1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bí mật vụ Chân Trâu Cảng

8 511 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 23,12 KB

Nội dung

Nhà xb CAND-2004 mật vụ Trân Châu Cảng Trân Châu Cảng là một cảng lớn của Mĩ ở Thái Bình Dương. Trong thế chiến thứ hai, hạm đội Mĩ ở đây đã bất ngờ bị quân Nhật nện một đòn chí mạng. chiến công lừng lẫy này là kết quả của những hoạt động tình báo đã được chuẩn bị rất công phu. … một làn sóng nghệ thuật hiện đại tràn ngập đến Ha-oai: các ban nhạc Jazz, các hộp đêm có ca nhạc… chẳng bao lâu tất cả các bà, các cô, nhất là vợ con của các sĩ quan thủy quân vầ các cô thiếu nữ Mĩ đang chịu đựng cảnh thiếu thốn của cuộc sống xa hoa ở quê hương… tất cả đều xôn xao vì một sự kiện giật gân: cô Ruth đã khai trương một phòng mĩ viện hiện đại có thể là niềm tự hào cho cả Ha- oai. Khách hàng cả Honolu đổ xô đến. chủ quán xử dụng những kĩ thuật hiện đại nhất để uốn tóc, nhuộm tóc và sửa lại các khuôn mặt. Cửa hàng mĩ viện trở thành nơi gặp gỡ cuẩ giới nữ thượng lưu. Họ trò chuyện, bàn tán về đủ mọi thứ tin tức mới nhất: những sĩ quan nào mới đến, những sĩ quan nào đi nghỉ phép, những nhân vật đặc biệt nào ghé qua vì một nhiệm vụ nào đó… rồi những chuyến tàu nào cập bến, những chiếc tàu nào nhổ neo v.v. Cuộc sống hầng ngày trên mấy hòn đảo chỉ có thế nên ai cũng biết, cũng quan tâm. Phòng mĩ viện khai trương năm 1939. Lúc bấy giờ chưa ai nghĩ rằng chiến tranh có thể xảy ra nơi những hòn đảo xa xôi ấy. nhưng tình báo là một công việc không bao giờ nghỉ, thời bình cũng như thời chiến. Vụ việc này không bắt nguồn như những vụ việc khác, từ Bộ Chiến tranh Đức Quốc xã, hoặc từ bộ óc giàu trí tưởng tượng của viên đô đốc Ca-na-ri, người lãnh đạo công tác tình báo của phát xít mà từ Bộ trưởng Tuyên truyền Gơ-ben (y tự sát năm 1945 ). Đầu năm 1935, sau hai năm thừa hàh chức vụ, Gơ-ben mở tiệc chiêu đãi toàn bộ nhân viên trong bộ. Đó là một buổi dạ hội tưng bừng, mọi người bộc lộ niềm vui sướng được là thành viên của một nước Đức phát xít trẻ tuổi nhưng đã hùng mạnh. Gơ- ben là một tay rất thích phái đẹp, nhiều chuyện riêng của y đã từng trở nên phức tạp và mang lại hậu quả nặng nề. có thể chăng buổi dạ tiệc hôm nay sẽ là mở đầu cho một cuộc phiêu lưu mới. Viên thư kí riêng của Gơ-bem, Lê-ô-pôn Cu-en mang theo cả cô em gái Ruth đến dự dạ hội. Cô gái được mọi người chú ý. Đặc điểm của Gơ-ben, con người sắt đá ấy là khi cần, y có thể đóng vai một tay ăn chơi hào hoa, lịch thiệp bậc nhất. Suốt buổi dạ hội, y đã luôn luôn nhảy với Ruth. Họ uống khá nhiều và vui đùa thỏa thích. Mọi người biết rằng mối quan hệ như vậy với vị Bộ trưởng Tuyên truyền có thể sẽ dẫn đến một cuộc phiêu lưu mới. Nhưng rồi không ai biết cuộc phiêu lưu ấy dẫn đến đâu cả. Cái kết cục mật chỉ hai người biết với nhau. Người ta chỉ biết rằng sau đó bỗng nhiên vị Bộ trưởng quyết định Ruth phải rời khỏi nước Đức. Phải chăng có một sự can thiệp quyết liệt của bà vợ là Fơ-rô Gơ-ben (bà này sau bị chồng giết chết), hoặc là Ruth đã đòi hỏi quá đáng, hoặc là Ruth đã đe dọa sẽ lam cho câu chuyện tung tóe ra. Những câu hỏi ấy không ai trả lời được và cung ít liên quan đến câu chuyện chúng tôi đang kể. Điều chắc chắn là cô gái đã phải rời bỏ nước Đức. Gơ-ben không có quan hệ tốt đẹp gì lắm với các cơ quan tình báo của quân đội và thủy quân. Họ đã biết về y quá nhiều. Y dựa vào một người bạn thân tình là tiến sĩ Cơ-lôt Hô-sô-phe, con trai của một vị tướng nổi tiếng. Cả bố và con Hô-sô-phe lãnh đạo Viện Địa lí chính trị của trường Đại học Bec-lanh. Các sinh viên của họ thường làm ở ngành ngoại giao và đặc biệt trong tổ chúc tình báo chỉ đạo bởi Bộ trưởng Ngoại giao Ri-ben-tơ-rôp (sau này bị treo cổ). Chính viên tướng Hô-sô-phe là người đầu tiên xây dựng các mối quan hệ giữa Đức với Nhật. Uy tín của y một phần lớn là nhờ Gơ-ben mà có, cho nên hễ Gơ-ben cần việc gì là y tìm cách giúp đỡ hết mình. Đúng thế, Hô-sô-phe có thể giúp đỡ cô gái trẻ Ruth. Viên tướng già đã từng đến thăm Nhật bản, từ năm 1914 y đã trông thấy các tiềm lực của đất nước này và cũng từ đó đã giữ những mối quan hệ chặt chẽ với người Nhật. Rất gần đây, các đồng nghiệp của y ở Tô-ky-ô đã cho y biết họ đang cần một số đàn ông, đàn bà da trắng. Cơ quan tình báo và quân cảnh mật của Nhật, gọi là Kempai Tai đang cần tuyển mộ một số người châu Âu qua trung gian các sĩ quan liên lạc Nhật ở Đức và qua hai bố con Hô-sô-phe. Lúc bấy giờ Nhật đang tìm rất nhiều cộng tác viên cho các cơ quan mật vụ. Do đó tiến sĩ Hô-sô-phe đã cho Gơ-ben biết là y đang có một nơi sử dụng người châu Âu, chẳng những Ruth mà cả bố mẹ, anh em cô ta cũng đều có chỗ làm việc với điều kiện là phải thông minh, khôn ngoan và hiểu biết ít nhiều về công tác tình báo. Đôi khi các năng khiếu nghệ thuật rất có lợi cho công tác tình báo. Trong trường hợp này rõ rang là cả gia đình của Ruth có nhiều thuận lợi, đặc biệt là Ruth. Bố cô là tiến sĩ Béc-na, sinh ở Bec-lanh. Năm đó ông ta 40 tuổi, còn Ruth thì mới 18. Hồi trẻ ông đã phục vụ trong thủy quân Hoàng gia Đức nhưng trong thế chiến thứ nhất, tàu ông bị thủy quân Anh đánh đắm(1915). Bị bắt làm tù binh, ông ở lại Anh và chẳng mấy chốc đã thông thạo tiếng Anh. Sau chiến tranh, ông không có nghề nghiệp gì nên trở lại phục vụ trong thủy quân nước Cộng hòa Vây-ma. Ông quyết định đi học y khoa và trở thành một trong những người đầu tiên ủng hộ tư tưởng phát xít. Lúc bấy giờ Ruth còn là một cháu gái bé nhưng ông đã truyền dạy cho con những tư tưởng của Hit-le. Không thể nào đỗ được bác sĩ, ông xin gia nhập đội Ge-sta-pô, dưới quyền của Him-le. Him-le và Béc-na trở thành đôi bạn thân thiết. Và trong lúc chờ đợi nhận một cương vị trong Ge-sta-pô thì ông lại phải rời sang Ha-oai vì có cô con gái quá hấp dẫn và quá say mê các chuyện phiêu lưu. Thời gian mà gia đình Đức bé nhỏ cập đảo Ha-oai (15-8-1935) thì cũng là thời gian thế giới vừa trải qua một cuộc khủng hoảng lớn, các tổ chức hòa bình đang mọc lên khắp nơi. Bec-na đến Ha-oai cùng với tất cả gia đình, trừ cậu con trai Lê-ô-pôn ở lại Bec-lanh làm thư kí cho Gơ –ben. Thật ra thì Ruth và Lê-ô-pôn chỉ là con riêng của bà vợ. Nhưng gia đình ấy tỏ ra rất ấm cúng, thương yêu nhau. Ông bố có vẻ quan tâm nhiều đến tiếng Nhật. Cả ông và cô con gái cũng quan tâm đến việc nghiên cứu lịch sử của quần đáo Ha-oai. Họ đi đó đi đây, thăm thú ác ngôi nhà cổ bằng đá và chỉ ít lâu sau, họ đã nắm vững địa lí, lịch sử của địa phương. Ruth mê nhất là tăm biển và tập thể dục trên bãi biển. Thỉnh thoảng họ cùng nhau đi tắm biển hoặc thuê thuyền buồm hay xuồng máy đi khắp mọi nơi. Bà mẹ tỏ ra là một người nội trợ rất tận tình với gia đình. Nhưng bà ta cũng rất đắc lực trong công việc nghe ngóng, quan sát các chi tiết có liên quan đến hoạt đọng quân sự. Từ năm 1936 đến 1941, mỗi năm bà ta sang Nhật hai lần với tư cách là nhân viên liên lạc của cơ quan mật vụ Nhật thế nhưng FBI và Phòng nhì của Thủy quân Mĩ không hề có nghi ngờ gì cả. Ruth, cô gái lịch sự và xinh đẹp cứ thế thực hiện các kế hoạch của cô. Học tiếng Anh rất nhanh và khiêu giỏi, cô tham dự hầu hết các buổi dạ hội của giới thượng lưu, vào cả trong các câu lạc bộ thể thao và thủy quân Mĩ. Cô biết cách làm cho các sĩ quan trẻ thích thú và say mê, những sĩ quan chắc chắn còn hấp dẫn nhiều hơn so với Gơ-ben. Khi có ai hỏi về các vấn đề chính trị của Đức, cả gia đình Hô-sô-phe đều trả lời là riêng họ, họ không có cảm tình với chủ nghĩa phát xít. Ruth nói:” Lúc rời khỏi nước Đức thì tôi hãy còn bé quá, chẳng biết gì”. Ông bố viết một số bài báo nghiên cứu về những người Đức đầu tiên đến cư trú ở Ha-oai và đăng trên các tạp chí ở Đức. Bà con láng giềng và bè bạn quen biết đều cho rằng gia đình ông rất giàu. Ông từng khoe là đã gửi nhiều tiền ở Hà Lan và ở Đức do đó sinh lợi rất khá. Trang trí nội thất của ngôi nhà chứng tỏ đây là một gia đình giàu sang và có học thức; các tác phẩm nghệ thuật, các đồ mĩ nghệ bằng bạc cực đẹp… Trong ba năm đầu tiên ở trên hòn đảo này, gia đình ông đã nhận 70.000 usd do ngân hàng Rôt-tec-đam gửi đến Hô-nô-lu-lu. Ngoài ra có một lần du lịch sang Nhật ông ta đã mang về 6.000 usd. Sau này FBI và cơ quan mật vụ của thủy quân Mĩ đã phát hiện ra là gia đình này đã nhận được trong thời kì ấy hơn 100.000 usd. Chắc chắn con số này có ở dưới sự thật vì có những món tiền khác được gửi đến mà không ai biết. Nếu chúng ta chú ý đến những số tiền tiêu xài cần thiết thì sẽ thấy cái nghề tình báo cũng không phải là nghề kiếm được nhiều tiền đâu. Thoạt đầu, cả gia đình mới chỉ làm những nhiệm vụ thứ yếu như ngóng các tin tức qua các câu chuyện phiếm… Dần dần họ hoạt động trên một mức cao hơn bằng cách tiếp cận với sĩ quan. Ruth biết cách khéo léo khai thác. Cô ta thông minh và có một thân hình gợi cảm. Bố dượng khuyến khích cô nên đi chơi đó đây với các sĩ quan. Họ làm việc đồng thời cho cả hai nước. Tướng Hô-sô-phe cho Nhật Bản “mượn” họ, nhưng mỗi bản báo cáo đều phải sao chụp để gửi về Đức và người Đức đã đánh giá cao tài năng của họ. Chính vì vậy mà Hô-sô-phe đã đòi phải trả tiền cao hơn. Vả chăng ông ta bắt đầu qen với cuộc sống xài tiền một cách đế vương còn Ruth cũng bị quấn hút vào cuộc sống thượng lưu, phú quý. Đến đầu năm 1939, Hô-sô-phe tỏ ý muốn chọn một nơi sống yên tĩnh để có thể tiếp tục nghiên cứu ngôn ngữ Nhật Bản. Ông tạm thời rời khỏi Hô-nô-lu-lu và cùng gia đình chuyển về ở Trân Châu Cảng. Bắt đầu từ đó, kế hoạch của cơ quan mật vụ Nhật bắt đầu được thực hiện. Chẳng mấy chốc mà tiếng tăm của Ruth đã được biết đến trong hầu hết các giới sĩ quan và phu nhân. Năm 1939, khi cô loan báo sẽ mở một cửa hàng mĩ viện thì mọi người đều nhiệt tình ủng hộ và hứa sẽ tìm cho cô nhiều khách hàng. Quả là Ruth không thể ngờ rằng tiệm mĩ viện của cô lại thành đạt nhanh như thế. Mẹ cô cũng phải dành một số thì giờ cho công việc của mĩ viện. Cứ đến buổi tối thì hai mẹ con lại thông báo cho ông bố tất cả những tin tức lượm được trong ngày khi tiếp cận với đông đảo khách hàng mà phần lớn là vợ của các sĩ quan thủy quân Mĩ. Các lãnh sự Đức và Nhật chỉ có việc truyền các tin ấy đến cho các Tổng hành dinh cơ quan mật vụ. Một hôm, viên phó lãnh sự Nhật ở Hô-nô-lu-lu báo tin cần gặp hai bố con Ruth. Cuộc gặp gỡ diễn ra hết sức mật. Viên phó lãnh sự Nhật cho hai bố con Ruth biết rằng đã đến lúc cần phải thu lượm những tin quan trọng nhất về các lực lượng Hải quân Mĩ ở Thái Bình Dương: số lượng tàu chiến, các loại tàu, bến đậu của các tàu, số binh lính và sĩ quan v.v. Y khen ngợi hai bố con từ trước đến nay đã làm việc tốt nhưng nhấn mạnh rằng những nhiệm vụ sắp tới mà họ phải làm sẽ hoàn toàn khác. Y muốn có những thông tin chính xác, những con số thật chuẩn. Người Nhật sẵn sang trả giá rất cao cho hai bố con bởi vì nếu hai bố con làm tốt thì người Nhật sẽ đánh một đòn chí mạng vào Hải quân Mĩ. Ruth đòi 40.000 usd nhưng bố cô chấp nhận lấy một số tiền ứng trước là 14.000 usd, còn nữa sẽ lấy sau khi công việc thành công. Ông bố có phần lo ngại. Làm thế nào để có thể có được những thông tin như viên phó lãnh sự Nhật đòi hỏi? Ruth thì chế nhạo mối lo ngại của bố dượng. Vài tuần lễ sau, cô đính hôn với một sĩ quan Hải quân Mĩ, viên sĩ quan này thuộc loại cấp bậc cao nhất ở Trân Châu Cảng (có thể là đô đốc KEMMIL) . Cô đã thành công rực rỡ trong kế hoạch của mình và bây giờ là lúc cô điều khiển con thuyền của gia đình. Theo lệnh cô, bố dượng thực hiện nhiều cuộc điều tra có kết quả: họ ra sức hoạt động đến mức cao nhất. Hàng ngày ông dạo chơi trong các vùng quan trọng của Trân Châu Cảng. Ruth bàn với ông nên mang theo chú em bé của cô là Giô-a-kim, mới mười tuổi. Bận một bộ quần áo thủy thủ, chú bé Giô-a-kim đã tỏ ra rất lợi hại. Ông bố chỉ cho chú bé các công trình xây dựng ở quân cảng và kích thích tính tò mò của chú đối với tất cả những gì có liên quan đến thủy quân Mĩ. Một hôm, các thủy thủ Mĩ vốn có cảm tình với chú bé con người Đức, đưa chú lên một chiến hạm và giảng giải cho chú tất cả những điều kì lạ trên thứ đồ chơi khổng lồ ấy. Đương nhiên ông bố là người nước ngoài nên không được phép đi theo con. Buổi tối hôm ấy, Ruth cùng với các sĩ quan bước ra khỏi những chiến hạm đang thả neo trong bến. Và sáng hôm sau, cô đã thu thập tất cả những thông tin của cả ba bố con, làm một bản báo cáo gửi sang Tô-ki-ô và Bec-lanh. Oa-sin-tơn hoàn toàn không biết tí gì về vụ ấy. Được khích lệ bởi những kết quả vừa đạt được, Ruth quyết định thực hiện những kế hoạch táo bạo hơn, Ruth báo cho lãnh sự Nhật biết là cô đã cùng bố hoàn thiện một hệ thống báo hiệu bằng ánh sáng. Hệ thống này nhằm mục đích cung cấp nhanh chóng những thông tin về số lượng và chủng loại chiến hạm của Mĩ ở Trân Châu Cảng, chỗ cắm neo ở hạm đội và sự di chuyển của các chiến thuyền. Lãnh sự Nhật hoàn toàn tns thành sáng kiến ấy bởi vì chỉ cần đơn giản hóa một chút các mật mã thì sẽ rất bổ ích cho hạm đội Nhật. Gia đình Hô-sô-phe có một căn nhà nhỏ ở vùng nông thôn Ka-la-ma, không xa Trân Châu Cảng bao nhiêu. Bây giờ phần lớn thì giờ Ruth sống ở đây. Một hôm cô ra thành phố để mua một ống nhòm thủy quân loại cực mạnh, điều đáng lấy làm lạ đối với một cô gái. Các tín hiệu ánh sáng sẽ phát ra từ cửa sổ phòng ngủ của cô ở Ka-la-ma. Với sự giúp đỡ của viên lãnh sự Nhật và một viên thư kí ở lãnh sự quán, hai bố con Ruth đã hoàn thành một hệ thống tín hiệu đơn giản và thuận tiện. Ngày 2-12-1941, hai bố con bắt đầu thể nghiệm lần đầu tiên. Mọi cái đều tốt. Cũng ngày hôm ấy, lãnh sự Nhật nhận được một lá thư chỉ rõ số lượng, các chủng loại, chỗ cắm neo chính xác của các chiến hạm Mĩ ở Ha-oai. Đêm hôm trước Ruth không trở về nhà. Sau này, viên sĩ quan Mĩ đã đính hôn với cô, thú nhận là đã ngủ đêm với cô. Sáng hôm sau, Tổng lãnh sự Nhật là Na-goa-ki-ta đã chuyển tất cả tin tức do Ruth cung cấp, cho cơ quan tình báo của hạm đội Nhật bằng sóng ngắn. Vậy là tất cả đã sẵn sang để đánh một đòn chí mạng vào Trân Châu Cảng. Ruth và bố cô đã biết đích xác ngày giờ nào thì Nhật sẽ đánh Trân Châu Cảng. Trong lúc các cuộc thương lượng đang được tiến hành ở Oa-sin-tơn thì Nhật mở cuộc tấn công sấm sét vào hậm đội Mĩ. Đó là ngày 7-12-1941. Ruth mở cửa sổ phòng ngủ để bố cô đánh tín hiệu. Y chỉ điểm các mục tiêu cho không quân Nhật bỏ bom, chỉ dẫn cho máy bay Nhật đến các điểm chiến lược. Hô-sô-phe điều khiển tín hiệu còn Ruth thì chỉ dẫn phương hướng. Trong đêm tối, chính cô ta điều khiển trận tấn công Trân Châu Cảng từ khung cửa sổ của buồng ngủ. Vượt qua trên đầu hai bố con, hai máy bay Nhật đã gieo rắc nỗi kinh hoàng xuống hạm đội Mĩ. Tất cả đã diễn ra đúng theo kế hoạch quy định bởi gia đình Ruth và lãnh sự quán Nhật. Một phần ba hạm đội bị đắm hoặc bị hư hại nặng nề. Chỉ có phần cuối của kế hoạch là không thành công. Nhưng ở đời không có gì là hoàn hảo. Câu chuyện này cũng vậy. Lãnh sự quán Nhật đã bố trí một chiếc tàu ngầm đến đón gia đình Hô-sô-phe sang Tô-ki-ô. Cả gia đình hết sức vội vã thu xếp để ra đi, đến chiếc bàn chải đánh răng cũng vứt lại, nghĩa là họ chỉ mang đi cái thiết yếu nhất, tức là tiền. Ruth đã chuẩn bị cho mỗi người trong gia đình mang đi theo một bọc đô la. Đến Nhật, họ sẽ chia nhau món tiền 26.000 usd do cơ quan tình báo của Nhật trả. Nhung điều không may là trong trận bom, giữa cảnh hỗn loạn, khủng khiếp đang ập xuống Trân Châu Cảng, các sĩ quan phản gián Mĩ nhận ra những tín hiệu phát sáng phát đi từ ngôi nhà ở Ka-la-ma. Cả gia đình của Hô-sô-phe đã bị bắt giữ trước khi bước xuống tàu ngầm của Nhật. Ông bố tỏ thái độ bực tức, giận dữ. Bà vợ ông và Ruth thì phản đối quyết liệt. Nhưng chứng cớ đã quá rõ ràng. Người ta phát hiện ra hệ thống tín hiệu phát sáng. Vả lại người ta tìm thấy trong nhà quá nhiều tiền mà một phần còn có dấu gói của Nhật. Đúng là hai người đàn bà đang lúi húi đống tiền khi cảnh sát ập đến. Người ta cũng tìm thấy chiếc ống nhòm thủy quân và các bản báo cáo sao lại để gửi đi Đức. Cuối cùng Hô-sô-phe buộc phải thú nhận. Ông muốn nhận tất cả về mình để vợ ông và con gái tránh thoát, nhưng điều đó đã không thực hiện được. Ngược lại, Ruth cũng nhận tất cả tội về phần mình, chính cô mới là người điều khiển và ra lệnh cho bố cô làm. Bà vợ cũng vậy. Bà ta cũng muốn cứu chồng và con gái. Theo bà chính bà đã mua chiếc ống nhòm và chỉ huy nhóm gián điệp này. Ngày 21-2-1942, Hô-sô-phe bị kết án tử hình. Khi đã nằm trong xà lim thì bọn phát xít cũng không còn là siêu nhân nữa. Ông tìm mọi cách để cứu vãn cái đầu của mình. Ông bắt đầu run sợ. Và đến lượt Ruth cũng sẽ bị xử án. Ông muốn tìm mọi cách đẻ cứu con gái. Ông cố gắng thương lượng và làm một vụ mặc cả với chú Sam. Sau khi đã làm việc nhiều năm cho cơ quan mật vụ Đức và Nhật, bây giờ ông tình nguyện làm việc cho Mĩ. Nhưng người Mĩ trả lời là ông không thể chuộc tội cho mình và giải thoát cho con gái bằng cách đó được. Chính phủ Mĩ không muốn dùng gián điệp của phát xít. Bản án tử hình được khẳng định lại một cách rõ ràng. Ruth có chịu cùng một số phận như vậy không? Đó là điều làm cho ông bố gần như phát điên lên trong xà lim. Ngược lại, Ruth vẫn bình thản. Cô tỏ ra gan lì. Bây giờ cô cũng tìm ra cách giải quyết mỗi lúc gặp khó khăn. Hô-sô-phe được ân xá. Y hứa sẽ nói với cơ quan an ninh của thủy quân Mĩ tất cả những điều y biết về tổ chức và hoạt động tình báo của phe trục Đức-Ý-Nhật ở Thái Bình Dương. Người tổ chức và chỉ đạo vụ việc vừa rồi là y chứ không phải Ruth. Còn vợ y thì chỉ là một người đàn bà nội trợ vô tội. Các sĩ quan mật vụ Mĩ không hứa hẹn gì hết mà chỉ yêu cầu y khai tất cả sự thật. Y đã làm điều đó. Những diều thú tội ấy đã được giữ mật. Cũng như tất cả những tên gián diệp khác trước và sau đó, sau khi đã tố giác mọi sự thật, chúng đều được khoan hồng. Và Hô-sô-phe cũng vậy. bản án tử hình của y được giảm xuống 50 năm tù khổ sai. Hai mẹ con Ruth dều bị giam giữ. Sau chiến tranh họ được trở về Đức. Lê-ô- pôn, người con trai cả, thư kí riêng của Gơ-ben đã tử trận trên đât Liên xô. Bà vợ tìm cách tự sát nhưng không thành. Và Ruth, cô gái xinh đẹp đã không được tham dự buổi bán đấu giá cửa hàng mĩ viện của cô. . Nhà xb CAND-2004 Bí mật vụ Trân Châu Cảng Trân Châu Cảng là một cảng lớn của Mĩ ở Thái Bình Dương. Trong thế chiến thứ. hành dinh cơ quan mật vụ. Một hôm, viên phó lãnh sự Nhật ở Hô-nô-lu-lu báo tin cần gặp hai bố con Ruth. Cuộc gặp gỡ diễn ra hết sức bí mật. Viên phó lãnh

Ngày đăng: 11/10/2013, 12:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w