Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 98 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
98
Dung lượng
791,5 KB
Nội dung
CHƯƠNGTRÌNH MÔN ĐỊALÝ I. Vị trí Môn Địa lí trong nhà trường phổthông giúp học sinh có được những hiểu biết cơ bản, hệ thống về Trái Đất – môi trường sống của con người, về thiên nhiên và những hoạt động kinh tế của con người trên phạm vi quốc gia, khu vực và thế giới ; rèn luyện cho học sinh những kĩ năng hành động, ứng xử thích hợp với môi trường tự nhiên, xã hội. Đó là một phần của học vấn phổthông cần thiết cho mỗi người lao động trong xã hội hiện đại, trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trên nền tảng những kiến thức và kĩ năng trang bị cho học sinh, môn Địa lí góp phần đáng kể vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục phổ thông. II. Mục tiêu 1. Kiến thức Cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản, cần thiết về : - Trái Đất, các thành phần cấu tạo của Trái Đất, các hiện tượng, sự vật địa lí và tác động qua lại giữa chúng ; một số quy luật phát triển của môi trường tự nhiên trên Trái Đất ; dân cư và các hoạt động của con người trên Trái Đất ; mối quan hệ giữa dân cư, hoạt động sản xuất và môi trường ; sự cần thiết phải khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường nhằm phát triển bền vững. - Đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội của một số khu vực khác nhau và của một số quốc gia trên thế giới ; một số đặc điểm của thế giới đương đại. - Đặc điểm tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam ; những vấn đề đặt ra đối với cả nước nói chung và các vùng, các địa phương nơi học sinh đang sinh sống nói riêng. 2. Kĩ năng Hình thành và phát triển ở học sinh : - Kĩ năng học tập và nghiên cứu địa lí : quan sát, nhận xét, phân tích, so sánh, đánh giá các sự vật, hiện tượng địa lí ; phân tích, sử dụng bản đồ, Atlat ; vẽ và phân tích biểu đồ, đồ thị, lát cắt ; phân tích số liệu thống kê . - Kĩ năng thu thập, xử lí và thông báo thông tin địa lí. - Kĩ năng vận dụng tri thức địa lí để giải thích các hiện tượng, sự vật địa lí và bước đầu tham gia giải quyết những vấn đề của cuộc sống phù hợp với khả năng của học sinh. 3. Thái độ, tình cảm Góp phần bồi dưỡng cho học sinh : - Tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước thông qua việc ứng xử thích hợp với tự nhiên và tôn trọng các thành quả kinh tế - văn hoá của nhân dân Việt Nam cũng như của nhân loại. 5 - Niềm tin vào khoa học, ham học hỏi, hứng thú, say mê tìm hiểu các sự vật, hiện tượng địa lí. - Có ý chí tự cường dân tộc, niềm tin vào tương lai của đất nước, có tâm thế sẵn sàng tham gia xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước ; có ý thức trách nhiệm và tham gia tích cực vào các hoạt động sử dụng hợp lí, bảo vệ, cải tạo môi trường ; nâng cao chất lượng cuộc sống của gia đình, cộng đồng. III. Quan điểm xây dựng và phát triển chươngtrình 1. Hướng vào việc hình thành các năng lực cần thiết cho người học Mục tiêu của giáo dục Địa lí không chỉ nhằm cung cấp cho học sinh các tri thức của khoa học Địa lí một cách có hệ thống, mà còn phải hướng tới việc phát triển những năng lực cần thiết của người lao động, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới. Đó là các năng lực hoạt động, tham gia, hoà nhập với cộng đồng và biết vận dụng kiến thức, kĩ năng của môn Địa lí để giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống phù hợp với khả năng của học sinh. 2. Tiếp cận với những thành tựu của khoa học Địa lí, đồng thời đảm bảo tính vừa sức với học sinh Ngày nay, Địa lí học đã chuyển từ việc mô tả các hiện tượng, sự vật địa lí sang tìm hiểu nguyên nhân, bản chất của chúng và quan tâm hơn tới các giá trị nhân văn, cách ứng xử của con người trước một thế giới đang thay đổi nhanh chóng cả về phương diện tự nhiên lẫn kinh tế - xã hội. Chươngtrình môn Địa lí trong trường phổthông một mặt phải tiếp cận được với những thành tựu mới nhất của khoa học Địa lí và mặt khác, cần có sự chọn lọc sao cho phù hợp với trình độ nhận thức và tâm sinh lí lứa tuổi của học sinh. 3. Tăng tính hành dụng, tính thực tiễn Chươngtrình môn Địa lí cần tăng cường tính hành dụng, tính thực tiễn qua việc tăng thời lượng và nội dung thực hành, gắn nội dung môn học với thực tiễn nhằm rèn luyện cho học sinh kĩ năng vận dụng tri thức địa lí vào việc tìm hiểu và giải quyết ở mức độ nhất định một số vấn đề của thực tiễn, góp phần đáp ứng những đòi hỏi của cuộc sống. 4. Quan tâm tới những vấn đề về địa lí địa phương Chươngtrình môn Địa lí cũng cần quan tâm tới các vấn đề về địa lí địa phương nhằm giúp học sinh có những hiểu biết nhất định về nơi các em đang sinh sống, từ đó chuẩn bị cho học sinh tâm thế sẵn sàng tham gia vào hoạt động kinh tế - xã hội của địa phương. 5. Chú trọng đổi mới phương pháp giáo dục môn học Việc đổi mới phương pháp giáo dục môn học nhằm góp phần phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động và sáng tạo của học sinh trong học tập Địa lí ; bồi dưỡng phương pháp học tập môn Địa lí để học sinh có thể tiếp tục tìm hiểu, mở rộng vốn văn hoá cần thiết cho bản thân ; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức địa lí vào thực tiễn. 6 IV. Nội dung 1. Mạch nội dung Các chủ đề Lớp 4 Lớp 5 Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp10 Lớp11 Lớp12 I. Địa lí đại cương 1. Bản đồ * * * 2. Địa lí tự nhiên đại cương * * 3. Địa lí kinh tế - xã hội đại cương * * 4. Môi trường địa lí và hoạt động của con người trên Trái Đất * II. Địa lí thế giới 1. Thiên nhiên, con người ở các châu lục * * * 2. Khái quát chung về nền kinh tế - xã hội thế giới * 3. Địa lí khu vực và quốc gia * * * * III. Địa lí Việt Nam 1. Thiên nhiên và con người Việt Nam * 2. Địa lí tự nhiên Việt Nam * * * 3. Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam * * * 4. Các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội theo ngành và theo vùng của Việt Nam * * * 5. Địa lí địa phương * * * * 2. Kế hoạch dạy học Cấp học Lớp Số tiết/tuần Số phút/ tiết Số tuần Tổng số tiết/năm Tiểu học 4 1 40 35 35 7 5 1 40 35 35 Trung học cơ sở 6 1 45 35 35 7 2 45 35 70 8 1,5 45 35 52,5 9 1,5 45 35 52,5 Trung học phổthông 10 1,5 45 35 52,5 11 1 45 35 35 12 1,5 45 35 52,5 3. Nội dung dạy học từng lớp Lớp 4 : Thiên nhiên và hoạt động của con người ở các vùng, miền việt nam 1 tiết/tuần × 35 tuần = 35 tiết Địa lí đại cương Địa lí thế giới Địa lí việt nam Bản đồ và cách sử dụng 1. Bản đồ hình thể Việt Nam 2. Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền núi và trung du (dãy Hoàng Liên Sơn, Trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên) 3. Thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người ở miền đồng bằng (đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, đồng bằng Duyên hải miền Trung) 4. Vùng biển Việt Nam ; các đảo, quần đảo 8 Lớp 5 : Địa lí việt Nam và địa lí thế giới 1 tiết/tuần × 35 tuần = 35 tiết Địa lí đại cương Địa lí thế giới Địa lí việt nam 1. Bản đồ các châu lục và đại dương trên thế giới 2. Một số đặc điểm của từng châu lục, từng đại dương trên thế giới 3. Khái quát về khu vực Đông Nam á 4. Một số quốc gia tiêu biểu ở các châu lục : Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia, LB Nga, Pháp, Ai Cập, Hoa Kì và Ô- xtrây-li-a (vị trí, thủ đô và một số đặc điểm nổi bật của mỗi quốc gia) I. Tự nhiên 1. Vị trí địa lí, diện tích, hình dạng lãnh thổ 2. Một số đặc điểm nổi bật về địa hình, khoáng sản, khí hậu, sông, biển, đất, rừng II. Dân cư 1. Số dân, sự gia tăng dân số và hậu quả của nó 2. Một số đặc điểm nổi bật về các dân tộc Việt Nam ; dân cư và sự phân bố dân cư III. Kinh tế 1. Đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và sự phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp 2. Đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và sự phân bố công nghiệp 3. Đặc điểm nổi bật về giao thông, thương mại, du lịch Lớp 6 : trái đất - môi trường sống của con người 1tiết/tuần × 35 tuần = 35 tiết Địa lí đại cương Địa lí thế giới Địa lí việt nam I. Trái Đất 1. Trái Đất trong hệ Mặt Trời. Hình dạng Trái Đất và cách thể hiện bề mặt Trái Đất trên bản đồ 2. Các chuyển động của Trái Đất và 9 hệ quả 3. Cấu tạo của Trái Đất II. Các thành phần tự nhiên của Trái Đất 1. Địa hình 2. Lớp vỏ khí 3. Lớp nước 4. Lớp đất và lớp vỏ sinh vật Lớp 7 : các Môi trường địa lí. thiên nhiên và con người ở các châu lục 2 tiết/tuần × 35 tuần = 70 tiết Địa lí đại cương Địa lí thế giới Địa lí việt nam các môi trường địa lí I. Thành phần nhân văn của môi trường 1. Dân số 2. Sự phân bố dân cư. Các chủng tộc trên thế giới 3. Quần cư, đô thị hoá II. Các môi trường địa lí và hoạt động kinh tế của con người 1. Môi trường đới nóng và hoạt động kinh tế của con người ở đới nóng 2. Môi trường đới ôn hoà và hoạt động kinh tế của con người ở đới ôn hoà 3. Môi trường đới lạnh và hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh 4. Môi trường hoang mạc và hoạt động kinh tế của con người ở môi trường thiên nhiên và con người ở các châu lục Thế giới rộng lớn và đa dạng I. Châu Phi 1. Thiên nhiên 2. Dân cư, xã hội 3. Kinh tế 4. Các khu vực II. Châu Mĩ A. Khái quát châu Mĩ B. Bắc Mĩ 1. Thiên nhiên 2. Dân cư, xã hội 3. Kinh tế C. Trung và Nam Mĩ 1. Thiên nhiên 2. Dân cư, xã hội 10 hoang mạc 5. Môi trường vùng núi và hoạt động kinh tế của con người ở môi trường vùng núi 3. Kinh tế III. Châu Nam Cực 1. Thiên nhiên 2. Lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực IV. Châu Đại Dương 1. Thiên nhiên 2. Dân cư và kinh tế V. Châu Âu 1. Thiên nhiên 2. Dân cư, xã hội 3. Kinh tế 4. Các khu vực 5. Liên minh châu Âu Lớp 8 : Thiên nhiên Và con người ở các châu lục (tiếp theo). Địa lí việt nam 1,5 tiết/ tuần × 35 tuần = 52,5 tiết Địa lí đại cương Địa lí thế giới Địa lí việt nam thiên nhiên và con người ở các châu lục VI. Châu á 1. Thiên nhiên 2. Dân cư, xã hội 3. Kinh tế 4. Các khu vực VII. Tổng kết địa lí tự nhiên và địa lí các châu lục 1. Địa hình với tác động của nội và I. Địa lí tự nhiên 1. Vị trí địa lí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ. Vùng biển Việt Nam 2. Quá trình hình thành lãnh thổ và đặc điểm tài nguyên khoáng sản 3. Các thành phần tự nhiên - Địa hình - Khí hậu - Thuỷ văn 11 ngoại lực 2. Khí hậu và cảnh quan 3. Con người và môi trường địa lí - Đất, sinh vật 4. Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam 5. Các miền tự nhiên - Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ - Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ - Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ 6. Địa lí địa phương : Tìm hiểu một địa điểm gần nơi trường đóng Lớp 9 : địa lí việt nam (tiếp theo) 1,5 tiết/tuần × 35 tuần = 52,5 tiết Địa lí đại cương Địa lí thế giới Địa lí việt nam II. Địa lí dân cư 1. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam 2. Dân số và gia tăng dân số 3. Phân bố dân cư và các loại hình quần cư 4. Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống III. Địa lí kinh tế 1. Quá trình phát triển kinh tế 2. Địa lí các ngành kinh tế - Nông nghiệp - Lâm nghiệp và thuỷ sản - Công nghiệp - Dịch vụ IV. Sự phân hoá lãnh thổ 1. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ 2. Vùng Đồng bằng sông Hồng 3. Vùng Bắc Trung Bộ 4. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ 5. Vùng Tây Nguyên 12 6. Vùng Đông Nam Bộ 7. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long 8. Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển, đảo. V. Địa lí địa phương (tỉnh/thành phố) Lớp 10 : Địa lí đại cương 1,5 tiết/tuần × 35 tuần = 52,5 tiết Địa lí đại cương Địa lí thế giới Địa lí việt nam I. Địa lí tự nhiên 1. Bản đồ 2. Vũ Trụ. Hệ quả các chuyển động chính của Trái Đất 3. Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển 4. Khí quyển 5. Thuỷ quyển 6. Thổ nhưỡng quyển và sinh quyển 7. Một số quy luật chủ yếu của lớp vỏ địa lí II. Địa lí kinh tế - xã hội 1. Địa lí dân cư 2. Cơ cấu nền kinh tế 3. Địa lí nông nghiệp 4. Địa lí công nghiệp 5. Địa lí dịch vụ 6. Môi trường và sự phát triển bền vững 13 Lớp 11 : Địa lí thế giới 1 tiết/tuần × 35 tuần = 35 tiết Địa lí đại cương Địa lí thế giới Địa lí việt nam I. Khái quát chung về nền kinh tế - xã hội thế giới 1. Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước 2. Xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá 3. Một số vấn đề mang tính toàn cầu 4. Một số vấn đề của châu lục và khu vực II. Địa lí khu vực và quốc gia 1. Hoa Kì 2. Liên minh châu Âu 3. Liên bang Nga 4. Nhật Bản 5. Trung Quốc 6. Khu vực Đông Nam á 7. Ô-xtrây-li-a Lớp 12 : Địa lí việt nam 1,5 tiết/tuần × 35 tuần = 52,5 tiết Địa lí đại cương Địa lí thế giới Địa lí việt nam I. Địa lí tự nhiên 1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ 2. Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ 3. Đặc điểm chung của tự nhiên 4. Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên II. Địa lí dân cư 14 [...]... bố các đai địa hình, vị trí gần hay xa biển khí áp cao và thấp trên Trái Đất 32 Chủ đề Mức độ cần đạt - Nêu được tên, phạm vi hoạt động và hướng của các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất : Tín phong, gió Tây ôn đới, gió Đông cực - Biết được vì sao không khí có độ ẩm và nhận xét được mối quan hệ giữa nhiệt độ không khí và độ ẩm - Trình bày được quá trình tạo thành mây, mưa - Nêu được sự khác... đới gió mùa hoang mạc - Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo - Phân biệt được sự khác nhau giữa 3 hình thức canh tác trong mùa gió, thời tiết diễn biến thất thường, nông nghiệp ở đới nóng thảm thực vật phong phú, đa dạng - Làm nương rẫy, thâm canh lúa nước, - Biết những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên đối sản xuất nông sản hàng hoá theo quy với sản xuất nông nghiệp ở đới nóng mô lớn - Biết... thế - Nằm tương đối cân xứng hai bên đường giới Xích đạo - Trình bày được đặc điểm về hình dạng lục địa, về địa hình và - Khối sơn nguyên lớn, địa hình khá đơn khoáng sản của châu Phi giản ; khoáng sản phong phú, nhiều kim loại quý hiếm - Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản đặc điểm của thiên - Khí hậu nóng và khô vào bậc nhất thế nhiên châu Phi giới ; các môi trường tự nhiên nằm đối 40