1.1.3 Ý nghĩa của toàn cầu hoá "Toàn cầu hóa" có thể mang ý nghĩa là: Sự hình thành nên một ngôi làng toàn cầu - dưới tác động của những tiến bộtrong lĩnh vực tin học và viễn thông, qu
Trang 1PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TOÀN CẦU HOÁ VÀ
TRUYỀN THÔNG KINH DOANH QUỐC TẾ1.1 Lý thuyết về toàn cầu hoá
1.1.1 Khái niệm toàn cầu hóa
Sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa vào cuối những năm 80 và đầu thập
kỷ 90 đã làm biến đổi trật tự hệ thống thế giới Theo quan điểm rộng, toàn cầu hoá
là một quá trình trong quan hệ quốc tế làm tăng sự tuỳ thuộc lẫn nhau trên nhiềumặt của đời sống xã hội Còn theo quan điểm hẹp, toàn cầu hoá là một khái niệmkinh tế chỉ một quá trình hình thành thị trường toàn cầu làm tăng sự tương tác vàphụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế
Xuất hiện từ những năm 1960, “toàn cầu hóa” đã trở thành một trong nhữngkhái niệm được sử dụng rộng rãi nhất trong ngành khoa học xã hội đương đại vàđồng thời là một trong những vấn đề gây nhiều tranh cãi nhất Toàn cầu hóa có thểhiểu là một hiện tượng gắn liền với sự gia tăng về số lượng cũng như cường độ củacác cơ chế, tiến trình và hoạt động nhằm thúc đẩy gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhaugiữa các quốc gia trên thế giới cũng như sự hội nhập kinh tế và chính trị ở cấp độtoàn cầu Theo đó, toàn cầu hóa làm lu mờ các đường biên giới quốc gia, thu hẹpcác khoảng không gian trên các khía cạnh đời sống kinh tế, chính trị, xã hội và vănhóa của thế giới
Tóm lại, toàn cầu hoá là quá trình chuyển dịch hướng tới một nền kinh tếchung (nền kinh tế toàn cầu) hội nhập hơn và phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn Nềnkinh tế chung này không chỉ là một sự hợp nhất các thị trường một cách giản đơn
mà là một hệ thống các thị trường tương tác lẫn nhau Trong thế giới không cóquốc gia nào độc lập hoàn toàn
Trang 21.1.2 Bản chất toàn cầu hoá
Là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác độnglẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trênthế giới
Toàn cầu hoá là xu hướng vận động cảu mọi nền kinh tế trên con đường pháttriển kinh tế xã hội Toàn cầu hoá là nhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giúp cácnước dù phát triển hay đang phát triển, hoặc chưa phát triển đều có một vị thế cạnhtranh lành mạnh trên thị trường quốc tế
Ngoài ra tham gia vào toàn cầu hoá hay hội nhập kinh tế khu vực các nướcđều có thể thu hút được một lượng vốn đầu tư lớn với một sự ưu đãi riêng Nhưngcái lớn nhất các nước đang và sẽ phát triển có được đó là tiếp cận với nền tri thứchiện đại của nhân loại với kỹ thuật công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới
1.1.3 Ý nghĩa của toàn cầu hoá
"Toàn cầu hóa" có thể mang ý nghĩa là:
Sự hình thành nên một ngôi làng toàn cầu - dưới tác động của những tiến bộtrong lĩnh vực tin học và viễn thông, quan hệ giữa các khu vực trên thế giớingày càng gần gũi hơn, cộng với sự gia tăng không ngừng về các trao đổi ởmức độ cá nhân và sự hiểu biết lẫn nhau cũng như tình hữu nghị giữa các
"công dân thế giới", dẫn tới một nền văn minh toàn cầu,
Toàn cầu hoá kinh tế - "thương mại tự do" và sự gia tăng về quan hệ giữa cácthành viên của một ngành công nghiệp ở các khu vực khác nhau trên thế giới(toàn cầu hoá một nền kinh tế) ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia trongphạm vi kinh tế
Tác động tiêu cực của các tập toàn đa quốc gia tìm kiếm lợi nhuận - việc sửdụng các phương tiện luật lệ và tài chính mạnh mẽ và tinh vi để vượt quagiới hạn của các tiêu chuẩn và luật pháp địa phương hòng lợi dụng nhâncông và dịch vụ của các vùng phát triển chưa đồng đều lẫn nhau
Trang 3 Sự lan rộng của chủ nghĩa tư bản từ các quốc gia phát triển sang các quốc giađang phát triển.
1.2 Toàn cầu hoá trong truyền thông kinh doanh quốc tế
1.2.1 Truyền thông và truyền thông trong kinh doanh quốc tế
Khái niệm truyền thông được hiểu là quá trình trao đổi thông tin giữa hai
hoặc nhiều người với nhau tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức.Khái niệm truyền thông còn được hiểu là sản phẩm của con người, là động lực kíchthích sự phát triển của xã hội
Kinh doanh quốc tế là những giao dịch kinh doanh giữa các chủ thể thuộc haihay nhiều quốc gia nhằm đạt được những mục tiêu của mình Giao dịch kinh doanhquốc tế là những giao dịch thương mại như xuất khẩu, nhập khẩu , BOT, licencing,franchising và đầu tư cho những hoạt động ở nước ngoài Hầu hết do những công
ty đa quốc gia (MNCs) – USA, CND, JP, EU thực hiện các giao dịch này Ví dụnhư tập đoàn Coca-Cola quyết định đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất tại ViệtNam, hay công ty sữa Vinamilk tìm thị trường tiêu thụ tại Nhật Bản Một ví dụkhác là công ty May 10 ký kết hợp đồng gia công quần áo cho Nike
1.2.2 Xu hướng phát triền
Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan do sự phát triển mạnh mẽ của lựclượng sản xuất, của kinh tế và khoa học công nghệ vượt khỏi biên giới quốc giahình thành nền kinh tế thế giới thu hút ngày càng nhiều các nước tham gia, vừa hợptác vừa cạnh tranh và đấu tranh với nhau Không thể có một quốc gia nào có thểphát triển bình thường nếu đứng ngoài xu thế toàn cầu hoá Toàn cầu hóa là xuhướng tất yếu và ngày càng mở rộng Tính tất yếu của toàn cầu hóa trước hết đượcbiểu hiện ở tính tất yếu về kinh tế Toàn cầu hóa kinh tế là khía cạnh quan trọngnhất của toàn cầu hóa; nó tác động sâu sắc đến lĩnh vực chính trị Những thay đổi
về chính trị lại tác động về kinh tế và văn hóa
Trang 4Xu hướng toàn cầu hóa từ những năm đầu thế kỷ IXX trở về trước được thể
hiện qua những nét rõ ràng và tích cực Về kinh tế: Sự phát triển nhanh chóng của
quan hệ thương mại quốc tế Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên
quốc gia Sự sáp nhập, hợp nhất các công ti vừa và nhỏ thành các tập đoàn lớnnhằm tăng cường khả năng cạnh tranh ở thị trường trong nước và nước ngoài Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực Trong
quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa, nổi lên xu hướng liên kết kinh tế dẫn đến sự
ra đời của tổ chức kinh tế, chính trị, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực như:
Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thếgiới (WB), Liên minh Châu Âu (EU), Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN),khu thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - TháiBình Dương (APEC), thị trường tự do Nam Mỹ (Mercosur) Cũng trong quá trìnhtoàn cầu hóa về kinh tế đã tác động mạnh mẽ đến chính trị dẫn đến sự ra đời củacác tổ chức chính trị quốc tế như Liên hợp quốc và các tổ chức của nó như UNDP,UNFPA, UNESCO, UNICEP, INCTAD, FAO đang tác động mạnh mẽ đến sựphát triển của các nước trên phạm vi toàn cầu tham
Chủ nghĩa bảo hộ đang có xu hướng gia tăng tại một số nơi trên thế giới.Phương Tây, có thể coi là nơi khởi xướng tiến trình toàn cầu hóa, lại cũng chính lànơi mà các giá trị toàn cầu hóa đang bị lung lay Đà toàn cầu hóa dường như đang
bị chững lại khi các tư tưởng dân tộc chủ nghĩa trỗi dậy
Châu Á đang đứng trước lựa chọn tiếp tục theo đuổi toàn cầu hóa hoặc từ bỏtiến trình này Việt Nam cũng không nằm ngoài chuyển động này của kinh tế thếgiới Brexit (việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu - EU) và kết quả bầu cử Tổngthống Mỹ năm 2016 đã làm dấy lên những nghi ngờ về lợi ích của toàn cầu hóa.Trong bối cảnh này, xu hướng nghiêng về ưu tiên hợp tác trong khuôn khổ songphương đang được đẩy lên tại một số nước, trong đó có Mỹ, nền kinh tế hàng đầuthế giới.Một trong những diễn biến đáng chú ý của xu thế này là việc Mỹ rút khỏi
Trang 5Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) Đây thực sự là một độngthái bất ngờ đối với không chỉ các nước thành viên TPP mà còn đối với một số nềnkinh tế khác ngoài thỏa thuận này.TPP được đánh giá là một cơ chế hợp tác kinh tếthương mại đa phương chất lượng cao, được kỳ vọng là hình mẫu cho xu thế hợptác kinh tế thế giới, trở nên bấp bênh khi một số nước hoài nghi về tương lai củanó.Thậm chí, một số quốc gia, trong đó có Indonesia, thừa nhận việc Mỹ tuyên bốrút khỏi TPP đã khiến họ không còn động lực tham gia Tuy nhiên, cho dù cónhững nghi ngờ về hiệu quả cơ chế hợp tác kinh tế đa phương, tại châu Á, cácchuyển động của tiến trình toàn cầu hóa vẫn diễn ra một cách tích cực.Các nỗ lựcnhằm thúc đẩy hoạt động của các cơ chế hợp tác đa phương như TPP, Hiệp địnhđối tác toàn diện khu vực (RCEP) và Sáng kiến "Vành đai và Con đường"… vẫnđang được triển khai mạnh mẽ.Đặc biệt, các diễn giả tham dự Hội nghị quốc tếTương lai châu Á lần thứ 23 cho rằng, giờ đây chính là thời điểm để châu Á, vốnđược đánh giá là khu vực năng động, cần phải gánh vác vai trò thực hiện thươngmại tự do và bình đẳng Trong xu thế này, với tư cách là các thành viên của TPP vàRCEP, hai cơ chế đa phương quan trọng hàng đầu của khu vực, Việt Nam và NhậtBản đang nổi lên là những quốc gia tích cực trong các nỗ lực thúc đẩy hội nhập khuvực.
Với chủ trương hướng hội nhập một cách chủ động và tích cực, thông qua các
cơ chế hợp tác đa phương và song phương, Việt Nam đẩy mạnh các nỗ lực kết nốivới các nền kinh tế khác, tạo thêm các thị trường xuất khẩu tiềm năng cho hàng hóaViệt Nam.Bằng việc tích cực cải thiện môi trường kinh doanh, điều chỉnh các cơchế chính sách để phù hợp với các tiêu chí toàn cầu, Việt Nam đang thực hiện mộtcách vững chắc quá trình hội nhập kinh tế Các nỗ lực hội nhập của Chính phủ ViệtNam đã gặt hái những thành quả ấn tượng
Trang 61.2.3 Tác động của toàn cầu hóa với truyền thông kinh doanh quốc tế
Xét từ những nhân tố tích cực, có thể nói rằng toàn cầu hóa tăng cường khảnăng giao lưu mọi mặt , tạo cơ hội cho các dân tộc trên thế giới xích lại gần nhauhơn Đối với Viêt nam, khi các doanh nghiệp thưc hiện mở rộng kinh doanh phạm
vi quốc tế , tác động của toàn cầu hóa lại càng trở nên rõ rệt hơn Hệ thống thôngtin đại chúng trong nước đã được quann tâm đầu tư thỏa đáng cả về con người và
cơ sở vật chất Đảng nhà nước ta đã có những chủ trương chính sách cụ thể về pháttriểnn hệ thống truyền thông, các cơ quan báo chí, hệ thống thông tin đại chúngtrong nước đã mơ rộng phạm vi tuyên truyền , thônng tin trênn phạm vi quốc gia vàquốc tế, làm cho nhân dân thế giới hiểu rõ hơn về đất nước và con người Việt Nam
Về số lượng, hiện nay cả nước có gần 500 đơn vị báo chí với trên 600 ấn phẩm cácloại có 60 đài phát thanh,, truyền hình, diện tích phủ sóng truyền hình 85%; diệntích phủ sóng phát thanh trên 95%, có trên 40 nhà xuất bản,, lĩnh vực bưu chínhviễn thông phát triển mạnh, có nhiều mặt đạt trình độ tiên tiến, hệ thống internet đãđược khai thông và ngày càng phát triển mạnh mẽ, mở ra sự trao đổi thông tin toànthế giới Nhờ có toàn cầu hóa, các tiến bộ khoa học kỹ thuật thông tin nhanh chóngđược áp dụng phổ biến và được áp dụng trong truyền thông., các dịch vụ thông tinđược mở rộng và cung cấp kịp thời đáp ứng được nhu cầu sử dụng thông tin trongnước Về chất lượng thông tin Nhờ có toàn cầu hóa mà truyền thông quốc tế ngàycàng được nâng cao Thông tin đã mang tính đa dạng, khách quan, có cơ sở và điềukiện để phân tích, chọn lọc Do quá trình toàn cầu hóa và trong cơ chế hiệ tại, cácloại hình phương tiện truyền thông đại chúng có điều kiện bùng nổ một cách mạnhmẽ: Truyền thông xã hội (Social Media) là một trong những cách thức truyền thôngmới được các nhà báo, học giả trong và ngoài nước đề cập khá nhiều trong vài nămgần đây Từ sự cạnh tranh ấy, chất lượng thông tin (nôi dung, hình thức,…) ngàycàng được cải thiện Các chương trình truyền hình, quảng cáo, được học hỏi từnhiều quốc gia từng ngày mang đến sự đổi mới, hấp dẫn cho công chúng
Trang 7Đối với những người làm công tác truyền thông, quá trình toàn cầu hóa mở ra
cơ hội học hỏi, nghiên cứu một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất những kiến thức,những tiến bộ của công nghệ thông tin từ đó nâng cao trình độ chuyên mô cho bảnthân, sớm hòa nhập vào sự phát triển và lớn mạnh chung của truyền thông quốc tế
“Chúng ta đang sống trong một thế giới “đa màn hình” Có nghĩa là chúng takhông chỉ xem ti vi, xem truyền hình mà còn có những phương tiện khác như cácsmartphone thông minh Vì vậy, một người làm marketing thông minh sẽ biết cáchđưa sản phẩm của mình truyền thông ở các phương tiện hiện đại này” - Jason Lusk
Trang 8PHẦN 2: TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HÓA ĐẾN TRUYỀN
THÔNG KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA VIETTEL
2.1 Giới thiệu về Viettel Telecom
2.1.1 Giới thiệu chung về Viettel Telecom
Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) trực thuộc Tổng Công ty Viễnthông Quân đội Viettel được thành lập ngày 05/4/2007, trên cở sở sát nhập cácCông ty Internet Viettel, Điện thoại cố định Viettel và Điện thoại di động Viettel.Với mục tiêu trở thành nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu Việt Nam,Viettel Telecom luôn coi sự sáng tạo và tiên phong là những kim chỉ nam hànhđộng Đó không chỉ là sự tiên phong về mặt công nghệ mà còn là sự sáng tạo trongtriết lý kinh doanh, thấu hiểu và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng
a) Các sản phẩm, dịch vụ chính: Gói cước di động trả sau cho doanh nghiệp,
Điện thoại cố định không dây, ILL – Internet Leasedline, Bulksms – Dịch vụ nhắntin thương hiệu
Sứ mệnh:
Sáng tạo để phục vụ con người – Caring Innovator
Triết lý kinh doanh:
Mỗi khách hàng là một con người – một cá thể riêng biệt, cần được tôn trọng,quan tâm và lắng nghe, thấu hiểu và phục vụ một cách riêng biệt Liên tục đổi mới,cùng với khách hàng sáng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ ngày càng hoàn hảo Nềntảng cho một doanh nghiệp phát triển là xã hội VIETTEL cam kết tái đầu tư lạicho xã hội thông qua việc gắn kết các hoạt động sản xuất kinh doanh với các hoạtđộng xã hội, hoạt động nhân đạo
Quan điểm phát triển:
Kết hợp chặt chẽ kinh tế với Quốc phòng; Chú trọng đầu tư vào cơ sở hạtầng.; Kinh doanh định hướng khách hàng; Phát triển nhanh, liên tục cải cách đểbền vững; Lấy con người làm yếu tố cốt lõi
Trang 92.1.2 Hoạt động truyền thông trong kinh doanh quốc tế của Viettel
2.1.2.1 Tại thị trường nước ngoài
Kể từ năm 2006 đến nay, gia đình nước ngoài của Viettel đã là 10 nước, vớidân số 230 triệu người, lớn gấp 2,5 lần dân số Việt Nam Doanh thu là 1,4 tỷ USD/năm, tốc độ tăng trưởng trên 25%/năm, tạo việc làm cho trên 10.000 người nướcngoài Tại Châu Á có 4 nước là: Campuchia, Lào, Đông Timor và Myanmar TạiChâu Phi có 4 nước là: Mozambique, Cameroon, Burundi và Tanzania Tại châu
Mỹ có 2 nước là: Haiti và Peru
Viettel hầu như chỉ mất 2-3 năm để kinh doanh có lãi ở các nước và là nằmtrong top 2 các công ty viễn thông lớn nhất Hiện nay chỉ còn hai nước lỗ làCameroon và Tanzania, do mới đưa vào kinh doanh được 1-2 năm
Nếu như ở Việt Nam, Viettel lập kỷ lục của thế giới là trong vòng 4 năm, từnhà mạng thứ 4, vươn lên thứ nhất Thì tại Campuchia - thị trường nước ngoài đầutiên, Viettel chỉ mất 3 năm, tại Mozambique - thị trường nước ngoài thứ tư, Viettelmất 1 năm và tại Burundi - thị trường thứ 9 Viettel chỉ mất 6 tháng để có được vị trí
số 1 Đến nay, trong tổng số 10 thị trường đã kinh doanh, Viettel đứng ở vị trí số 1tại 5 thị trường là: Lào, Campuchia, Đông Timor, Mozambique và Burundi Tốc độtăng trưởng hàng năm của các thị trường đều đạt 20-30%, cao gấp gần 10 lần so vớitốc độ tăng trưởng chung của toàn ngành viễn thông thế giới
Nếu như tại nhiều thị trường, các doanh nghiệp viễn thông hàng đầu thế giới
và khu vực như Vodafone, Telefonica, Orange, Digicel đã có mặt trước Viettel cảchục năm trời, nhưng hầu như không đầu tư nhiều cho hạ tầng băng rộng cápquang, vùng phủ sóng chỉ tập trung ở các thành phố lớn, thì Viettel, ngay khi mới
có mặt, đã tạo ra vùng phủ dịch vụ sâu rộng khắp mọi vùng miền và luôn là doanhnghiệp dẫn đầu thị trường về hạ tầng viễn thông cáp quang, băng thông rộng
Trong quý 1/2011, doanh thu của Viettel từ thị trường nước ngoài đã tăng200% so với cùng kỳ quý 1/2010 Năm 2010, doanh thu viễn thông từ thị trường
Trang 10nước ngoài Campuchia và Lào của Viettel là trên 220 triệu USD, trong đóCampuchia đạt 161 triệu USD, (tăng 2,8 lần so với năm 2009 và Lào gần 61 triệuUSD, tăng 4,5 lần.
Có thể nhận thấy chiến lược đầu tư ra nước ngoài của Viettel là chiến lượcxuyên quốc gia Việc lựa chọn thị trường quốc gia mục tiêu của Viettel là “đánh”vào những thị trường khó, những thị trường các nước đang phát triển, thậm chí làbất ổn về chính trị và khó khăn về tự nhiên Điều đó khẳng định rằng Viettel
“đánh” ra nước ngoài với tham vọng trở thành số 1 của các thị trường đó Để làmđược điều này, Viettel đã áp dụng chiến lược Đại dương xanh – nghĩa là họ đang tựtạo ra một ngành kinh doanh, một thị trường mới, một “đại dương” các dịch vụ mới
ở một vùng đất còn chưa được ai khai phá
a, Đầu tư tại Lào
Tại Lào, thói quen không làm việc ngoài giờ và nghỉ toàn bộ các ngày cuốituần của nhân viên bản xứ khiến cho Viettel đã gặp nhiều khó khăn trong việc đảmbảo việc phục vụ khách hàng 24/7 như các công ty viễn thông cần phải làm Tronggiao tiếp và làm việc, nhân viên người Lào thích được nói chuyện nhẹ nhàng, chứkhông quen với tác phong quân đội, chấp hành mệnh lệnh
Tại thị trường Lào, Viettel cũng đã khai trương mạng Unitel với cơ sở hạ tầngtương đối lớn và khoảng 1,4 triệu thuê bao
b, Đầu tư tại Peru
Viettel dự định đầu tư khoảng 27 triệu USD để xây dựng mạng di động mớitại Peru Cuộc đấu thầu giấy phép di động thứ 4 ở Peru có sự tham gia của 4 nhàmạng, gồm Viettel, Americatel (công ty con thuộc tập đoàn Entel của Chile), HitsTelecom (công ty của Kuwait) và Winner Systems, liên doanh của Nga
Viettel thắng thầu nhờ cam kết phục vụ miễn phí cho 4.025 tổ chức giáo dục ởPeru trong vòng 4 năm, nhiều gấp hơn 2 lần so với cam kết của hai đối thủ tham giađấu thầu giấy phép di động này Các điều kiện khác của giấy phép mà Viettel sẽphải đáp ứng là có tối thiểu 15.000 kết nối trong năm đầu tiên và 338.000 kết
Trang 11nối trong năm thứ 3 cũng như phủ sóng 5 tỉnh ngoài khu vực thủ đô Lima và Callaotrong vòng hai năm
c, Đầu tư tại Mozambique
Chính phủ Mozambique vừa cấp giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông diđộng cho Movitel Movitel đã đánh bại hai nhà thầu khác là Uni-Telecom, một liêndoanh giữa Unitel SA của Angola và Energy Capital SA của Mozambique; vàTMM, công ty của hãng viễn thông Bồ Đào Nha (Portugal Telecom)
Cuộc đấu giá đưa ra các điều kiện là các công ty tham gia phải có ít nhất 2triệu khách hàng tại những quốc gia mà họ đã hoạt động kinh doanh và phải chứngminh doanh thu đạt trên 50 triệu USD/năm Movitel đã chi 28 triệu USD để đấu giágiấy phép di động thứ ba ở Mozambique Cuộc đấu giá giấy phép di động thứ
3 ở Mozambique có tới 22 công ty tham gia Với giấy phép này, trong vòng 12tháng, Movitel phải bắt đầu cung cấp dịch vụ Trong 5 năm tới, Movitel sẽ đầu tư
400 triệu USD để phát triển kinh doanh đồng thời đảm bảo phủ sóng đến 85% dân
số của Mozambique
Movitel là một liên minh giữa Viettel và SPI, một công ty cổ phần củaMozambique
d, Đầu tư tại Haiti
Trong thời gian vài tháng sau triển khai dịch vụ, các cuộc gọi khác vào nộimạng di động và cố định của Natcom cũng được thử nghiệm thành công Trongthời gian tới, Natcom sẽ thực hiện việc kết nối với các mạng viễn thông khác tạiHaiti Dự kiến trong năm 2011, Natcom sẽ phát sóng 1.000 trạm BTS để tiến hànhkinh doanh dịch vụ
Vào ngày 4/5/2010, chính phủ và ngân hàng trung ương Haiti đã ký thỏa thuậnđồng ý cho Viettel đầu tư vào hãng viễn thông sở hữu nhà nướcTelecommunications d’Haiti (Teleco) Theo thỏa thuận này, Viettel sẽ đầu tư mộtgói trị giá 99 triệu USD vào Teleco
Trang 12Sau khi có đầu tư của Viettel, Teleco sẽ trở thành liên doanh viễn thông mới
có giấy phép và băng tần cung cấp đủ loại dịch vụ viễn thông gồm cố định hữutuyến, cố định không dây, cáp quang biển quốc tế, băng rộng không dây WiMAX
và di động Trong đó, Viettel chiếm 60% cổ phần của liên doanh và 40% cổ phầncòn lại thuộc về Teleco và các đối tác cũ của hãng viễn thông này
2.1.2.2 Tại thị trường Campuchia
e, Lý do lựa chọn thị trường Campuchia
Quan hệ Việt Nam - Campuchia đang phát triển về mọi mặt theo phươngchâm: “Láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâudài”, là nền tảng quan trọng và thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước tận dụng các
cơ hội tăng cường đầu tư và thúc đẩy thương mại
Doanh nghiệp Việt Nam có nhiều lợi thế khi đầu tư vào Campuchia hơn TháiLan, Trung Quốc, do vị trí địa lý gần, vận chuyển hàng hoá thuận lợi khi có cảđường sông, đường bộ, đường biển….cùng nhiều cửa khẩu quốc tế thuận tiện cho
di chuyển nhân sự, hàng hoá qua lại giữa hai nước một cách nhanh chóng
Thị trường Campuchia với thị hiếu tiêu dùng có nhiều điểm tương đồng vớithị trường trong nước, và rất phù hợp với sản phẩm, hàng hóa do doanh nghiệp ViệtNam làm ra từ chất lượng đến giá cả, cộng đồng người Việt đông đảo tạiCampuchia cũng là đối tượng tiêu dùng quan trọng cho hàng hóa Việt Nam Đếnnay, đã có trên 500 doanh nghiệp Việt Nam đăng ký kinh doanh chính thức tạiCampuchia Viettel có thể tận dung chiến lược kinh doanh đã áp dụng tại Viet Namsang Campuchia
Chính phủ Hoàng gia Campuchia đang tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hànhchính mở cửa, tạo mọi điều kiện phát triển kinh tế, trao đổi thương mại, tăng cườngđầu tư từ nước ngoài nhằm tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống của người dân.Đầu tư đầu tư vào Campuchia sẽ được nhận được nhiều ưu đãi về thuế, vì hiệnCampuchia còn nhận được các ưu đãi từ GPS về ưu đãi thương mại tối huệ quốc(MFN) từ hơn 40 quốc gia, trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới
Trang 13Chiến lược kinh doanh
- Chiến lược cạnh tranh
+ Chiến lược chi phí thấp:
Người cung cấp dịch vụ ra đời sau bao giờ cũng phải có cái tốt hơn người đitrước Một trong những cái tốt hơn đó là giá cả Cước gọi của các đối thủ caonhất là 3 cent/phút và thấp nhất là 1 cent/phút Mà Viettel còn phải cạnhtranh với các nhà mạng khác nên sẽ phải cung cấp dịch vụ với giá từ 1-2cent/phút
Với Viettel, kết quả nghiên cứu kỹ càng và kinh nghiệm chiếm tới 80% giáthành Nếu chỉ áp dụng ở Việt Nam toàn bộ chi phí này sẽ không được san
sẻ Thế nhưng, nếu mang những nghiên cứu và kinh nghiệm này ra nhiều thịtrường khác thì giá thành đã được giảm đi rất nhiều và sẽ có giá thành tốt.Viettel đã mang những kinh nghiệm có được tại thị trường VietNam sangnước ngoài Milicom cũng đang thành công ở Campuchia khi mật độ điệnthoại đang ở mức 10 – 15% và đang có doanh thu trên mỗi thuê bao cao.Nhưng Viettel lại có kinh nghiệm thành công ở thị trường có doanh thu trênmỗi thuê bao thấp
Hiện tại, giá của Viettel rẻ hơn của các nhà cung cấp dịch vụ khác từ 25%
20-+ Chiến lược khác biệt hóa
Chiến lược về chất lượng sản phẩm với việc phủ sóng cân bằng ở tất cả cácvùng với giá thành tốt nhất Giá trị không phải định nghĩa bằng đồng tiền màgiá trị nằm ở chất lượng sản phẩm, thái độ phục vụ của doanh nghiệp đối vớikhách hàng Ngoài ra, Viettel còn có nhiều chính sách tốt hơn với thuê bao làkiều bào Việt Nam tại Campuchia và thuê bao là kiều bào Campuchia tạiViệt Nam Đó được xem như là sự tri ân để cảm ơn khách hàng Nhữngkhách hàng của Viettel phải được hưởng sự lớn mạnh của công ty Ban lãnh
Trang 14đạo Tổng công ty sẽ có chính sách cho tất cả khách hàng của Viettel, không
kể người Việt hay người Campuchia Đã là khách hàng của Viettel thì phảiđược hưởng những gì tốt nhất, lớn nhất của chính sản phẩm
Hơn nữa, Viettel Campuchia còn thực hiện đúng triết lý kinh doanh củaViettel là "kinh doanh gắn với trách nhiệm xã hội", đẩy mạnh những hoạtđộng xã hội như quỹ người nghèo, ủng hộ các trường học, các bệnh viện Chính những hoạt động xã hội đó đã giúp thương hiệu Viettel đi sâu vào đờisống người dân Campuchia, chiếm được thiện cảm của người dân để từ đó cóchỗ đứng vững chắc trên đất nước Campuchia
- Chiến lược phát triển
Viettel sử dụng chiến lược phát triển tập trung
Trên thực tế đến thời điểm này, thế mạnh nhất của Viettel chính là lĩnh vực
di động Viettel dùng thế mạnh này làm “con thuyền” ra biển lớn, bắt đầu từcác thị trường mới mẻ và còn kém phát triển, cơ may thành công sẽ lớn hơn
Viettel với thế mạnh về tài chính và kinh nghiệm phát triển thị trường viễnthông từ thị trường trong nước đã đầu tư ồ ạt, phát triển cơ sở hạ tầng mạngtại Campuchia Tập trung phát triển vào các tuyến cáp quang và mạng lướicác trạm BTS phủ sóng tới khắp các huyện, thị xã Làm cơ sở để phát triểncác dịch vụ viễn thông băng rộng trong tương lai, chiếm ưu thế so với cácđối thủ khác
f, Chiến lược thâm nhập thị trường Campuchia
Viettel lựa chọn hình thức đầu tư 100% vốn CSH để thâm nhập vào một thịtrường đang phát triển ở Campuchia
Triết lý: Mạng Metfone là mạng của người Campuchia xuất phát đầu tiên từ
sự nhận thức của ban lãnh đạo Tổng công ty khi đầu tư sang thị trường này Khiđến một quốc gia nào ta cũng phải "nhập gia tùy tục" Ngoài ra, khi xây dựng mạngMetfone thì lực lượng chính để xây dựng mạng này là người dân Campuchia, đượcxây dựng trên đất nước Campuchia Khi Viettel cung cấp dịch vụ thì chính những
Trang 15người Campuchia được hưởng Sang nước bạn, ta phải tuân thủ theo đúng luật phápCampuchia, theo văn hóa, phong tục tập quán của Campuchia Nếu không xác địnhđược Metfone là mạng của người Campuchia, phục vụ người dân Campuchia thì sẽkhông phát triển được.
Ngoài ra, những chương trình khuyến mãi, an sinh xã hội và đóng góp chongân sách chính phủ cũng nằm trong kế hoạch đầu tư của doanh nghiệp, khiếnViettel thành công nhiều hơn trên thị trường này
g, Xây dựng và triển khai chiến lược
Xây dựng cơ cấu tổ chức:
Viettel chủ trương cách làm là cử những chuyên gia tốt nhất sang xây dựng
bộ máy, đào tạo và chuyển giao tri thức
Mục tiêu cuối cùng là sau 3 năm triển khai, bộ máy đó phải được vận hành bởichính những người địa phương, từ kỹ thuật đến kinh doanh
Xây dựng cơ sở hạ tầng
Tại Campuchia, Viettel đã đầu tư một mạng truyền dẫn, đây là yếu tố quantrọng bậc nhất, là hạ tầng của một ngành viễn thông Xây dựng các trạm thu phátsóng di động (BTS).) Tính đến hết năm 2008 đã có được 1.000 trạm BTS, hết năm
2009 là 3.000 trạm Xây dựng các chương trình như hỗ trợ xây dựng cầu mạngtruyền hình hội nghị giúp chính phủ điều hành, và miễn phí Internet trong mạnggiáo dục điện tử
Kết quả thực hiện chiến lược
Mạng Metfone, thương hiệu của Viettel ở Campuchia, vẫn giữ vững vị trímạng dẫn đầu với hạ tầng mạng lưới rộng quy mô lớn nhất Tổng số cáp đường trụccủa toàn Campuchia đã tăng gần 17 lần trong vòng 5 năm qua, đạt 20.300km.Trong đó, Metfone đóng góp tới gần 80% với 16,000 km cáp quang đã được triểnkhai Mạng lưới do công ty Metfone triển khai lớn gấp 13 lần tổng số cáp quang màtoàn bộ thị trường Campuchia phát triển được trong vòng 10 năm trước đó Tập