1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Địa chỉ tích hợp GDSDNLTK&HQ qua môn Sinh học (THCS)

24 2,2K 30
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 389,5 KB

Nội dung

CHƯƠNG IV: GIÁO DỤC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ TRONG MÔN SINH HỌC Ở TRƯỜNG THCS 1. MỤC TIÊU a) Kiến thức Nhận thức đúng về: - Bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên và khai thác, sử dụng hợp lý nguồn năng lượng trong thiên nhiên. Giáo dục sâu sắc về môi trường thiên nhiên qua chương trình môn học. Hiện nay việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả chính là sự quan tâm không chỉ của một cá nhân, một tổ chức, một quốc gia mà là của toàn thế giới, vì năng lượng hiện nay do con người tạo ra phần lớn từ nguồn năng lượng hoá thạch của trái đất, những nguồn năng lượng đó không phải là vô tận mà còn gây ra ô nhiễm môi trường rất lớn làm biến đổi khí hậu toàn cầu, ảnh hưởng tới đời sống của hàng triệu con người (phần lớn là người nghèo). - Nội dung các bài học ngoại khoá, thực hành, tin, ảnh về tình trạng người dân vào rừng chặt phá rừng. - Hoạt động quang hợp, hô hấp của cây liên quan đến chuyển đổi năng lượng trong tự nhiên. Cây xanh sử dụng ánh sáng mặt trời để quang hợp chế tạo ra chất hữu cơ nuôi cây đồng thời nó cung cấp cho chúng ta O 2. - Tìm các nguồn năng lượng khác để thay thế như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, địa nhiệt, . - Việc thuần hóa và nuôi dưỡng các loại động vật để phục vụ nhu cầu của con người có liên quan tới việc sử dụng năng lượng. Do vậy GV cần cho HS hiểu được dựa vào đặc điểm cấu tạo thích nghi và tập tính của động vật để áp dụng vào việc chăn nuôi để sử dụng nguồn năng lượng tiết kiệm. - Hoạt động hô hấp của con người cũng liên quan đến việc sử dụng năng lượng. - Vấn đề sử dụng năng lượng cũng ảnh hưởng đến trao đổi chất và trao đổi năng lượng. - Vấn đề dân số là một áp lực đối với việc sử dụng nguồn tài nguyên. - Hạn chế khí thải của các nhà máy. - Hạn chế khí thải của các phương tiện giao thông. - Sử dụng hợp lý tài nguyên tái sinh. - Tăng cường sử dụng tài nguyên năng lượng vĩnh cửu: - Năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thuỷ triều. - Tăng cường trồng, bảo vệ rừng và cây xanh. - Tham quan thiên nhiên, vận dụng luật bảo vệ môi trường, tham gia tích cực vào việc vận động và tuyên truyền phòng chống ô nhiễm môi trường sử dụng năng lượng sạch. - Trong các bài cụ thể chứng minh ảnh hưởng của năng lượng đến hệ sinh thái và tầm quan trọng của năng lượng. - Đi đôi với giáo dục ý thức sử dụng tiết kiệm năng lượng cho người lớn chúng ta phải tuyên truyền và giáo dục ý thức sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng cho học sinh là một bộ 1 phận không nhỏ của xã hội. Vì giáo dục từ nhỏ để tạo thành thói quen cho các em, từ thói quen dẫn đến hành động cụ thể, qua các em về tuyên truyền về sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng với gia đình và những người xung quanh. b) Kĩ năng: - Thực hành tiết kiệm tài nguyên và năng lượng. - Tuyên truyền sử dụng NLTK&HQ. - Giải thích cơ sở khoa học của việc sử dụng NLTK&HQ. - Liên kết các môn học với nhau về sử dụng NLTK&HQ. 2. MỘT SỐ NỘI DUNG VÀ ĐỊA CHỈ TÍCH HỢP SỬ DỤNG NLTK&HQ TRONG MÔN SINH HỌC Ở CẤP THCS Lớp Tên bài Địa chỉ tích hợp Nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (kiến thức, kĩ năng) Mức độ tích hợp 6 Bài 46: Thực vật góp phần điều hòa khí hậu Phần củng cố (trả lời các câu hỏi SGK) - Trong quá trình quang hợp thực vật lấy vào khí cacbonic và nhả khí oxi nên đã góp phần giữ cân bằng các khí này trong không khí. - Nhờ tác dụng cản bớt ánh sáng và tốc độ gió, thực vật có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, tăng lượng mưa của khu vực. - Bộ phận Bài 47 Thực vật bảo vệ đất và nguồn nước Phần củng cố (trả lời các câu hỏi SGK) - Thực vật đặc biệt là thực vật rừng, nhờ có hệ rễ giữ đất, tán cây cản bớt sức nước do mưa lớn gây ra, nên có vai trò quan trọng trong việc chống xói mòn, sụt lở đất, hạn chế lũ lụt cũng như giữ được nguồn nước ngầm, tránh hạn hán. - Bộ phận Bài 22 Ảnh hưởng của các điều kiện bên ngoài đếnquang hợp, ý nghĩa của quang hợp Phần 1: Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến quang hợp Phần 2 : Quang hợp của cây xanh có ý nghĩa gì - Các điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quang hợp: ánh sáng, nước, hàm lượng khí cacbonic và nhiệt độ. - Các chất hữu cơ và khí oxi do quang hợp của cây xanh tạo ra cần cho sự sống của hầu hết sinh vật trên Trái đất kể cả con người. - Giáo dục cho HS xây dựng ý thức cần tham gia vào việc bảo vệ và phát triển cây xanh ở địa phương - Toàn phần Bài 23 Phần 2: Hô hấp - Cây xanh có hô hấp, trong quá 2 Cây có hô hấp không? ở cây trình đó cây lấy khí oxi để phân giải các chất hữu cơ, sản ra năng lượng cần cho các hoạt động sống, đồng thời thải ra khí cacbonic và hơi nước. - Liên hệ 7 Bài 7 Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh Phần II: Vai trò thực tiễn - Động vật nguyên sinh có ý nghĩa về địa chất (trùng lỗ) -Giáo dục HS có ý thức bảo vệ các loài ĐV, bảo vệ các nguồn năng lượng hiện có. - Vai trò của ĐVNS với việc hình thành dầu mỏ, khí đốt. - Vai trò của vi khuẩn trong hình thành năng lượng Biogas và Etanol. - Liên hệ Bài 21 Đặc điểm chung và vai trò của ngành thân mềm Phần củng cố - Liên hệ : Ngành thân mềm có vai trò trong việc làm sạch môi trường nước, có giá trị về mặt địa chất - Giáo dục cho HS ý thức bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn năng lượng thủy triều. - Liên hệ Bài 61,62 Tìm hiểu một số động vật có tầm quan trọng trong kinh tế ở địa phương Củng cố - GV cần cho HS hiểu được dựa vào đặc điểm cấu tạo thích nghi và tập tính của động vật để áp dụng vào việc chăn nuôi để sử dụng nguồn năng lượng tiết kiệm. - Thu gom các chất thải của động vật, sau đó ủ rồi thực hiện “hầm biôga” là chính ta đã tạo ra được ga để đun. GV cần nhấn mạnh cho HS hiểu đây là một biện pháp hữu hiệu trong việc tận dụng nguồn năng lượng này nhằm thay thế các nguồn năng lượng đang được sử dụng cho sự đốt nhiên liệu và thắp sáng . - Liên hệ Bài 22 Vệ sinh hô hấp Phần 1: Cần bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân có hại - Cần sử dụng các nguồn năng lượng một cách hợp lý, hiệu quả không lãng phí để tránh gây ô nhiễm môi trường không khí và gây tác hại tới hoạt động hô hấp của con người - Ví dụ cụ thể, đĩa VCD, tranh ảnh minh họa về thiên tai xảy ra. - Liên hệ 3 8 Bài 32 Chuyển hóa Phần I. Chuyển hóa vật chất và năng lượng -Vấn đề sử dụng năng lượng cũng ảnh hưởng đến và trao đổi chất và trao đổi năng lượng. - Liên hệ 9 Bài 42 Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật, động vật - Nguồn năng lượng ánh sáng có vai trò to lớn đối với đời sống của Động thực vật : Sự phân hóa thành các nhóm SV, sự hoạt động của động vật theo chu kỳ ánh sáng, tập tính, sinh sản SV không thể sống nếu thiếu ánh sáng - Vai trò của năng lượng mặt trời với đời sống con người. - Giáo dục ý thức bảo vệ nguồn năng lượng ánh sáng . - Bổn phận Bài 43 Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật Phần 1: Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật - Vai trò của nhiệt độ đối với đời sống của động vật và thực vật - Cần có biện pháp bảo vệ sự cân bằng và ổn định về nhiệt độ, đề ra những biện pháp cụ thể để chống lại sự tăng nhịêt độ của trái đất đang diễn ra ảnh hưởng lớn đến đời sống SV. - Liên hệ với việc tiết kiệm điện và tiết kiệm năng lượng. Liên hệ Bài 53 Tác động của con người đối với môi trường Phần I, II, III - HS hiểu được hoạt động của con người gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường, làm cạn kiệt các nguồn năng lượng. Do đó các em phải có ý thực bảo vệ và cải tạo môi trường nhằm bảo vệ các nguồn năng lượng. - Để HS thấy rõ vai trò trách nhiệm của mình trong việc tuyên truyền cho mọi người dân cùng thực hiện bảo vệ cải tạo môi trường nhằm bảo vệ các nguồn tài nguyên. Liên hệ Bài 54 + 55 Ô nhiễm môi trường Phần II: Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm - HS thấy được nếu sử dụng tài nguyên, năng lượng không tiết kiệm, hiệu quả thì sẽ trở thành tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Liên hệ 4 - Cần có ý thức sử dụng tiết kiệm hiệu quả các nguồn năng lượng Bài 58 Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên Phần I, II - Phân biệt được các dạng tài nguyên: Tái sinh, không tái sinh và tài nguyên năng lượng vĩnh cửu - Có biện pháp sử dụng hợp lý các dạng tài nguyên này, nên sử dụng tài nguyên năng lượng vĩnh cửu thay thế tài nguyên năng lượng không tái sinh để tránh sự cạn kiệt. - Sử dụng năng lượng mặt trời, hạn chế sử dụng các nguồn tài nguyên không tái sinh. - Toàn phần Bài 61 Luật bảo vệ môi trường - Giáo dục môi trường, bảo vệ môi trường. - Tham quan thiên nhiên, vận dụng luật bảo vệ môi trường, tham gia tích cực vào việc vận động và tuyên truyền phòng chống ô nhiễm môi trường sử dụng năng lượng sạch - Liên hệ 3. GIỚI THIỆU MỘT SỐ BÀI SOẠN CÓ TÍCH HỢP GIÁO DỤC SỬ DỤNG NLTK&HQ BÀI 3: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA THỰC VẬT (Lớp 6) I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nêu được đặc điểm chung của thực vật - Chứng minh được sự đa dạng, phong phú của thực vật 2. Kĩ năng - Làm việc theo nhóm - Quan sát, phân tích và tổng hợp 3. Thái độ - Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, yêu thực vật bằng hành động bảo vệ thực vật, bảo vệ rừng nguồn năng lượng vô tận của tự nhiên. II. Phương tiện dạy học 1. Giáo viên - Tranh ảnh về một khu rừng, một vườn cây, vường hoa, sa mạc - Các băng hình về thực vật trên Trái Đất ở các môi trường khác nhau. 5 2. Học sinh - Sưu tầm các loại tranh, hoạ báo, lịch về thực vật ở các môi trường khác nhau. - Ôn lại kiến thức về quang hợp trong sách “ Tự nhiên và xã hội” ở tiểu học III. Gợi ý tổ chức các hoạt động dạy học tích hợp Các hoạt động dạy - học Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ Câu 1: Sinh vật trong tự nhiên đa dạng và phong phú như thế nào ? Câu 2: Nhiệm vụ thực vật học là gì ? Hoạt động 2. Tìm hiểu sự đa dạng, phong phú của thực vật Sau khi tổ chức hoạt động tìm hiểu sự đa dạng, phong phú của thực vật, GV tổ chức hoạt động tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả như sau: - GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: ( ? ) Giải thích vì sao mặc dù thực vật đa dạng và phong phú nhưng ta vẫn phải bảo vệ và trồng thêm chúng ? - HS: Vì dân số tăng nhanh --> nhu cầu về lương thực, thực phẩm tăng --> chặt phá cây bừa bãi --> thực vật ngày càng bị cạn kiệt ==> Suy giảm nguồn năng lượng. Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm chung của thực vật Hoạt động 4: Củng cố (Tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả) GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: - Thực vật sống ở những nơi nào trên trái đất ? - Thực vật có những đặc điểm chung gì ? - Thực vật đem lại những lợi ích gì cho con người ? Chúng ta cần làm gì để bảo vệ thực vật? Hoạt động 5. Dặn dò: Liên hệ giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong việc trồng rừng, bảo vệ thực vật ở địa phương Bài 46: THỰC VẬT GÓP PHẦN ĐIỀU HOÀ KHÍ HẬU (Lớp 6) I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nêu được vai trò của thực vật trong việc giữ cân bằng lượng khí C0 2 và 0 2 trong không kkí và do đó góp phần điều hoà khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường. - Nêu được một số hậu quả do ô nhiễm bầu khí quyển gây nên. - Giải thích được nguyên nhân của một số hiện tượng lũ lụt, hạn hán . 6 2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng tư duy, phân tích, tổng hợp kiến thức, vận dụng kiến thức vào cuộc sống - Rèn kỹ năng hoạt động nhóm 3. Thái độ - Giáo dục ý thức và trách nhiệm bảo vệ thực vật. - Có thói quen bảo vệ thực vật, bảo vệ nguồn năng lượng của tự nhiên bằng các hành động cụ thể phù hợp với lứa tuổi. II. phương tiện dạy học GV: Sưu tầm một số tranh ảnh về ô nhiễm môi trường không khí Tranh vẽ:- Sơ đồ trao đổi khí H46.1 SGK HS: Sưu tầm một số tranh ảnh về ô nhiễm môi trường không khí III. Gợi ý tổ chức các hoạt động dạy học tích hợp Các hoạt động dạy – học Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ: (?) Cây trồng bắt nguồn từ đâu? Cây trồng khác cây dại như thế nào? Các biện pháp cải tạo cây trồng Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của thực vật trong việc ổn định lượng khí C0 2 và 0 2 trong không khí Nhờ đâu hàm lượng khí C0 2 và 0 2 trong không khí được ổn định? Thực vật có quá trình quang hợp nhả ra khí 0 2 → cân bằng và ổn định hàm lượng khí 0 2 và C0 2 trong khí Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của thực vật đối với điều hoà khí hậu Thực vật giúp điều hoà khí hậu: Thực vật có vai trò quan trọng trong việc điều hoà khí hậu: Tăng lượng mưa và giảm nhiệt độ, cản bớt ánh sáng và tốc độ gió Hoạt động 4: Tìm hiểu vai trò của thực vật đối với việc làm giảm ô nhiễm môi trường không khí Thực vật làm giảm ô nhiễm môi trường: Thực vật góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường: ngăn bụi, giảm khí độc, giảm tiếng ồn, diệt vi khuẩn .→ không khí trong lành Phải tích cực trồng cây gây rừng Hoạt động 5: Củng cố Sau khi cho HS tìm hiểu vai trò của thức vật ở các hoạt động trên, GV tổ chức hoạt động tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả như sau: GV: Tổ chức cho HS chơi trò ”Ai nhanh hơn” bằng cách chia lớp thành 2 nhóm theo 2 dãy bàn. Mỗi nhóm sẽ cử đại diện lên bảng ghi kết quả của nhóm mình (Có thể tiếp sức). Nhóm 7 thắng sẽ là nhóm liệt kê được nhiều vai trò hơn trong khoảng thời gian cho trước bằng nhau. Yêu cầu: - Kể tên những vai trò của thực vật mà em biết. - Đề xuất các biện pháp bảo vệ thực vật, nguồn năng lượng vô tận của tự nhiên. Hoạt động 6. Dặn dò - Liên hệ giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Bài 7: ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ VAI TRÒ THỰC TIỄN CỦA ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH (Lớp 6) I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nêu được đặc điểm chung của động vật nguyên sinh - Chỉ rõ được vai trò tích cực của ĐVNS và những tác hại do chúng gây ra 2. Kĩ năng - Làm việc theo nhóm - Kĩ năng quan sát, phân tích thu thập kiến thức qua kênh hình. 3. Thái độ - Giáo dục ý thức vệ sinh, bảo vệ môi trường và cơ thể - Giáo dục HS có ý thức bảo vệ các loài ĐV, bảo vệ các nguồn năng lượng hiện có. - Giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn. II. Phương tiện dạy -học 1. Giáo viên - Phiếu học tập. - Tranh phóng to hình vẽ các động vật nguyên sinh và tranh SGK - Mô hình, băng hình các ĐVNS - Tư liệu về trùng gây bệnh ở người và động vật 2.Học sinh - Kẻ phiếu học tập sẵn. II. Gợi ý tổ chức các hoạt động dạy học tích hợp Các hoạt động dạy - học Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm chung Mở bài: Với số lượng 40 nghìn loài, ĐVNS phân bố ở khắp nơi. Tuy nhiên chúng có những đặc điểm chung như thế nào để được xếp vào cùng nhóm ĐVNS và chúng có vai trò gì đối với thiên 8 nhiên và đời sống con người? + Cơ thể chỉ là một tế bào đảm nhận mọi chức năng sống + Dinh dưỡng chủ yếu bằng cách dị dưỡng + Sinh sản vô tính và hữu tính Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh Sau khi cho HS tìm hiểu đặc điểm chung và vai trờ thực tiễn của động vật nguyên sinh, GV tổ chức hoạt động tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả như sau: - GV: Giới thiệu vài nét khái quát về quá trình hình thành dầu mỏ trong đó nhấn mạnh thời gian hình thành (cần khoảng thời gian rất lâu dài). Sau đó yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi: + Động vật nguyên sinh có vai trò gì trong việc giúp con người khai thác dầu mỏ ? + Em biết gì về tình hình sử dụng dầu mỏ hiện nay? + Theo em, muốn sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn năng lượng dầu mỏ, khí đốt này ta phải có biện pháp gì ? - HS suy nghĩ, liên hệ kiến thức bài học trả lời các câu hỏi Hoạt đông 4. Củng cố - Làm bài tập trắc nghiệm Hoạt động 5. Dặn dò - Đọc mục “Em có biết” - Liên hệ giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Bài 58: SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN (Lớp 9) I. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Học sinh phân biệt và lấy được ví dụ về các dạng tài nguyên - Trình bày được tầm quan trọng và tác dụng của việc sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn năng lượng vô tận của tự nhiên. 2. Kĩ năng: - Thu thập, phân tích và nghiên cứu thông tin - Quan sát tranh vẽ, hoạt động nhóm và tự trình bày trước lớp. 3. Thái độ: - Có ý thức giữ gìn bảo vệ, sử dụng và phát triển hợp lí các dạng tài nguyên, nguồn năng lượng của tự nhiên. II. Chuẩn bị 9 - Tranh vẽ hình 58.1, 58.2. - Phiếu học tập. - Bảng phụ. - HS kẻ sẵn bảng 58.3 vào vở bài tập. III. Gợi ý các hoạt động dạy học tích hợp Các hoạt động dạy học Hoạt động 1. Tìm hiểu các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu Tài nguyên thiên nhiên rất cần cho cuộc sống con người nhưng nguồn tài nguyên này không phải là vô tận, nếu chúng ta không biết sử dụng hợp lí thì nguồn tài nguyên này sẽ cạn kiệt nhanh chóng. Vậy sử dụng nguồn tài nguyên như thế nào là hợp lí? Chúng ta sẽ cùng trả lời câu hỏi này trong bài học hôm nay. Các dạng tài nguyên: + Tài nguyên không tái sinh: sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt. + Tài nguyên tái sinh: khi sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển phục hồi. + Tài nguyên vĩnh cửu: thay thế năng lượng đang bị cạn kiệt, hạn chế ô nhiễm môi trường Hoạt động 2. Tìm hiểu việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên 1. Tìm hiểu tầm quan trọng và tác dụng của việc sử dụng hợp lí tài nguyên đất (Tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả) GV hướng dẫn HS quan sát hình vẽ 58.1 SGK và trả lời câu hỏi sau : - Hãy giải thích vì sao trên vùng đất dốc, những nơi có thực vật bao phủ và làm ruộng bậc thang lại có thể góp phần chống xói mòn đất? - Vậy sử dụng tài nguyên đất như thế nào là hợp lí? Kết luận : Sử dụng tài nguyên đất hợp lí là làm cho đất không bị thoái hoá: + Nâng cao độ phì nhiêu của đất + Chống xói mòn đất, chống khô hạn, chống nhiễm mặn… + Trồng cây gây rừng 2. Tìm hiểu tầm quan trọng và tác dụng của việc sử dụng hợp lí tài nguyên nước (Tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả) GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau : - Nguồn nước có vai trò rất quan trọng, vậy theo em làm thế nào để : - Bảo vệ nguồn nước khỏi bị ô nhiễm ? - Sử dụng nguồn nước hiện có như thế nào cho tiết kiệm và hiệu quả ? Kết luận : 10 [...]... kiệm, hiệu quả vào các môn học cần đảm bảo những nguyên tắc nào? Câu 17 Theo anh (chị) có những biện pháp nào để giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả cho học sinh phổ thông? Câu 18 Vì sao nên đưa nội dung sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả vào các môn học theo phương thức tích hợp? Có những phương thức tích hợp nào? Câu 19 Cho biết các mức độ vận dụng dạy học tích hợp trong giáo dục sử... hay sai? Câu 7: (Sinh học 9 Bài 58 – Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên) Vì sao phải sử dụng tiết kiêm và hợp lý nguồn tài nguyên thiên? Câu 8: (Sinh học 9 Bài 58 Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên) Nguồn năng lượng như thế nào được gọi là nguồn năng lượng sạch? Làm thế nào để bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn năng lượng này? Câu 9 Trong bài Bài 3 Đặc điểm chung của Thực vật _ Sinh học 6 Theo anh... nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả vào môn học? Câu 14 Có thể lồng ghép giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả vào khâu nào của quá trình dạy học ? Câu 15 Kể tiếp các hình thức có thể lồng ghép giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả vào môn học: 21 1 Qua nội dung bài giảng 2 Qua các hoạt động tham quan, ngoại khóa 3 4 Câu 16 Khi lựa... lượng do cây giải phóng ra có ứng dụng gì/ Câu 2: (Bài 7 Sinh học 7: Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh) Em biết gì về vai trò của động vật nguyên sinh đối với sự hình thành dầu mỏ khí đốt/ Hãy liên hệ về vai trò của vi khuẩn với sự hình thành khí Biogas? 20 Câu 3: (Bài 42 Sinh học 9 ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật) Nguồn năng lượng ánh sáng có vai trò như thế nào... dạy học? Từ đó hãy cho nhận xét về giáo án của bài đó trong phần ví dụ cụ thể trong tài liệu Câu 10 Anh (chị) hãy đọc các giáo án trong phần ví dụ cụ thể thuộc tài liệu, từ đó cho nhận xét về tính hợp lí, tính hiệu quả của mỗi giáo án trong việc tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả Câu 11 Anh (chị) hãy nêu ý tưởng thiết kế một dự án cho một nội dụng dạy học tự chọn có tích hợp giáo...Sử dụng hợp lí tài nguyên nước là không làm ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước: + Xây dựng hệ thống thoát nước + Xây dựng các công trình xử lí nước thải sinh hoạt và công nghiệp + Không đổ rác thải xuống dòng sông + Trồng rừng tăng lượng nước bốc hơi và lượng nước ngầm 3 Tìm hiểu tầm quan trọng và tác dụng của việc sử dụng hợp lí tài nguyên rừng (Tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng... độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật) Ảnh hưởng của nguồn năng lượng mặt trời lên đời sống sinh vật được thể hiện như thế nào? Em hãy liên hệ với việc tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng ở gia đình em? Câu 5: (Bài 53 Sinh học 9 Tác động của con người đối với môi trường) Em có nhận xét gì về những hoạt động của con người đối với sự khai thác khoảng sản, tài nguyên? Câu 6: (Sinh học 9 Bài 54 + 55 Ô nhiễm... vận dụng dạy học tích hợp trong giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả? Mỗi mức độ hãy lấy một ví dụ cụ thể Câu 20 Hãy nêu một số phương pháp áp dụng khi dạy học tích hợp Câu 21 Nêu các giai đoạn của dạy học theo dự án? Dạy học theo dự án có những thuận lợi và khó khăn gì? Câu 22 Năng lượng là gì? Người ta chia năng lượng thành những loại nào? Câu 23 Cho biết vai trò của năng lượng đối với... Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật) Hãy chỉ ra câu đúng, câu sai trong các câu sau: Nguồn năng lượng ánh sáng là nguồn năng lượng: A Sẽ mất đi nếu chúng ta không sử dụng đến 22 B Cần tăng cường sử dụng nhiều hơn nữa C Tồn tại mãi mãi vĩnh cửu D Ảnh hưởng đến sự sống của tất cả các sinh vật Câu 32: (Sinh 9 bài 55: ô nhiễm Môi trường) Hãy chọn từ, cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống để hoàn... phương tiện giao thông chạy qua bề mặt sẽ làm chuyển động các con lăn, khuyếch đại qua hệ thống bánh đà và làm quay tua-bin của máy phát điện 14 + Dòng điện được truyền tới, lưu và giữ ổn định bằng một hệ thống như ắc qui đặt trên đường Hệ thống này sẽ tự động phát điện cho cho các đèn chiếu sáng đường khi trời tối + Các phương tiện tham gia lưu thông được khuyến khích chạy qua hệ thống con lăn Đường . môn học với nhau về sử dụng NLTK&HQ. 2. MỘT SỐ NỘI DUNG VÀ ĐỊA CHỈ TÍCH HỢP SỬ DỤNG NLTK&HQ TRONG MÔN SINH HỌC Ở CẤP THCS Lớp Tên bài Địa chỉ tích. điều kiện bên ngoài đếnquang hợp, ý nghĩa của quang hợp Phần 1: Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến quang hợp Phần 2 : Quang hợp của cây xanh có ý

Ngày đăng: 10/10/2013, 22:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- Vai trò của ĐVNS với việc hình thành dầu mỏ, khí đốt. - Địa chỉ tích hợp GDSDNLTK&HQ qua môn Sinh học (THCS)
ai trò của ĐVNS với việc hình thành dầu mỏ, khí đốt (Trang 3)
Em biết gì về vai trò của động vật nguyên sinh đối với sự hình thành dầu mỏ khí đốt/ Hãy liên hệ về vai trò của vi khuẩn với sự hình thành khí Biogas? - Địa chỉ tích hợp GDSDNLTK&HQ qua môn Sinh học (THCS)
m biết gì về vai trò của động vật nguyên sinh đối với sự hình thành dầu mỏ khí đốt/ Hãy liên hệ về vai trò của vi khuẩn với sự hình thành khí Biogas? (Trang 20)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w