 5 Nhữngnăm gần đây, phụ huynh rất quan tâm về mô hình này và rất mong muốn nhàtrường tổ chức để có sân chơi cho con em mình Nhiều phụ huynh có con chưathực sự giỏi môn toán cũng đề nghị BGH cho con mình tham gia CLB để được cọsát với những dạng toán khó Nắm được nhu cầu và nguyện vọng của phụ huynh,BGH đã lên kế hoạch, nội dung tổ chức CLB và cùng giáo viên xây dựng Nhàtrường chọn Giáo viên giỏi, nhiệt tình, giàu kinh nghiệm để phụ trách tổ chứcCLB ở từng khối lớp Hàng tháng đều có họp, thống nhất và rút kinh nghiệmnhững nội dung chưa phù hợp, cùng nhau tìm ra những giải pháp tối ưu để vậndụng trong việc tổ chức BGH thường xuyên dự giờ, kiểm tra giáo án, trao đổigóp ý giúp giáo viên nâng cao khả năng của mình Nhà trường tạo đủ điều kiện về
cơ sở vật chất như: Phòng học, tài liệu tham khảo, thiết bị dạy học cho tổ chứcCLB Khuyến khích giáo viên và học sinh sưu tầm, mua tài liệu, lập tủ sách dùngcho CLB của nhà trường Học sinh tham gia CLB một tuần 2 buổi và cuối nămhọc đều tổ chức giao lưu CLB dưới nhiều hình thức để tìm ra những học sinh tiêubiểu và có phần thưởng xứng đáng để kịp thời động viên, khích lệ học sinh vàgiáo viên
Số lượng học sinh đầu năm tham gia CLB “Em yêu thích môn Toán” lớp
5 như sau:
Năm học Số lượng CLB Số học sinh tham gia
* Những hạn chế trong việc chỉ đạo tổ chức CLB “Em yêu thích môn
Toán” lớp 5 ở trường Tiểu học Quảng Thắng:
- Số học sinh của khối 5 quá ít (81 em) nên việc chọn những học sinhnăng khiếu môn toán rất khó khăn
- Trong quá trình bồi dưỡng, phương pháp dạy của giáo viên chưa pháthuy hết được tính độc lập, chủ động sáng tạo, trí thông minh của học sinh
- Sự quan tâm, đầu tư của phụ huynh còn ít, nhiều phụ huynh đi làm ăn xa
2.3 Một số biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng CLB “Em yêu thích mônToán” lớp 5 ở trường Tiểu học Quảng Thắng:
Trước những thực trạng về công tác chỉ đạo bồi dưỡng CLB “Em yêu thíchmôn Toán” lớp 5 ở trường Tiểu học Quảng Thắng, bản thân tôi tự nhận thấy cầnphải có những giải pháp hết sức thiết thực, cụ thể để nâng cao chất lượng CLBtrong trường học, nhất là CLB “Em yêu thích môn Toán” lớp 5 Cụ thể là:
Giải pháp 1: Chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về việc bồi dưỡng học sinh năng khiếu môn toán.
Trang 6Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo tổ chức CLB:
Để thực hiện một nội dung công việc thì bước xây dựng kế hoạch là mộtviệc làm hết sức quan trọng Một kế hoạch đầy đủ, cụ thể, khoa học, rõ ràng sẽgiúp chúng ta không lúng túng, mất phương hướng trong quá trình thực hiện Vìvậy để có kết quả tốt Ban giám hiệu cần quan tâm đến việc lập kế hoạch, đếnviệc thiết kế những bước đi và việc làm cụ thể theo một trình tự đã được quyđịnh để đạt được mục tiêu đã đề ra
Bám sát vào nội dung chương trình, các văn bản chỉ đạo của PGD, SGD kếthợp với thực tế của nhà trường Khi xây dựng kế hoạch phải được bàn bạc tronghội đồng Giáo dục, với cốt cán bộ môn kết hợp tham khảo ý kiến của phụ huynh để
đi đến thống nhất Sau khi thống nhất sẽ tổ chức thực hiện theo đúng lộ trình quyđịnh Nếu có bổ sung, cần thống nhất lại trong hội đồng Giáo dục nhà trường
Ban chỉ đạo của CLB gồm : Hiệu trưởng, PHT, Tổ trưởng chuyên môn, giáoviên cốt cán môn toán và giáo viên trực tiếp dạy CLB
Sau khi thành lập ban chỉ đạo, tôi yêu cầu xây dựng nội dung chương trìnhsinh hoạt CLB phải dựa trên kiến thức cơ bản theo chuẩn kiến thức kĩ năng củamôn toán Giáo viên phải khắc sâu kiến thức cơ bản của nội dung học chínhkhóa, từ đó vận dụng để nâng cao dần, theo vòng xoáy: Từ cơ bản đến nâng cao,
từ đơn giản đến phức tạp, linh hoạt có các dạng bài biến đổi công thức đồng thờicũng phải có ôn tập, củng cố Ngoài chương trình sách giáo khoa và tài liệuchuẩn kiến thức kĩ năng môn Toán, giáo viên có thể tham khảo thêm một số loạitài liệu sau: Sách bồi dưỡng Toán, Toán Nâng cao và phát triển, các chuyên đề
về giải toán, tạp chí Toán tuổi thơ, sách toán Violympic Đồng thời tôi yêu cầu
Trang 7giáo viên lập nick vào thi Violympic như học sinh để thấy được những vướngmắc có thể xảy ra đối với học sinh Từ đó giáo viên có những định hướng đúngđắn, đúc rút và cô đọng nội dung chương trình bồi dưỡng, phù hợp với đối tượnghọc sinh và thời gian ôn luyện.
- Mặt khác để các em vững vàng kiến thức, mở rộng được nhiều dạng bàitập thì mỗi dạng bài cần phải luyện tập nhiều lần, đưa ra nhiều cách giải Đồngthời thường xuyên phải củng cố, tổng hợp lại để khắc sâu Sau mỗi chuyên đề rabài kiểm tra đánh giá lại việc học sinh nắm bắt kiến thức như thế nào
- Ban chỉ đạo CLB hoàn thiện chương trình bồi dưỡng, sau mỗi tháng, học
kì và hàng năm lại tổng kết, rút kinh nghiệm
- Giáo viên tổ chức bồi dưỡng CLB theo chương trình đã xây dựng
- Dựa trên định hướng của tổ chuyên môn mỗi giáo viên dạy bồi dưỡngcần chủ động biên soạn nội dung chương trình bồi dưỡng CLB mình phụ trách
Sau khi giáo viên xây dựng xong chương trình, tôi đã phê duyệt và góp ý,điều chỉnh chương trình dạy CLB của từng giáo viên, kiểm soát việc cập nhật,
bổ sung tư liệu bồi dưỡng, yêu cầu cao việc đầu tư biên soạn tài liệu, giáo trìnhbồi dưỡng CLB
Qua việc tham khảo các tài liệu trên sẽ giúp cho giáo viên và học sinh làmgiàu thêm vốn hiểu biết của mình đồng thời rèn cho các em một thói quen đọc sách,một thói quen cần thiết của học sinh Trên cơ sở của nội dung chương trình đã biênsoạn cùng các tài liệu tham khảo phù hợp, giáo viên sẽ chủ động phân chia lượngkiến thức theo từng thời gian, thời điểm thích hợp
Ví dụ: KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG CLB “EM YÊU THÍCH MÔN TOÁN”
LỚP 5 Năm học 2019 – 2020
9/2019
2,3 ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ PHÂN SỐ
4 Dãy phân số Các phép tính đối với phân số.Bài kiểm tra số 1.
10/2019
5 GIẢI TOÁN ĐIỂN HÌNHCác bài toán về trung bình cộng Giải toán về tổng tỉ, hiệu tỉ
6 Giải toán lên quan đến tỉ lệ.
7 Giải toán về công việc chung Luyện tập chung
8 Giải toán bằng phương pháp khử Luyện tậpBài kiểm tra số 2
11/2019
9 Giải toán bằng phương pháp giả thiết tạm
10 Giải toán bằng phương pháp ngược từ cuối Luyện tập chung
11 Giải toán về tổng tỉ, hiệu tỉ (tiếp) Giải toán về hai hiệu số
12 Bài kiểm tra số 3
12/2019 13 SỐ THẬP PHÂN
Hỗn số Phân số thập phân Đọc, viết, so sánh số thập phân.Chuyển hỗn số thành phân số; thành số thập phân và ngượclại
Trang 814 Luyện tập chung
15 Các phép tính với số thập phân (Tìm thành phần chưa biết,xác định số dư trong phép tính)
16 Giải toán về tỉ số phần trăm (Hệ thống lại 3 dạng cơ bản)
17 Giải toán về tỉ số phần trăm, luyện tập chung
Giải toán Violympic cấp trường (25-26/12/2019)
1/2020
18 Giải toán về tỉ số phần trăm
19 Dạng toán tính phần trăm đường, muối có trong dung dịch nước đường, nước muối
20 Dạng toán liên quan đến tỉ số được viết dưới dạng tỉ số % Luyện tập chung
23 Diện tích hình tam giác Diện tích hình thang Luyện tậpchung.
24 Chu vi, diện tích hình tròn Bài kiểm tra số 5.
3/2020
25 Diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình hộp chữnhật, hình lập phương
26 Vận tốc- Quãng đường - Thời gian
27 Chuyển động ngược chiều
28 Chuyển động cùng chiều và đuổi theo nhau.Bài kiểm tra số 6.
4/2020
29 Vật chuyển động có chiều dài đáng kể
30 Chuyển động của dòng nước
31 Ôn tập tổng hợp
32 Giao lưu CLB Toán cấp trường.
Giải pháp 3: Phân công và bồi dưỡng giáo viên tham gia tổ chức CLB
“Em yêu thích môn Toán”
Căn cứ vào số lượng học sinh tham gia CLB, Ban giám hiệu nhà trườngchọn và bố trí giáo viên tham gia phụ trách CLB Đây là việc làm quan trọng nóquyết định chất lượng CLB
* Những tiêu chí chọn giáo viên bồi dưỡng CLB:
- Giáo viên có trình độ năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ cao về mônToán
- Giáo viên có kĩ năng, phương pháp dạy học tốt, có tinh thần tự học, tựbồi dưỡng và sáng tạo trong giảng dạy
- Nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, có ý thức kỉ luật cao trong chuyên môn
- Có sức khoẻ, tự tin, giàu kinh nghiệm trong giảng dạy
* Tổ chức phân công lao động hợp lí:
Trang 9Căn cứ vào trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực của mỗi giáo viên
để phân công vào từng khối lớp một cách phù hợp:
- Phân công chuyên sâu là cách phân công giáo viên phụ trách cố địnhtrong nhiều năm để họ có điều kiện nghiên cứu sâu các nội dung cần bồi dưỡngphù hợp với năng lực của mỗi giáo viên
- Phân công dạy theo đúng năng lực, nguyện vọng để phát huy tốt nhấtnăng lực của giáo viên
- Phân công luân phiên để giáo viên nắm kiến thức xuyên suốt chương trìnhTiểu học
- Chỉ nên thay đổi giáo viên khi có lí do chính đáng
* Thường xuyên có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tham gia bồi dưỡng CLB “Em yêu thích môn Toán” các lớp nói chung và lớp 5 nói riêng:
Để tổ chức tốt CLB “Em yêu thích môn Toán” thì giáo viên cần có nghiệp
vụ vững vàng, có nhiều sáng tạo trong các hình thức tổ chức, cập nhật nhanh nhữngđổi mới của chương trình Chính vì vậy, việc tổ chức bồi dưỡng giáo viên là rất cầnthiết, bồi dưỡng giáo viên cần tập trung vào những việc sau:
- Phổ biến kịp thời Nghị quyết của Đảng, chỉ thị nhiệm vụ của ngành, mục tiêu
kế hoạch của trường, công văn về hướng dẫn tổ chức CLB ở trường Tiểu học, nhữngquy định của Ban tổ chức Violympic Toán đến toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên
- Bồi dưỡng tư tưởng, chính trị, phẩm chất theo chuẩn nghề nghiệp giáoviên Tiểu học, năng lực sư phạm
- Tổ chứccác buổi sinh hoạt chuyên đề về Toán, sinh hoạt tổ chuyên môn đểđội ngũ giúp đỡ lẫn nhau Sau các buổi sinh hoạt chuyên đề, tổ chức cho giáo viênkiểm tra , kết quả không đưa vào xếp loại thi đua giáo viên để từng tổ chuyên môn tổchức rút kinh nghiệm thống nhất các giải pháp chung và yêu cầu giáo viên vận dụngcác giải pháp đó vào từng tiết học cho phù hợp với thực tế lớp dạy Bên cạnh việc tổchức các chuyên đề nhà trường còn tổ chức nhiều hình thức hội thảo CLB Toán đểgiáo viên có điều kiện tự bộc lộ khả năng của mình cũng như tham khảo ý kiến củabạn bè đồng nghiệp
Ngoài ra, để đạt được kết quả như mong đợi mỗi giáo viên cần phải tự bồidưỡng và tham gia vào quá trình bồi dưỡng của nhà trường thông qua các hìnhthức: Tự bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề, giáo viên cần nắm vững chươngtrình sách giáo khoa, chuẩn kiến thức kĩ năng môn học làm cơ sở cho việc pháttriển nâng cao kiến thức bồi dưỡng học sinh có năng khiếu Khi đã nắm được kiếnthức cơ bản một cách vững vàng giáo viên sẽ cảm thấy tự tin trong mỗi bài học, bàigiảng của mình và tích cực tham gia vào việc sinh hoạt trong tổ chuyên môn, xâydựng các dạng toán theo các chuyên đề Giáo viên tham gia bồi dưỡng CLB củalớp 5 phải có kiến thức Toán của cả cấp học
Từ những hình thức bồi dưỡng trên, giáo viên nắm chắc các kiến thức cơbản, biết cách mở rộng phát triển nâng cao kiến thức phù hợp, vừa sức với thực
tế học sinh lớp dạy Chủ động, tự tin và vận dụng linh hoạt các phương pháp vàhình thức tổ chức dạy học cho từng bài dạy cũng như cách thức tổ chức cácCLB
Trang 10Giải pháp 4: Thường xuyên chỉ đạo tổ chức hoạt động của CLB “Em yêu thích môn Toán” lớp 5:
CLB “Em yêu thích môn Toán” lớp 5 gồm 2 nhóm CLB: CLB Toán tuổithơ và CLB Violympic toán qua Internet
a CLB Toán tuổi thơ
CLB dành cho những học sinh yêu thích môn Toán và có khả năng tư duynhanh về Toán gồm có 30 học sinh lớp 5 tham gia
- Nội dung hoạt động: Ôn tập các kiến thức theo chương trình sách giáo khoa và
chuyên đề nâng cao theo mạch kiến thức đã học theo tuần, tháng; ôn tập toán cuốituần Nội dung cụ thể do Ban chủ nhiệm CLB xây dựng và được Ban giám hiệunhà trường duyệt trước Tham gia các kì giao lưu do Phòng GD và ĐT Thành phố
tổ chức
- Phương pháp: Vận dụng triệt để các phương pháp dạy học tích cực để học
sinh độc lập suy nghĩ, phát huy tính sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề
Một buổi tổ chức CLB thường tiến hành như sau:
Bước 1: Học sinh nhắc lại kiến thức, kĩ năng đã vận dụng vào giải quyết
bài tập đó; cho học sinh làm lại các dạng toán đã học
Bước 2: Hệ thống hoá và mở rộng kiến thức lí thuyết.
Bước 3: Đưa ra một số bài tập vận dụng kiến thức mở rộng
Bước 4: Ra bài tập ở mức độ cao hơn.
Bước 5: Học sinh nhận xét, khái quát hoá để rút ra cách giải quyết của
từng dạng bài tập
Bước 6: Củng cố kiến thức được cung cấp.
- Hình thức sinh hoạt CLB: Sau khi đã xác định nội dung cho buổi sinh hoạt,
Ban Chủ nhiệm thống nhất hình thức thể hiện, có rất nhiều hình thức sinh hoạtCLB Có thể sử dụng một số hình thức chính sau đây:
+ Giáo viên chủ nhiệm CLB hướng dẫn học sinh tiếp thu các chuyên đềnâng cao (như kế hoạch mà ban chỉ đạo đã duyệt)
+ Luyện vòng giao lưu CLB trên giấy, trên máy hoặc giao lưu bằng hìnhthức như Rung chuông vàng, Tìm đáp án nhanh, tổ chức giữa các đội chơi
+ Hội thảo, tọa đàm là hình thức các thành viên CLB cùng tham gia thảoluận để làm sáng tỏ một quan điểm, một nhận định
+ Sinh hoạt CLB kết hợp với hoạt động thể dục thể thao, tham quan dulịch…
Tôi đã chỉ đạo Ban chủ nhiệm CLB tổ chức giao lưu với nhiều hình thứcphong phú Cuối mỗi tháng sẽ có một bài giao lưu trên giấy, hai tháng sẽ tổ chứcmột lần giao lưu giữa các đội chơi, có thể là hình thức giao lưu cá nhân với nộidung câu hỏi phong phú, có đố vui và giáo dục kĩ năng sống Đề và nội dung giaolưu đều được BGH duyệt và góp ý trước
* Hình thức giao lưu giữa các đội:
Ví dụ: Giao lưu “ Đường lên đỉnh Olimpia”
Gồm 3 phần giao lưu: Khởi động, Vượt chướng ngại vật và Về đích
+ CLB chia thành bốn đội chơi, mỗi đội gồm 6 thành viên
+ Luật chơi:
Trang 11Phần khởi động: - Có 10 câu hỏi, cả đội cùng thảo luận trả lời trên bảng
phụ, trả lời đúng được 10 điểm Thời gian thi là 10 phút
Phần Vượt chướng ngại vật( thi cá nhân)
Có 10 câu hỏi trong cuộc thi, chỉ cần ghi kết quả và đơn vị (nếu có) Tất
cả học sinh cùng thi Mỗi người trong đội chơi chuẩn bị phấn và bảng con Saukhi nêu câu hỏi, người chơi có 10 giây để suy nghĩ và trả lời vào bảng, người nàotrả lời sai tự giác đứng dậy rời khỏi sàn chơi Nếu nhiều người bị loại sẽ có hìnhthức cứu trợ để tiếp tục cuộc chơi
Phần thi Về đích: Mỗi đội cử 1 học sinh đại diện cho đội mình tham gia
trả lời các câu hỏi Các em thật sự xuất sắc khi đều hoàn thành tốt tất cả các góicâu hỏi của mình với đáp án rất thông minh Mỗi gói gồm 5 câu hỏi
Một số bài toán sử dụng trong giao lưu “ Đường lên đỉnh Olimpia” nhằm phát triển trí thông minh cho trẻ:
Câu 1 Mẹ rán cá trên chảo, mẹ cần rán chín 3 con Biết rằng để rán chín
một con cá thì cần 4 phút và chảo chỉ có thể rán được 2 con cá một lần Hỏi mẹcần ít nhất bao nhiêu phút để rán chín 3 con cá này?
Câu 2 Điểm kiểm tra của bốn bạn Tùng, Cúc, Trúc, Mai là bốn số tự
nhiên liên tiếp có tổng là một số chia hết cho 13 Biết Tùng ít điểm nhất, Maicao điểm nhất và Cúc thì thua Trúc Hỏi Cúc được mấy điểm?
Câu 3 Một sợi dây 3m cột con ngựa cách đống cỏ 8m nhưng con ngựa
vẫn ăn cỏ ở đó được như bình thường, không có ai giúp Hỏi tại sao?
Câu 4 Bố Nam có mảnh vườn chu vi 48 mét Bố định bớt đi mỗi chiều 3
mét để làm lối đi.Vậy mảnh vườn bị giảm đi mấy mét vuông?
Câu 5 Có 5 học sinh câu 5 con cá trong 5 phút Hỏi có 100 học sinh câu
100 con cá trong bao lâu?
Giao lưu “ Đường lên đỉnh Olimpia”giữa các đội chơi
* Hình thức giao lưu trên giấy: Để đánh giá kết quả học tập của học sinh, cũng
như gây hứng thú cho các em trong quá trình học Tôi tổ chức giao lưu mỗitháng một lần, cuối năm tổ chức “giao lưu toán” cấp trường, đề do ban chỉ đạo