1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận về truyền thông đại chúng - sự tác động của toàn cầu hoá đối với hoạt động thông tin đại chúng

18 3,6K 28
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 89,5 KB

Nội dung

Tiểu luận về truyền thông đại chúng - sự tác động của toàn cầu hoá đối với hoạt động thông tin đại chúng

Trang 1

Mở đầu

Thế kỷ XXI được dự báo với những xu thế phát triển mới có ảnh hưởng rất

lớn tới sự phát triển của các quốc gia nói chung, trong đó nổi bật nhất là xu thế

toàn cầu hoá Trong bối cảnh của nền kinh tế tri thức, xu thế đó sẽ diễn ra trong

lĩnh vực công nghệ thông tin vốn rất gắn bó và nhạy cảm đối với hoạt độngthông tin đại chúng Dòng chảy mạnh mẽ của xu thế ấy đã ảnh hưởng rất lớn tớisự phát triển của hệ thống thông tin đại chúng thế giới và Việt Nam cũng khôngnằm ngoài quy luật này.

Là công cụ tuyên truyền sắc bén với năng lực dự báo cao, trong nhữngnăm qua các phương tiện thông tin đại chúng nước ta đã góp phần rất quantrọng giữ vững ổn định chính trị, mở rộng dân chủ, từng bước đưa đất nước đilên Trong những năm qua, hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng ViệtNam đã đóng góp tích cực và phục vụ đắc lực công cuộc đổi mới đất nước,giương cao ngọn cờ tư tưởng của Đảng đấu tranh chống lại các quan điểm củacác thế lực phản động thù địch.

Xã hội càng hiện đại thì tốc độ vận động của các tiến trình kinh tế xã hộicàng nhanh Mặt khác, với tốc độ phát triển của cách mạng khoa học kỹ thuậtvà công nghệ, với việc quốc tế hoá các quá trình sản xuất kinh doanh, cácchính sách kinh tế xã hội phải được thích ứng kịp thời Đó là điều kiện đảmbảo cho sự thành công và cũng là một yêu cầu đặt ra cho hệ thống thông tinđại chúng trong thời kỳ mới.

Sự tác động của toàn cầu hoá đối với hoạt động thông tin đại chúng baogồm cả hai mặt tích cực và tiêu cực Đó là một quá trình tác động toàn diện,sâu sắc và gắn liền với quy luật vận động phát triển chung của xã hội Bởi lẽđó, việc nghiên cứu những tác động - đặc biệt là những tác động tiêu cực củatoàn cầu hoá đối với hoạt động thông tin đại chúng nước ta đang là một trong

Trang 2

những yêu cầu cấp bách, đặt ra nhiều vấn đề cần phải được giải quyết Đócũng là lý do khiến chúng tôi cho đề tài này cho tiểu luận của mình.

Toàn cầu hoá xét về xu hướng của nó, là quá trình tăng lên mạnh mẽ

vượt khỏi biên giới quốc gia những mối liên hệ, sự ảnh hưởng, tác động lẫnnhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộctrên toàn thế giới Vì vậy, xu thế toàn cầu hoá tạo điều kiện cho các quốc gia,

dân tộc xích lại gần nhau, hiểu biết nhau, bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau Toàncầu hoá tác động đến sự tồn tại và phát triển của từng quốc gia, dân tộc.Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, không một quốc gia nào có thể đứng biệtlập mà có thể tồn tại và phát triển được.

Xu thế toàn cầu hoá bắt nguồn từ sự phát triển của lực lượng sản xuất, từtính chất xã hội hoá của lực lượng sản xuất trên phạm vi quốc gia và phạm viquốc tế Quá trình quốc tế hoá được đẩy mạnh, đặc biệt với sự ra đời của chủnghĩa tư bản do những phát kiến về địa lý, những cuộc chiến tranh xâm chiếmthuộc địa, sự phát triển đại công nghiệp, sự phát triển sản xuất nhờ áp dụngcác thành tưu khoa học và công nghệ, sự mở rộng thị trường quốc tế, mở rộng

Trang 3

giao lưu quốc tế… tất cả những yếu tố đó đã phá vỡ tính chất cát cứ biệt lập,khép kín trong phạm vi từng quốc gia, mở rộng không gian hoạt động

Những dự báo của Mác và Ăngghen về “xu thế quốc tế hoá” từ cách đâyhơn 150 năm đã trở thành hiện thực từ những thập niên cuối của thế kỷ XX.Ngày nay xu thế quốc tế hoá đã phát triển đến một giai đoạn mới - giai đoạn caocủa nó là toàn cầu hoá Toàn cầu hoá không đồng nghĩa với quốc tế hoá mà là sựtiếp tục của xu thế quốc tế hoá đã có từ trước

Hiện nay, quá trình toàn cầu hoá đã diễn ra trên các lĩnh vực: kinh tế, nhấtlà về thương mại, đầu tư, tài chính ; khoa học - công nghệ thông tin; văn hoá;các vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái; và lĩnh vực chính trị Mức độ toàn cầuhoá trên các lĩnh vực nói trên không giống nhau, rõ nhất là trên lĩnh vực kinh tế,chậm nhất là trên lĩnh vực chính trị bao gồm cả quân sự và ngoại giao.

Toàn cầu hoá về kinh tế không nhất thiết phải toàn cầu hoá về chính trị.Ngay cả Liên hợp quốc cũng chưa phải là tiêu biểu cho lợi ích toàn cầu, chocông lý, công bằng và dân chủ - những yêu cầu hàng đầu của chính trị thếgiới trong thời đại văn minh Từ đó, không có “toàn cầu hoá” một cách chungchung Thuật ngữ này thường được dùng với nghĩa toàn cầu hoá về kinh tế.Các quốc gia thường phải cân nhắc lĩnh vực nào có thể toàn cầu hoá, lĩnh vựcnào cần tiến hành hợp tác có chọn lọc, thậm chí không thể hợp tác.

Quá trình toàn cầu hoá hiện nay vừa chứa đựng tính tất yếu khách quan, xuthế phổ biến của toàn thế giới, vừa mang đậm dấu ấn của các tập đoàn, các nước

tư bản Vì thế, không nên đồng nhất toàn cầu hoá có tính tư bản chủ nghĩa với

toàn cầu hoá có tính cách là xu thế khách quan của thời đại.

2 Những tác động của toàn cầu hoá

Như mọi quá trình vận động xã hội, toàn cầu hoá đem lại nhiều mặt tíchcực và cũng có cả những mặt tiêu cực Việc đánh giá tích cực hay tiêu cực cũng

Trang 4

tuỳ thuộc từng nước, tuỳ từng giai đoạn phát triển và đối sách của từng nước.Tuy nhiên, nhìn tổng thể và khách quan thì có thể thấy toàn cầu hoá đem lạinhiều tác động tích cực.

Tất cả các nước đều thông qua việc tham gia vào quá trình toàn cầu hoá đểthúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhờ không ngừng điều chỉnh cơ cấu sảnxuất, áp dụng công nghệ tiên tiến, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, giảm bớitiêu hao vật chất; sử dụng hợp lý hơn các nguồn tài nguyên và nguồn lực conngười, phối hợp giải quyết các vấn đề toàn cầu mà mỗi quốc gia, mỗi khu vựckhông thể giải quyết nổi; thúc đẩy xu hướng đa cực của thế giới.

Các nước phát triển được lợi nhiều nhất nhờ quá trình toàn cầu hoá: mởrộng được thị trường tiêu thụ hàng hoá, đổi mới được công nghệ bằng cách báncông nghệ lỗi thời cho nước khác; có thêm địa bàn đầu tư, phát huy thế mạnh vềkinh tế và khoa học - công nghệ để chèn ép các nước đang phát triển, các côngty nhỏ khai thác nguồn lao động quá rẻ ở các nước chậm phát triển, buộc cácnước phải tham gia gánh vác trách nhiệm giải quyết một số vấn đề toàn cầu.

Các nước đang phát triển cũng có cơ hội thuận lợi cho sự phát triển nhờtham gia vào quá trình toàn cầu hoá: tranh thủ được vốn, kỹ thuật và kinhnghiệm quản lý của các nước phát triển để khai thác tiềm năng của mình; pháthuy được lợi thế của nước đi sau và một số thế mạnh riêng; được hưởng một sốưu đãi về thuế quan, về vốn và chuyển giao công nghệ; thoát khỏi tình trạng bịbao vây cấm vận; có được một số bảo đảm pháp lý quốc tế để giải quyết cáctranh chấp; ngăn chặn âm mưu can thiệp quân sự của một nước ngoài nào đó.

Bên cạnh đó, toàn cầu hoá càng phát triển càng đặt ra những nguy cơ lớn:Nhìn chung, toàn thế giới thì khoảng cách các nước giàu với các nướcnghèo ngày càng khác xa: sự lũng đoạn của các nước lớn trong hoạt động củacác tổ chức quốc tế và các công ty xuyên quốc gia; các tổ chức tài phiệt đối vớicác nền kinh tế và các chính phủ ngày càng lớn; xu hướng độc quyền ngày càng

Trang 5

tăng chứ không giảm đi các hoạt động tài chính ngày càng khó kiểm soát nguycơ về những hoạt động kinh tế giả và đen ngày càng lớn; sự lan toả nhanh nhữngtác động tiêu cực và diễn biến bất thường của một nền kinh tế, một hệ thống tàichính đến cả khu vực và toàn thế giới; chủ quyền quốc gia, bản sắc văn hoá dântộc chịu sức ép lớn

Các nước phát triển, mặc dù có nhiều lợi thế và được lợi nhiều trong quátrình toàn cầu hoá, nhưng không phải muốn làm gì cũng được Từng nước đượctham gia quan hệ song phương, khu vực và toàn cầu với các nước khác đều tínhtoán lợi ích, cân nhắc cái lợi và cái hại Sức ép lớn nhất đối với các nước pháttriển là từ phía các nước lớn Qua mở cửa, nhiều nước trên thế giới mạnh dầnlên, thách thức cả với các nước lớn Đặc biệt sự bành trướng của các công tyxuyên quốc gia đe doạ ngay cả chính phủ từng nước phát triển.

Do toàn cầu hoá, các nước đang phát triển và lạc hậu đứng trước nhiềunguy cơ: chịu thua thiệt trong cạnh tranh; bị tụt hậu về công nghệ, kỹ thuật; bịnhiều sức ép và phụ thuộc trong tiếp nhận đầu tư, thanh toán, vay nợ, xuất nhậpkhẩu; bị chảy chất xám ra nước ngoài.

Do sức ép về kinh tế, các nước nhỏ buộc phải thay đổi luật pháp có lợi chocác công ty tư bản, phải đẩy mạnh tư nhân hoá, giảm thiểu sự can thiệp của nhànước vào các hoạt động kinh tế dần dần phải chấp nhận các luật pháp của nướcngoài, thậm chí phải cải tổ chính phủ, thể chế chính trị Bên cạnh đó là nguy cơdo các quan niệm về văn hoá, dân chủ, nhân quyền, lối sống khác với truyềnthống dân tộc du nhập vào, làm băng hoại các giá trị dân tộc, phát sinh nhữngmâu thuẫn làm mất ổn định xã hội Tuy nhiên, nhiều nước có chính sách khônkhéo, biết phát huy nội lực và tranh thủ được mặt tích cực của toàn cầu hoá nênvẫn phát triển.

Trong khi thừa nhận xu hướng không gì cản nổi của toàn cầu hoá, có thểthấy xu thế khu vực hoá đang rất mạnh mẽ và đem lại hiệu quả không nhỏ cho

Trang 6

mỗi quốc gia Khu vực hoá vừa là tiền đề, là biểu hiện của toàn cầu hoá, đồngthời lại là sự phản ứng, sự kiềm chế sự đối với xu thế toàn cầu hoá

Thông điệp mà toàn cầu hoá phát đi cho toàn thế giới là: không một quốcgia nào có thể phát triển nếu không là một bộ phận của nền kinh tế thế giới;đồng thời cũng không một quốc gia nào có thể phát triển vững chắc, bình ổn khichỉ dựa vào toàn cầu hoá mà không dựa vào sức mạnh của chính mình Vấn đềlà phải thấy rõ mặt tích cực và mặt tiêu cực của toàn cầu hoá.

Chúng ta thừa nhận toàn cầu hoá đã là một xu thế khách quan.Trên cơ sởnhận thức đó, Việt Nam đang xây dựng một lộ trình phù hợp cho việc mở cửanền kinh tế, hội nhập quốc tế và khu vực nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế vớitốc độ cao và bền vững bằng cách tận dụng tối đa lợi thế để xây dựng và thực thichiến lược phát triển kinh tế lâu dài của đất nước Việc gia nhập và trở thành

thành viên chính thức của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu á - Thái Bình Dương

đã đem đến cho Việt Nam nhiều cơ hội và lợi ích thiết thực để Việt Nam thúcđẩy nhanh hơn sự phát triển kinh tế của đất nước Việc tăng cường hợp tác cùngcó lợi với các thành viên trong tổ chức này có tầm quan trọng đặc biệt đối vớiViệt Nam, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện thànhcông mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Đại hội đại biểu lần IX của Đảng ta đã khẳng định: “Thực hiện nhất quánđường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ

quốc tế Việt Nam muốn là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng

quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”.

II Những tác động của toàn cầu hoá đối với hoạt động thông tin đại chúng

ở nước ta1 Những tác động tích cực

Trang 7

Với những tác động tích cực của toàn cầu hoá, hệ thống thông tin đạichúng Việt Nam hiện nay đã có bước phát triển vượt bậc cả về hình thức, chấtlượng và số lượng, đã đề cập đến hầu hết các lĩnh vực của đời sống, đóng gópđáng kể vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước Chỉ tính riêng về báoin, từ khoảng 200 đầu báo vào cuối những năm 80 đến nay đã có trên 600 tờbáo và tạp chí, tạo nên một đời sống báo chí hết sức sôi động Bên cạnh đó,tiếp thu các thành tựu khoa học và công nghệ của thế giới, các loại hình báophát thanh, truyền hình, báo Internet đã có sự phát triển mạnh mẽ

Việc phát triển công nghệ tin học và các công nghệ mới khác trong in ấntrình, bày đã góp phần làm cho bộ mặt của nhiều tờ báo trở nên sinh động,hấp dẫn công chúng Báo chí ngày càng tăng cả về quy mô, số lượng, phạm vitác động Nhưng quan trọng hơn là nội dung báo chí trở nên phong phú, cótính thời sự hơn nhiều so với trước, khẳng định được chức năng làm diễn dàncho nhân dân tham gia vào công cuộc xây dựng, đổi mới đất nước Cácphương tiện thông tin đại chúng nước ta đã ngày càng bám sát, phản ánh kịpthời và nhận thức các vấn đề đang nẩy sinh tồn tại trong xã hội, đề xuất cácchính sách, chủ trương mới, cổ vũ động viên nhân dân tiếp tục đẩy mạnhcông cuộc phát triển kinh tế xã hội, mở rộng quan hệ đối ngoại.

Báo chí nước ta hiện nay phong phú về nội dung và hình thức, đã có thểđáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng Do sự phát triển của khoa họccông nghệ, do sự mở cửa của kinh tế thị trường mà báo chí nước ta có điềukiện đổi mới trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, nghiệp vụ.

Hoạt động trong cơ chế kinh tế thị trường, báo chí nước ta luôn phản ánhthực tiễn sôi động và ngày càng đáp ứng tốt hơn những nhu cầu đa dạng của thịtrường Báo chí đã khai thác tất cả các thông tin đề cập tới những tác động củathị trường Thị trường huy động báo chí làm người cổ động và tuyên truyền cho

Trang 8

nó Báo chí do thị trường đòi hỏi đã trở thành một diễn đàn trao đổi, tranh luậngiúp cho chân lý ngày càng được sáng tỏ, cái đúng chiến thắng cái sai

Báo chí phản ánh, khuyến khích những tác động tích cực của cơ chế thịtrường, đồng thời cũng lên án, phê phán những ảnh hưởng tiêu cực của nó nhưvấn đề ô nhiễm môi trường, tham nhũng, buôn lậu, văn hóa phản động đồi truỵ.Ngoài ra, báo chí còn góp phần thoả mãn những nhu cầu thông tin đa dạng,nhiều chiều, cấp bách trên nhiều lĩnh vực mà người tiêu dùng đòi hỏi.

Cơ chế thị trường còn tạo điều kiện cho báo chí tháo gỡ khó khăn để pháttriển, đã khuyến khích được tính chủ động, sáng tạo của người làm báo và của cơquan báo chí.

Do tác động của thị trường đòi hỏi người làm báo và các cơ quan báo chíphải luôn luôn quan tâm đến độc giả, đến chất lượng bài báo, tờ báo củamình, phải tính đến hiệu quả của việc sử dụng đồng vốn bỏ ra Các cơ quanbáo chí phải quản lý và tính toán chặt chẽ có hiệu quả các chi phí sản xuất, bốtrí hợp lý và mở rộng việc tiêu thụ các sản phẩm báo chí của mình.

Cơ chế thị trường đã "tham gia" lựa chọn các nhà quản lý cơ quan báochí giỏi và những nhà báo có tài Nó đòi hỏi những nhà quản lý, những nhàbáo vừa phải có phẩm chất chính trị tốt, vừa phải có tài năng, thạo nghề đểkhông bị sa ngã bởi sức mạnh của đồng tiền và đảm bảo chất lượng sản phẩmbáo chí ngày càng được tốt hơn Như vậy, báo chí nước ta đã chịu ảnh hưởngcủa kinh tế thị trường, đồng thời chính báo chí đã góp phần định hướng kinhtế thị trường phát triển theo đúng quan điểm, đường lối của Đảng.

2 Những tác động tiêu cực

Dưới tác động tiêu cực của quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá, hệthống các phương tiện thông tin đại chúng nước ta cũng đang bộc lộ nhữngkhuyết điểm, yếu kém Thực trạng này được biểu hiện qua một số mặt cụ thểsau đây:

Trang 9

-Một số tờ báo có xu hướng xa rời tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ,thờ ơ trước các sự kiện quan trọng của đất nước, của ngành và địa phương.Không ít cơ quan báo chí chưa quan tâm đúng mức đến việc tuyên truyền biểudương, nhân rộng các điển hình tiên tiến, kinh nghiệm hay trong sản xuất, kinhdoanh, các gương thi đua yêu nước Phương thức nghiệp vụ tuyên truyền điểnhình tiên tiến, người tốt việc tốt chậm đổi mới, chưa hấp dẫn Việc giáo dụctruyền thống dân tộc, truyền thống cách mạng; đề cao đạo lý và nhân cách ViệtNam; bảo tồn và phát huy văn hoá Việt Nam, xây dựng con người Việt Nam chủyếu chỉ được tập trung trong dịp các ngày kỷ niệm lớn, các ngày lễ, các cuộcvận động chính trị lớn chứ chưa thực sự trở thành một hoạt động thường xuyênloiên tục trên báo chí.

-Một số thông tin, bài vở trên các phương tiện thông tin đại chúng hiện naybộc lộ sự mơ hồ về quan điểm: đề cao một chiều tự do kinh doanh, giới thiệuquá nhiều các chính khách, văn hoá, lối sống phương Tây, thiếu chọn lọc khi sửdụng những thông tin của nước ngoài Một số báo, đài chỉ nhấn mạnh một chiềuquyền thông tin báo chí, mà không đề cao trách nhiệm của báo chí trong xâydựng Đảng, xây dựng chính quyền, tôn trọng đội ngũ cán bộ của Đảng và Nhànước

-Các phương tiện thông tin đại chúng nước ta còn thiếu chủ động và chưathực sự sắc bén trong cuộc đấu tranh chống âm mưu “ diễn biến hoà bình” trênmặt trận tư tưởng, văn hoá của các thế lực thù địch, chưa thật chủ động và tíchcực trong việc phê phán các luận điệu sai trái mưu toan chia rẽ của một số phầntử bất mãn, cơ hội

-Trong tuyên truyền về chủ trương, chính sách, có hiện tượng nặng về phêphấn chính sách của Nhà nước, mặt khiếm khuyết, chưa coi trọng để xuất cácgiải pháp tích cực, chỉ chú ý phê phán những người có chức có quyền, góp phầntạo ra cách nhìn thấy các mặt tích cực, những đóng góp to lớn của các cơ quan,

Trang 10

tổ chức cũng như của đa số cán bộ, đảng viên trong sự nghiệp đổi mới hiện nay.Trong đấu tranh chống tiêu cực một số báo, đài còn mắc nhiều sai sót - trong đócó những sai sót nghiêm trọng

-Việc chấp hành kỷ luật thông tin của Đảng, pháp luật Nhà nước về báo chíchưa thật nghiệm Một số cơ quan báo chí sai phạm về quan điểm chính trị chậmsửa chữa khuyết điểm mặc dù đã được nhắc nhở nhiều lần Một số cơ quan báochí để cho tư nhân, kể cả tư nhân nước ngoài thao túng vì những mục đích cácnhân, vì lợi nhuận đơn thuần Thương mại hoá còn được biểu hiện ở việc chạytheo lợi nhuận cục bộ, tranh giành thông tin; thông tin thiếu trung thực, kháchquan, thiếu chuẩn xác; trình bày báo xa lạ với thẩm mỹ dân tộc, thiếu văn hoá

-Công tác quy hoạch báo chí nước ta nhìn chung chưa khắc phục được tìnhtrạng mất cân đối: có ngành quá nhiều báo, tạp chí, nhà xuất bản, trong khingành khác không có báo; có địa phương thị trường báo chí sôi động chi phối thịtrường báo chí cả nước, trong khi các địa bàn quan trọng khác lại thiếu báo trầmtrọng nên đã tạo ra tình trạng lãng phí, vừa thừa vừa thiếu, chênh lệch về hưởngthụ thông tin.

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ báo chí, xuất bản, nhất là cán bộ quảnlý, cán bộ lãnh đạo chủ chốt các báo, đài còn thiếu qui hoạch, chất lượng đào tạochưa cao, quản lý chương trình, giáo trình lỏng lẻo, thiếu hệ thống, chưa thực sựcó những chuyển biến mạnh mẽ.

- Hệ thống văn bản pháp luật và dưới luật cũng như các văn bản hướng dẫnthực hiện còn thiếu, không đồng bộ, chống chéo, lạc hậu so với thực tiễn vàthiếu các chính sách, cơ chế phù hợp Hệ thống truyền thanh cơ sở đang bị thảnổi Mạng Intemet chậm phát triển vừa lúng túng trong tổ chức quản lý Việcxem xét chấn chỉnh các khuyết điểm, sai phạm trong hoạt động báo chí nhìnchung vẫn còn nể nang, dễ dãi

Ngày đăng: 12/11/2015, 13:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w