Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 41 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
41
Dung lượng
346 KB
Nội dung
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SƠN LA TRƯỜNG THPT CHU VĂN THỊNH CÁC BÀI VIẾT SƯU TẦM GIÚP CÁC EM HỌCSINHHỌCTỐT MỤC LỤC 1. Các mẹo giúp bạn học tốt. 1.1. 11 mẹo nhỏ giúp bạn có kết quả học tập tốt hơn ! 1.2. Mẹo học nhanh nhớ dai ! 1.3. Không học ôm đồm 1.4. Cần nắm vững lý thuyết trước 1.5. Chỉ học ở sách cách giải quyết vấn đề 1.6. Biết tự lượng sức mình ở từng môn 1.7. Học nhẹ nhàng nhưng hiệu quả 1.8. Lời khuyên để ghi bài hiệu quả hơn 1.9. 6 kinh nghiệm chọn trường thi đại học 1.10. Làm thế nào để sáng tạo trong học tập? 1.11. Nâng cao các kĩ năng học tập 1.12. Học thi như thế nào? 1.13. 6 YÊU CẦU CHO VIỆC HỌCTỐT 1.14. BẢY BÍ QUYẾT ĐỂ CÓ TRÍ NHỚ TỐT 1.15. Vài mẹo để ôn thi hiệu quả 1.16. Mười điều ghi nhớ để trở thành người nghe giỏi 2. Học tốt Tiếng Anh. 2.1. Cách làm bài thi môn tiếng Anh 2.2. Bí quyết đọc hiểu và đọc lướt tiếng Anh 2.3. Bước vào thi trắc nghiệm ngoại ngữ: cẩn thận với những rủi ro 2.4. 15 lời khuyên học tiếng Anh 3. HọcTốt khối C. 3.1. Bí quyết thi tốt khối C 3.2. Học lịch sử thế nào để thi tốt? 3.3. Mẹo làm bài thi ĐH môn văn: Đừng tìm gu thầy, hãy tìm đúng cái hay của tác phẩm 4. Họctốt Khối A. 4.1. Ôn tập môn Vật lý: Ba điều cần nhớ 4.2. Để Môn Vật Lí phải sợ ta 4.3. Để làm tốt bài thi vật lý 4.4. Vài kinh nghiệm học và thi môn hóa học 4.5. Bí quyết chinh phục môn Hoá (dành cho dân khối D và C) 4.6. Mẹo làm bài thi ĐH môn Hoá: Thuộc lý thuyết là bí quyết 4.7. 5 lỗi dễ mất điểm trong môn Hóa 1 4.8. 5 lỗi dễ mất điểm trong môn Toán 4.9. Học toán: có phương pháp đúng, hiệu quả mới cao 5. Họctốt cách làm bài trắc nghiệm. 5.1. Bạn biết gì về trắc nghiệm khách quan? 5.2. Những điều nên và không nên khi làm bài thi trắc nghiệm 5.3. 10 lời khuyên khi thi trắc nghiệm 6. Giới thiệu một số Sách tham khảo. 11 mẹo nhỏ giúp bạn có kết quả học tập tốt hơn ! Có bao giờ bạn tự hỏi : “ Tại sao cùng trong 1 môi trường học tập, điều kiện học tập như nhau, thậm chí, bạn còn “điều kiện” hơn nhiều người nhưng kết quả học tập của bạn lại không được như mong đợi? ”. Điều này có thể lí giải được, đó có thể, một phần, do bạn đã chưa chọn cho mình một phương pháp học tập đúng đắn! Hãy đọc kĩ những mẹo nhỏ dưới đây để tìm lời giải cho vấn đề. 1. Trước tiên, bạn phải biết không gian học tập nào là hợp với bạn. Đối với 1 số người, nơi họ ngồi học phải hoàn toàn yên tĩnh và nếu có thể, là được ở 1 mình. Nhưng với 1 số người khác, họ có thể học khi có tiếng nhạc,thậm chí ti vi xung quanh, hoặc họ thích được học theo nhóm. 2. Hãy học khi bạn thực sự tỉnh táo. Nếu bạn học lúc đang buồn ngủ, hoặc tệ hại hơn, khi thiếu ngủ, bạn sẽ chẳng học gì được nhiều trong tình trạng như vậy. Những người thiếu ngủ thường bỏ sót những chi tiết quan trọng và có mức độ đọc hiểu bao quát kém hơn. Điều này có nghĩa, 1 đêm trắng trước kì thi cuối kì sẽ không chỉ không giúp bạn làm bài tốt hơn mà còn có thể “giúp” bạn nhận lấy điểm kém chỉ vì bạn đã quá mệt mỏi trong lúc làm bài thi. 3. Thỉnh thoảng bạn cũng phải nghỉ ngơi 1 chút trong khi học. Học 1 mạch sẽ không thể khiến bạn ghi nhớ được ngay lập tức những gì vừa học do có quá nhiều thông tin. Bất cứ khi nào bạn thấy mệt hoặc mất tập trung, nhớ đứng dậy, đi dạo, nhấm nhách 1 chút đồ ăn vặt hoặc nói chuyện với 1 vài người bạn trong khoảng 30p hoặc hơn 1 chút. Khi đã thấy thoải mái hơn, hãy quay lại bàn học. 4. Tập thói quen viết 1 vài ghi chú. Bạn không thể nhớ được tất cả những gì bạn đã đọc, vì vậy, hãy viết về nó. Hãy viết về những ý tưởng, thuật ngữ hoặc định nghĩa mà bạn vừa đọc được. Sau đó xem lại và kiểm tra xem bạn đã nhớ chưa, nếu vẫn chưa, hãy đánh dấu “ highlight ” và tiếp tục xem lại.Ghi lại 1 danh sách những thuật ngữ mà bạn thấy khó nhớ để có thể tham khảo khi cần. 5. Diễn đạt lại các khái niệm theo ý hiểu của bản thân. Nếu bạn gặp 1 khái niệm khó, hãy viết nó ra và nghĩ về nó, sau đó, viết 1 đoạn văn, liên kết nó với những khái niệm khác trong đoạn này. Điều này sẽ giúp bạn thực sự nghĩ về vấn đề thay vì chỉ đọc được những gì ghi trong sách, đồng thời bạn cũng phải hiểu nó có liên quan thế nào với phần còn lại của cuốn sách. 6. Đừng để nước đến chân mới nhảy! Khi bạn sắp có 1 bài kiểm tra quan trọng, hãy bắt đầu học trước, ít nhất, 1 tuần. Bạn nên chia bài vở ra thành những phần nhỏ và nhớ để dành 1 đêm trước hôm kiểm tra để xem nhanh lại mọi thứ. 7. Chỉ cần đánh dấu những từ hoặc khái niệm lớn,quan trọng để chúng thực sự trở nên nổi bật trước mắt bạn. Bạn, thậm chí có thể phân loại màu đánh dấu,ví dụ : dùng màu vàng cho các thuật ngữ quan trọng, cam cho các ý lớn. Có người cảm thấy sẽ họctốt hơn nếu nhìn thấy những văn bản có nền màu cam hoặc xanh và khó chịu với màu trắng. Nếu bạn cũng vậy, còn chờ gì mà không chọn cho mình 1 chiếc bút dấu có màu yêu thích?! 8. Học trước lúc đi ngủ. Đặc biệt nếu bạn là sinh viên đại học, những người có thường có thói quen học về đêm,tất nhiên, không phải học khi đã quá muộn và bạn cảm thấy quá mệt, không thể tập trung được nữa. Việc học trước lúc đi ngủ khoảng 1h sẽ giúp bạn ghi nhớ bài họctốt hơn và có thể còn mơ thấy chúng. Bạn cũng có thể xem 2 lại các ghi chú vài phút trước khi chìm vào giấc ngủ. 9. Sắp xếp góc học tập thật gọn gàng. Hãy chắc rằng bạn luôn biết thứ bạn cần nằm ở đâu, vào bất cứ lúc nào. Bởi vì trong lúc học, việc phải bới tung đống đồ để tìm 1 cái bút chì, thước kẻ có thể sẽ khiến bạn mất tập trung vào công việc chính, ngược lại, bạn sẽ thấy thoải mái hơn rất nhiều. 10. Đừng học quá kĩ. Nghe có vẻ hơi “phi lí” nhưng khi bạn đã hiểu rõ 1 vấn đề, nên chuyển sang phần khác. Nếu bạn tiếp tục nghiên cứu về nó, bạn sẽ chuyển sang nghi ngờ chính những gì mình đã “lĩnh hội” được và đầu óc sẽ trở nên rối loạn. Hãy nghỉ ngơi và đừng nghĩ về nó 1 lúc. Bạn cần biết mình cần bao nhiêu thời gian cho một môn học, đừng cố gắng học nhiều hơn mức cần thiết. 11. Học theo 1 cách có tổ chức. Đừng học theo kiểu ngẫu hứng, chán môn này lại chuyển sang môn khác. Nên học kiểu “cuốn chiếu” và giữ những gì bạn đang học được tách bạch để chúng không nhảy loạn lên trong óc bạn. Sau khi nghỉ giải lao, việc chuyển từ môn Toán khô cứng sang môn ngoại ngữ sẽ tốt hơn là tiếp tục “cày xới” thêm vài bài toán “hóc búa” khác cũng là 1 ý tưởng rất hay bởi vì sau khi xem xét vài ghi chú về bài tập tiếng, bạn lại có thể quay trở lại làm toán v v…Làm như thế bạn sẽ không cảm thấy quá kiệt sức và có khi, trở nên không chắc chắn về những gì bạn đang làm. Nếu bạn có thể áp dụng những mẹo nhỏ này,bạn sẽ cảm thấy cực kì bất ngờ khi nhìn bảng điểm của mình đấy! Mẹo học nhanh, nhớ… dai Bài vở lu bù, nhiều quá, làm sao nhớ đây? Một vài mẹo nhỏ này sẽ giúp bạn nhớ bài nhanh mà lâu hơn đấy! 1. Trước hết phải hiểu! Đó là yêu cầu tiên quyết đấy. Học phải hiểu thì mới nhanh và nhớ lâu được. Muốn hiểu thì phải làm gì nhỉ? Bạn cần nắm được bản chất vấn đề. Chỉ cần hiểu vấn đề nói gì thôi nhé! Chưa cần nhớ vội đâu! Các bài trong SGK thường được tóm tắt ngắn gọn và rất dễ hiểu, bạn chỉ cần đọc thật kĩ sách là ra. Chỗ nào chưa hiểu thì phải… ngẫm nghĩ nhé! Nếu nghĩ mãi mà vẫn “tắc” thì có thể hỏi bạn bè, rồi hỏi thầy cô. Khi chiếm lĩnh cảm giác “hiểu” vấn đề, chúng mình sẽ thấy thú vị cực kì đấy! 2. Tóm tắt các ý chính Để tóm tắt được, bạn phải biết cách ghi chép bài trên lớp. Xem lại cách ghi bài hiệu quả ở đây nhé! Đầu tiên phải nhớ được tên bài (tựa đề ấy), điều này là tất nhiên rồi đúng không? Tốt nhất teen nhớ được thứ tự từng bài trong SGK, điều đó sẽ rất tiện cho việc hệ thống nội dung học và nắm được toàn bộ chương trình. Nó giống như một dàn ý lớn ấy! Hiểu rồi thì hãy gạch đầu dòng các ý chính nhé! Bài trong sách thường chia thành nhiều đoạn, mỗi đoạn chắc chắn sẽ được trình bày theo những chủ đề khác nhau. Chúng mình hãy tìm ra chủ đề chính của từng đoạn nhé! Chỉ cần vài ba từ thật ngắn gọn thôi là ổn lắm rồi! Đừng ham học cả một chương, bài dài loằng ngoằng, càng học càng rối! Có khi chỉ cần nhớ từ khóa (key word) của cả đoạn là chúng mình đã thuộc được hơn nửa bài rồi đấy! Không tin ư? Chúng mình làm thử luôn nhé! 3. Nhớ có giấy và bút! Luôn sẵn sàng giấy bút. Hãy ghi các ý chính ấy ra giấy! Teen có thể dùng các tờ A4 rời, để sau này 3 mình còn tập hợp lại thành quyển, tiện cho ôn bài kiểm tra và ôn thi biết mấy nhỉ! Hãy ghi các ý chính ấy ra giấy nhé. Nếu bạn nào cẩn thận có thể để cách các ý chính ra và chúng mình sẽ điền ý nhỏ hơn trong đó. Đánh dấu bằng bút high light cũng là hình thức trực quan sinh động phục vụ việc ghi nhớ kiến thức đấy! 4. Nhẩm bài Đây là cách phổ biến nhất của học trò. Tiết kiệm khá nhiều thời gian và cũng tương đối hiệu quả. Tuy nhiên, hãy thật sự chú tâm vào việc học nhé. Nhiều bạn nhẩm bài hay nghĩ ngợi mông lung, mãi mới quay về được bài học đấy. Nửa tiếng nhẩm bài thì có đến 10 phút “suy tư”. Khi nhẩm, chỗ nào quên, teen cố nhớ nhé, nếu chịu thì mới mở vở ra xem. Hãy nhẩm lần lượt cho đến hết bài. Đọc to lên cũng là một cách hay để học thuộc bài nhanh. Tuy nhiên to nhưng phải “sâu”, tức là Teens phải đọc thuộc và suy ngẫm, chứ đừng học vẹt. 5. Học cùng người khác Hãy huy động cả gia đình nào bạn! Nhưng nhớ là mọi người rỗi rãi để giúp mình nhé, không nên làm ảnh hưởng đến người khác, nếu mọi người đang rất bận. Ai cũng có thể sẵn sàng giúp bạn. Bố, mẹ, anh, chị, em này… Hãy nhờ mọi người soát bài học thuộc sau khi bạn đã học. Giống như khi bạn lên bảng trả lời cô giáo ấy! Hãy yêu cầu mọi người chỉ định phần bất kì để mình trả lời. Như thế, vừa luyện sự nhuần nhuyễn, vừa luyện phản xạ. Nhiều teen chỉ đọc lần lượt từ đầu đến cuối được thôi, còn khi hỏi ngay vào “khúc giữa” hay “khúc cuối” là chịu. Đây là phương pháp hữu hiệu được nhiều teens ưa chuộng đấy. Hãy tranh thủ chứng tỏ khả năng học tập của mình với cả nhà nhé! Không học ôm đồm TT - Đậu thủ khoa ngành báo chí Trường ĐH KHXH & NV TP.HCM (ĐHQG TP.HCM) năm 2007, cô học trò Trường chuyên Trần Đại Nghĩa (TP.HCM) Nguyễn Thị Thúy Ngân (ảnh) tự nhận mình chẳng có bí quyết gì về việc học và ôn thi. Điều mà Ngân luôn tâm niệm là phải luôn học lại bài sau khi ở trường về, trước khi học bài mới. Vì phần lớn các bạn đều nghĩ rằng chép bài đầy đủ, để đó rồi sẽ đọc sau, nhưng khi kiến thức "dồn cục" thì khó mà nhớ hết được. Ngân kể hồi học phổ thông, có bạn sẵn sàng bỏ buổi học chính để đi học thêm vì giờ học thêm bị đổi. Song những kiến thức của thầy cô giáo trên lớp mới có hệ thống, lượng kiến thức có vẻ như mỏng manh nhưng là "mưa dầm thấm lâu", còn việc học thêm bằng cách dồn kiến thức vào một lúc làm bạn thêm căng thẳng. Hơn nữa, say sưa hết ca học thêm này đến ca học thêm khác thì lượng kiến thức thu thập chẳng được bao nhiêu mà thêm mệt mỏi. Ngân chỉ đi ôn những gì mình chưa biết, gặp bài vở khó sẽ cố gắng để hoàn thành nhưng không đặt mình vào thế "phải làm được". Đối với những bài khó, vượt quá khả 4 năng, Ngân thường gác lại và nhờ thầy cô hướng dẫn. Hỏi thầy cô những điều mình thắc mắc cũng là cách để kiến thức nhập vào bộ nhớ lâu hơn. "Chiêu" để Ngân luôn đạt kết quả cao trong học tập là nắm vững những kiến thức đơn giản nhất, kiếm điểm ở những phần kiến thức cơ bản. Ngân phân tích: "Nhiều bạn học giỏi thường giải những bài toán, bài tập khó, hóc búa rất tốt, nhưng có khi gặp những bài đơn giản thì . bó tay". Theo Ngân, việc đầu tiên là phải xác định những kiến thức cơ bản trong bài thi. "Khi bạn làm hết những bài cơ bản mà có số điểm tương đối, bạn sẽ thoải mái để ghi điểm sáng tạo ở những bài khó hơn" - Ngân chia sẻ. TRUNG TÂN (báo Tuổi trẻ) Thủ khoa Trần Dạ Vương: cần nắm vững lý thuyết trước TTO - Đạt 29,75 điểm - Trần Dạ Vương, HS Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, TP.HCM - đã trở thành thủ khoa Trường ĐH Bách khoa TP.HCM năm 2007. Ngoài thành tích này, Vương còn “rinh” khá nhiều giải thưởng trong các kỳ thi HS giỏi các cấp… Vương "bật mí": Tôi học đều tất cả các môn. Riêng những môn khoa học tự nhiên thì tôi chịu khó tìm tòi, đọc thêm sách tham khảo vì tôi yêu thích, nhất là môn hóa. Tôi sợ nhất môn văn bởi cách viết tự do, luông tuồng của mình. Tôi nghĩ sao viết vậy chứ ít trau chuốt từ ngữ. Hồi thi tốt nghiệp THPT, vào phòng thi văn tôi run lắm, may là vẫn được 8,5 điểm (cười). Với những đề thi tuyển sinh như hiện nay, trước hết HS phải nắm kỹ lý thuyết, nắm chắc những vấn đề cơ bản. Sau đó hãy làm bài tập thật nhiều để tập suy luận, tìm ra cách giải nhanh. Đây cũng là cách củng cố kiến thức, không để bị quên. Tôi thường cố gắng hoàn tất bài vở trước 11g30 tối chứ không thức quá khuya. Tôi chưa bao giờ thức thâu đêm để học bởi tôi nghĩ con đường học hành phải học bền bỉ từng ngày chứ không thể học dồn trong một ngày. Thức khuya quá sẽ rất mệt và rất có thể sẽ không còn sức mà “đi” tiếp. Ông Trần Huỳnh Dưỡng - phụ huynh HS Trần Dạ Vương: Tạo tinh thần thoải mái cho các con: "Mỗi khi đưa đón con, nhìn nét mặt là biết ngay con đang vui hay buồn. Tôi luôn lắng nghe tâm sự của con về chuyện trường, lớp, chuyện bạn bè rồi sẵn sàng giải tỏa ngay những bức xúc của chúng. Tôi chỉ định hướng chứ không ép buộc các con phải học cái này, cái kia. Trong học tập, khi cảm thấy tinh thần ổn định, thoải mái và yêu thích các môn học thì mới họctốt được. Tôi cũng hay gợi chuyện, đặt mình vào trường hợp của con và nói chuyện với con vừa như một người bạn vừa như một người cha chứ không áp đặt ý kiến của mình đối với con cái". HOÀNG HƯƠNG (báo Tuổi Trẻ) 5 Trần Dạ Vương đạt danh hiệu HS giỏi 12 năm liền. Giải nhì môn hóa toàn quốc năm lớp 12. Giải thủ khoa môn hóa trong kỳ thi HS giỏi cấp TP năm lớp 12. Giải nhất môn hóa cấp TP năm lớp 11. Đạt 57 điểm trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. Năm lớp 12: điểm bình quân các môn sử, hóa, toán, lý, sinh của Vương đều đạt trên 9,0 (riêng môn hóa đạt 9,9). Bí quyết thủ khoa: Chỉ học ở sách cách giải quyết vấn đề TTO - Đứng ngay cửa đón tôi là một cô bé hạt tiêu chỉ nặng hơn 30kg với đôi mắt sáng và nụ cười rất tươi. Thủ khoa ngành kiến trúc công trình (năm 2004) của trường ĐH Kiến Trúc TPHCM - Nguyễn Thị Thúy Oanh có cách nói chuyện rất tự nhiên, linh hoạt và bản lĩnh. Cô bé “hạt tiêu” xem ra rất thực tế: “Phải dốc sức cho kì thi tuyển sinh vào đại học vì nó là “cửa ải” đầu tiên giúp mình thực hiện ước mơ trở thành kiến trúc sư”. Nhưng, học như thế nào để đạt kết quả cao? Oanh tự tin: “Mình thường cố gắng tiếp thu bài và hiểu bài ngay tại trên lớp để khi về nhà chỉ cần xem lại sơ và làm bài tập. Phương châm học tập của mình: nắm vững kiến thức cơ bản trước sau đó mới mở rộng, nâng cao. Nhiều bạn dễ mắc phải khuyết điểm bỏ qua phần kiến thức và bài tập cơ bản vì nghĩ nó quá dễ, chỉ tập trung vào bài tập nâng cao – lỗ hổng kiến thức xuất phát từ đó”. Oanh chăm chỉ như một con ong cần mẫn với một “kho” sách tham khảo ở nhà: “Mình thích tự học hơn, tự mình khám phá mới nhớ lâu…” - Thế nhưng, nhiều giáo viên cho biết “sách tham khảo là con dao 2 lưỡi”, theo Oanh, nên chọn sách và học theo sách như thế nào để có hiệu quả? Mình không chọn mua những cuốn sách giải tất cả các bài tập một cách chi tiết – như thế người đọc dễ bị rơi vào trạng thái ỷ lại, học thuộc lòng mà không cần suy nghĩ. Lọai sách chỉ gợi ý cách giải quyết vấn đề hay hơn nhiều. Giải theo hướng nào, xử lí cụ thể ra sao HS phải “sáng tạo”. Dĩ nhiên, muốn sáng tạo HS phải động não. Phải xác định ngay từ đầu: học phương pháp giải quyết vấn đề ở sách tham khảo chứ không học vẹt cách giải chi tiết của từng dạng toán. Cứ quen với những bài giải cặn kẽ có sẵn, khi gặp dạng toán hơi khác đi một chút sẽ bối rối ngay. 6 12 năm học ở bậc phổ thông, năm nào Oanh cũng đạt lọai giỏi. Tự nhận mình “không có duyên với những giải thưởng” vì thường “về không” trong vài lần đi thi HS giỏi, Oanh thật thà: “Kể ra cũng hơi buồn, có điều mình coi thi HS giỏi là một cuộc chơi thôi. Học để thỏa mãn sở thích, để khám phá mới “thú”…”. Và kết quả học tập của Oanh trong 3 năm THPT đã chứng minh: thích môn Vật lý nhất : lớp 10: Oanh đạt điểm bình quân 9,8; lớp 11: 10,0 và lớp 12: 9,9. Môn Toán được xếp hạng nhì trong bảng sở thích, cả 3 năm 10, 11, 12 điểm bình quân cũng đều trên 9,0. - Tự học khá hiệu quả vậy sao khi lên lớp 12 Oanh lại đi học thêm? Có phải muốn thi đậu đại học nhất thiết cứ phải học thêm không? Vì lượng kiến thức của chương trình lớp 12 quá nhiều, mình muốn đi học thêm để thầy cô giúp hệ thống hóa kiến thức và hướng dẫn một số bài tập nâng cao. Học thêm cũng có nhiều cách. Lớp học thêm của mình chỉ hơn 20 bạn cùng trường, người giảng dạy cũng chính là thầy cô của trường Ngô Quyền. Khi đã quyết định đi học thêm phải biết mình đang thiếu cái gì và lựa chọn thầy cô có thể bổ sung cho mình những cái thiếu ấy. Ở lớp học thêm của mình, thầy cô chỉ hướng dẫn về phương pháp, tụi mình phải tự tìm cách giải rồi tranh luận với nhau, sau đó thầy cô sẽ sửa và giải thích. Học thêm theo cách này rất thỏai mái, họcsinh có thể hỏi thầy cô bất cứ điều gì… - Đã đặt ra mục tiêu rõ ràng: phải thi đậu đại học , chắc năm lớp 12 bạn dành hết thời gian cho việc học? Không, mình cũng “quậy” dữ lắm đó. Dĩ nhiên chuyện học vẫn được đưa lên hàng đầu nhưng mình quan niệm “học để biết - học là một quá trình lâu dài chứ không phải một sớm một chiều - học chỉ để đi thi”. Những bữa mệt mình sẵn sàng “hi sinh” nguyên cả một đêm và ngủ một giấc ngon lành cho tới sáng rồi hôm sau sẽ học bù. Mình vẫn dành thời gian gặp mặt đám bạn rồi cùng nhau đi dạo ở Nam Sài Gòn, đi ăn chè, đi vườn trái cây… Mình còn là một “fan” của truyện cổ tích nữa, rảnh là lấy ra “ngấu nghiến” ngay. Bà Võ Thị Mến - mẹ của Oanh thổ lộ: “Hai vợ chồng tôi suốt ngày lo buôn bán (gia đình mở đại lý gas ở xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè), chuyện học hành chúng tôi để cho các con chủ động và tự giác, không đôn đốc và không thúc ép. Bố mẹ chỉ ráng lo cho các con có điều kiện đầy đủ để học hành mà thôi. Con Oanh nhà tôi năm nào cũng đạt danh hiệu HS giỏi, hồi lớp 5 được tuyển thẳng vào lớp 6 (không phải thi tốt nghiệp), hồi lớp 9 cũng thi tốt nghiệp lọai giỏi nhưng chưa bao giờ tôi có ý định cho cháu vào học trường điểm ở quận trung tâm TP. Cứ học ở trường gần nhà thôi (hồi PT, Oanh học ở Trường THPT Ngô Quyền, Q.7 - PV). Tôi nghĩ đã chịu khó học thì ở trường nào cũng có thể học tốt, điều quan trọng là sự quyết tâm của chính bản thân HS”. Khi được hỏi: “Xung quanh người ta đi học thêm ào ào mà con mình thì không, bà có sợ con mình thua kém bạn bè?”, bà Mến cười: “Chuyện học của con thì để nó tự quyết định, nếu thấy không cần thiết học thêm làm chi? Vả lại khả năng của con mình chỉ tới mức đó thôi, nhồi nhét nhiều quá đâm ra “bội thực”. HOÀNG HƯƠNG (báo Tuổi Trẻ) Biết tự lượng sức mình ở từng môn TT - Trần Thị Kim Cúc - giải nhì quốc gia môn văn, được tuyển thẳng vào khoa ngữ văn - báo chí ĐH KHXH&NV TP.HCM (ĐHQG TP.HCM) năm 2005cho biết: Trong quá trình ôn thi, mình thường xuyên trò chuyện với các bạn cùng lớp, cùng khối. Điều này giúp mình nhanh chóng phát hiện một vài phần kiến thức mà mình quên, chưa ôn hoặc 7 học được thêm một cách giải bài tập nào đấy nhanh hơn, đơn giản hơn . Với môn văn, mình rất chú ý đến chủ đề tác phẩm và phong cách tác giả. Hai yếu tố này đảm bảo việc phân tích, bình luận, bình giảng của mình luôn đi đúng hướng. Việc cặm cụi học thuộc lòng cả một bài thơ, bài văn nào đó, theo mình, là không cần thiết. Phân tích hết từng câu, từng chữ trong một tác phẩm sẽ làm bài viết trở nên dàn trải và thiếu trọng tâm. Vì thế, mình thường đọc đi đọc lại tác phẩm rồi chọn ra những đoạn hay nhất, đắt nhất để nhớ. Ngoài ra, với mỗi tác phẩm, mình thường tìm một vài nhận định của các nhà phê bình, nhà nghiên cứu về tác phẩm đó. Một bài văn hay trước hết phải là một bài văn sáng và rõ. Cho nên trước khi bắt tay vào viết bài, mình thường suy nghĩ rất kỹ để có một bố cục hợp lý. Bố cục rõ ràng vừa giúp bạn trình bày đầy đủ tất cả các ý vừa tránh việc lặp ý, trùng ý trong bài. Phương châm ôn tập của mình là liệu cơm gắp mắm - tức là biết tự lượng sức mình ở từng môn. Đặt yêu cầu quá cao hay quá thấp so với khả năng của mình đều không mang lại kết quả cao. Hiếm có bạn nào học đều hết cả sáu môn thi tốt nghiệp, đặc biệt là họcsinh các trường chuyên. Vì vậy với từng môn, mình đặt ra mục tiêu khác nhau. Mình học chuyên văn, nắm khá vững các môn văn, sử, tiếng Anh nên đặt mục tiêu phải đạt điểm trên 9 ở các môn này. Riêng toán, lý, hóa vốn là "sở đoản" của dân khối C nên điểm 7, 8 đối với mình là đã đạt yêu cầu. TRUNG TÂN (báo Tuổi Trẻ) Học nhẹ nhàng nhưng hiệu quả Những ngày này, giới học trò Pháp chuẩn bị được nghỉ lễ mùa xuân. Sau một thời gian học với những ngày dài co ro trong những bộ áo lông xù của mùa đông xám xịt, vào đầu tháng tư này, khi hơi thở mùa xuân thổi về làm bùng lên mầm nhựa sống xanh tươi trong mọi cảnh vật, HS Pháp được hưởng hai tuần nghỉ xả hơi thật dễ chịu. Trong một năm học, ngoài các ngày nghỉ lễ riêng rẽ, học trò Pháp có tới năm kỳ nghỉ lớn: hai tháng nghỉ hè (khoảng tháng bảy - tháng chín), hai tuần nghỉ lễ các thánh (từ cuối tháng mười đến đầu tháng mười một), hai tuần nghỉ Noel (tháng mười hai), hai tuần nghỉ đông (khoảng tháng hai) và hai tuần nghỉ xuân (đầu tháng tư). Đặc biệt, với kỳ nghỉ đông và nghỉ xuân, vì đây là hai kỳ nghỉ theo mùa, không liên quan đến những ngày lễ truyền thống nên HS-SV tại các thành phố trên khắp nước Pháp được chia thành ba vùng khác nhau, lịch nghỉ khác nhau, nhờ đó không gây bế tắc tàu xe, các địa điểm du lịch, và toàn xã hội nói chung không bị rối loạn. Nhiều phụ huynh xin nghỉ phép (mỗi năm năm tuần cộng năm ngày “phục hồi sức khỏe”, mà ngày thứ năm 7-4- 2005 là một) đi nghỉ theo con em mình. Thế là, cứ xách cặp đi học được hai tháng, HS Pháp lại được nghỉ khoảng hai tuần. Nhờ thế, việc học trở nên không quá căng thẳng, dồn nén, đến khi đi học trở lại có thể tập trung toàn lực cho việc học. Học rồi nghỉ, nghỉ rồi học . nhờ đó trong quá trình học ở Pháp, bao giờ chúng tôi cũng cảm thấy khá thư thái vì có lịch học - nghỉ thật đều đặn. Đặc biệt, trong các kỳ nghỉ này, tuy bộ phận giảng dạy ngưng làm việc nhưng hệ thống thư viện thì hầu như vẫn làm việc bình thường. Vì thế, với những ai có nhu cầu ôn tập thêm thì những kỳ nghỉ này cũng rất thuận lợi cho họ. Ngoài việc sắp xếp lịch nghỉ một cách hợp lý, việc phân chia chương trình học một cách khoa học cũng khiến chất lượng học tập của HS tại Pháp trở nên hiệu quả hơn nhiều. Chẳng hạn, đối với những SV theo học thạc sĩ như chúng tôi, cùng là hệ thạc sĩ nhưng có hai lựa chọn: thạc sĩ chuyên ngành hoặc thạc sĩ nghiên cứu. Với thạc sĩ chuyên ngành, những kiến thức học rất thực tế, cụ thể và thực tiễn. Và phần lớn thời gian của khóa học, SV được hướng dẫn vào các công ty lớn để thực tập. Chương trình học này do đó đáp ứng nhu cầu của 8 những người muốn đi làm nhưng muốn đào sâu, nâng cao, bổ sung kỹ năng và kiến thức. Với thạc sĩ nghiên cứu, đây là chương trình học dành cho những người hướng đến nghiên cứu, giảng dạy. Với mục đích cụ thể như vậy nên chương trình học chủ yếu cung cấp cho học viên phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu và tiếp cận vấn đề khoa học. Với sự phân định rạch ròi như trên, chương trình học đã giúp SV rút ngắn được thời gian, học hiệu quả hơn và phục vụ đúng nhất cho mục đích của mình. Nó giải quyết một mâu thuẫn mà chương trình học Thạc sĩ ở nhiều nước gặp phải: đứng lưng chừng ở giữa hai hướng lý thuyết và thực hành, khiến người học dù hoàn thành xong khóa thạc sĩ mà kiến thức vẫn chưa thật sự chuyên sâu. Ngoài ra, việc các giáo sư ĐH có tư duy thông thoáng, chấp nhận việc học trò chỉ cần liên lạc với thầy qua email bàn về chuyện học hành cũng giúp việc học của SV trở nên nhẹ nhàng hơn. Nhờ đó, SV hoàn toàn có khả năng tự học ở nhà, nghiên cứu tài liệu (dựa trên sự hỗ trợ đắc lực của hệ thống thư viện), liên lạc qua email với giáo sư để được hướng dẫn làm luận văn. Điều này hạn chế những lãng phí, áp lực không cần thiết trong thời gian di chuyển, hẹn gặp, những tốn kém trong việc đi lại… của cả thầy và trò. Quả thật, với chương trình dạy học ở Pháp, hiệu quả học tập không phải nằm ở chỗ nhồi nhét kiến thức, mà là ở sự kết hợp hợp lý giữa học và nghỉ ngơi; sự phân chia chương trình có định huớng cụ thể và sự đổi mới thật sự trong tư duy và phương pháp giảng dạy của thầy cô. HOÀNGHỒNG Lời khuyên để ghi bài hiệu quả hơn Biết cách ghi chép bài sẽ giúp bạn vừa ghi nhận lại thật tốt những kiên thức giáo viên cung cấp, vừa giúp cho các kiến thức ấy "đi thẳng vào đầu" bạn 1 cách nhanh chóng, hiệu quả hơn. Để cải thiện việc ghi chép của mình, bạn có thể tham khảo những lời khuyên sau đây: 1.Làm bài tập về nhà trước khi đến lớp, thử đoán trước xem giáo viên sẽ giảng về những vấn đề gì trong lớp học. 2.Đi học đầy đủ, nếu bạn bỏ một buổi học thì bạn có thể tự cho phép mình nghỉ những buổi học tiếp theo. Và tất nhiên là bạn sẽ không thể ghi chép bài nếu không đến lớp. 3. Hãy dùng loại vở được đóng đinh 3 lỗ để ghi chép bài thay vì loại vở đóng gáy kiểu xoắn ốc vì loại vở này làm bạn khó phân loại và sắp xếp ghi chép. 4. Những ghi chép của bài học này phải tách biệt với ghi chép của bài học khác. Nếu có thể, hãy để mỗi bài ghi chép ở một ngăn riêng trong kẹp giấy. 5. Chỉ nên viết trên một mặt giấy để sắp xếp các loại ghi chép dễ dàng hơn. Ngoài ra, nếu viết trên cả mặt giấy thì những ghi chép ở mặt kia thường dễ bị bỏ quên. 6. Khi đến lớp nhớ mang theo bút và bút chì dự phòng vì bạn sẽ không thể ghi chép nếu bạn không có bút. 7. Không cần ghi lại mọi lời giảng của giáo viên mà hãy tư duy để ghi những điều quan trọng nhất. Luôn động não chứ đừng chỉ ghi chép như một cái máy. 8. Nếu bỏ lỡ thông tin nào, hãy cách ra vài dòng để bổ sung sau. Nếu bạn không nhớ những thông tin đó, hãy hỏi lại giáo viên hay các học viên khác. 9 9. Nên để nhiều khoảng trống trong ghi chép để bổ sung thêm sau đó 10. Nên có một chiếc máy để ghi âm lời giảng. Tất nhiên, hãy hỏi ý kiến giáo viên trước. 11. Dùng các ký hiệu để ghi bài nhanh hơn 12. Chú ý lắng nghe những lời quan trọng. 13. Ghi chép những ví dụ khi cần thiết. Tốt nhất là nên ghi lại tất cả những gì giáo viên ghi trên bảng. 14. Tập trung chú ý vào cuối giờ học vì giáo viên thường cung cấp rất nhiều thông tin vào 5 – 10 phút cuối. 15.Dành khoảng 10 phút sau tiết học để xem xét lại những ghi chép. Lúc này bạn có thể thay đổi, sắp xếp lại, thêm bớt, tóm tắt hay làm rõ những gì chưa hiểu. 16.Ghi nhanh từ mới, những ý tưởng hay khái niệm mới lạ vào sổ tay. 17.Viết lại những gì bạn đã ghi chép trước tiết kiểm tra sẽ giúp bạn nhớ các chi tiết quan trọng. 18. Hãy chia sẻ những ghi chép với bạn cùng lớp bằng cách trao đổi bài với 1 hay 2 người khác. Làm việc tập thể sẽ hiệu quả hơn làm việc cá nhân. 19. Nếu có thể hãy đánh máy những ghi chép lên máy tính. Vì bạn sẽ nhanh chóng tìm được các tài liệu này khi kỳ thi đến. 20. Đừng quên ghi chép khi đọc. Nếu bạn ấn tượng về một thông tin nào đó, hãy ghi lại, đơn giản chỉ vì ấn tượng không thôi sẽ không thể giúp bạn nhớ được các thông tin đó 6 kinh nghiệm chọn trường thi đại học 1. Trước hết bạn phải xác định mục đích chiến lược của việc đi thi đại học là cho bạn và do bạn cho nên người quyêt định cho việc lựa chọn sống còn này là bạn. Ý kiến của bố mẹ trong chuyện này chỉ có vai trò tham khảo. Tránh hiện tượng bị "ép duyên", chẳng hạn như điểm Sinh vật của bạn chỉ làng nhàng 5-6 "phẩy" nhưng bạn vẫn thi vào Y chỉ vì "Mẹ muốn sau này con là một bác sĩ" thì kết quả nhận được sẽ rất đáng buồn đấy. 2. Bạn nên lưu tâm khoảng cách giữa địa điểm các trường mình thi. Tránh đăng ký rải rác như kiểu: một trường ở Hà Nội, một trường ở miền Trung, một trường CÐ Sư phạm ở quê, rồi lại một trường trung cấp ở Hà Nội như thế vừa hao người tốn của, mà hiệu quả chưa chắc đã cao. 3. Người ta thường nói: "Biết người biết ta trăm trận trăm thắng", cho nên điều quan trọng là bạn phải biết được sức học thật của mình, nếu bạn tự xét mình không phải loạl "siêu" thì đừng thi vào những trường "đỉnh" như Ngoại thương bay Ngoại giao hoặc khoa Văn, Toán, Lý, Hoá của ÐHSP. 4. Tránh chủ quan khinh đề, bạn nên nhớ đây là thi ÐH chứ không phải là kiểm tra ở lớp, đừng thấy dễ mà "xục" luôn, có khi đề hỏi một đằng lại trả lời một nẻo đấy. Hoặc là bạn thuộc lòng một câu lý thuyết rồi nên quyết định "để dành", lo làm những bài tập rồi: tùng, tùng, tùng . Lúc đó cuống cả lên dẫn đến nhầm lung tung. Mất luôn cả những điểm mà mình có thể xơi ngon ơ. 5. Tránh lộn trận địa. Chẳng hạn bạn ôn khối A ba năm, nhưng có lúc lại nghĩ "Môn Lý mình chưa chắc lắm!" thế là lại cầm bút "phệt" vào thi khối B. Bạn nên nhớ ngô phải ra ngô khoai phải ra khoai chứ như thế là cầm 10 [...]... hoặc câu đố chưa có câu trả lởi chính xác - hầu có thể học suy nghĩ sâu hơn 6 Tôn trọng sinh viên học sinh, cho dù họ còn trẻ, như "những con người có quyền phát biểu ý kiến của mình" Nâng cao các kĩ năng học tập Mùa thi đang đến gần, cho họcsinh tất cả các cấp Và thậm chí, học là việc không chỉ của những người ở lứa tuổi học sinh, sinh viên Học như thế nào để nắm vấn đề một cách nhanh nhất, hiểu... vừa lí thuyết vừa bài tập Đa số họcsinh sợ lí thuyết học bài Không học bài thì hết thuốc mà học nhiều thì hết hơi! Vậy phải hiểu rõ bài, nắm chắc cái cốt lõi (đọc SGK kĩ và nhờ thầy cô trong lớp) - Không học tủ, “đoán” trọng tâm vì Bộ đã cho biết cấu trúc đề thi: mỗi chương có bao nhiêu câu rất rõ nên phải học hết thôi Họcsinh thường bỏ những phần học thấy nản, hay chỉ học lơ mơ lấy có, hì hì, như... nghiệm học và thi môn hóa học TT - Chuyên mục mới "Cùng bạn ôn thi" được mở ra từ số báo này nhằm trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản giúp thí sinhhọc tập và làm bài thi đạt kết quả tốt nhất trong kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ sắp tới Mở đầu là những kinh nghiệm học và thi trắc nghiệm môn hóa Hóa học ở chương trình THPT có hai phần chính: hóa vô cơ và hóa hữu cơ Cái khó khi học môn... "học tài thi phận" Như thế là bị cho đểm zero ở bước khởi động, chưa đánh đã run (Theo Hoa Học Trò) Làm thế nào để sáng tạo trong học tập? Giáo sư Lee YuanTseh, người Ðài Loan đoạt giải Nobel, đã khuyên sinh viên họcsinh có sáu bước sáng tạo trong học hành như sau: 1 Suy nghĩ đọc lập và thắc mắc trước những câu trả lời "đã được chấp nhận" Tự học là chính, học ở thầy là phụ 2 Ðặt những câu hỏi "tốt" ... Tránh học quá khuya: Không nên học khi đã quá mệt vì học lúc mệt sẽ không mang lại kết quả tốt mà còn rất có hại cho sức khỏe Khi học nên tập trung cao độ để rút ngắn thời gian mà vẫn có kết quả cao, nhờ đó giữ gìn tốt sức khỏe Cần phân chia thời gian học tập sao cho việc học thật đều đặn, bền bỉ và vừa sức Gần đến ngày thi, các em nên giảm cường độ, chủ yếu là đọc lại để sắp xếp các kiến thức đã học, ... nhất cho bản thân trong việc học - hiểu - thi Tạo thói quen học tập Trước hết xác định xem học cái gì, học trong bao lâu và học bao nhiêu (bao nhiêu chương, bao nhiêu trang, bao nhiêu vấn đề… chẳng hạn) (đây là một việc không quá khó) Đề ra thời gian học từng thứ và phải tuân thủ đúng theo lịch thời gian đó Hãy học những vấn đề khó trước Nếu không thì hãy bắt đầu với việc học những phần mà bạn thấy dễ... nào cũng làm được như vậy sẽ giúp học tốt, hiểu sâu, hiểu rõ vấn đề và khi đi thi có thể nhớ, suy luận và làm bài tốt Trong suốt cuộc đời "nhà trí thức", khi học tập, khi đi nghe nói chuyện, nghiên cứu vấn đề gì, hay cả khi đọc sách, báo cũng đặt trách nhiệm cho mình như thế thì các em sẽ học, nghiên cứu, làm việc tốt hơn hẳn so với việc nghe, ghi thụ động, ra khỏi phòng học là quên hết, đến khi ôn... những điều chưa hiểu kỹ, nếu học sớm sẽ được khôi phục rất nhanh; để lâu sẽ mờ dần, phần không hiểu sẽ tốn rất nhiều thời gian mà chưa chắc đã nắm được bài Điều này rất dễ thấy nhưng họcsinh thường hay có thói quen đợi đến khi nào gần thi mới học, thật không hợp lý Vì vậy cần học thật sớm, tốt nhất là ngay sau khi nghe giảng xong và học thành nhiều lần Có thể lần đầu học qua, chỉ làm các bài tập áp... 6 YÊU CẦU CHO VIỆC HỌCTỐT 1- Vạch kế hoạch: Học tập và làm việc có hệ thống Nghiên cứu điều gì nên làm trước, điều gì làm sau Nếu bạn bỏ ra 1 giờ để vạch kế hoạch bạn sẽ tiết kiệm được 3 giờ khi thực hiện nó 2- Học vào lúc bạn cảm thấy có lợi nhất cho môn học: Nếu đó là bài giảng vǎn, bạn hãy học ngay sau khi nghe giảng bài Nếu đó là bài học thuộc lòng hoặc trả lời câu hỏi, hãy học trước khi lên lớp... cặp là tốt nhất 13 Học thuộc các quy tắc ngữ pháp, từ mới hay các đoạn hội thoại mẫu 14 Nghe bǎng và tập viết chính tả thường xuyên 15 Thử áp dụng các phương pháp trên trong khoảng 2-3 tháng, bạn sẽ biết ngay kết quả học tập của mình Bí quyết thi tốt khối C TPO - Với số điểm đầu vào khá ấn tượng: 25,5 điểm, Mai Hương - thủ khoa khối C năm 2007 của trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn – Đại học Quốc . VIẾT SƯU TẦM GIÚP CÁC EM HỌC SINH HỌC TỐT MỤC LỤC 1. Các mẹo giúp bạn học tốt. 1.1. 11 mẹo nhỏ giúp bạn có kết quả học tập tốt hơn ! 1.2. Mẹo học nhanh nhớ. năng học tập Mùa thi đang đến gần, cho học sinh tất cả các cấp. Và thậm chí, học là việc không chỉ của những người ở lứa tuổi học sinh, sinh viên. Học như