1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo sát tình trạng nhược thị trên trẻ em lé cơ năng tại bệnh viện mắt TP.HCM trong 2 năm 1999 & 2000

6 536 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 196,6 KB

Nội dung

Mục đích: pitch các đặc điểm của nhược thị trên trẻ lé cơ năng và đánh giá quá trình theo dõi điều trị cũng như kết quả điều trị nhược thị Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu 244 trường hợp nh

Trang 1

KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG NHƯỢC THỊ TRÊN TRẺ EM LÉ CƠ NĂNG TẠI BỆNH VIỆN MẮT TP.HCM TRONG HAI NĂM 1999 & 2000

Lê Thị Kim Chi*, Đoàn Trọng Hậu*

TÓM TẮT

Mục đích: Phân tích các đặc điểm của nhược thị trên trẻ lé cơ năng và đánh giá quá trình theo dõi điều

trị cũng như kết quả điều trị nhược thị

Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu 244 trường hợp nhược thị trong số 1009 bệnh nhân lé từ 3 đến 15

tuổi nhập viện tại Bệnh Viện Mắt TPHCM trong hai năm 1999 và 2000

Kết quả: Tỉ lệ nhược thị ở trẻ em lé cơ năng là 24,2%.Đa số phát hiện lé trước 6 tuổi (63,6% trước hai

tuổi và 34,2% lúc 3-5 tuổi) nhưng có đến 53,3% đến khám lần đầu sau 6 tuổi Lé trong chiếm 77,9%, lé ngoài 22,1% Lé thường xuyên chiếm 78,3%, lé từng lúc 21,7% Lé một mắt 74,6%, lé luân phiên hai mắt 25,4% Tật khúc xạ chiếm 93,4% Bất đồng khúc xạ chiếm 45,5% Đa số nhược thị ở mức độ trung bình (61,9%) Về theo dõi điều trị, tỉ lệ bỏ tái khám cao (62,3%) Về kết quả điều trị, 30,6% đạt kết quả tốt,36,5% đạt kết quả trung bình, 32,9% kết quả kém

Kết luận: Nhược thị là một trong những hậu quả nghiêm trọng của lé nhưng chưa được phụ huynh

quan tâm đưa trẻ đến khám sớm và điều trị nghiêm túc dẫn đến kết quả điều trị chưa cao

SUMMARY

AMBLYOPIA IN STRABISMUS CHILDREN IN HCMC EYE HOSPITAL 1999 – 2000

Le Thi Kim Chi, Doan Trong Hau * Y Học TP Ho Chi Minh * Vol 8

* Supplement of No 1 * 2004: 150 - 154

Purpose: To describe the clinical characterristics of the strabismus children with amblyopia and to

evaluate follow-up and management of amblyopia

Methods: A retrospective study on 244 amblyopia patients from 1009 strabismus patients from 3 to 15

years who were examinated first at HCM city eye hospital in 1999 & 2000

Results: The percentage of amblyopia in strabismus children is 24.2% Most patiens were discovered

having strabismus before 6 years (63.6% before 2 years and 34.2% from 3 to 5 years), whereas 53.3% were examinated first after 6 years.Esodeviation 77.9%, exodeviation 22.1% Tropia 78.3%, intermittent tropia 21.7% Monocular strabismus 74.6%, alternating strabismus 25.4% Refractive error 93.4% Anisometropia 45.5% Most is moderate amblyopia (61.9%) During follow-up, 62.3% drops out A result of treatment, 30.6% good, 36.5% mild, 32.9% bad

CONCLUSION: Amblyopia is seious consequence of strabismus, which was not concerned by parents

for examination early So result is not good

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh lé chiếm tỉ lệ khá cao trong dân số Tỉ lệ lé ở trẻ em khoảng 3% đến 4%(3) Một tổn hại nặng nề

thường đi kèm với lé -đó là nhược thị Theo công trình nghiên cứu của Dense Godde-Jolly trên 1757 bệnh nhân khám vì lé từ tháng 1/1978 đến tháng 11/1982, phát hiện 593 nhược thị(1) Ở Việt Nam, theo

* Bộ môn Mắt - ĐH Y Dược TP Hồ Chí Minh

Trang 2

luận văn tốt nghiệp cao học của bác sĩ Nguyễn Thị Xuân Hồng, Bệnh viện Mắt TPHCM, tỉ lệ nhược thị chung cho lé cơ năng là 27,4%(2).Nhược thị có thể do nhiều nguyên nhân:tật khúc xạ, bất đồng khúc xạ, lé cơ năng, đục thủy tinh thể bẩm sinh Để khắc phục nhược thị, phải khám phát hiện và điều trị sớm cho trẻ từ 2-3 tuổi, chậm là 6-7 tuổi Có như vậy mới có thể phục hồi được thị lực của mắt lé, khôi phục được chúc năng thị giác hai mắt, chức năng nhìn bằng hai mắt Nếu không được phát hiện sớm, mắt nhược thị sẽ ngày càng mờ hơn dẫn đến mù Trẻ nhìn bằng một mắt sẽ chịu nhiều thiệt thòi trong công việc hàng ngày và trong sinh hoạt Nếu vì một tai nạn hay bệnh lý khác xảy ra đối với mắt lành, trẻ sẽ trở thành khiếm thị Vì vậy, phát hiện và điều trị sớm nhược thị là một phần quan trọng trong công tác điều trị lé

Với nghiên cứu này, chúng tôi muốn khảo sát nhược thị ở trẻ em bị lé cơ năng để xác định tỉ lệ nhược thị, khảo sát các đặc điểm của nhược thị, đánh giá sự phục hồi thị lực sau điều trị Qua đó nói lên tầm quan trọng của việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời nhược thị ở trẻ bị lé

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đây là nghiên cứu quan sát mô tả hồi cứu có phân tích Đối tượng nghiên cứu là tất cả bệnh nhân lé trẻ em từ 3 đến15 tuổi đến khám lần đầu tại phòng khám lé Bệnh viện Mắt trong hai năm 1999 và 2000 Nhược thị một mắt được ghi nhận khi hai mắt có thị lực sau điều chỉnh kính chênh nhau từ 3 hàng thị lực thập phân trở lên, không có bất thường ở bán phần trước và ở đáy mắt ảnh hưởng đến thị lực Loại các hồ sơ không ghi nhận được thị lực kính do trẻ không trả lời được bảng thị lực hay do trẻ không tái khám

Thị lực xa thử bằng bảng chữ E cách 5m đối với trẻ 3 -6 tuổi, bằng bảng chữ Monoyer cách 5m đối với trẻû trên 6 tuổi

Chúng tôi phân loại nhược thị làm 3 độ:

- Nhược thị nhẹ: thị lực mắt nhược thị từ 4/10 đến 7/10

- Nhược thị trung bình: thị lực mắt nhược thị từ ĐNT 3m đến 3/10

- Nhược thị nặng: thị lực mắt nhược thị từ dưới ĐNT 3m

Đánh giá kết quả điều trị nhược thị một mắt thông qua thị lực, chia làm 3 nhóm:

- Tốt: Thị lực mắt nhược thị tương đương mắt lành, chênh lệch tối đa 1 hàng thị lực thập phân

- Trung bình: Chênh lệch thị lực mắt nhược thị so với mắt lành từ 2 hàng thị lực thập phân đến 3 hàng thị lực thập phân, có sự cải thiện thị lực so với trước điều trị

- Kém: Chênh lệch thị lực mắt nhược thị so với mắt lành trên 3 hàng thị lực thập phân và/ hoặc không có sự cải thiên thị lực

Kiểu định thị được ghi nhận đơn giản bằng phương pháp che mắt, có 3 loại: định thị trung tâm, ngoại tâm, ngoại tâm không tuyệt đối

Khúc xạ được khám với liệt điều tiết

Phương pháp điều trị nhược thị: Tại phòng khám lé, nhược thị một mắt được điều trị bằng phương pháp che mắt lành bằng miếng che mắt Thời gian che mắt thay đổi từ 4 giờ đến 12 giờ một ngày tuỳ trường hợp

Sau khi điều trị che mắt, phẫu thuật chỉnh lé được thực hiện trên các bệnh nhân còn tồn tại lé

KẾT QUẢ

Chúng tôi nghiên cứu 1009 hồ sơ của các bệnh nhân đến khám và làm hồ sơ nhập viên tại phòng khám lé bệnh viện Mắt TPHCM trong hai năm 1999 và 2000, kết quả có:

- 54 ca nhược thị/ 608 trường hợp lé ngoài - 190 ca nhược thị/ 401 trường hợp lé trong Như vậy, tỉ lệ nhược thị ở lé ngoài là 8,9%, ở lé trong là 47,4%, tỉ lệ nhược thị chung là 24,2%

Tỉ lệ phân bố nhược thị:Nam chiếm tỉ lệ 48%, nữ chiếm 52%.Số bệnh nhân thuộc TP HCM chiếm 41%, bệnh nhân từ các tỉnh chiếm 59%

Tỉ lệ nhược thị liên quan đến tuổi (bảng 1)

Trang 3

Bảng1 : Phân bố nhược thị theo tuổi đến khám lé và

tuổi phát hiện lé

Số ca % Số ca % Số ca %

Tuổi đến

Tuổi phát hiện 145 63,6 78 34,2 5 2,2 228

Bảng này cho thấy sự khác nhau giữa tuổi phát hiện lé và tuổi đến khám lé Tuổi khởi đầu lé được ghi nhận dựa trên lời khai của phụ huynh, do đó kết quả không chắc chắn hoàn toàn Tuổi khởi đầu lé ghi nhận được ở 93,4% số bệnh nhân (228/244 bệnh nhân) Số còn lại không biết con mình lé từ lúc nào Ta thấy 2/3 số trẻ nhược thị khởi đầu lé dưới 2 tuổi (63,6%), 34,2% trường hợp khởi đầu lé ở tuổi từ 3-5 Chỉ 2,2% trường hợp nhược thị có tuổi khởi đầu lé trên 6 tuổi Trong khi đó số bệnh nhân đến khám từ 3-5 tuổi chiếm 46,7%, số bệnh nhân đến khám ở tuổi trên 6 chiếm 53,3% Sự khác nhau giữa tuổi phát hiện lé và tuổi đến khám lé cho thấy trẻ thường được cha mẹ đưa đến khám nhiều năm sau khi phát hiện lé Thời gian trung bình từ lúc xuất hiện lé đến lúc đến khám lần đầu là 4,37 ± 2,82 năm Số bệnh nhân đến khám lần đầu trong vòng 1 năm sau khi xuất hiện lé ít, chỉ chiếm 17,5%, trong khi số bệnh nhân đến khám lần đầu trễ hơn 5 năm sau khi xuất hiện lé chiếm 41,2% (bảng 2)

Bảng 2: Phân bố nhược thị theo thời gian từ lúc xuất

hiện lé đến lúc khám lần đầu

40 27 33 34 94 228 17,5% 11,8% 14,5% 14,9% 41,2% 100%

Trong số 244 ca nhược thị, lé trong chiếm tỉ lệ cao 77,9%, lé ngoài chiếm 22,1% Lé thường xuyên chiếm tỉ lệ cao 78,3%, lé từng lúc có tỉ lệ là 21,7% Lé một mắt chiếm tỉ lệ cao 74,6%, lé luân phiên hai mắt chiếm tỉ lệ thấp hơn(25,4%)

Kiểu định thị: Kiểu định thị trung tâm chiếm

tỉ lệ cao nhất 73,4%, định thị ngoại tâm tuyệt đối

chiếm 16,4%, ngoại tâm không tuyệt đối 10,2%

Mức độ nhược thị: Đa số nhược thị ở mức độ trung bình chiếm 61,9%, nhược thị nhẹ chiếm 18,9%, nhược thị nặng chiếm 19,3%

Liên quan với tật khúc xạ:Tật khúc xạ được phân loại dựa trên kết quả Skiascopie Bất đồng khúc xạ được tính khi chênh lệch khúc xạ giữa hai mắt từ 1D trở lên

Các loại tật khúc xạ được phân bố theo bảng 3

Bảng 3: Phân bố nhược thị theo tật khúc xạ

Chính thịCận thịViễn thị

BĐKX cận viễn

Cận thị chiếm tỉ lệ khá cao ở lé ngoài 37%%, rất ít ở lé trong 1,6%

Viễn thị chiếm tỉ lệ rất cao ở lé trong 92,6%, ở lé ngoài 42,6%

Bảng 4 biểu diễn tình trạng bất đồng khúc xạ trong nhược thị

Bảng 4: Phân bố nhược thị theo sự hiện diện của bất

đồng khúc xạ

Theo dõi kết quả điều trị

Tỉ lệ bỏ tái khám: Có 152/244 bệnh nhân bỏ tái khám khi chưa kết thúc điều trị nhược thị chiếm 62,3% Tỉ lệ bệnh nhân ở tỉnh bỏ tái khám nhiều hơn so với bệnh nhân ở TP HCM (54/100 so với 98/144)

Trong số 92 bệnh nhân có tái khám theo dõi điều trị, chỉ có 55 bệnh nhân thực hiện che mắt tương đối tốt, 30 bệnh nhân ít che mắt, có 7 bệnh nhân hoàn toàn không che mắt Chúng tôi đánh giá sơ bộ kết

Trang 4

Kết quả điều trị theo mức độ nhược thị trước điều trị được biểu diễn trong bảng 5

Bảng 5: Kết quả điều trị theo mức độ nhược thị

Kết quả điều trị Mức độ

Nhược thị nhẹ cho tỉ lệ điều trị khá cao, 12/17 ca kết quả tốt(70,6%), 5/17 ca kết quả trung bình Không có trường hợp nào kết quả kém

Nhược thị trung bình sau điều trị có 12/58 ca kết quả tốt(20,7%), 26/58 ca kết quả trung bình(44,8%), 20/58 ca kết quả kém(34,5%)

Nhược thị nặng có kết quả điều trị thấp với 2/10 (20%) ca kết quả tốt và 8/10 (80%) ca kết quả kém

Bảng 6 biểu diễn kết quả điều trị theo loại lé trong hay lé ngoài

Bảng 6: Kết quả điều trị theo loại lé trong hay lé

Bảng 7: Kết quả điều trị theo tuổi đến khám:

Kết quả điều trị Tuổi đến

Bảng 8 biểu diễn kết quả điều trị theo kiểu định thị

Bảng 8:Kết quả điều trị theo kiểu định thị

Kết quả điều trị Kiểu định thị

Tổng cộng

Ngoại tâm không tuyệt đối

Tỉ lệ đạt kết quả tốt và trung bình trong định thị trung tâm là 71,4%, trong định thị ngoại tâm và ngoại tâm không tuyệt đối là 22%

Vì thị lực thập phân không thay đổi tuyến tính nên khi tính thị lực trung bình trong mẫu,sử dụng bảng đổi thị lực thập phân sang thị lực logMAR và tính thị lực trung bình theo logMAR Thị lực trung bình trước điều trị là 0,72±0,37 đơn vị logMAR (tương đương 1,9/10) Thị lực trung bình sau điều trị là 0,34±0,36 đơn vị logMAR (tương đương 4,6/10) Như vậy, thị lực trung bình sau điều trị tăng lên 3,8 hàng thị lực logMAR

BÀN LUẬN

Tỉ lệ nhược thị ở bệnh nhân lé cơ năng là 24,2% cho thấy nhược thị đóng vai trò quan trọng trong lé cơ năng và gây hậu quả nặng nề cho trẻ bị lé Hầu hết bệnh nhân xuất hiện lé trước 6 tuổi (97,8%)(bảng 1) nhưng số bệnh nhân đến khám sau 6 tuổi lại chiếm tỉ lệ 53,3% (bảng 1) Điều này gây bất lợi cho việc điều trị nhược thị vì từ 6 tuổi trở lên, sự phục hồi thị lực bắt đầu trở nên kém Nguyên nhân cha mẹ đưa bé đi khám lé trễ ngoài lý do khó khăn về kinh tế, đường xá xa xôi, còn có nguyên nhân sự kém hiểu biết về bệnh

Trang 5

lé Nhiều người cho rằng lé không thể chữa được và chờ bé lớn để mổ chỉnh lé

Thị lực mắt nhược thị rất thấp, 61,9% nhược thị trung bình với thị lực ở nhóm khiếm thị và 19,3% nhược thị nặng với thị lực ở nhóm mù Nguyên nhân là bệnh nhân thường đến khám trễ nhiều năm sau khi lé xuất hiện khi nhược thị đã ảnh hưởng nặng nề Điều này không chỉ ảnh hưởng đến thị giác hai mắt làm trẻ không nhìn hình nổi được mà còn là nguy cơ lớn nếu trẻ bị chấn thương hay bệnh lý mắt ở mắt không nhược thị Thị lực mắt nhược thị thấp còn gây khó khăn cho việc điều trị che mắt vì khi chỉ nhìn bằng mắt nhược thị, trẻ rất khó chịu và không cho che mắt Việc điều trị nhược thị ở những mắt này là rất cần thiết

Tật khúc xạ chiếm tỉ lệ rất cao trong nhược thị 93,4% với viễn thị chiếm đa số Vì vậy công tác thử kính, đặc biệt kính điều chỉnh viễn thị, để cho trẻ có kính đeo thích hợp rất quan trọng trong điều trị

Tỉ lệ bỏ tái khám là 62,3% Bệnh nhân bỏ tái khám đồng nghĩa với thất bại điều trị Điều trị nhược thị chỉ là bước đầu tiên quan trọng trong phức hợp điều trị lé Thị lực sau điều trị chỉ được giữ ổn định với những bước điều trị tiếp theo như tiếp tục đeo kính, điều trị chỉnh thị phục hồi thị giác hai mắt, điều trị phẫu thuật chỉnh lé Ngưng điều trị khi thị lực mắt nhược thị chưa cải thiện đến mức tối đa để có thể cùng nhìn với mắt lành hay không có các bước điều trị tiếp theo, nhược thị sẽ tiếp tục và nặng lên Đây là một điều đáng tiếc bởi vì nhược thị hoàn toàn có khả năng chữa được Tỉ lệ bệnh nhân bỏ tái khám ở các tỉnh là 68% có thể nói là do điều kiện đi lại khó khăn, nhưng tỉ lệ này ở thành phố cũng cao đến 54% chứng tỏ ý thức của người dân về tác hại của lé chưa cao Mặt khác, chúng tôi nhận thấy tình trạng quá tải ở phòng khám lé, nhất là vào dịp hè cũng khiến một số cha mẹ bé ngại chờ đợi khám

Kết quả điều trị phụ thuộc mức độ nhược thị ban đầu, tuổi bắt đầu điều trị và kiểu định thị Nhược thị nhẹ cho kết quả điều trị cao, không có trường hợp nào kết quả điều trị kém Nhược thị trung bình có tỉ lệ kết quả điều trị kém cũng khá cao 34,5%, và nhược

thị nặng có đến 80% ca kết quả kém Kết quả điều trị cao ở trẻ dưới 6 tuổi và kém ở trẻ trên 9 tuổi.Vì vậy việc phát hiện và điều trị nhược thị sớm là rất quan trọng Kết quả điều trị kém trong nhược thị có định thị không phải trung tâm Tiên lượng điều trị nhược thị ở những trường hợp nhược thị có định thị ngoại tâm cho kết quả kém

KẾT LUẬN

Nhược thị là một trong những hậu quả nghiêm trọng của lé Nhược thị chiếm 24,2% - tỉ lệ khá cao trong lé cơ năng ở trẻ em lé cơ năng Nhiều phụ huynh chưa nhận thấy được tác hại lớn lao của hậu quả này nên đưa trẻ đến khám trễ và không kiên trì điều trị Điều này dẫn đến kết quả điều trị chưa cao Cần tăng cường công tác giáo dục tuyên truyền trong nhân dân về lé và hậu quả của việc không điều trị kịp thời, nhất là nhược thị và rối loạn chức năng thị giác hai mắt Ngoài ra cần tổ chức tốt công tác khám và điều trị nhược thị nói riêng và lé nói chung, lập nhiều phòng khám và điều trị lé ở các địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đến khám và điều trị lé

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Ngô Như Hòa: Nhãn khoa lâm sàng Sách lưu hành nội bộ 1988: 195-205

2 Nguyễn Thị Xuân Hồng: Khảo sát tình trạng lé biểu hiện ở trẻ em tại Trung Tâm Mắt TP.Hồ Chí Minh trong hai năm 1997-1998 Luận văn tốt nghiệp cao học 2000 3 Phạm Văn Tần: Điều trị phục hồi thị giác hai mắt trong

phức hợp điều trị lác cơ năng Luận án tốt nghiệp tiến sĩ y học 1998

4 David Mittelman: Amblyopia Ophthalmology Clinics of North America Volume 14 Number 3 September 2001 5 Jonathan M Holmes, Roy W Beck, Michael X Repka:

Amblyopia- Current Clinical Studies Ophthalmology Clinics of North America Volume 14 Number 3 September 2001

6 The Paediatric Eye Disease Investigator Group: The Clinical Profile of Moderate Amblyopia in Children Younger Than 7 Years Arch Ophthalmol/vol120, Mar2002

7 The Paediatric Eye Disease Investigator Group: A Randomized Trial of Atropine vs Patching for Treatment of Moderate Amblyopia in Children Arch Ophthalmol/vol120, Mar2002

8 William Tasman, MD: Duane’s Clinical Ophthalmology J.B.Lippincott Company 1999

9 Yanoff: Ophthalmology, First Edition Mosby International Ltd 1999

Ngày đăng: 29/10/2012, 13:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w