Học lịch sử thếnào để thi tốt?

Một phần của tài liệu Giúp Học sinh học tốt (Trang 28 - 29)

- Phần thứ nhất: Kiểm tra kiến thức (chiếm khoảng 2 điểm) Phần này thường hỏi về tác giả, về một gian đoạn lịch sử văn học Cách trình bày cần hết sức ngắn gọn và đủ ý Trong khi chấm bài, có những khi tôi nhận

Học lịch sử thếnào để thi tốt?

TT - Khi học lịch sử, các em không có điều kiện để trực tiếp quan sát các sự kiện, nhân vật lịch sử. Vì vậy khi học môn này rất cần khả năng tư duy độc lập, khả năng hình dung. Vì thế khi học các em nên suy nghĩ để tập trung vào những kiến thức cơ bản.

thể tái hiện được một giai đoạn lịch sử. Tạo cách nhớ cho mình

Một số thủ thuật ghi nhớ là các em có thể lấy ngày sinh hay những ngày kỷ niệm quan trọng của mình để làm mốc ghi nhớ sự kiện lịch sử. Cũng có thể lấy những sự kiện lịch sử thế giới đã nhớ làm mốc để nhớ sự kiện lịch sử dân tộc và ngược lại. Ghi nhớ bằng việc thống kê lại những sự kiện trong cùng một thời kỳ hay một giai đoạn có ngày, tháng giống nhau, hay số cuối của năm giống nhau, những sự kiện diễn ra trên một địa phương… và suy nghĩ sáng tạo ra những cách nhớ mới cho riêng mình.

Sau khi đã đi từ việc ghi nhớ các sự kiện cụ thể, chúng ta phải tìm cách ghi nhớ theo hướng ngược lại là đi từ hệ thống, khái quát trở về cụ thể bằng việc xem lại mục lục của sách giáo khoa, xem trong chương trình đã học có bao nhiêu chương (hay giai đoạn lịch sử), nội dung xuyên suốt của mỗi giai đoạn là gì, sự kiện nào thể hiện tiêu biểu cho nội dung đó. Công đoạn này có rất có ý nghĩa, nó giúp các em nắm một cách bao quát những nội dung và giai đoạn lịch sử, tránh được việc lẫn lộn các giai đoạn và sự kiện lịch sử với nhau.

Ngoài ra, trong quá trình học các em có thể tự mình lập ra các bảng, biểu, sơ đồ... để ghi nhớ được tốt hơn. Trong quá trình học tập nếu thấy có một số khái niệm thuật ngữ chưa hiểu thì phải tra từ điển hay hỏi ngay thầy cô giáo để hiểu sâu hơn những vấn đề lịch sử.

Việc ghi nhớ (học thuộc) kiến thức lịch sử nói trên mới giúp các em trả lời được các câu hỏi: Ở đâu? Khi nào? Diễn ra như thế nào? (để biết). Còn để nhận thức được bản chất các sự kiện lịch sử (hiểu) thì các em còn phải suy nghĩ để trả lời một câu hỏi nữa: Tại sao? Điều này thật khó nhưng nếu các em chủ động suy nghĩ thì sẽ nhớ rất lâu.

Phải nắm kiến thức khái quát

Đề thi trong nhiều năm qua vẫn bám sát chương trình và sách giáo khoa, thường trong một đề thi gồm bốn câu, có một câu hỏi khó để phân hóa học sinh. Với loại câu hỏi này thí sinh phải nắm kiến thức một cách khái quát, tổng hợp thì mới làm tốt được.

Cần đọc kỹ đề, dành 10-15 phút để suy nghĩ về yêu cầu của đề ra. Viết đề cương và ghi nhanh những ý nghĩ, kiến thức chợt lóe lên trong đầu để khỏi quên. Nên phân bố thời gian cho các câu một cách hợp lý, có thể ghi thời gian dành cho từng câu, từng phần vào đề cương để nhắc nhở cho khỏi quên trong quá trình làm bài. Câu nào dễ làm trước. Đừng mất thời gian nhiều cho phần mở bài không cần thiết, nên đi thẳng vào vấn đề để tiết kiệm thời gian. Viết nhanh nhưng cố gắng viết rõ ràng, câu văn trong sáng, rõ nghĩa, trình bày đẹp.

PGS.TS NGÔ MINH QUANG (trưởng khoa lịch sử Trường ĐH Sư phạm TP.HCM)

Một phần của tài liệu Giúp Học sinh học tốt (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w