Ôntập kiểm tra 1 tiết lần 2 khối 12 ÔNTẬP HÓA 12 Câu 1. Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo của amin có CTPT: C 3 H 9 N A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 2. Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo của amin bậc nhất có CTPT: C 4 H 11 N A. 4 B. 6 C.8 D. 10 Câu 3. Một hợp chất có CTPT: C 4 H 11 N. Có bao nhiêu đồng phân ứng với công thức này, trong đó bao nhiêu amin bậc 1, bậc 2, bậc 3. Kết quả theo thứ tự đó là A. 7, 3, 3, 1 B. 8,4, 3, 1 C. 7, 3, 3, 1 D. 6, 3, 2, 1 Câu 4. Trong các amin sau, chất nào là amin bậc 2 1) (CH 3 ) 2 -CH-NH 2 2) CH 3 -NH-CH 3 3) (CH 3 ) 3 N 4) CH 3 -NH-CH 2 -NH-CH 3 A. 2 B. 2 và 4 C. 3,4 D. 1,2 Câu 5. Gọi tên hợp chất có công thức CH 3 N(C 2 H 5 )CH(CH 3 ) 2 A. Metyl etyl isopropyl amin B. etyl metyl isopropyl amin C. etyl butyl amin D. etyl metyl propyl amin Câu 6. Cho quỳ tím vào phenyl amin trong nước A. Quỳ tím hoá xanh. B. Quỳ tím hoá đỏ. C. Quỳ tím không đổi màu vì phenylamin không tan trong nước. D. Không xác định được vì không rõ độ pH. Câu 7. Câu nào dưới đây không đúng? A. Các amin đều có tính bazơ B. Tính bazơ của tất cả các amin đều mạnh hơn NH 3 C. Anilin có tính bazơ yếu hơn NH 3 D. Tất cả các amin đơn chức đều chứa một số lẻ nguyên tử H. Câu 8. Cho các hợp chất :(1) C 6 H 5 NH 2 , (2) C 2 H 5 NH 2 , (3) (C 6 H 5 ) 2 NH 2 , (4) (C 2 H 5 ) 2 NH, (5) NaOH, (6) NH 3 Sắp xếp các chất trên theo thứ tự giảm dần tính bazơ: A. 1> 3>5>4>2>6 B. 5>4>2>1>3>6 C. 6>4>3>5>1>2 D. 5>4>2>6>1>3 Câu 9. So sánh tính bazơ của NH 3 , CH 3 NH 2 và C 6 H 5 NH 2 . Sắp xếp theo thứ tự độ mạnh tăng dần A. NH 3 < CH 3 NH 2 < C 6 H 5 NH 2 B. CH 3 NH 2 < NH 3 < C 6 H 5 NH 2 C. CH 3 NH 2 < C 6 H 5 NH 2 < NH 3 D. C 6 H 5 NH 2 < NH 3 < CH 3 NH 2 Câu 10. Để khử nitro benzen thành anilin ta có thể dùng các chất nào trong các chất sau 1) Khí H 2 2) Muối FeSO 4 3) Khí SO 2 4) Fe + dd HCl A. 1,4 B. 1,2 C. 2,3 D. 4 Câu 11. Đốt cháy một amin no, đơn chức thu được CO 2 và H 2 O với tỉ lệ số mol là 2:3. X là: A. etyl amin B. etyl metyl amin C. trietyl amin D. Kết quả khác Câu 12. Đốt cháy hoàn toàn 6,2g một amin no đơn chức cần dùng 10,08 l O 2 (đktc). Vậy amin ấy là: A. C 2 H 5 -NH 2 B. CH 3 -NH 2 C. C 3 H 7 -NH 2 D. C 4 H 9 -NH 2 Câu 13. (A) C x H y N t có %N=31,11%, A + HCl → RNH 3 Cl. CTCT của (A) là: A. CH 3 -CH 2 -CH 2 -NH 2 B. C 2 H 5 NH 2 C. CH 3 -NH-CH 3 D. B và C Câu 14. Hợp chất hữu cơ X mạch hở ( chứa C, H, N) trong đó N chiếm 23,73% về khối lượng. Biết X tác dụng được với HCl với tỉ lệ số mol nX: nHCl = 1:1. Công thức phân tử của X là: A. C 2 H 7 N B. C 3 H 7 N C. C 3 H 9 N D. C 4 H 11 N Câu 15. Có 2 amin bậc 1: A là đồng đẳng của anilin và B là đồng đẳng của metyl amin. Đốt cháy hoàn toàn 3,21g A thu được 336 cm 3 N 2 ( đktc) và đốt cháy hoàn toàn B cho hỗn hợp khí, trong đó tỉ lệ về thể tích VCO 2 : VH 2 O= 2: 3. Công thức phân tử của A và B lần lượt là: A. CH 3 C 6 H 4 NH 2 và CH 3 CH 2 CH 2 NH 2 B. C 2 H 5 C 6 H 4 NH 2 và CH 3 CH 2 CH 2 NH 2 C. CH 3 C 6 H 4 NH 2 và CH 3 CH 2 CH 2 CH 2 CH 2 NH 2 D. A và B đều đúng Câu 16. Phân tích 6 g một chất hữu cơ A thu được 8,8g CO 2 ; 7,2g H 2 O và 2,24 lít N 2 (đktc). Xác định CTĐG nhất và CTPT của A. Biết 0,1 mol A phản ứng vừa đủ với 0,2 mol HCl. A có bao nhiêu đồng phân ? A. CH 4 N, C 2 H 8 N 2 , 3 đồng phân B. CH 4 N, C 2 H 8 N 2 , 4 đồng phân C. CH 4 N, C 2 H 6 N 2 , 3 đồng phân D. CH 4 N, C 2 H 8 N 2 , 5 đồng phân Câu 17. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai amin bậc 1, mạch hở, no, đơn chức kế tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng thu được CO 2 và H 2 O với tỉ lệ mol tương ứng là 1:2. Hai amin có CTPT lần lượt là: GV: Ngô Hoàng Đệ Trang 1 Ôntập kiểm tra 1 tiết lần 2 khối 12 A. CH 3 NH 2 và C 2 H 5 NH 2 B. C 2 H 5 NH 2 và C 3 H 7 NH 2 C. C 3 H 7 NH 2 và C 4 H 9 NH 2 D. C 4 H 9 NH 2 và C 5 H 11 NH 2 Câu 18. Một hỗn hợp X gồm 2 amin no A, B có cùng số nguyên tử cacbon, B có nhiều hơn A một N. Lấy 13,44 l hỗn hợp X ( 273 oC , 1 atm ) đốt cháy thu được 26,4g CO 2 và 4,48 lit N 2 (đktc). Xác định số mol, CTCT của A và B biết rằng cả hai đều là amin bậc 1 A. 0,2mol CH 3 -NH 2 ; 0,1 mol NH 2 -CH 2 -NH 2 B. 0,2 mol C 2 H 5 NH 2 ; 0,1 mol NH 2 -CH 2 -CH 2 -NH 2 C. 0,1 mol C 2 H 5 NH 2 ; 0,2 mol NH 2 -CH 2 -CH 2 -NH 2 D. 0,2 mol C 2 H 5 NH 2 ; 0,1 mol NH 2 -CH 2 -NH-CH 3 Câu 19. Cho 9,85g hỗn hợp 2 amin đơn chức, bậc 1 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 18,975g muối. Khối lượng của HCl phải dùng là: A. 9,521g B. 9,125g C. 9,215g D. 9,512g Câu 20. Cho 15g hỗn hợp 3 amin đơn chức bậc 1 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 1,2M thu được 18,504g muối. Thể tích dung dịch HCl phải dùng là: A. 0,8lit B. 0,08 lit C. 0,4 lit D. 0,04 lit Câu 21. Người ta điều chế anilin bằng cách nitro hoá 500g benzen rồi khử hợp chất nitro sinh ra. Khối lượng (g) anilin thu được là bao nhiêu biết rằng hiệu suất mỗi giai đoạn đều đạt 78% A. 346,7 B. 362,7 C. 436,4 D. 358,7 Câu 22. Một hỗn hợp X gồm 2 amin no đơn chức đồng đẳng kế tiếp phản ứng vừa đủ với 0,1 lit dung dịch H 2 SO 4 1M cho ra 1 hỗn hợp 2 muối có khối lượng là 17,4g. Xác định CTPT và khối lượng của mỗii amin A. 4,5g C 2 H 5 -NH 2 ; 2,8g C 3 H 7 -NH 2 B. 3,1g CH 3 -NH 2 ; 4,5g C 2 H 5 -NH 2 C. 1,55g CH 3 -NH 2 ; 4,5g C 2 H 5 -NH 2 D. 3,1g CH 3 -NH 2 ; 2,25g C 2 H 5 -NH 2 Câu 30. Amino axit là gì? A. Là hợp chất hữu cơ đơn chức trong phân tử có chứa nhóm chức amino (-NH 2 ) B. Là hợp chất hữu cơ đơn chức trong phân tử có chứa nhóm chức cacboxyl (-COOH) C. Là hợp chất hữu cơ đa chức trong phân tử có chứa đồng thời nhóm chức cacboxyl (-COOH) và nhóm chức amino(- NH 2 ). D. Là hợp chất hữu cơ tạp chức trong phân tử có chứa đồng thời nhóm chức cacboxyl (-COOH) và nhóm chức amino(-NH 2 ). Câu 31. Một trong những điểm khác nhau giữa protein với gluxit và lipit là: A. phân tử protein luôn có chứa nguyên tử nitơ. B. protein luôn có khối lượng phân tử lớn hơn. C. phân tử protein luôn có nhóm chức -OH. D. protein luôn là chất hữu cơ no. Câu 32. Axit α-amino propionic có công thức cấu tạo nào sau đây: A. H 2 N-CH 2 -COOH B. H 2 N-CH 2 -CH 2 -COOH C. CH 3 -CH(NH 2 )-COOH D. HOOC-CH 2 -CH(NH 2 )-COOH Câu 33. Công thức cấu tạo của alanin là: A. H 2 N-CH 2 -CH 2 -COOH. B. C 6 H 5 NH 2 . C. CH 3 -CH(NH 2 )-COOH. D. H 2 N-CH 2 -COOH. Câu 34. Dung dịch KOH phản ứng được với dãy chất nào sau đây? A. Glucozơ, vinyl axetat, HCHO B. Protit, rượu metylic C. CH 3 CHO, C 2 H 5 OH, CH 3 COOH D. NH 2 -CH 2 -COOH, C 6 H 5 OH, phenyl amoniclorua, CH 3 COOCH 3 Câu 35. Trong các câu phát biểu sau, tìm phát biểu sai: (1) Xà phòng là este của glixerin và axit béo. (2) Thủy phân protit trong môi trường axit hoặc kiềm tạo thành các aminoaxit. (3) Phản ứng trùng hợp có giải phóng những phân tử nhỏ là nước. (4) Dùng dầu thực vật tốt cho sức khỏe hơn mỡ động vật. (5) Phản ứng trùng ngưng là quá trình cộng hợp nhiều phân tử nhỏ thành phân tử lớn và đồng thời giải phóng các phân tử nhỏ như nước. A. (1), (2) B. (1), (3) C. (1), (3), (5) D. (2), (4), (5) Câu 36. Cho quì tím vào các dung dịch dưới đây, dung dịch nào làm quì tím hóa đỏ? (1) NH 2 -CH 2 -COOH, (2) Cl - NH 3 + -CH 2 -COOH, (3) NH 2 -CH 2 -COONa, (4) NH 2 -CH 2 -CH 2 -CH(NH 2 )-COOH, (5) HOOC-CH 2 -CH 2 -CH(NH 2 )-COOH. A. (2) B. (1) và (5) C. (2) và (5) D. (1) và (4) Câu 37. Phân biệt 3 dung dịch: H 2 N-CH 2 -COOH, CH 3 COOH và C 2 H 5 -NH 2 chỉ cần dùng 1 thuốc thử là: A. Na kim loại B. dung dịch HCl C. dung dịch NaOH D. quì tím Câu 38. Đốt cháy 1 mol amino axit H 2 N-(CH 2 ) n -COOH phải cần số mol oxi là: A. (2n + 3)/2 mol B. (6n + 3)/2 mol C. (6n + 3)/4 mol D. Kết quả khác Câu 39. Polipeptit là sản phẩm của phản ứng: GV: Ngô Hoàng Đệ Trang 2 Ôntập kiểm tra 1 tiết lần 2 khối 12 A. Trùng ngưng một loại amino axit B. Trùng ngưng nhiều loại amino axit C. Thủy phân protein D. Tất cả đều đúng Câu 40. Cho sơ đồ biến hóa: Alanin NaOH+ → X HCl+ → Y. Chất nào sau đây là Y? A. CH 3 -CH(NH 2 )-COOH B. NH 3 Cl-CH 2 -CH 2 -COOH C. CH 3 -CH(NH 3 Cl)-COOH D. CH 3 -CH(NH 3 Cl)-COONa Câu 41. X là NH 2 -CH 2 -COONa. Sơ đồ nào sau đây phù hợp với X ? A. (NH 3 -CH 2 -COOH) 2 SO 4 NaOH+ → X HCl+ → NH 3 Cl-CH 2 -COOH B. NH 2 -CH 2 -COOH HCl+ → M NaOH+ → X C. NH 3 Cl-CH 2 -COONa HCl+ → T NaOH+ → X D.Tất cả đều đúng. Câu 42. Có 5 bình mất nhãn đựng 5 chất lỏng không màu sau: dung dịch HCOOH, dung dịch abumin, C 2 H 5 OH, dung dịch glucozơ và dung dịch CH 3 CHO. Dùng những hóa chất nào sau đây phân biệt được cả 5 chất lỏng trên? A. Quì tím, Cu(OH) 2 /NaOH B. AgNO 3 /NH 3 , quì tím C. AgNO 3 /NH 3 , Na 2 CO 3 D. AgNO 3 /NH 3 , nước brom. Câu 43. Cho 9,85 gam hỗn hợp 2 amino axit tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thì thu được 18,975 gam muối. Vậy khối lượng HCl phải dùng là A. 9,521 g B. 9,125 g C. 9,215g D. 9,512 Câu 44. X là một amino axit no chỉ chứa một nhóm –COOH và 1 nhóm –NH 2 . Cho 2,06 gam X phản ứng vừa đủ với NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 2,5 g muối. Vậy công thức của X là: A. H 2 N-CH 2 -COOH B. CH 3 -CH(NH 2 )COOH C. CH 3 -CH(NH 2 )CH 2 COOH D. C 3 H 7 CH(NH 2 )COOH. Câu 45. Cho: H 2 N-CH 2 -COOH, CH 3 -CH(NH 2 )-COOH, H 2 N-CH 2 -CH 2 -COOH. Hỏi có bao nhiêu tripeptit có thể hình thành từ cả 3 amino axit trên? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 POLIME Câu 1. Sản phẩm phản ứng sau có tên thường gọi là gì? CH 2 =CH-CH=CH 2 + CH 2 =CH-CN 0 , ,t p xt → A. Cao su Buna B. Cao su Buna-S C. Cao su Buna-N D. Cao su lưu hóa Câu 2. Những vật liệu nào sau đây đều là chất dẻo? A. Polietylen và đất sét. B. Polimetyl metacrylat và nhựa bakelit. C. Polistiren và nhôm. D. Nilon -6,6 và cao su. Câu 3. Poli metyl metacrylat được điều chế bằng cách: A. trùng ngưng metyl metacrylat B. cho metylmetacrylat phản ứng cộng với hiđro C. trùng hợp metyl metacrylat D. trùng hợp stiren Câu 4. Những phân tử nào sau đây có thể cho phản ứng trùng hợp? 1. CH 2 =CH 2 2. CH ≡ CH 3. Axit acrylic 4. C 2 H 5 OH A. 1, 2, 3 B. 2, 3 C. 1, 2 D. 1, 2, 3, 4 Câu 5. Trong các chất sau chất nào có phản ứng trùng hợp tạo polime? A. Axit axetic B. Axit propionic C. Axit metacrylic D. Axit aminoaxetic Câu 6. Chất không có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là: A. toluen. B. isopren. C. propen. D. stiren. Câu 7. Cao su Buna-S được tạo thành do phản ứng đồng trùng hợp của: A. Stiren và buten-1 B. Lưu huỳnh và butađien-1,3 C. Stiren và butađien-1,3 D. Phenol và anđehit fomic Câu 8. Nilon-6,6 là polime được điều chế từ phản ứng: A. Trùng hợp B. Đồng trùng hợp C. Trùng ngưng D. Đồng trùng ngưng Câu 9. Cho các polime sau: (-CH 2 - CH 2 -) n ; (- CH 2 - CH=CH- CH 2 -) n ; (- NH-CH 2 -CO-) n . Công thức của các monome để khi trùng hợp hoặc trùng ngưng tạo ra các polime trên lần lượt là: A. CH 2 =CHCl, CH 3 - CH=CH- CH 3 , CH 3 - CH(NH 2 )- COOH. B. CH 2 =CH 2 , CH 2 =CH- CH= CH 2 , NH 2 - CH 2 -COOH. C. CH 2 =CH 2 , CH 3 - CH=C= CH 2 , NH 2 - CH 2 - COOH. D. CH 2 =CH 2 , CH 3 - CH=CH- CH 3 , NH 2 - CH 2 - CH 2 - COOH. Câu 10. Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng đồng trùng hợp? A. Cao su cloropren B. Cao su thiên nhiên C. Cao su Buna D. Cao su Buna-S Câu 11. Polime nào có tính cách điện tốt, bền; được dùng làm ống dẫn nước, vải che mưa vật liệu điện? A. Cao su thiên nhiên B. Thủy tinh hữu cơ C. Polivinylclorua D. Polietilen Câu 12. Nhựa phenolfomandehit được điều chế bằng cách đun nóng phenol (dư) với dung dịch: A. HCOOH trong môi trường axit. B. CH 3 CHO trong môi trường axit. C. CH 3 COOH trong môi trường axit. D. HCHO trong môi trường axit. Câu 13. Tìm phát biểu sai: GV: Ngô Hoàng Đệ Trang 3 Ôntập kiểm tra 1 tiết lần 2 khối 12 A. Tơ tằm là tơ thiên nhiên B. Tơ vicso là tơ thiên nhiên vì xuất sứ từ sợi xenlulozơ C. Tơ nilon-6,6 là tơ tổng hợp D. Tơ hóa học gồm 2 loại là tơ nhân tạo và tơ tổng hợp Câu 14. Không nên giặt quần áo nilon, len, tơ tằm bằng xà phòng có độ kiềm cao, do: A. Tơ nilon, len, tơ tằm tác dụng trực tiếp với kiềm. B. Tơ nilon, len, tơ tằm là các tơ polieste nên dễ tác dụng với kiềm. C. Tơ nilon, len, tơ tằm đều có các nhóm –CO-NH- dễ bị thủy phân trong môi trường axit hoặc kiềm. D. Lý do khác. Câu 15. Tìm ý đúng trong các câu sau: A. Phân tử polime do nhiều đơn vị nhỏ (gọi là mắt xích) liên kết với nhau tạo nên. B. Monome và mắt xích trong phân tử polime chỉ là một. C. Sợi xenlulozơ có thể bị đề polime hóa khi đun nóng. D. Cao su lưu hóa là polime thiên nhiên của isopren. Câu 16. Đặc điểm cấu tạo của monome tham gia phản ứng trùng ngưng là: A. Phải có liên kết bội. B. Phải có từ 2 nhóm chức trở lên có thể cho phản ứng ngưng tụ. C. Phải có nhóm –OH D. Phải có nhóm –NH 2 và nhóm –COOH Câu 17. Cho các loại tơ sợi sau: (1) tơ tằm, (2) tơ capron, (3) tơ visco, (4) tơ nilon-6,6, (5) tơ enang, (6) tơ xenlulozơ diaxetat. Tơ thiên nhiên là: A. (1) B. (1), (3) C. (5) D. (6) Câu 18. Cho các loại tơ sợi sau: (1) tơ tằm, (2) tơ capron, (3) tơ visco, (4) tơ nilon-6,6, (5) tơ enang, (6) tơ xenlulozơ diaxetat. Tơ nhân tạo là: A. (1), (3) B. (2), (4) C. (2), (5) D. (3), (6) Câu 19. Cho các loại tơ sợi sau: (1) tơ tằm, (2) tơ capron, (3) tơ visco, (4) tơ nilon-6,6, (5) tơ enang, (6) tơ xenlulozơ diaxetat. Tơ tổng hợp là: A. (1), (2), (3) B. (2), (4), (5) C. (3), (4), (5) D. (2), (5), (6) Câu 20. Cho các loại tơ sợi sau: (1) tơ tằm, (2) tơ capron, (3) tơ visco, (4) tơ nilon-6,6, (5) tơ enang, (6) tơ xenlulozơ diaxetat. Tơ poliamit là: A. (1), (2), (5) B. (2), (4), (5) C. (2), (5), (6) D. (4), (5), (6) Câu 21. Cho các loại tơ sợi sau: (1) tơ tằm, (2) tơ capron, (3) tơ visco, (4) tơ nilon-6,6, (5) tơ enang, (6) tơ xenlulozơ diaxetat, (7) sợi bông, (8) len. Tơ có nguồn gốc từ xenlulozơ là: A. (1), (4), (5) B. (3), (4), (6) C. (3), (6), (7) D. (4), (6), (8) Câu 22. Cho các loại tơ sợi sau: (1) tơ tằm, (2) tơ capron, (3) tơ visco, (4) tơ nilon-6,6, (5) sợi bông, (6) len. Các loại tơ có cùng bản chất hóa học là: A. (1), (6) B. (2), (4) C. (3), (5) D. Cả 3 phương án đều đúng Câu 23. Chỉ ra phát biểu sai: A. Polime không bay hơi, do khối lượng phân tử lớn và lực liên kết giữa các phân tử lớn. B. Polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định do polime là hỗn hợp của nhiều phân tử có khối lượng phân tử khác nhau. C. Các polime không bị hòa tan trong bất kì chất nào. Thí dụ: teflon. D. Các polime có cấu tạo mạch thẳng thường có tính đàn hồi, mềm, dai. Những polime có cấu trúc mạng không gian thường có tính bền cơ học cao, chịu được ma sát va chạm. Câu 24. Dựa vào nguồn gốc, sợi dùng trong công nghiệp dệt được chia thành: A. Sợi hóa học và sợi tổng hợp B. Sợi hóa học và sợi thiên nhiên C. Sợi tổng hợp và sợi thiên nhiên D. Sợi thiên nhiên và sợi nhân tạo. Câu 25. Trong số các loại tơ sau: (1) [-NH-(CH 2 ) 6 -NH-OC-(CH 2 ) 4 -CO-] n ; (2) [-NH-(CH 2 ) 5 -CO-] n ; (3) [C 6 H 7 O 2 (OOC-CH 3 ) 3 ] n . Tơ nilon-6,6 là: A. (1). B. (1), (2), (3). C. (3). D. (2). Câu 26. Trong số các loại tơ sau: (1) [-NH-(CH 2 ) 6 -NH-OC-(CH 2 ) 4 -CO-] n ; (2) [-NH-(CH 2 ) 5 -CO-] n ; (3) [C 6 H 7 O 2 (OOC-CH 3 ) 3 ] n . Tơ thuộc loại poliamit là: A. (1), (3). B. (1), (2), (3). C. (1), (2). D. (2), (3). Câu 27. Polivinyl clorua (PVC) được diều chế từ khí thiên nhiên theo sơ đồ các quá trình chuyển hóa và hiệu suất (H) như sau: Metan H=15% Axetilen H=95% Vinyl clorua H=90% PVC. Cần bao nhiêu m 3 khí thiên nhiên (đo ở đktc) để điều chế được 1 tấn PVC? Biết metan chiếm 95% thể tích khí thiên nhiên. A. 3267,36 m 3 B. 5267,36 m 3 C. 3883,24 m 3 D. 5883,24 m 3 GV: Ngô Hoàng Đệ Trang 4 . (1) NH 2 -CH 2 -COOH, (2) Cl - NH 3 + -CH 2 -COOH, (3) NH 2 -CH 2 -COONa, (4) NH 2 -CH 2 -CH 2 -CH(NH 2 )-COOH, (5) HOOC-CH 2 -CH 2 -CH(NH 2 )-COOH. A 25. Trong số các loại tơ sau: (1) [-NH-(CH 2 ) 6 -NH-OC-(CH 2 ) 4 -CO-] n ; (2) [-NH-(CH 2 ) 5 -CO-] n ; (3) [C 6 H 7 O 2 (OOC-CH 3 ) 3 ] n . Tơ nilon-6,6