Trà thảo dược

23 1.6K 21
Trà  thảo dược

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trà thảo dược

Seminar chuyên ngành GVHD: ThS.Đặng Uy NhânTrong những năm gần đây, ngoài khuynh hướng nâng cao ý thức phòng và chữa bệnh, người tiêu dùng còn quan tâm đến cách thức ăn uống sinh hoạt. Người ta bắt đầu quan tâm nhiều đến việc sử dụng các thực phẩm có chức năng chữa bệnh từ thức ăn như các loại họ đậu (đậu xanh, đậu nành, gạo lức…) đến thức uống như trà dược thảo, nước mát dân gian, trà xanh… Điều đó cho thấy những loại thực phẩm rất gần gũi với người Việt – thực phẩm truyền thống đang được sử dụng dần dần trở lại. Khoa học hiện đại vẫn khuyến khích sử dụng nguồn thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên như các loài thảo mộc, các loại trà xanh, dược thảo. Những thực phẩm này không những là thực phẩm đơn thuần mà còn có tác dụng phòng và chữa bệnh.Trà dược thảo là loại nước uống đã được sử dụng nhiều ở nước ta dưới nhiều dạng khác nhau (khô, hòa tan, túi lọc). Trên thị trường thế giới lượng trà dược thảo đang phát triển mạnh và là đối trọng của thị trường trà trong tương lai. Hơn thế nữa, người phương Tây đang có khuynh hướng sử dụng trà dược thảo thay cho các loại nước uống khác, đặc biệt thị trường tiềm năng là Mỹ.Trà dược thảo đã góp phần không nhỏ trong việc phòng và chữa bệnh, tăng cường sức khỏe cho người tiêu dùng. Nếu như Trà là một tài sản quý của loài người, thì các loại thảo dược cũng góp phần không nhỏ trong việc phát triển, nâng cao nền kinh tế của đất nước.Nhận thấy hiệu quả tích cực của Trà dược thảo đối với sức khỏe con người, nên trong bài seminar này em xin trình bày tổng quát về “Trà dược thảo” với mục đích có cái nhìn rõ ràng hơn về loại thức uống có nguồn gốc từ tự nhiên, và giới thiệu về hai loại dược thảotrà và hoa hòe – một trong những loại dược thảo thường được dùng.SVTH: Nguyễn Trung Hiếu 1 Seminar chuyên ngành GVHD: ThS.Đặng Uy Nhân1. Giới thiệu về trà dược thảo1.1. Khái niệm dược thảo [1]Herbs (cây cỏ thiên nhiên) đã được điều trị bệnh tật trong dân gian từ mấy ngàn năm nay. Một số herbs đã dược nghiên cứu kĩ càng và được công nhận sự thực dụng, hữu ích và an toàn trong chữa bệnh. Đó là những loại dược thảo quý được lưu truyền sử dụng từ xưa đến nay. Trà là một trong những cây thuộc họ thảo mộc, tác dụng chữa bệnh nói chung trà dược thảo nói riêng đã được chứng minh từ lâu.Theo tài liệu thì người ta đã phát hiện tác dụng chữa bệnh và bổ dưỡng của trà từ thời Hoàng đế Thần Nông (người Trung Hoa) cách đây hơn 4000 năm đầu tiên phát hiện ra trà uống bổ khỏe, thời gian trôi qua đến tổ phụ ngành Y khoa Hippokates (460-370 V.Chir) cũng công nhận tràdược tính tốt. Thời Nữ hoàng Châu Âu Hildegard von Bingen (1098-1179) đã công nhận các loại trà có tác dụng chữa bệnh và tiến hành nghiên cứu rộng rãi trong ngành Y khoa.1.2. Khái niệm trà dược thảo [2]Là một dạng thực - dược phẩm bao gồm một hay nhiều loại dược liệu đã được chế biến, phân chia đến một mức độ nhất định, được sử dụng giống như trà uống hằng ngày trong dân gian.Nhưng hiện nay, nhờ công nghệ phát triển người ta còn bào chế trà dược hòa tan bằng cách đưa dung dịch trà thuốc đã được xử lý theo quy trình pha chế thích hợp vào máy sấy phun sương để làm khô thành dạng bột trà dược dễ sử dụng và bảo quản.Dược thảo dùng để pha trà có thể là: rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt. Thực chất trà dược thảo dược là thang thuốc đặc biệt thường áp dụng cho những loại dược thảo có cấu tạo mỏng manh, dễ chiết suất, không chịu được nhiệt độ khi đun lâu.Danh từ “Trà dược thảo” có thể là do phương pháp điều chế và dạng sử dụng giống như nước trà uống hàng ngày trong cuộc sống, chứ thực chất không phải trà dược thảo là phải có trà trong đó.1.3. Lịch sử trà dược thảo [2]Trà dược thảo có một lịch sử tồn tại và phát triển rất lâu đời. Cây trà - nguyên liệu cơ bản của trà dược thảo điển hình, có nguồn gốc ở Trung Quốc. Người Trung Quốc đã SVTH: Nguyễn Trung Hiếu 2 Seminar chuyên ngành GVHD: ThS.Đặng Uy Nhânbiết dùng trà từ 2500 năm trước Công Nguyên, sau đó tới Nhận Bản và nhiều nước Châu Á khác. Y thư cổ “Thần nông bản thảo kinh” đã coi trà là một trong những vị thuốc trọng yếu, có tác dụng làm tăng trí nhớ, tỉnh táo, sáng suốt và nhẹ nhõm thân thể. Các y gia trứ danh của Trung Quốc như Trương Trọng Cảnh, Hoa Đà, Ngô Phổ, Đào Hoằng Cảnh… đã từng dùng trà để chữa trị nhiều chứng bệnh và phát minh ra khá nhiều phương trà dược thảo độc đáo.Đến đời nhà Đường (Trung Quốc), việc dùng trà đã ngày càng phổ biến. Các sách thuốc cổ như “Ngoại đài bí yếu”, “Thái bình thánh huệ phương”, “Hòa tễ cục phương” đã ghi lại một khối lượng lớn các phương trà dược thảo nhưng trong thành phần không hề có lá trà. Điều đó khiến cho loại hình dược phẩm độc đáo này có cơ hội mở rộng phạm vi ứng dụng và trở nên hết sức phong phú, tạo tiền đề cho các y gia đời sau tiếp tục phát triển và hoàn thiện thêm.Trong cuốn “Trà liệu dược thiện” xuất bản năm 1999 ở Trung Quốc, người ta đã tập hợp được hơn 2000 phương trà dược thảo điển hình (trong thành phần có lá trà) có tác dụng chữa trị hơn 400 chứng bệnh thuộc nhiều chuyên khoa khác nhau. Ở nước ta, trong tác phẩm của các bậc danh y như Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông cũng như trong dân gian đã ghi lại và lưu truyền nhiều phương trà dược thảo độc đáo.1.4. Phân loại trà dược thảo [2] [3] [4] [24]1.4.1. Phân loại theo thành phần■ Trà dược đơn hành: chỉ dùng lá trà■ Trà dược tương phối: phối hợp trà với các vị thuốc■ Dĩ dược đại trà: dùng thuốc thay trà1.4.2. Phân loại theo cách chế biếnTùy theo cách chế biến có thể chia thành hai loại chính: trà hỗn hợp là đem các vị thuốc trong thành phần tán thành bột khô rồi trộn đều và trà đóng bánh là tán dược liệu thành bột thô rồi trộn với hồ hoặc một vị thuốc có chất dính để đóng thành bánh.1.4.3. Phân loại theo trạng thái sản phẩmSVTH: Nguyễn Trung Hiếu 3 Seminar chuyên ngành GVHD: ThS.Đặng Uy Nhân1.4.4. Phân loại theo trạng thái dược lý Đông YXét theo tính năng thì những sản phẩm trà dược thảo có thành phần là vị thuốc sử dụng. Trong Y học cổ truyền cũng như Đông y, tính năng của thuốc nói lên tác dụng chữa bệnh của thuốc. Vì thế với tính cách là một sản phẩm có dược tính, các sản phẩm trà cũng tuân theo cách phân loại của Đông y bao gồm: tứ khí ngũ vị, thăng giáng phù trầm, quy kinh.1.4.4.1. Tứ khí ngũ vịTứ khí là chỉ 4 loại dược tính khác nhau của thuốc: hàn (lạnh), lương (mát), nhiệt (nóng), ôn (ấm), là chỉ mức độ nóng lạnh khác nhau của thuốc. Nhận thức về dược tính của thuốc là dựa vào tác dụng của thuốc đối với cơ thể.Ngũ vị là đặc điểm quan trọng của thuốc, dùng lưỡi nếm để phân biệt: cay (tân), ngọt (cam), chua (toan), mặn (hàm), đắng (khổ). Ngoài ra còn có vị nhạt (đạm) và chát (sáp), nhưng ngũ vị vẫn là cơ bản cần nắm để sử dụng có hiệu quả trong điều trị.1.4.4.2.Thăng giáng phù trầmTheo các y gia ngày xưa thì thăng giáng phù trầm nói lên xu hướng tác dụng của thuốc. Thông thường biểu hiện của bệnh có theo các chiều hướng khác nhau như hướng lên trên (ví dụ: nôn mữa, ho suyễn, nất cụt, ợ hơi), hướng đi xuống dưới (tiêu chảy, kiết lỵ, bạch đới, băng lâu, lòi dom…), thoát ra bên ngoài như tự ra mồ hôi (tự hãn), mồ hôi trộm (đạo hãn) hoặc hướng vào bên trong như chứng biểu nhập lý, nhiệt nhập tâm bào… do đó SVTH: Nguyễn Trung Hiếu 4Sản phẩm trà dược thảoTrạng thái rắnTrạng thái lỏngTrà dược thảo khôTrà dược túi lọcTrà dược hòa tanCaodược thảo Dược thảo công nghiệpDược thảo thủ côngSirô dược thảo Seminar chuyên ngành GVHD: ThS.Đặng Uy Nhâncần thuốc có tác dụng ngược lại xu hướng phát sinh bệnh để điều chỉnh trạng thái bệnh lý của cơ thể hồi phục sức khỏe bình thường, đó là tính thăng giáng phù trầm của thuốc.Thăng phù (đi lên, nổi ) thuộc dương, trầm giáng (đi xuống, chìm ) thuộc âm. Tuy nhiên các yếu tố quyết định tính năng thăng giáng phù trầm của thuốc: tính vị và thuộc tính âm dương, mức độ của khí vị, khối lượng và cách bào chế thuốc.1.4.4.3.Quy kinhTheo y học cổ truyền thì quy kinh là nói lên phần tạng phủ kinh lạc trong cơ thể mà một vị thuốc có tác dụng, tức là nói lên phạm vi chỉ định điều trị của vị thuốc. Cho nên trong y học cổ truyền tính năng quy kinh của thuốc là rất quan trọng, người thầy thuốc cần biết để sử dụng có hiệu quả trong điều trị bệnh.Quy kinh cũng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của nhiều thầy thuốc xưa qua nhiều thời đại khác nhau đúc kết thành, chủ yếu cũng theo tính năng thăng giáng phù trầm, tứ khí ngũ vị kết hợp với kinh lạc tạng phủ về cơ thể người mà xây dựng nên. Trên thực tế tác dụng trị bệnh của thuốc, ngũ vị có quan hệ nhiều đến quy kinh của thuốc.1.5. Nguyên tắc sử dụng trà dược thảo [2]Trên cơ sở nguyên liệu, trà dược thảo được xem vừa là thực phẩm, vừa là thuốc. Do đó, khi sử dụng trà dược thảo cũng có những nguyên tắc cụ thể sau:1.5.1. Nguyên tắc của Đông yMuốn sử dụng tốt một vị thuốc trong điều trị phải biết cả khí lẫn vị của thuốc.Tứ khí ngũ vị tuy có vai trò quan trọng đối với tác dụng của thuốc được sử dụng theo lý luận y học cổ truyền, nhưng không phải là căn cứ duy nhất để dùng thuốc Đông dược.Khi dùng thuốc Đông dược trị bệnh cần chú ý tham khảo những thành tựu mà dược lý hiện đại trong quá trình nghiên cứu thuốc Đông dược đã đạt được.1.5.2. Nguyên tắc cơ bảnĐể trà dược phát huy hiệu quả cao nhất, khi sử dụng cần tuân thủ các nguyên tắc:SVTH: Nguyễn Trung Hiếu 5 Seminar chuyên ngành GVHD: ThS.Đặng Uy NhânPhải điều độ, xem xét tỉ mỉ, tùy theo thể chất, bệnh trạng mà phân biệt âm dương, biểu lý, hàn nhiệt, hư thực rồi trên cơ sở đó chỉ định lựa chọn, bào chế và sử dụng cho phù hợp.Dược thiện kết hợp, trà dược vừa là thức uống (thực phẩm) nhưng vừa là thuốc (dược phẩm), cho nên khi dùng phải chú ý kết hợp chặt chẽ và hợp lý tùy theo tính chất và giai đoạn của bệnh tật.Tam nhân chế nghi, nghĩa là tùy người (nhân thân), tùy theo điều kiện địa lý và môi trường sống (nhân địa) và tùy mùa, tùy thời gian (nhân thời) mà lựa chọn và sử dụng sao cho đạt được hiệu quả cao nhất và dự phòng các tác dụng phụ không mong muốn.2. Tình hình phát triển trà dược thảo2.1. Tình hình phát triển trà dược thảo trên thế giới [5] [6]Dân số thế giới ngày càng già kèm với vấn đề tuổi tác và bệnh tật, đau ốm, đã tạo ra nhu cầu ăn kiêng. Trên cơ sở đó, khuynh hướng nâng cao cải thiện sức khỏe qua vấn đề ăn kiêng đang trở nên phổ biến, đưa ra những cụm từ hiện đại “You are what you eat” (Bạn là những gì bạn ăn). Ví dụ về khuynh hướng này có thể nhìn thấy từ các chương trình khởi xướng của chính phủ Anh, thức uống bổ sung vitamin và sản phẩm chức năng mang lại lợi ích cho sức khỏe. Liên quan đến các thức uống chức năng, người tiêu dùng ngày càng có ý thức về vấn đề sức khỏe và khuynh hướng này đã góp phần làm giảm chậm sản lượng tiêu thụ các các loại thức uống có gas. Điều này tạo ra cơ hội phát triển trong những năm tới trong việc thay đổi thức uống có gas sang thức uống chức năng có lợi cho sức khỏe. Ở châu Á, thị trường thức uống thực phẩm chức năng dẫn đầu là Nhật Bản, tiếp theo là Trung Quốc. Ở châu Âu, Anh và Pháp được xem là hai đại diện về tốc độ phát triển của thị trường thức uống chức năng. Trường hợp tương tự cũng diễn ra ở châu Mỹ với việc Mỹ đang trở thành quốc gia phát triển thức uống chức năng mạnh nhất.Thực tế trên thị trường thức uống của Mỹ, các loại thức uống từ dược thảo ngày càng chiếm lĩnh thị trường. Cho đến nay thì đã có nhiều công ty có sản phẩm cạnh tranh như công ty sản xuất trà và các loại dược thảo nổi tiếng khắp thế giới là Celestial Seasonings. Công ty đã sử dụng đã sử dụng các loại cây cỏ và hương liệu để chế biến ra các thức uống có mùi vị thơm như mùi dâu, mùi cam hay mùi của các loại hoa và một số SVTH: Nguyễn Trung Hiếu 6 Seminar chuyên ngành GVHD: ThS.Đặng Uy Nhânsản phẩm làm từ các loại cây cỏ có dược tính nhằm mục đích giúp dễ ngủ hoặc tốt cho sức khỏe.Hiện nay công ty Celestial Seasonings đã thâm nhập vào các thị trường châu Âu và Mỹ chỉ sau sản phẩm trà Lipton (Unilever). Hiện nay cũng có rất nhiều công ty của Trung Quốc, Nhật Bản, Sri Lanka đang toan tính tiến vào thị trường trà dược thảo.Trong một điều tra gần đây của tạp chí nghiên cứu thị trường của Mintel International Group Ltd cho thấy trà dược thảo đang tạo sự phát triển mới cho thị trường trà thế giới. Điều này cho thấy hướng đi nghiên cứu sản xuất các sản phẩm thực phẩm chức năng, đặc biệt các loại thức uống là thật sự cần thiết.2.2. Tình hình phát triển trà dược thảo trong nước [7]Nước ta là một nước nhiệt đới, có những đặc thù về độ ẩm, có vùng tiểu khí hậu mà các nước nhiệt đới khác không có. Hệ động vật và thực vật rất phong phú. Nước ta có nguồn dược thảo rất đa dạng, dồi dào. Trải qua hàng trăm năm dựng nước và giữ nước, đấu tranh với thiên nhiên để sinh tồn, nhân dân ta đã xây dựng được nền Y dược cổ truyền có hệ thống và phong phú. Đặc điểm nổi bật của các cây thuốc là có tác dụng chữa bệnh rất tốt, dễ kiếm, rẻ tiền, đơn giản, sử dụng an toàn, hầu như không gây tai biến hay ngộ độc. Nhiều cây cỏ được sưu tầm, nghiên cứu qua nhiều thế hệ đã trở thành những vị thuốc hay.Với nguồn dược thảo phong phú, từ xưa nhân dân ta đã dùng nhiều loại dược thảo để chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe, sát trùng, pha nước uống: lá vối, nụ vối, cam thảo, hoa hòe, hoa cúc… Cho đến nay ngoài việc xuất khẩu trà, cà phê, nước ta đã xuất khẩu một số lượng lớn đáng kể các loại dược thảo thông thường mà nhiều nước trên thế giới có nhu cầu nhập khẩu với số lượng ngày càng nhiều.Nước ta có nguồn dược thảo lớn, có nhu cầu sử dụng lớn. Trà dược thảo hiện nay đang phổ biến ở nước ta. Sản phẩm trà dược thảo của nước ta có nhiều mặt thuận lợi, ngoài tác dụng chữa bệnh mà không gây độc hại đối với con người, giá thành sản phẩm phù hợp với mọi người.Thực tế, trên nước ta đã có nhiều nơi sản xuất trà dược thảo trải dài khắp cả nước từ Hà Nội, Thái Bình, Khánh Hòa, Lâm Đồng, đặc biệt là ở thành phố Hồ Chí Minh: Công ty cổ phần Hóa - Dược phẩm Mekophar, Công ty cổ phần Dược phẩm OPC, Công ty Cổ phần SVTH: Nguyễn Trung Hiếu 7 Seminar chuyên ngành GVHD: ThS.Đặng Uy Nhândược phẩm Traphaco, Viện Y học dân tộc, Công ty TNHH Vĩnh Tiến, Công ty TNHH Quảng Thái … Đồng thời sản phẩm ngày càng được cải tiến với các loại trà như: trà an thần, trà hạ áp, trà lợi tiểu, trà tiêu độc, trà thanh nhiệt, trà giải cảm, trà nhuận gan… và sản phẩm cũng ở nhiều dạng khác nhau như: trà túi lọc, trà bánh, trà hòa tan, trà gói.Ngày nay, chúng ta ngày càng tăng cường việc sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, để sản phẩm tiêu thụ khắp cả nước và xuất khẩu sang các nước khác.Hình 2.1: Một số sản phẩm trà dược thảo trên thị trường3. Một số loại dược thảo thường dùng trong công nghệ sản xuất trà dược thảo3.1. Trà3.1.1. Giới thiệu về cây trà [3] [8] [9] [10]Tên khoa học: Camellia sinesnis (Thea chinensis Seem)Họ: Chè (Theaceae)3.1.1.1. Mô tả cây tràTrà là một cây khỏe, mọc hoang, đôi khi mọc thành rừng gỗ trên núi đá cao.Khi không cắt xén có thể cao đến 17m. Nhưng khi trồng, người ta thường cắt xén để tiện cho việc hái nên thường chỉ cao đến 2m.Đường kính thân có thể tới mức một người ôm không xuể.Lá mọc so le, không rụng.Hoa to, có màu biến đổi từ trắng đến hồng hoặc đỏ, mọc ở kẽ lá, mùi rất thơm, nhiều nhị.Quả một nang thường có ba ngăn, nhưng chỉ còn một hạt do các quả khác bị teo đi. Quả khai bằng lối cắt ngang, hạt không phôi nhũ, lá mầm lớn có chứa dầu.SVTH: Nguyễn Trung Hiếu 8 Seminar chuyên ngành GVHD: ThS.Đặng Uy NhânHình 3.1: Lá trà Hình 3.2: Hoa trà3.1.1.2. Phân bố, thu hoạch và chế biếnTrà là một cây có nguồn gốc từ Trung Quốc.Ở nước ta, cây trà được trồng nhiều nhất tại các tỉnh Vĩnh Phú, Hà Tuyên, Bắc Kạn, Thái Nguyên và các tỉnh miền Trung và miền Nam như Quảng Nam, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Lâm Đồng.Trà dùng làm thuốc được hái vào mùa xuân: hái búp và lá non. Sau đó chúng được vò, sao khô giống cách chế biến trà hương để pha nước uống.3.1.1.3. Phân loạiTheo các thực vật học Trung Quốc thì trà được chia làm 4 loại sau:Trà Camellia Sinesis Var Boheat (trà vùng Vũ Di hay trà Trung lá nhỏ)Trà Camellia Sinesis Var Macrophulla Sieb (trà Trung Quốc lá to)Trà Camellia Sinesis Var Shan (trà Shan)Trà Camellia Sinesis Var Assamica (Assam-Ấn Độ)Cả bốn loại trà trên đều có trồng ở Việt Nam nhưng phổ biến nhất là hai loại trà Camellia Sinesis Var Macrophylla Sieb và Camellia Sinesis Var Shan.Ngoài ra còn có một số cách phân loại khác như theo mùa sản xuất, theo thời vụ, theo cách chế biến, theo địa dư…3.1.2. Thành phần sinh hóa của trà [9]SVTH: Nguyễn Trung Hiếu 9 Seminar chuyên ngành GVHD: ThS.Đặng Uy NhânThành phần sinh hóa của trà biến động rất phức tạp, nó phụ thuộc vào giống, tuổi trà, điều kiện đất đai, địa hình kỹ thuật, canh tác, mùa thu hoạch…3.1.2.1. NướcLà thành phần chủ yếu trong búp trà: nước có quan hệ đến quá tình biến đổi sinh hóa trong búp trà và sự hoạt động của các men. Ngoài ra, nước còn là chất quan trọng không thể thiếu được để duy trì sự sống cho cây.Hàm lượng nước trong búp trà non, lá non cao hơn trong lá trà. Hàm lượng nước trong búp trà có từ 3 lá và cuộn non chiếm từ 60-80%. Búp trà càng non chứa càng nhiều nước.3.1.2.2 Nhóm hợp chất polyphenol - tanin tràHàm lượng có trong lá trà từ 12-25% và chiếm khoảng 50% hàm lượng chất khô hòa tan của trà.Các công thức cấu tạoSố thứ tự Tên Ký hiệu Công thức cấu tạo1 D, L - Catechin C2 L - Epi Catechin ECSVTH: Nguyễn Trung Hiếu 10OHOOOHOOHHHOHOOOHOOHHHOOHOHOHHOOH [...]... cách tổng quát về Trà dược thảo : khái niệm, lịch sử, phân loại, những nguyên tắc sử dụng trà dược thảo cũng như đã giới thiệu tổng quan về hai loại dược thảo thường được sử dụng trong cuộc sống là: Trà và hoa hòe Vì những tính năng tuyệt vời của những loại dược thảo đối với sức khỏe của con người, cùng với nguồn dược liệu phong phú ở nước ta, em hi vọng sẽ có nhiều loại trà dược thảo được nghiên SVTH:... thanh thoát ■ Giảm béo Uống trà nhiều, tiêu mỡ, có thể loại trừ được chất béo Cho nên có thuyết uống trà lâu ngày làm cho người gầy, giảm béo Giảm béo căn cứ vào thành phần hữu hiệu trong lá trà Trong trà xanh có chlorophyll sau khi vào cơ thể, sẽ loại cholesterol từ thức ăn, ngăn cản tiêu hóa hấp thụ cholesterol trong cơ thể ■ Hạ khí tiêu thực Sách Đường Bản Thảo viết: “Lá trà cam, khổ, vi hàn, vô độc,... tiểu Trà hạ khí, tiêu thực” Sách “Bản Thảo Kinh Sớ” giải thích: Trà hạ khí tiêu thực là do vị khổ có thể làm tiết xuống, cho nên khí đi xuống, hỏa giáng mà kiêm rửa sạch trường vị, thức ăn sẽ tự tiêu, ta có thể loại trừ được chất dầu mỡ Đối với người chán ăn, trà có tác dụng làm tăng ham thích muốn ăn; đối với người biếng ăn trà có tác dụng “sơ đạo hạ hành” (dẫn cho đi xuống) ■ Giải độc ngưng đi lỵ Trà. .. xẩm, tinh thần mệt mỏi, người ta uống một chén trà mới pha, sẽ cảm thấy tinh thần sảng khoái, đầu óc tỉnh táo Sách “tùy tức cư ẩm thực phổ” viết: “Thử uế, sa khí, đau bụng uống trà thì khỏi”, uống trà tiêu thử giải nhiệt là kinh nghiệm của y gia các thời đại.Trương Khiết Cổ nói: Trà có thể làm mát can đởm, sáng mắt giải khát” “Bản Thảo Cương Mục” viết: Trà ấm mà lạnh, âm trong âm, tính trầm giáng,... thuật – Viện Dược liệu, 2000 [18] Bộ môn dược liệu trường Đại học dược khoa Hà Nội, Bài giảng dược liệu tập 1, 1982 SVTH: Nguyễn Trung Hiếu 22 Seminar chuyên ngành [19] GVHD: ThS.Đặng Uy Nhân Nguyễn Thiện Luân, Lê Doãn Nguyên, Phan Quốc Kinh, Các loại thực phẩm thuốc và thực phẩm chức năng ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, 1999 [20] Trường đại học Y Dược Tp.HCM, Bài giảng chiết xuất dược liệu... vitamin A (βCaroten) Ngoài những nhóm chất đã nêu, trong trà còn có một số nhóm chất khác như: nhóm các acid hữu cơ, chất béo… 3.1.3 Dược tính của trà [15] SVTH: Nguyễn Trung Hiếu 15 Seminar chuyên ngành GVHD: ThS.Đặng Uy Nhân ■ Trà làm tinh thần nâng cao, đầu óc tỉnh táo, tiểu thử, khải khát, thanh lợi đầu và mắt Sách “Tùng tức cư ẩm thực phổ” viết: Trà hơi đắng, hơi ngọt và mát, làm tinh thần trong sáng,... http://www.trunghocthuduc.com/suckhoe/duocthao.html [2] Hoàng Khánh Toàn, Trà dược cổ truyền, Tạp chí sức khỏe và đời sống số 153, 2001 [3] Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, 1997 SVTH: Nguyễn Trung Hiếu 21 Seminar chuyên ngành [4] GVHD: ThS.Đặng Uy Nhân Lưu Duẩn, Nguyễn Bá Thanh, Thái Thị Thanh Hương, Khảo sát và phân loại các sản phẩm trà dược thảo, 2003 [5] Nguyễn Bá Thanh, Nghiên cứu... Bá Thanh, Nghiên cứu tính chất cảm quan và thị hiếu người tiêu dùng đối với một số sản phẩm trà dược thảo, Luận văn tốt nghiệp cao học, Đại học Bách Khoa Tp.HCM, 2004 [6] http://www.vietrade.gov.vn/che/70-d-oan-tieu-th-che-dc-tho-s-gim-trongnm-2009.html [7] Hồ Thị Yến Nhung, Nghiên cứu nâng cao chất lượng trà dược liệu, Luận văn tốt nghiệp đại học, Đại học Bách Khoa Tp.HCM, 1996 [8] Bộ Nông Nghiệp,... với protein và các acid amin có trong trà tạo nên hương thơm đặc trưng cho trà Người ta tìm thấy trong trà thành phẩm 20 nguyên tố: K, Ca, Mg, Fe, Si, Na, Al, Mn, Sr, Cu, Zn, Ba, Rb, Ti, Cr, Sn, Ag, V; trong đó có một số nguyên tố có mặt với số lượng 10-2-10-5% Trong thành phần tro của trà còn có các nguyên tố phi kim: P, S, Cl, F, I Hàm lượng các vitamin trong lá trà là rất nhỏ Gồm nhóm vitamin tan... thành phần gây ra sự “quyến rũ” của trà, gây cho người uống trà cảm giác nghiện 3.1.2.4 Nhóm enzym Trong lá trà có rất nhiều nhóm enzym, nhưng nhiều nhất là hai nhóm enzym sau: Nhóm enzym thủy phân gồm: Amilaza, Invectaza, Glucozidata, Proteaza Các enzym này có tác dụng làm tăng hàm lượng chất hòa tan, hình thành nên các chất có hương vị và màu sắc đặc trưng cho trà SVTH: Nguyễn Trung Hiếu 13 Seminar . phẩm trà dược thảoTrạng thái rắnTrạng thái lỏngTrà dược thảo kh Trà dược túi lọcTrà dược hòa tanCaodược thảo Dược thảo công nghiệpDược thảo thủ côngSirô dược. phương trà dược thảo độc đáo.1.4. Phân loại trà dược thảo [2] [3] [4] [24]1.4.1. Phân loại theo thành phần■ Trà dược đơn hành: chỉ dùng lá trà Trà dược

Ngày đăng: 29/10/2012, 10:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan