SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH TRƯỜNG THPT ĐỒNG LỘC ĐỀ KIỂMTRA1TIẾT SỐ 1 Môn: Vật Lý lớp 10cơbản (Thời gian làm bài: 45 phút) Mã đề thi 148 Họ, tên học sinh: Lớp: . PHẦN I: Trắc nghiệm khách quan (5 điểm). Câu 1: Công thức nào dưới đây là công thức liên hệ giữa vận tốc, gia tốc và quãng đường đi được của chuyển động thẳng nhanh dần đều: A. v 2 = 2as + v 2 o . B. v + v 0 = as2 . C. v - v 0 = as2 . D. v 2 + v 2 o = 2as. Câu 2: Trường hợp nào dưới đây có thể vật là chất điểm? A. Hai hòn bi lúc va chạm với nhau. B. Người nhảy cầu lúc đang rơi xuống nước. C. Trái Đất chuyển động tự quay quanh mình nó. D. Giọt nước mưa đang rơi. Câu 3: Trong chuyển động thẳng đều. A. Tọa độ x tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t. B. Tọa độ x phụ thuộc vào cách chọn gốc toạ độ. C. Đường đi được s phụ thuộc vào mốc thời gian. D. Đường đi được không phụ thuộc vào vận tốc v. Câu 4: Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, vận tốc trung bình trên đoạn đường s là: A. Thương số giữa quãng đường s và thời gian đi hết quãng đường s. B. Trung bình cộng của các vận tốc đầu và cuối. C. Vận tốc tức thời ở chính giữa quãng đường s. D. Vận tốc tức thời ở đầu quãng đường s. Câu 5: Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục Ox có dạng: x = 5 + 60t; (x đo bằng kilômét và t đo bằng giờ). Toạ độ ban đầu và vận tốc chuyển động của chất điểm là: A. 0 km và 60 km/h. B. 5 km 5 km/h. C. 5 km 60 km/h. D. 0 km và 5 km/h. Câu 6: Hai xe chạy từ A đến B cách nhau 60 km. Xe (1) có vận tốc 20 km/h và chạy liên tục không nghỉ, Xe (2) khởi hành sớm hơn 1 giờ nhưng dọc đường phải dừng lại 2 giờ. Xe (2) phải có vận tốc bao nhiêu để tới B cùng lúc với xe (1). A. 30 km/h. B. 20 km/h. C. 15 km/h. D. 40 km/h. Câu 7: Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, véc tơ gia tốc → a có tính chất nào sau đây: A. → a = 0. B. → a cùng chiều với → v . C. → a có phương, chiều và độ lớn không đổi. D. → a ngược chiều với → v . Câu 8: Thuyền chuyển động xuôi dòng thẳng đều với vận tốc 6 km/h so với dòng nước. Nước chảy với vận tốc 2,5 km/h so với bờ sông. Vận tốc của thuyền so với bờ sông là: A. 6 km/h. B. 8,5 km/h. C. 3,5 km/h. D. 4,5 km/h. Câu 9: Độ lớn của gia tốc rơi tự do: A. Được lấy theo ý thích của người sử dụng. B. Không thay đổi ở mọi lúc, mọi nơi. C. Bằng 10m/s 2 . D. Phụ thuộc vào vĩ độ địa lí trên Trái Đất. Câu 10: Một viên bi sắt rơi tự do từ độ cao 78,4 m. Lấy g = 9,8 m/s 2 . Vận tốc của vật khi chạm đất là: A. 40 m/s. B. 80 m/s. C. 39,2 m/s. D. 78,4 m/s. PHẦN II. Tự luận (5 điểm). Câu 1: Một vật rơi tự do từ độ cao h. Trong 3 giây cuối cùng trước khi chạm đất vật rơi được quãng đường bằng 18 15 độ cao h đó. Lấy g = 10 m/s 2 . Tính thời gian rơi, độ cao h và vận tốc của vật lúc chạm đất. Câu 2: Một vật được thả không vận tốc ban đầu tại đỉnh của một máng nghiêng phẳng, nhẵn cao 5 m, nghêng góc α = 30 0 . Vật trượt xuống với gia tốc a = 5 m/s 2 . a) Xác định vận tốc của vật tại chân máng nghiêng. b) Thời gian vật đi hết máng nghiêng đó. c) Xác định vận tốc của vật khi nó có độ cao 2 m và thời gian đi được đoạn đường đó. Trang 1/1 - Mã đề thi 148 . HÀ TĨNH TRƯỜNG THPT ĐỒNG LỘC ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT SỐ 1 Môn: Vật Lý lớp 10 cơ bản (Thời gian làm bài: 45 phút) Mã đề thi 14 8 Họ, tên học sinh: Lớp: điểm). Câu 1: Một vật rơi tự do từ độ cao h. Trong 3 giây cuối cùng trước khi chạm đất vật rơi được quãng đường bằng 18 15 độ cao h đó. Lấy g = 10 m/s 2