HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH Đề tài: “Bé Biết Gì Về Trường Mầm Non” Lớp : Lá I. Mục tiêu: - Nhận biết địa chỉ của trường, của lớp - Phân biệt, nhận biết được các chức năng, các góc chơi trong lớp. - Biết sử dụng nguyên vật liệu mở để vẽ trường mầm non theo ý thích của trẻ. II. Chuẩn bị: - Rổ - Đồ chơi lắp ráp - Đồ chơi góc gia đình - Sách, viết, màu vẽ. III. Tiến hành: HĐ1: “Đồ dùng ở đâu ?” - Cô cố tình để sai vị trí các đồ dùng, đồ chơi trong lớp và tạo tình huống để trẻ chú ý: “Hôm qua trước khi ra về cô quên mất vị trí sắp xếp đồ chơi, sách, viết, …trên kệ nên cô đã sắp xếp nhằm. Hôm nay các con có thể giúp cô sắp xếp lại được không con ?” - Sau đó, cô cho một trẻ đại diện cho một tổ lên sắp xếp lại đồ dùng, đồ chơi trong lớp. Tổ nào xếp đúng nhất, tổ đó sẽ nhận được nhiều bong hoa điểm 10 hơn. HĐ2: “Trường của bé” - Cô trò chuyện với trẻ về trường mầm non, về bạn của trẻ, về cô giáo, về hoạt động vui chơi của trẻ: chơi cầu tuột, xích đu, thang dây,… - Cô hướng dẫn cho trẻ vẽ trường mầm non mà trẻ thích, sau đó cô phát cho mỗi bạn một tờ giấy A4 để trẻ vẽ . - Sau khi vẽ xong thì nộp sản phẩm lại cho cô. - Nhận xét sản phẩm. HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH Đề tài: “ Trường mầm non thân yêu” Lớp : Lá I. Mục tiêu: - Nhận biết được tên, địa chỉ của trường, của lớp. - Biết phối hợp với bạn trong các hoạt động thi đua. II. Chuẩn bị: - Viết, giấy vẽ - Logo hình ảnh liên quan tới trường mầm non. III. Tiến hành: HĐ1: “Tên của ai?” - Cô trò chuyện với trẻ về tên trường, tên lớp, địa chỉ của trường. - Sau đó, cô hướng dẫn cho trẻ cách vẽ sơ đồ từ nhà đến trường để giúp trẻ nhớ con đường đi từ nhà đến trường và từ trường về nhà. - Cô cho trẻ vẽ và sau đó cô nhận xét. HĐ2: “Trường của cháu là trường mầm non” - Cô cho trẻ xem logo hình ảnh về trường mầm non: hình thang dây,cầu tuột, lớp học, ly uống nước của trẻ,… - Cô chia trẻ làm 2 đội và cho trẻ thi đua với nhau, đội nào tìm được nhiều logo hình ảnh hơn thì đội đó chiến thắng. HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH Đề tài: “Cô giáo của bé” Lớp : Lá I. Mục tiêu: - Làm quen với âm điệu, ngữ điệu của bài thơ. - Hiểu được nội dung, ý nghĩa của bài thơ. - Hát, nghe nhạc và vận động theo nhạc. II. Chuẩn bị: - Bài thơ “Cô và mẹ” - Đĩa nhạc. III. Tiến hành: HĐ1: “Cô giáo của bé” - Cô đọc bài thơ “Cô và mẹ” cho trẻ nghe: “Ở trường em có cô, Về nhà em có mẹ, Âm thầm và lặng lẽ, Nuôi em lớn em khôn, Truyện thần tiên cô kể, Truyện cổ tích em nghe, Lời cô và lời mẹ theo em đi suốt đời.” -Cô đàm thoại với trẻ về nội dung của bài thơ và đặt câu hỏi cho trẻ: “Bài thơ nói về ai ?” “ Ai là người kể chuyện cổ tích cho chúng ta nghe ?” “Ai là người nuôi ta khôn lớn ?” -Cô kết luận lại nội dung của bài thơ: Cô và mẹ là 2 người mẹ nuôi chúng ta khôn lớn từng ngày cho nên chúng ta phải biết yêu thương 2 người mẹ của chúng ta. HĐ2: “Hát cô và mẹ” - Cô và trẻ cùng hát bài “ Cô và mẹ” - Hát và vận động theo nhạc bằng các động tác nhẹ nhàng. HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH Đề tài: “Nốt nhạc vui” Lớp : Lá I. Mục tiêu: - Phân biệt và đoán được âm thanh thu được thông qua thính giác. -Phát triển kỹ năng vẽ sáng tạo ở trẻ II. Chuẩn bị: - Máy ghi âm tiếng âm thanh. - Bài hát “Trường chúng cháu đây là trường mầm non” - Viết, giấy vẽ, màu tô. III. Tiến hành: HĐ1: “Âm thanh quanh bé” - Cô ghi âm những âm thanh: Tiếng trống trường, tiếng chim hót, tiếng ve kêu, tiếng cười đùa, tiếng kèn, tiếng đàn piano, … cho trẻ nghe. - Sau đó, cô yêu cầu trẻ đoán xem ai có thể đoán đúng và chính xác nhất. HĐ2: “Hát trường chúng cháu là trường mầm non” - Cô hát bài “ Trường chúng cháu đây là trường mầm non” cho trẻ nghe lần 1. - Cô hát lần 2 cho trẻ nghe kết hợp với âm nhạc. - Cô hát lần 3 cho trẻ nghe kết hợp với tiếng vỗ tay theo nhịp, phách( tiết tấu chậm ). - Cô và trẻ cùng hát và vận động theo nhạc. HĐ3: “Ai khéo tay?” Cô chia trẻ làm 4 nhóm, mỗi bạn sẽ đại diện cho nhóm mình lên bảng tô màu cho 4 bức tranh về trường mầm non mà cô đã chuẩn bị sẵn. Nhóm nào tô đẹp nhất nhóm đó chiến thắng. HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH Đề tài: “Đồ dùng, đồ chơi của bé” Lớp : Lá I. Mục tiêu: - Dùng ngôn ngữ biểu cảm để kể về đặc điểm trường mầm non. - Trẻ tham gia chơi và phối hợp cùng bạn trong khi chơi. II. Chuẩn bị: - Đồ chơi góc - Trang phục hóa trang. III. Tiến hành: HĐ1: “Bé kể về lớp học” - Cô trò chuyện với trẻ về lớp học: “ Khi đến lớp các con thích nhất điều gì ?” “ Đến lớp học có vui hơn ở nhà không ?” “ Đến lớp học các con sẽ được gặp ai ?” “Trong lớp con thích chơi với bạn nào nhất ? HĐ2: “Lớp học của bé có gì ?” - Cô đàm thoại và đặt câu hỏi với trẻ: “Lớp chúng ta có những góc nào ?”. Cho trẻ kể ra những góc đó. “Các bạn thích nhất là góc chơi nào trong lớp học ?” “ Cô giới thiệu thêm góc chơi mới : góc phân vai cho trẻ và hướng dẫn trẻ cách chơi.” HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH Đề tài: “Bé biết gì về tết trung thu” Lớp : Lá I. Mục tiêu: - Tìm hiểu ý nghĩa ngày tết trung thu. - Biết dùng ngôn ngữ giao tiếp, nêu đặc điểm ngày tết trung thu. - Tập kể chuyện về ngày tết trung thu, đóng vai khi kể chuyện. II. Chuẩn bị: - Tranh ảnh về tết trung thu - Truyện sự tích chú cuội cung trăng - Trang phục hóa trang III. Tiến hành: HĐ1: “Giới thiệu ngày tết trung thu” - Cô trò chuyện với trẻ về ngày tết trung thu, cho trẻ xem tranh về ngày tết trung thu. - Cô đặt câu hỏi và đàm thoại với trẻ: “ Các con có thích ngày tết trung thu không ?” “ Trung thu đến các con sẽ được làm gì ?” “Các con có mời ông bà, cha mẹ ăn bánh trung thu không ?” HĐ2: “Chú cuội cung trăng” - Cô kể chuyện “chú cuội cung trăng” cho trẻ nghe. - Cô đàm thoại về nội dung của câu chuyện và đặt câu hỏi với trẻ: “ Trong truyện con thích nhân vật nào nhất ?” “ Tại sao con thích nhân vật đó ?” HĐ3: “Ai tài thế” - Cô chọn ra một vài bạn trong 4 tổ để đóng vai cho các nhân vật trong truyện. - Cô sẽ đọc lời thoại và các bạn sẽ diễn xuất theo đúng hành động của nhân vật trong truyện. - Bạn nào diễn xuất hay nhất cô sẽ thưởng cho bong hoa điểm 10. HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH Đề tài: “Chiếc lồng đèn xinh” Lớp : Lá I. Mục tiêu: - Biết cách trang trí về ngày tết trung thu: phối hợp với bạn để làm lồng đèn. - Biết phân loại lồng đèn theo nhóm. II. Chuẩn bị: - Giấy thủ công - Kéo - Thanh tre - Keo dán - Màu sáp - Lồng đèn mẫu III. Tiến hành: HĐ1: “Lồng đèn của bé” - Cô trò chuyện với trẻ về ngày hội rước đèn trung thu: “ Đêm trung thu trăng sáng, các bạn nhỏ cùng nhau thấp nến lên để chuẩn bị rước đèn trung thu” “ Các con có thường đi rước đèn trung thu không ?” “ Con thích nhất là lồng đèn trung thu hình gì ?” - Sau đó, cô lấy một số lòng đèn mẫu ra cho trẻ xem và cô hỏi trẻ: “ Các con có thích không ?”. “Các con có muốn làm cho mình một cái lồng đèn không?” HĐ2: “Lồng đèn ai đẹp nhất” - Cô hướng dẫn cho trẻ cách làm lồng đèn và trang trí lồng đèn. - Sau đó, cô chia trẻ làm 4 nhóm, và phát cho mỗi nhóm dụng cụ để làm lồng đèn theo ý thích của mình. - Nhóm nào làm xong cô sẽ đến nhóm đó ghi tên và các bạn nộp sản phẩm lại cho cô. HĐ3: “Xem ai tinh mắt nhất” - Cô yêu cầu mỗi nhóm 1 bạn lần lượt lên phân biệt từng nhóm lồng đèn cho cô, ai phân biệt đúng và chính xác nhất thì nhóm đó chiến thắng. HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH Đề tài: “Cùng bạn khéo tay” Lớp : Lá I. Mục tiêu: - Rèn luyện kỹ năng nặn của trẻ để làm bánh trung thu. - Học cách chia bánh trung thu ra nhiều phần. II. Chuẩn bị: - Video - Đất nặn - Bánh trung thu thật. III. Tiến hành: HĐ1: “Chiếc bánh trung thu” - Cô cho trẻ xem đoạn video giới thiệu về bánh trung thu. - Cô trò chuyện với trẻ về đoạn video vừa xem và hỏi trẻ: “ Con có thích ăn bánh trung thu không ?” “ Con thích ăn bánh trung thu nào nhất ?” “ Tại sao con thích ăn bánh trung thu đó ?” HĐ2: “Bé khéo tay” - Cô hướng dẫn cho trẻ cách nặn bánh trung thu: xoay tròn đất nặn sau đó bỏ vào khuôn ta sẽ được một cái bánh trung thu. - Cho trẻ nặn bánh trung thu theo ý thích của trẻ. HĐ3: “Cùng nhau phá cỗ” - Cô đã chuẩn bị 8 cái bánh trung thu thật, cô chia trẻ làm 4 nhóm. - Trước khi phát cho mỗi nhóm 2 cái bánh trung thu, cô hướng dẫn cho trẻ cách chia bánh, chia sao cho đủ với số bạn trong tổ. HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH Đề tài: “Hát mừng trung thu” Lớp : Lá I. Mục tiêu: - Thể hiện cảm xúc của mình khi hát bài hát. - Hát cùng cô và vận động theo nhạc. II. Chuẩn bị: - Bài hát: Rước đèn dưới ánh trăng - Nhạc cụ âm nhạc: bộ gõ - Đĩa nhạc. III. Tiến hành: HĐ1: “Rước đèn dưới ánh trăng” - Cô hát bài “Rước đèn dưới ánh trăng” cho trẻ nghe lần 1. - Cô hát lần 2 cho trẻ nghe kết hợp với âm nhạc. - Cô hát lần 3 cho trẻ nghe kết hợp với học cụ âm nhạc song loan. HĐ2: “Nào ta cùng hát” - Cô hát lại bài hát lần 4 kết hợp với âm nhạc và vận đông theo nhạc - Sau đó, cô và trẻ cùng hát và vận động theo nhạc. HĐ3: “Ca sĩ tí hon” - Cô chi trẻ làm 3 nhóm, sau đó cô mời từng nhóm hát. - Cô cho từng bạn trong nhóm lên hát lại bài hát. HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH Đề tài: “Vui hội trăng rằm” Lớp : Lá I. Mục tiêu: - Mạnh dạn tham gia lễ hội. - Phối hợp cùng bạn khi chơi, tập diễn múa lân. II. Chuẩn bị: - Video - Trang phục hóa trang cho: ông địa, lân, 2 người đánh trống. III. Tiến hành: HĐ1: “Xem video về múa lân” - Cô cho trẻ xem đoạn video về đoàn múa lân. - Cô trò chuyện với trẻ về đoạn video vừa xem để thu thập ý kiến của trẻ về các nhân vật trong đoàn múa lân: Gồm những ai ? Cho trẻ liệt kê ra. - Sau đó, cô hỏi trẻ “ Con thích nhất là ai trong đoàn múa lân ?”. “Tại sao con thích người đó ?” HĐ2: “Xem ai giống nhất” - Cô mời 1 vài bạn tổ 1 lên đóng vai ông địa, người đánh trống và con lân. - Sau đó, cô mời lần lượt tổ 2, 3, 4 lên đóng vai xem ai giống nhất cô sẽ chọn ra những người đó để múa lân cho lớp xem. HĐ3: “Tập diễn múa lân theo nhạc” - Sau khi thi tài xong, cô đã chọn ra 1 đội ngũ xuất sắc nhất, những bạn này sẽ tường thuật lại cảnh múa lân của đoạn video mà các bạn vừa xem. - Cô mở lại đoạn video clip cho các bạn tập diễn xem và cô hướng dẫn cho các bạn cách chơi. - Sau đó các bạn được chọn lên tập diễn múa lân kết hợp với âm nhạc cho lớp xem. . nhà đến trường để giúp trẻ nhớ con đường đi từ nhà đến trường và từ trường về nhà. - Cô cho trẻ vẽ và sau đó cô nhận xét. HĐ2: Trường của cháu là trường. đoán đúng và chính xác nhất. HĐ2: “Hát trường chúng cháu là trường mầm non” - Cô hát bài “ Trường chúng cháu đây là trường mầm non” cho trẻ nghe lần 1. -