TÓM TẮT LUẬN VĂN ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THU GOM, VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Học viên: Võ Thị Kim
Trang 1LUẬN VĂN THẠC SĨ
KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Đà Nẵng - Năm 2017
Trang 2Chuyên ngành : Kỹ thuật Môi trường
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học: TS PHẠM THỊ KIM THOA
Đà Nẵng - Năm 2017
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tác giả luận văn
Võ Thị Kim Ngân
Trang 4TÓM TẮT LUẬN VĂN ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THU GOM, VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI QUẬN HẢI CHÂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Học viên: Võ Thị Kim Ngân Chuyên ngành: Kỹ thuật Môi trường
Mã số: 60.52.03.20 Khóa K30 Trường Đại học Bách Khoa - ĐHĐN
Tóm tắt - Ứng dụng GIS trong công tác quản lý môi trường nói chung và quản lý chất
thải rắn nói riêng đã và đang được nghiên cứu, áp dụng trên thế giới Ở nước ta, GIS cũng đã được áp dụng quản lý ở một số thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh Với mục tiêu nhằm phục vụ công việc hiện tại, góp phần thiết lập cơ sở dữ liệu, cải thiện hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn để làm cơ sở giúp nhà quản lý gi m s t tốt và n ng cao hiệu quả công t c thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, chúng tôi đã tiến hành đ nh gi hiện trạng, x c định các tồn tại, hạn chế, nguyên nhân
và kiến nghị một số giải pháp cải thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt Trong đó, ứng dụng GIS là một trong các giải ph p được tập trung nghiên cứu Bên cạnh đó, để đạt được hiệu quả tối ưu, t c giả đề xuất chính quyền địa phương cần triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý và kỹ thuật, đầu tư kinh phí để cơ giới hóa trang thiết bị, phương tiện thu gom Mặt khác, hoàn chỉnh chính sách, pháp luật và tăng cường tuyên truyền kết hợp xử lý vi phạm
hành chính để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của mọi người dân
Từ khóa - GIS, thu gom, vận chuyển, chất thải rắn sinh hoạt, giải pháp
ASSESSING THE CURRENT SITUATION AND PROPOSING SOLUTIONS TO IMPROVE THE COLLECTION AND TRANSPORTATION
OF DOMESTIC SOLID WASTE IN HAI CHAU DISTRICT, DANANG Abstract - The application of GIS in the environmental management generally and the
solid waste management particularly has been proved to be effective all over the world In Vietnam, however, GIS has been applied limitedly in some big cities such as Hanoi or HCM City With the aim of establishing the database and improving the collection and transportation system, I have conducted the assessment of the current situation of domestic solid waste in Danang, specifically in Hai Chau District, identified its shortcomings, limitations, causes and proposed further solutions to improve the management In this case, GIS application in managing domestic solid waste has been decided as the focus of our current research On the other hand, to achieve the best possible outcome, I would suggest the local government in Hai Chau District to implement widely and comprehensively managing and technical solutions, invest efficiently in mechanizing collecting equipments and transportation Besides, perfecting laws and policies related, promoting the propaganda and penalizing administrative offences should be paid attention to by the government so as to raise the awareness of protecting the environment among the inhabitants
Key words - GIS, collection, transportation, solid waste, solutions
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương ph p nghiên cứu 3
5 Ý nghĩa đề tài 3
6 Bố cục luận văn 4
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 5
1.1 TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT 5
1.1.1 Khái niệm về chất thải rắn và chất thải rắn sinh hoạt 5
1.1.2 Phân loại CTR 5
1.1.3 Nguồn phát sinh, thành phần và tính chất của CTRSH 7
1.1.4 Công tác quản lý quản lý CTR ở Việt Nam 8
1.2 TỔNG QUAN VỀ GIS VÀ TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG GIS TRONG QUẢN LÝ THU GOM, VẬN CHUYỂN CTRSH 12
1.2.1 Khái niệm về GIS 12
1.2.2 Các thành phần của GIS 13
1.2.3 Chức năng của GIS 13
1.2.4 Giới thiệu phần mềm ArcGIS 14
1.2.5 Ứng dụng ArcGIS trong quản lý thu gom, vận chuyển CTR 15
1.2.6 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng GIS quản lý CTR tại một số nước trên thế giới và ở Việt Nam 16
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
2.1 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 21
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 21
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 21
2.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 30
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
2.3.1 Phương ph p nghiên cứu c c cơ sở lý thuyết 30
2.3.2 Phương ph p thu thập thông tin, số liệu, kế thừa 30
2.3.3 Phương ph p khảo sát thực địa 31
2.3.4 Phương ph p ph n tích và xử lý số liệu 31
Trang 62.3.5 Phương ph p số hóa bản đồ 31
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 32
3.1 TÌNH HÌNH PHÁT SINH CTRSH TẠI QUẬN HẢI CHÂU 32
3.1.1 Nguồn gốc phát sinh 32
3.1.2 Khối lượng phát sinh 33
3.1.3 Thành phần CTRSH tại quận Hải Châu 34
3.2 HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CTRSH TẠI QUẬN HẢI CHÂU 34
3.2.1 Hệ thống quản lý hành chính quản lý CTRSH tại quận Hải Châu 34
3.2.2 Hiện trạng ứng dụng GIS trong quản lý CTRSH tại quận Hải Châu 35
3.3 HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC THU GOM, VẬN CHUYỂN CTRSH TẠI QUẬN HẢI CHÂU 36
3.3.1 Mô hình quản lý CTRSH tại quận Hải Châu 36
3.3.2 Hiện trạng nguồn nhân lực và trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác thu gom, vận chuyển CTRSH tại quận Hải Châu 37
3.3.3 Phương thức thu gom, vận chuyển CTRSH tại quận Hải Châu 39
3.3.4 Trạm trung chuyển và c c điểm tập kết thùng rác 41
3.3.5 Lộ trình xe thu gom, vận chuyển 44
3.4 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC THU GOM, VẬN CHUYỂN CTRSH TẠI QUẬN HẢI CHÂU 45
3.4.1 Những thuận lợi 45
3.4.2 Những khó khăn và hạn chế 45
3.4.3 Nguyên nhân 46
3.5 DỰ BÁO GIA TĂNG DÂN SỐ, KHỐI LƯỢNG CTRSH PHÁT SINH VÀ PHƯƠNG TIỆN THU GOM CẦN TRANG BỊ ĐẾN NĂM 2030 46
3.5.1 Căn cứ 46
3.5.2 Phương thức tính 47
3.5.3 Kết quả dự báo 48
3.6 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THU GOM, VẬN CHUYỂN CTRSH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HẢI CHÂU 50
3.6.1 Ứng dụng GIS quản lý công tác thu gom, vận chuyển CTRSH tại quận Hải Châu 50
3.6.2 Giải ph p đầu tư cơ giới hóa đồng bộ phương tiện thu gom, vận chuyển CTRSH tại quận Hải Châu 64
3.6.3 Giải pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân và triển khai Phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn 67
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 69 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)
QUYẾT ĐỊNH GIA HẠN THỜI GIAN HỌC TẬP (Bản sao)
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CTR : Chất thải rắn
CTRSH : Chất thải rắn sinh hoạt
CTNH : Chất thải nguy hại
GIS : Geographic Information Systems Hệ thống thông tin địa lý GPS : Global Positioning System Hệ thống định vị toàn cầu KT-XH : Kinh tế - xã hội
UBND : Ủy ban nhân dân
XNMT : Xí nghiệp Môi trường
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
2.2 Thống kê dân số, diện tích, mật độ d n cư 13 phường năm 2016 24 3.1 Khối lượng trung bình CTRSH thu gom qua c c năm từ 2014– 2016 33
3.4 Thống kê phản ánh về ô nhiễm môi trường từ 2014 - 2016 36
3.6 Số lượng thùng rác tại các tuyến đường thu gom rác theo giờ 38 3.7 Hiện trạng địa bàn xe bagac thực hiện thu gom 39 3.8 Số lượng thùng rác tại c c điểm tập kết điều tra được 42
3.10 Dự b o gia tăng d n số quận Hải Ch u đến năm 2030 48 3.11 Dự b o khối lượng CTRSH ph t sinh đến năm 2030 48 3.12 Dự báo số lượng thùng rác cần đầu tư cho quận Hải Châu 49
3.14 Quy trình thành lập bản đồ chuyên đề Quản lý chất thải rắn sinh hoạt 55 3.15 Phân chia loại hình thu gom rác thải theo độ rộng kiệt, đường 65 3.16 Số công nhân phục vụ thu gom r c khi đầu tư cơ giới hóa 65
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Số hiệu
1.4 Sơ đồ hệ thống thu gom CTR đô thị ở Việt Nam 9 1.5 Mối liên hệ giữa các thành phần trong hệ thống quản lý CTR 10
3.2 Một số hình ảnh về thực trạng ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng
mỹ quan
33
3.3 Hệ thống quản lý hành chính nhà nước đối với CTRSH 35
3.5 Quy trình thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn quận 40 3.6 Phương tiện thu gom CTRSH tại quận Hải Ch u 40 3.7 Thống kế số vị trí tập kết thùng rác từ năm 2014 đến 2016 41 3.8 Một số hình ảnh tại các vị trí tập kết thùng rác 43 3.9 Dự báo khối lượng phát sinh và khối lượng thu gom 49
3.12 Hiển thị thông tin phường Hòa Thuận Tây bằng cửa sổ Identify 53 3.13 Kết quả chồng lớp bản đồ "Phuong xa quan hai chau" trên
ArcMap
54
3.14 Cửa sổ Create New Shapefile cho lớp“tuyen thu gom” 55
3.16 Tạo mới tuyến thu gom đường Phan Châu Trinh 56 3.17 C c điểm khảo s t sau khi được đ nh dấu trên bản đồ 56 3.18 Bản đồ hiện trạng vị trí đặt thùng rác 240 lít thu gom rác thải
theo giờ tại 41 tuyến đường chính
58
3.19 Bản đồ hiện trạng vị trí c c điểm tập kết thùng rác 59 3.20 Bản đồ hiện trạng các tuyến thu gom chính 60
Trang 10Số hiệu
3.21 Bản đồ đề xuất vị trí đặt thùng 660 lít thay thế thực hiện thu gom
rác thải theo giờ
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Quận Hải Châu là trung tâm kinh tế, văn ho , xã hội, chính trị giáo dục của thành phố Đà Nẵng, là nơi tập trung chủ yếu của c c cơ quan hành chính nhà nước, các doanh nghiệp, các trung tâm thương mại lớn và khu d n cư đông đúc Quận Hải Châu
có tầm quan trọng trong sự phát triển của thành phố Đà Nẵng về tất cả mọi mặt, trong
đó công tác bảo vệ môi trường nói chung, quản lý chất thải rắn sinh hoạt nói riêng luôn được quan t m, đặt ra nhiều thách thức cũng như yêu cầu rất cao của người dân về một môi trường xanh, sạch, đẹp
Trong thời gian qua, c c đơn vị phục vụ vệ sinh đã cùng với chính quyền địa phương nỗ lực nghiên cứu, thực hiện các giải pháp nhằm cải thiện công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế và tồn tại như: công tác thu gom chủ yếu là phương pháp thủ công; sự ph n công địa bàn cho công nhân thu gom rác trong một số trường hợp vẫn chưa hợp lý, do đó làm lãng phí sức lực, thời gian của công nhân; phương tiện thu gom còn thiếu chưa đ p ứng được nhu cầu nên chưa thu gom triệt để lượng rác phát sinh trong các khu dân cư; thiếu vị trí tập kết thùng rác chờ xe nâng gắp, mặt kh c c c điểm đặt thùng này là những điểm ô nhiễm môi trường cục bộ, có nhiều kiến nghị của người dân về tình trạng nước rỉ rác chảy ra
do thùng nứt bể, mất nắp làm phát sinh mùi hôi, r c rơi vãi gây hình ảnh nhếch nhác, phản cảm trong mắt khách du lịch Hơn nữa, việc áp dụng giải ph p thí điểm đặt thùng
và thu gom rác theo giờ trong hơn hai năm gần đ y, cụ thể đặt thùng từ 17 giờ đến 21 giờ hàng ngày tiến hành thu gom, vận chuyển đã góp phần làm giảm số lượng và thời gian đặt thùng tại một số tuyến đường chính nhưng cũng không hạn chế được tình trạng rác tồn đọng, r c rơi vãi g y ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan đô thị
Bên cạnh đó, Hải Ch u đang và sẽ phát triển mạnh về dịch vụ và du lịch, trong thời gian tới sẽ phát sinh lớn lượng rác thải song song với yêu cầu cần tiến hành cơ giới hóa đồng bộ phương tiện thu gom, vận chuyển rác thải kịp thời, hạn chế tối đa tình trạng r c rơi vãi trên đường phố, tồn lưu trên vỉa hè…; mặt kh c công tác vạch tuyến thu gom vẫn là phương ph p thủ công, truyền thống, điều tra khảo sát các tuyến đường theo km đường với chiều dài, chiều rộng tuyến đường phù hợp với xe ép rác và
số hộ dân tại khu vực đó làm tốn nhiều công sức, tốn thời gian cho quá trình khảo sát tuyến thu gom cũng như thời gian để thống nhất tuyến thu gom và khi thiết lập tuyến thu gom nhà quản lý chỉ chú trọng đến tuyến đường sẽ thu gom mà chưa đề cập đến số lượng c c phương tiện, thùng rác, số chuyến thu gom cần phải bố trí
Theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quận Hải Ch u giai đoạn 2016 – 2020 cũng như c c chủ trương của Quận ủy, UBND quận Hải Châu thông qua Nghị quyết
số 03/NQ-QU ngày 07/4/2011 về đảm bảo trật tự đô thị - vệ sinh môi trường, Quyết định số 1618/QĐ-UBND ngày 26/4/2013 cũng đã khẳng định phấn đấu đến năm 2020:
Trang 12100% rác thải sinh hoạt được phân loại tại nguồn và thu gom triệt để; cơ giới hóa, xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt, đưa quận Hải Châu trở thành quận kiểu mẫu về vệ sinh môi trường của thành phố, góp phần xây dựng Đà Nẵng – thành phố môi trường
Với mong muốn phục vụ công việc hiện tại, góp phần thiết lập cơ sở dữ liệu, cải thiện hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn để làm cơ sở giúp nhà quản lý gi m
s t tốt và n ng cao hiệu quả công t c thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại
địa phương, tôi lựa chọn đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nâng
cao hiệu quả công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạ ại ận ải Châu, thành phố Đà Nẵng”
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Đề xuất một số giải ph p nhằm n ng cao công t c quản lý CTRSH trên địa bàn quận
- Ứng dụng GIS để thiết lập bản đồ chuyên đề: vạch tuyến thu gom, vận chuyển CTRSH tại c c khu d n cư, bản đồ hệ thống sắp xếp các thùng rác, bản đồ vị trí các điểm tập kết thùng rác
- Dự báo khối lượng CTRSH phát sinh, số lượng thùng rác cần phải đầu tư hàng năm và đến năm 2030
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối ượng nghiên cứu
- Tình hình phát sinh CTRSH tại quận Hải Châu (nguồn phát sinh, thành phần, khối lượng), tập trung tìm hiểu đối với CTRSH phát sinh từ hộ gia đình
- Tình hình quản lý CTRSH tại quận Hải Châu (thu gom, vận chuyển, c c văn bản quy phạm pháp luật về quản lý CTRSH)
- Cơ sở lý thuyết về công nghệ GIS (sử dụng phần mềm ArcGIS)
3.2 Phạm vi nghiên cứu
13 phường thuộc quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
Trang 134 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp h hập số liệ h
Phương ph p này nhằm tổng hợp các tài liệu, số liệu từ các kết quả đã nghiên cứu trước đ y như c c b o c o đề tài nghiên cứu, c c b o c o có liên quan, c c quy định hiện hành về công t c quản lý CTR, c c văn bản hướng dẫn thu gom, vận chuyển CTRSH ở trong nước và ngoài nước Các thông tin sẽ được xem xét lựa chọn phù hợp, tin cậy để làm dữ liệu cần thiết cho đề tài
Dữ liệu nền được thu thập: điều kiện tự nhiên, khí tượng thủy văn, tình hình ph t triển KT-XH, đặc điểm hạ tầng kỹ thuật và hiện trạng quản lý CTRSH tại khu vực Từ
đó rút ra những kết luận khoa học
Thiết lập dữ liệu không gian: xây dựng dữ liệu cơ sở từ nguồn dữ liệu bản đồ nền hiện trạng sử dụng đất hoặc bản đồ cad của Ph ng Tài nguyên và Môi trường hiện có
và dữ liệu thuộc tính: sử dụng số liệu thống kê (hiện trạng sử dụng đất, giao thông, khu
d n cư, khu công nghiệp, tuyến thu gom rác hiện có)
4.2 Phương pháp hả á h đ
- Khảo s t thực tế công t c thu gom, lộ trình vận chuyển r c, điểm đặt thùng
r c… cũng như công t c quản lý chất thải rắn
- Tham khảo ý kiến của người d n, c c công nh n trực tiếp thực hiện việc thu gom vận chuyển chất thải rắn và c c c n bộ quản lý môi trường của địa phương
- Quan sát và chụp lại các hình ảnh sống động và cần thiết
4.3 Phương pháp ph n h ổng hợp và ố iệ
- Sử dụng c c phần mềm Word, Excel để tổng hợp, ph n tích và xử lý c c số liệu
đã thu thập được
- Dựa vào các số liệu điều tra, khảo sát thực tế để đ nh gi hiện trạng và đề xuất
c c giải ph p n ng cao hiệu quả công t c thu gom, vận chuyển
4.4 Phương pháp ố h á ản đ
Từ bản đồ hành chính, bản đồ quy hoạch quận Hải Ch u dùng phần mềm ArcGIS
để số ho lại c c lớp bản đồ (như: bản đồ giao thông, bản đồ ranh giới hành chính, bản
đồ mạng lưới điểm thu gom…) phù hợp với mục tiêu của đề tài Từ đó thiết lập mô hình dữ liệu GIS để quản lý chất thải rắn, dự b o khối lượng r c ph t sinh, nhu cầu đầu
tư phương tiện thu gom r c thải
Trang 145.2 Ý nghĩ h c tiễn
Đề tài này có ý nghĩa thực tiễn cao Kết quả từ qu trình đ nh gi hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn quận giúp cơ quan quản lý môi trường hoạch định các chính sách, giải pháp quản lý trên lĩnh vực này tốt hơn
Hiện tại, trên địa bàn quận Hải Ch u gồm 13 phường, có 02 xí nghiệp môi trường thực hiện việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, Ph ng Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND quận Hải Ch u có tr ch nhiệm quản
lý tình hình vệ sinh môi trường tuy nhiên công t c quản lý chất thải rắn vẫn chủ yếu dựa vào phương thức thủ công: việc theo dõi, lưu trữ thông tin tiến hành riêng lẻ, chưa
hệ thống và chủ yếu thể hiện trên văn bản giấy tờ, bản đồ giấy, chưa số ho dữ liệu do
đó quản lý không chặt chẽ, việc khai thác cập nhật, lưu trữ, truy xuất, chia sẽ dữ liệu gặp nhiều khó khăn g y bất lợi khi kết hợp giữa các ngành chức năng có liên quan Việc ứng dụng GIS trong quản lý công t c thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn quận Hải Ch u với mục đích so s nh giữa việc ứng dụng GIS để thiết lập tuyến thu gom, vận chuyển với tuyến thu gom hiện tại, giúp cơ quan quản lý đ nh gi được hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn; đưa ra c c quyết định tối ưu hóa
số lượng điểm đặt thùng r c, điểm tập kết thùng r c, trạm trung chuyển và lộ trình c c tuyến vận chuyển r c hợp lý đồng thời tạo cơ sở dữ liệu nền về hệ thống quản lý CTR với phương ph p quản lý bằng công nghệ giúp nhà quản lý tiết kiệm thời gian, đưa ra
c c giải ph p quản lý tốt hơn trong tương lai
6 Bố cục luận văn
Bố cục luận văn được chia thành 3 chương:
Mở đầu
Chương 1: Tổng quan
Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương ph p nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Kết luận và kiến nghị
Trang 15CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
1.1 TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
1.1.1 Khái niệm về chất thải rắn và chất thải rắn sinh hoạt
Theo Điều 3, Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24 th ng 4 năm 2015 của Chính phủ về Quản lý chất thải và phế liệu thì CTR và CTRSH được định nghĩa như sau:
- CTR là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (c n gọi là bùn thải) được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc c c hoạt động kh c [7]
- CTRSH (c n gọi là r c sinh hoạt) là chất thải rắn ph t sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người [7]
R c thải sinh hoạt ph t sinh ở mọi nơi, mọi lúc từ c c khu d n cư, từ c c hộ gia đình, chợ và c c tụ điểm buôn b n, nhà hàng, kh ch sạn, công viên, khu vui chơi giải trí, trường học
1.1.2 Phân loại CTR
Việc phân loại CTR có thể thực hiện theo nhiều cách khác nhau
- Nếu phân chia theo nguồn gốc phát sinh, có thể chia ra CTRSH đô thị, CTR xây dựng, CTR nông thôn, nông nghiệp và làng nghề, CTR công nghiệp, CTR y tế
- Nếu phân chia theo tính chất độc hại của CTR thì chia ra làm 2 loại: CTR nguy hại và CTR thông thường
Với mỗi cách phân loại khác nhau, sẽ có những đặc điểm khác nhau về lượng và
thành phần CTR
a) Phân loại chất thải rắn dựa vào tính chất
Có thể phân thành 2 loại là rác hữu cơ dễ phân hủy và rác thải khó phân hủy
- Rác hữu cơ dễ phân hủy là các loại rác thải có khả năng tự phân hủy trong môi trường tự nhiên sau một thời gian ngắn, như: l cây, rau quả, vỏ tr i c y, x c động vật,
ph n động vật …
Hình 1.1 Rác hữu cơ dễ phân hủy
- Rác thải khó phân hủy là các loại rác thải có khả năng tồn lưu trong môi trường
tự nhiên rất l u, như: kim loại, cao su, nhựa, vải, đồ điện
Trang 16
Hình 1.2 Rác thải khó phân hủy b) Phân loại chất thải rắn theo nguồn gốc phát sinh
Theo nguồn gốc phát sinh có thể chia ra: [5]
- CTRSH: Bao gồm chất thải rắn từ các hộ gia đình, khu d n cư, cơ quan, trường học, khách sạn, nhà hàng, chợ Nguồn rác thải chủ yếu là: thực phẩm dư thừa, giấy, cactong, thuỷ tinh, gỗ, nhựa, cao su,
- CTR xây dựng: Xây dựng mới nhà cửa, cầu cống, sửa chữa đường xá, dỡ bỏ
c c công trình cũ Chất thải mang đặc trưng riêng trong x y dựng: sắt thép vụn, gạch
vỡ, các sỏi, bê tông, các vôi vữa, xi măng, c c đồ dùng cũ không dùng nữa
- CTR công nghiệp: Bao gồm chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công, qu trình đốt nhiên liệu, bao bì đóng gói sản phẩm,
- CTR nông nghiệp và làng nghề: Nguồn chất thải chủ yếu từ c c c nh đồng sau mùa vụ, các trang trại, c c vườn cây, Rác thải chủ yếu thực phẩm dư thừa, phân gia súc, rác nông nghiệp, các chất thải ra từ trồng trọt, từ quá trình thu hoạch sản phẩm, chế biến các sản phẩm nông nghiệp
- CTR y tế: chất thải phát sinh từ các bệnh viện, cơ sở y tế
c) Phân loại chất thải rắn theo tính chất độc hại
- Chất thải rắn thông thường
Theo số liệu báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Hội nghị Môi trường toàn quốc tháng 9/2015 thì khối lượng CTRSH thông thường phát sinh trong cả nước vào khoảng 63 nghìn tấn/ngày Đối với các khu vực đô thị, lượng CTRSH phát sinh tiếp tục gia tăng và có xu hướng tăng nhanh hơn so với giai đoạn 2006 - 2010, tăng trung bình 10%/năm
- Chất thải nguy hại
Trong giai đoạn hiện nay, lượng chất thải không ngừng gia tăng tạo sức ép rất lớn đối với công tác bảo vệ môi trường Theo Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2011 - 2015, tổng lượng phát sinh CTNH khoảng 800 nghìn tấn/ngày Phát sinh CTNH rất đa dạng về nguồn và chủng loại trong khi công tác phân loại tại nguồn còn yếu dẫn đến khó khăn trong công t c quản lý và xử lý
Do tính đa dạng của các loại hình công nghiệp, các hoạt động thương mại tiêu dùng trong cuộc sống hay các hoạt động công nghiệp mà chất thải nguy hại có thể phát sinh từ nhiều nguồn thải khác nhau Việc phát thải có thể do bản chất của công nghệ,
Trang 17hay do trình độ dân trí dẫn đến việc thải chất thải có thể vô tình hay cố ý Tùy theo cách nhìn nhận mà có thể phân thành các nguồn thải khác nhau, nhìn chung có thể chia các nguồn phát sinh chất thải nguy hại thành các nguồn chính như: từ hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ thương mại, quân sự, y tế và sinh hoạt thường ngày
Hình 1.3 Chất thải nguy hại
1.1.3 Nguồn phát sinh, thành phần và tính chất của CTRSH
a) Nguồn phát sinh CTRSH
CTRSH phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau trong sinh hoạt thường ngày của con
người, có thể phân thành các nhóm nguồn ph t sinh như sau:
- Khu d n cư;
- Trung t m thương mại, chợ;
- C c cơ quan, trường học, trung tâm nghiên cứu;
- Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp
sử dụng làm nguyên liệu cho qu trình đốt thì các tiêu chí phân tích hóa học quan trọng nhất sẽ là: điểm nóng chảy của tro, phân tích thành phần nguyên tố CTR, nhiệt trị của CTR (năng lượng chứa trong rác)
Trang 18Đối với phần rác hữu cơ dùng làm ph n compost hoặc thức ăn gia súc ngoài thành phần những nguyên tố chính, cần phải x c định các thành phần vi lượng
- Đặc tính sinh học của CTRSH
Tính chất quan trọng của CTRSH là hầu hết các thành phần hữu cơ có thể được chuyển hóa sinh học thành khí, các chất hữu cơ ổn định và các chất vô cơ Sự tạo mùi hôi và phát sinh ruồi cũng liên quan đến tính dễ phân hủy của các vật liệu hữu cơ trong CTRSH chẳng hạn như r c thực phẩm [13]
d) Ảnh hưởng của CTRSH đến môi trường và sức khỏe con người
- Ảnh hưởng đến môi trường không khí: Nguồn r c thải từ c c hộ gia đình thường là c c loại thực phẩm chiếm tỷ lệ cao trong toàn bộ khối lượng r c thải ra Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và mưa nhiều ở nước ta là điều kiện thuận lợi cho c c thành phần hữu cơ ph n huỷ, thúc đẩy nhanh qu trình lên men, thối rữa và tạo nên mùi khó chịu cho con người C c chất thải khí ph t ra từ c c qu trình này thường là H2S, NH3,
CH4, SO2, CO2
- Ảnh hưởng đến môi trường nước: Theo thói quen nhiều người thường đổ r c tại
bờ sông, hồ, ao, cống rãnh, lượng r c này sau khi bị ph n huỷ sẽ t c động trực tiếp và
gi n tiếp đến chất lượng nước mặt, nước ngầm trong khu vực
- Ảnh hưởng của r c thải tới môi trường đất: Trong thành phần r c thải có chứa nhiều c c chất độc, do đó khi r c thải được đưa vào môi trường thì c c chất độc x m nhập vào đất sẽ tiêu diệt nhiều loài sinh vật có ích cho đất như: giun, vi sinh vật, nhiều loài động vật không xương sống, ếch nh i làm cho môi trường đất bị giảm tính đa dạng sinh học và ph t sinh nhiều s u bọ ph hoại c y trồng
- Ảnh hưởng của r c thải đối với sức khoẻ con người: Trong thành phần r c thải sinh hoạt, thông thường hàm lượng hữu chiếm tỉ lệ lớn Loại r c này rất dễ bị ph n huỷ, lên men, bốc mùi hôi thối R c thải không được thu gom, tồn đọng trong không khí, l u ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ con người sống xung quanh Hàng năm, theo
Tổ chức Y tế thế giới, trên thế giới có 5 triệu người chết và có gần 40 triệu trẻ em mắc
c c bệnh có liên quan tới r c thải
1.1.4 Công tác quản lý CTR ở Việt Nam
a) Hệ thống thu gom, vận chuyển CTR
- Thu gom chất thải rắn là hoạt động tập hợp, ph n loại, đóng gói và lưu giữ tạm thời CTR tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận
- Vận chuyển chất thải rắn là qu trình chuyên chở CTR từ nơi ph t sinh, thu gom, lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, t i chế, t i sử dụng hoặc bãi chôn lấp
- Có 02 loại hình thu gom: thu gom sơ cấp và thu gom thứ cấp:
+ Thu gom sơ cấp là thu gom r c thải từ nguồn ph t sinh ra nó và chở đến bãi chứa chung, c c địa điểm hoặc bãi chuyển tiếp
Trang 19+ Thu gom thứ cấp là thu gom c c loại CTR từ c c điểm thu gom chung trước khi vận chuyển chúng theo từng thành phần hoặc cả tuyến thu gom đến một trạm trung chuyển, một cơ sở xử lý hay bãi chôn lấp r c bằng c c loại phương tiện chuyên dụng
có tời kéo…
+ Hệ thống thùng cố định: là hệ thống thu gom trong đó c c thùng chứa đầy rác vẫn cố định đặt ở nơi điểm tập kết rác, trừ khoảng thời gian rất ngắn để nhấc lên đổ rác vào xe thu gom
Hình 1.4 Sơ đồ hệ thống thu gom CTR đô thị ở Việt Nam
- Nguyên tắc x c định tuyến thu gom: Để hoạt động thu gom và vận chuyển CTR cho từng khu vực đạt hiệu quả cao nhất, c c nhà quản lý phải nắm vững tình hình từng khu vực cụ thể để có thể vạch tuyến thu gom hợp lý nhất, lịch trình cho từng tuyến thu gom ngắn nhất Cần xem xét c c yếu tố dưới đ y khi chọn tuyến thu gom và vận chuyển:
Xe cuốn ép
container
Khu xử lý
Trang 20+ X c định những chính s ch, đường lối và luật lệ hiện hành liên quan đến hệ thống quản lý CTR, vị trí thu gom và tần suất thu gom
+ Khảo s t đặc điểm hệ thống thu gom hiện hành như là: số người của đội thu gom, loại xe thu gom
+ Ở những nơi có thể, tuyến thu gom phải được bố trí để nó bắt đầu và kết thúc gần đường phố chính
+ Ở những khu vực có độ dốc cao, tuyến thu gom phải được bắt đầu ở đỉnh dốc
và đi tiến xuống dốc khi xe đã thu gom được chất thải nặng dần
+ Tuyến thu gom phải được bố trí sao cho container cuối cùng được thu gom trên tuyến đặt gần bãi đổ nhất
+ CTR ph t sinh ở những vị trí tắc nghẽn giao thông phải được thu gom vào thời điểm sớm nhất trong ngày
+ C c nguồn có khối lượng CTR ph t sinh lớn phải được phục vụ nhiều lần vào thời gian đầu của ngày công t c
+ Những điểm thu gom nằm rải r c có cùng số lần thu gom, phải sắp xếp để thu gom trên cùng 1 chuyến trong cùng 1 ngày
- Hệ thống quản lý CTR sinh hoạt là một cơ cấu tổ chức quản lý chuyên tr ch về CTR sinh hoạt trong cấu trúc quản lý tổng thể của một tổ chức (cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, doanh nghiệp, công ty, xí nghiệp, đơn vị sản xuất )
- Hệ thống quản lý CTR sinh hoạt là thiết yếu, có vai tr kiểm so t c c vấn đề liên quan đến CTR bao gồm: sự ph t sinh; thu gom, lưu giữ và ph n loại tại nguồn; thu gom tập trung; trung chuyển và vận chuyển; ph n loại, xử lý và chế biến; thải bỏ CTR, một
c ch hợp lý dựa trên nguyên tắc cơ bản về bảo vệ sức khỏe cộng đồng, kinh tế, kỹ thuật, bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan, c c vấn đề môi trường và dựa trên th i độ cộng đồng
Hình 1.5 Mối liên hệ giữa các thành phần trong hệ thống quản lý CTR
- Các yêu cầu chung trong quản lý CTR đô thị:
+ Phải thu gom và vận chuyển hết chất thải
Nguồn phát sinh chất thải
Thu gom tập trung Phân loại, lưu trữ, tái sử dụng tại nguồn
Trung chuyển và vận chuyển
Phân loại, xử lý và
tái chế CTR
Tiêu hủy
Trang 21+ Phải bảo đảm việc thu gom, xử lý có hiệu quả theo nguồn kinh phí nhỏ nhất nhưng lại thu được kết quả cao nhất
+ Bảo đảm sức khỏe cho đội ngũ những người lao động trực tiếp tham gia việc
xử lý chất thải phù hợp với khả năng kinh phí
+ Đưa được các công nghệ, kỹ thuật, các trang thiết bị xử lý chất thải tiên tiến của c c nước vào sử dụng trong nước, đào tạo đội ngũ c n bộ quản lý và lao động có đầy đủ kiến thức, kinh nghiệm, có trách nhiệm với vấn đề môi trường Phù hợp với cơ chế chung của nhà nước theo hướng chấp nhận mở cửa và cạnh tranh với nhiều thành phần kinh tế
b) Công tác quản lý CTR
Trong thập niên 70 - 80 của thế kỷ trước, công tác quản lý CTR được các nhà quản lý quan tâm tập trung chủ yếu vào công tác thu gom và xử lý các loại chất thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của con người Chính vì vậy, mô hình thu gom, xử lý khi đó cũng mới chỉ hình thành ở mức độ đơn giản Đơn vị chịu trách nhiệm quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý CTR được giao cho Phòng Quản lý đô thị trực thuộc UBND tỉnh, thành phố với đơn vị chịu trách nhiệm vệ sinh đường phố là các công nhân quét dọn và thu gom rác thải từ các hoạt động sinh hoạt của người dân khu vực
đô thị Chất thải sau đó được tập kết và đổ thải tại nơi quy định
Trong giai đoạn tiếp theo, cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, các ngành kinh tế bắt đầu được Nhà nước ưu tiên ph t triển Các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, chăn nuôi và c c ngành du lịch, dịch vụ theo đó cũng ph t triển mạnh là nguyên nh n ph t sinh lượng chất thải ngày càng lớn của các ngành nêu trên
Đi kèm với quá trình phát sinh về khối lượng là tính phức tạp, sự nguy hại về tính chất Công tác quản lý CTR không c n đơn thuần là quản lý CTRSH mà còn bao gồm vấn
đề quản lý CTR công nghiệp, xây dựng, y tế, nông nghiệp
Quá trình phát triển đ i hỏi công tác quản lý CTR phát triển tương ứng về cơ chế, chính sách, pháp luật và các nguồn lực Nhằm đ p ứng kịp thời yêu cầu thực tế đặt ra, công tác quản lý CTR được điều chỉnh bằng một hệ thống c c chính s ch, văn bản quy phạm pháp luật quy định khá chi tiết Song song với đó, hệ thống tổ chức quản lý CTR bắt đầu hình thành và phát triển với các nguyên tắc tương đối cụ thể; căn cứ theo chức năng quản lý và nhiệm vụ được giao, các bộ, ngành liên quan có trách nhiệm quản lý CTR phát sinh của ngành
Cho đến nay, hoạt động quản lý CTR không chỉ tập trung vào công tác thu gom
và tập kết CTRSH đô thị đến nơi đổ thải theo quy định Công tác quản lý CTR hiện nay đã mở rộng hơn, bao gồm từ hoạt động thu gom, vận chuyển, trung chuyển và xử
lý CTR hợp vệ sinh, đảm bảo các quy chuẩn và tiêu chuẩn đặt ra; không những đối với CTRSH đô thị, nông thôn mà c n đối với CTR công nghiệp, CTR từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và CTR y tế
Trang 22Mặc dù hiện nay, công tác quản lý CTR chưa thực sự đ p ứng được yêu cầu thực
tế nhưng cùng với sự phát triển KT-XH, đi cùng với xu hướng phát triển và hội nhập, công tác quản lý CTR đã từng bước được thay đổi, tăng cường để ph t huy hơn nữa vai trò và hiệu quả thực hiện
Việc ứng dụng c c công nghệ t i chế CTR để t i sử dụng c n rất hạn chế, chưa được tổ chức và quy hoạch ph t triển C c cơ sở t i chế r c thải có quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, hiệu quả t i chế c n thấp và qu trình hoạt động cũng g y ô nhiễm môi trường Hiện chỉ có một phần nhỏ r c thải (khoảng 1,5 -5% tổng lượng r c thải) được chế biến thành ph n bón vi sinh và chất mùn với công nghệ hợp vệ sinh
Giải quyết vấn đề CTR là một bài to n phức tạp từ kh u ph n loại CTR, tồn trữ, thu gom đến việc vận chuyển, t i sinh, t i chế và chôn lấp
Biện ph p xử lý CTR hiện nay chủ yếu là chôn lấp, nhưng chưa có bãi chôn lấp CTR nào đạt tiêu chuẩn kỹ thuật vệ sinh môi trường C c bãi chôn lấp CTR vẫn c n
g y ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí
Công t c quản lý CTR hiện nay c n nhiều hạn chế:
- Sự ph n công tr ch nhiệm quản lý CTR giữa c c ngành chưa rõ ràng, chưa có
một hệ thống quản lý thống nhất riêng đối với từng loại chất thải
- Cơ chế thực hiện dịch vụ thu gom và quản lý CTR vẫn c n mang nặng tính bao
cấp, mặc dù nhà nước Việt Nam đã có chính s ch xã hội ho công t c này
- Việc thu gom chất thải chủ yếu sử dụng lao động thủ công Sự tham gia của cộng đồng và của khu vực tư nh n vào việc thu gom và quản lý chất thải chưa rộng rãi
Đã có một số mô hình thu gom và xử lý r c thải đô thị của tư nh n và cộng đồng tổ chức thành công, nhưng do vốn đầu tư có hạn, nên số lượng và chất lượng của dịch vụ vẫn chưa đ p ứng yêu cầu ph t triển bền vững
- Thiếu sự đầu tư thỏa đ ng và l u dài đối với c c trang thiết bị thu gom, vận chuyển, ph n loại, x y dựng c c bãi chôn lấp đúng quy c ch và c c công nghệ xử lý chất thải phù hợp
- Chưa có c c công nghệ và phương tiện hiện đại cũng như vốn đầu tư để t i chế chất thải đã thu gom, c n thiếu kinh phí cũng như công nghệ thích hợp để xử lý chất thải nguy hại
1.2 TỔNG QUAN VỀ GIS VÀ TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG GIS TRONG QUẢN
LÝ THU GOM, VẬN CHUYỂN CTRSH
1.2.1 Khái niệm về GIS
GIS là từ viết tắt của từ Geographic Information Systems - Hệ thống thông tin địa lý
Hệ thống thông tin địa lý GIS là một hệ thống kết hợp giữa con người và hệ thống máy tính cùng các thiết bị ngoại vi để lưu trữ, xử lý, phân tích, hiển thị các thông tin địa lý để phục vụ một mục đích nghiên cứu và quản lý nhất định [10] Xét dưới góc độ ứng dụng trong quản lý nhà nước, GIS có thể được hiểu như là một công
Trang 23nghệ xử lý tích hợp các dữ liệu có tọa độ (bản đồ) với các dạng dữ liệu kh c để biến
chúng thành thông tin hữu ích trợ giúp quyết định cho các nhà quản lý
Hình 1.6 Mô phỏng hệ thống thông tin địa lý
Do các ứng dụng GIS trong thực tế quản lý nhà nước có tính đa dạng và phức tạp xét cả về khía cạnh tự nhiên, xã hội lẫn khía cạnh quản lý, những năm gần đ y GIS thường được hiểu như một hệ thống thông tin đa quy mô, đa ngành và đa tỷ lệ, tùy thuộc vào nhu cầu của người sử dụng mà hệ thống có thể phải tích hợp thông tin ở nhiều mức kh c nhau, nói đúng hơn là ở các tỷ lệ khác nhau
- Công cụ nhập và thao t c trên c c thông tin địa lý;
- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS);
- Công cụ hỗ trợ hỏi đ p, ph n tích và hiển thị địa lý;
- Giao diện đồ hoạ người-m y (GUI) để truy cập các công cụ dễ dàng
Trang 24Mục đích chung của các hệ thống thông tin địa lý là thực hiện các nhiệm vụ sau: nhập dữ liệu, thao tác dữ liệu, quản lý dữ liệu, hỏi đ p và phân tích, hiển thị Cụ thể như sau:
a) Thu thập, nhập dữ liệu
Trước khi dữ liệu địa lý có thể được dùng cho GIS, dữ liệu này phải được chuyển sang dạng số thích hợp Quá trình chuyển dữ liệu từ bản đồ giấy sang các file dữ liệu dạng số được gọi là quá trình số hoá Công nghệ GIS hiện đại có thể thực hiện tự động hoàn toàn quá trình này với công nghệ quét ảnh cho các đối tượng lớn; những đối tượng nhỏ hơn đ i hỏi một số quá trình số hoá thủ công (dùng bàn số hoá) 7
b) Thao tác dữ liệu
Có những trường hợp các dạng dữ liệu đ i hỏi được chuyển dạng và thao tác theo một số c ch để có thể tương thích với một hệ thống nhất định Công nghệ GIS cung cấp nhiều công cụ cho các thao tác trên dữ liệu không gian và cho loại bỏ dữ liệu không cần thiết 7
c) Phân tích
- Phân tích dữ liệu không gian: Đối với những dự án GIS nhỏ có thể lưu các thông tin địa lý dưới dạng các file đơn giản Trong cấu trúc quan hệ, dữ liệu được lưu trữ ở dạng các bảng Các trường thuộc tính chung trong các bảng khác nhau được dùng
để liên kết các bảng này với nhau [10]
- Phân tích xếp chồng dữ liệu: Chồng xếp là quá trình tích hợp các lớp thông tin
khác nhau
- Kết hợp không gian và thời gian
- Phân tích vị trí: Một khi đã có một hệ GIS lưu giữ các thông tin địa lý, có thể bắt đầu hỏi các câu hỏi đơn giản như: ai là chủ mảnh đất? hai vị trí cách nhau bao xa? vùng đất dành cho hoạt động công nghiệp ở đ u 10
d) Hiển thị
Kết quả cuối cùng được hiển thị tốt nhất dưới dạng bản đồ hoặc biểu đồ Bản đồ khá hiệu quả trong lưu giữ và trao đổi thông tin địa lý Bản đồ hiển thị có thể được kết hợp với các bản báo cáo, hình ảnh ba chiều, ảnh chụp và những dữ liệu khác (đa phương tiện)
e Xuất bản
Tạo thành bản đồ thể hiện c c đối tượng địa lý và các thông tin về đối tượng
1.2.4 Giới thiệu phần mềm ArcGIS
Phần mềm ArcGIS là phần mềm ứng dụng công nghệ hệ thống thông tin địa lý của Viện nghiên cứu hệ thống môi trường (ESRI) Bộ phần mềm ArcGIS của ESRI có khả năng khai th c hết các chức năng GIS trên c c ứng dụng kh c nhau như: desktop, máy chủ (bao gồm web), hoặc hệ thống thiết bị di động [10]
Hệ phần mềm ArcGIS cung cấp những công cụ rất mạnh để quản lý và cập nhật, phân tích thông tin tạo nên một hệ thống thông tin địa lý hoàn chỉnh
Trang 25- Thành lập bản đồ chuyên dề và các bản in có chất lượng trình bày cao
b) Khả năng làm việc của phần mềm ArcGIS
- Đọc vào tạo dữ liệu trong ArcGIS từ các phần mềm kh c như: ArcView, Mapinfo, Microstation, AutoCAD, MS AccessData, DBASE file, Excel file …
- Nội suy phân tích không gian: Có thể phối hợp các kỹ thuật phân tích phức tạp với nhau để tạo ra các mô hình chi tiết
- Tạo ra những bản đồ với chất lượng cao và có khả năng kết nối nhanh với nhiều nguồn dữ liệu kh c nhau như: Bản đồ, bảng thộc tính, ảnh và các dạng file khác
- Xếp chồng các lớp đối tượng: Khi xếp chồng các lớp đối tượng sẽ tạo ra lớp thông tin mới có nhiều kiểu xếp chồng dữ liệu nhưng nhìn chung là kết hợp hai lớp đối tượng có sẵn thành một lớp đối tương mới
1.2.5 Ứng dụng ArcGIS trong quản lý thu gom, vận chuyển CTR
Thông tin về thế giới thực được ArcGIS lưu trữ, quản lý dưới dạng tập hợp của nhiều lớp chuyên đề riêng biệt Tuy nhiên, các lớp này có thể liên kết với nhau nhờ có mối quan hệ về mặt địa lý với nhau Đặc điểm này tuy đơn giản nhưng nó có ý nghĩa rất quan trọng và trở thành công cụ đa năng để ArcGIS thực hiện chức năng hỗ trợ việc ra quyết định trong việc giải quyết một số vấn đề thực tế đặt ra như: tích hợp nhiều lớp thông tin để quyết định thành lập các tuyến thu gom, xây dựng bản đồ hiện trạng quan lý CTR…
Chức năng chồng ghép là thao t c không gian trong đó những lớp chuyên đề được chồng lên nhau để tạo ra một lớp chuyên đề mới chứa đựng những thông tin mới
Để rút ra những thông tin này, thao tác số học hoặc thao t c logic được vận dụng trên những lớp dữ liệu kh c nhau được nhập vào Chồng ghép những lớp dữ liệu khác nhau
là một quá trình bậc thang Hai lớp dữ liệu nhập vào được tổ hợp vào một lớp trung gian, nó lại được tổ hợp với lớp thứ ba để tạo ra lớp trung gian kh c Điều này được thực hiện cho tới khi tất cả các lớp dữ liệu nhập vào đều được chồng lên nhau Chính chức năng này làm cho ArcGIS có khả năng ph n tích không gian rất lớn, mang tính tổng quát hóa cao mà ngoài thực tế phải mất rất nhiều thời gian mới có thể phân tích được, từ đó nó tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và ra quyết định đối với các vấn đề thực tế đã đặt ra
Việc chồng lớp bản đồ nền (gồm lớp đường giao thông, lớp hành chính…) lên lớp điểm hẹn nhằm thể hiện c c điểm hẹn thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên bản đồ
Trang 26và do những điểm hẹn này là điểm bắt buộc xe chuyên dụng phải đi qua để thu gom CTR theo quy trình thu gom để từ đó đưa ra quy trình thu gom mà cụ thể là tuyến thu gom đề xuất
Khi ứng dụng hệ thống thông tin địa lý trong công tác quản lý chất thải rắn (CTR), thì dữ liệu quản lý trên giấy dưới dạng b o c o, sơ đồ… trước đ y từng bước được đưa vào m y tính, với khả năng xử lý của công nghệ GIS, thông tin cung cấp cho lãnh đạo sẽ nhanh chóng, trực quan và chính x c hơn rất nhiều so với cách quản lý và
xử lý thủ công trên giấy Do đó sẽ tiết kiệm được kinh phí cho việc tìm kiếm và xử lý thông tin
1.2.6 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng GIS quản lý CTR tại một số nước
trên thế giới và ở Việt Nam
Green, chuyên viên môi trường thuộc Đại học Sunderland trong bài b o “GIS và ứng
dụng nó trong quản lý chất thải rắn tại nước Anh” đã trình bày kinh nghiệm của nước
Anh trong thiết kế, x y dựng c c bãi chôn lấp chất thải
- Senthil Shanmugan, một trong những chuyên gia Ấn Độ nghiên cứu vấn đề này
đã đưa ra quan điểm ứng dụng GIS, hệ thống thông tin quản lý MIS và hệ thống định
vị toàn cầu GPS trong quản lý CTR trong bài b o được đăng tải trên Internet Theo quan điểm của Senthil Shanmugan, tính cấp thiết cần ứng dụng GIS trong công t c quản lý chất thải rắn là:
+ 80% thông tin được sử dụng liên quan tới quản lý CTR có liên quan tới dữ liệu không gian
+ Sự tích hợp thông tin từ những mức độ cần nền chung là GIS
+ GIS là môi trường thuận lợi cho tích hợp một số lượng lớn thông tin Trong bài
to n quản lý CTR số lượng thông tin này là rất lớn
+ Bản đồ và c c dữ liệu không gian không c n là sự quí hiếm nữa mà đã trở thành công việc hằng ngày
+ Rất nhiều dữ liệu liên quan tới CTR liên quan tới vị trí không gian nhưng vẫn chưa được ứng dụng vào GIS Không có sự cập nhập chính x c dữ liệu
+ Không thể xử lý bằng tay hay bằng công cụ không chuyên một khối lượng lớn
dữ liệu liên quan tới CTR
+ Một hệ thống ứng dụng GIS sẽ tạo cơ sở cho sự đầu tư vào cơ sở hạ tầng, sử dụng m y móc có hiệu quả và c c phương tiện chuyên chở hiện đại
Trang 27Từ đó c c chuyên gia thành phố Bangalore Agenda, Ấn độ đã x y dựng dự n ứng dụng GIS trong công t c quản lý CTR sinh hoạt cho thành phố Bangalore Mục tiêu được đặt ra cho dự n này là:
+ Biến GIS thành công cụ giúp cho ra quyết định đầu tư vào cơ sở hạ tầng một
c ch thuận lợi Quản lý tổng hợp và thống nhất hệ thống c c vị trí đặt thùng r c theo
c c tuyến đường
+ Tìm ra lộ trình ngắn nhất từ c c điểm trung chuyển tới c c bãi chôn lấp
+ Tối ưu hóa sử dụng cơ sở hạ tầng dựa trên ứng dụng công nghệ GIS (tìm đường đi ngắn nhất)
+ Giúp ra quyết định tối ưu hóa số lượng điểm thu gom và vận chuyển c c thùng
r c Tối ưu hóa sử dụng nhiên liệu trong hệ thống xe vận chuyển được sử dụng
+ Tối ưu hóa sự chuyên chở thùng r c từ điểm thu gom đến bãi chôn lấp
Một trong những ý tưởng đ ng được chú ý nhất trong công trình của Senthil Shanmugan là kết hợp 3 module trong hệ thống quản lý CTR là: GIS, MIS (Management Information System), GPS (hệ thống định vị toàn cầu) trong đó c c chức năng được ph n chia rạch r i như sau:
GIS (Hệ thống thông tin địa lí)
- Để quản lí khối lượng lớn dữ liệu không gian
- Thùng r c, điểm thu gom, đường phố, con đường, lộ trình xe tải, phường/khu vực/vùng/cơ quan chính, nhiều cấp dữ liệu kh c nhau – phường, khu vực, vùng, và thành phố
- Vị trí, khoảng c ch, khả năng tiếp cận, trạng th i gần gủi về không gian và thời gian
MIS (Hệ thống quản lí thông tin)
Để quản lí khối lượng lớn dữ liệu thuộc tính liên quan đến lớp phường xã Khối lượng r c thải từ c c thùng r c, đường phố, con đường, từng phường, khu vực, vùng và thành phố
Cấu thành của Hệ thống thông tin quản lý
- B o c o hàng ngày, hàng tuần, hàng th ng
- C c mức độ kh c nhau: cấp thành phố, cấp quận huyện, cấp phường xã
- B o c o chi tiết về lượng r c thải, độ khô và độ ẩm của r c
Nội dung Báo cáo gồm:
- Thùng r c, xe đẩy tay, xe ben, xe tải
- Ph n tích tuyến đường – c c điểm thu gom trong tuyến và khối lượng r c thải trong tuyến đó (tồn tại và c c tuyến đường được tối ưu ho )
- Ph n tích vị trí – ph n loại khu phố (mức độ phường), ph n thành phường (mức
độ quận), trạm trung chuyển (mức độ quận huyện)
- Tần số thu dọn
- Vị trí bãi chôn lấp
Trang 28GPS (Global Positioning System - Hệ thống định vị toàn cầu)
Giúp:
Gi m s t c c xe chở r c Tối ưu ho c c tuyến đường xe tải vận chuyển r c Giúp
đ nh gi hiệu quả m y móc vận chuyển
Nhu cầu cần GPS
Xe tải là phương tiện để di chuyển r c và chất thải kh c Chúng thực hiện nhiều chuyến trong một ngày Do vậy việc gi m s t và theo dõi c c xe tải này là 1 hoạt động rất quan trọng GPS giúp di dời r c thải một c ch có hiệu quả
Tính cấp thiết phải ứng dụng GIS – GPS
- Số lượng bãi chôn lấp tăng lên
- Vị trí bãi chôn lấp nằm ở c c vị trí kh c nhau trong thành phố
- Sức chứa bãi chôn lấp là một đại lượng x c định
Lợi ích của việc ứng dụng GIS – GPS
- Gi m s t và theo dõi c c xe tải ở mọi nơi, mọi lúc
- Nhận dạng và biết được biến cố lạc đường trong qu trình hoạt động
- Nhận dạng c c phương tiện không làm việc trong suốt qu trình hoạt động
- Ước tính số km hoạt động bằng bộ phận đo km trong xe tải
- Tối ưu ho c c tuyến đường ngắn nhất từ điểm thu gom đến bãi chôn lấp
b) Việt Nam
Hệ thống thông tin địa lý đã và đang được công nhận là một hệ thống với nhiều lợi ích không chỉ trong công t c thu thập đo đạc địa lý mà c n trong vấn đề quản lý tài nguyên thiên nhiên, ph n tích hiện trạng và dự b o xu hướng diễn biến môi trường Vì thế, GIS được đón nhận và p dụng rộng rãi trong c c cơ quan nghiên cứu ở nước ta Hiện nay, ứng dụng GIS trong quản lý môi trường được đẩy mạnh nhằm ph t hiện,
đ nh gi , dự b o mức độ g y ô nhiễm cho khu vực để đưa ra hướng giải quyết nhanh
và có hiệu quả
Năm 2004, x y dựng thành công mô hình ENVIMAP 2.0, ECOMAP 2.0 là mô hình quản lý, đ nh gi ô nhiễm không khí tại ống khói c c nhà m y, cơ sở sản xuất và theo dõi sự ph t t n, lan truyền của chúng trong không khí
Năm 2005, ứng dụng GIS trong việc quản lý r c thải ở c c tỉnh thành, điển hình
là quận 4 và quận 10 thành phố Hồ Chí Minh bằng phần mềm TISWAM 1.0 Với GIS,
ta có thể dễ dàng nhập và tìm kiếm dữ liệu vị trí c c điểm tập kết, c c điểm trung chuyển và quan s t sự vận chuyển c c chất thải trên bản đồ
Năm 2006, thành công trong việc ứng dụng công nghệ thông tin để x c định bãi chôn lấp r c tại thành phố Đà Nẵng Phần mềm LANDFILL ra đời nhằm hỗ trợ c c nhà qui hoạch x c định vị trí bãi chôn lấp phù hợp nhất với địa phương khảo s t
Trong b o c o khoa học có tiêu đề "Phần mềm hỗ trợ quy hoạch bãi chôn lấp
r c" được trình bày tại Hội nghị khoa học và công nghệ Nam Trung Bộ và T y Nguyên tổ chức tại Qui Nhơn, TSKH Bùi Văn Ga cùng c c cộng sự đưa ra một phần
Trang 29mềm hỗ trợ quy hoạch bãi chôn lấp r c cho thành phố Đà Nẵng Theo đó, một trạm trung chuyển r c sẽ được x y dựng ở H a Quý, phía Nam Đà Nẵng và một nhà m y sản xuất ph n vi sinh, phù hợp với những nghiên cứu đề xuất của dự n thử nghiệm Riêng về vị trí bãi chôn lấp r c, nhóm nghiên cứu đã khảo s t 3 vị trí mới cho thành phố Đà Nẵng Việc khảo s t được tiến hành trên cơ sở dữ liệu GIS thu thập được và điều tra xã hội học Do điều kiện kinh phí không cho phép, nên chưa có điều kiện để khảo s t c c yếu tố quan trọng kh c như tính chất đất đai, nước ngầm
Lê Văn Thăng cùng cộng sự đã thành công trong việc x y dựng cơ sở dữ liệu GIS về hệ thống thu gom chất thải tại thành phố Huế Việc ứng dụng GIS sắp xếp lại
hệ thống thu gom chất thải tại tiểu khu quy hoạch Nam Vỹ Dạ, thành phố Huế, nơi có 71% thùng r c qu tải; 10% chứa ít r c; 53% đặt không hợp lý và hư hỏng 47%, cho thấy, cần thêm 18 thùng r c mới; điều chỉnh 10 vị trí; giữ nguyên 17 thùng; qua đó giải quyết được vấn nạn đổ r c ra bên ngoài thùng r c [8]
Ứng dụng công nghệ GIS sắp xếp lại hệ thống thu gom chất thải cho cả khu vực Nam sông Hương thành phố Huế nơi có 239 thùng r c với tỷ lệ 6 thùng r c/km2
, 666 người/thùng r c, đã khắc phục được bất cập trong thu gom chất thải ở khu vực có thùng r c qu tải, r c đổ ra vỉa hè, lề đường, bờ sông
Ứng dụng GIS sắp xếp lại hệ thống thu gom chất thải dựa trên dữ liệu không gian, dữ liệu thuộc tính và x y dựng bản đồ hệ thống thu gom chất thải Hệ thống thùng rác được sắp xếp dựa trên kết quả ph n tích không gian lớp thùng r c hiện có Theo đó, lớp thùng mới được hình thành từ hai mảng: điều chỉnh vị trí và định vị thùng r c thêm mới Sử dụng phần mềm MapInfo 8.0 để ghép nối hai mảng và lưu thành bảng ghi thùng r c mới căn cứ vào đặc điểm riêng của từng tiểu vùng đồng thời, tập trung ứng dụng ph n tích không gian kết hợp c c phương ph p đ nh gi nhanh nguồn ph t sinh chất thải và tham khảo ý kiến cộng đồng để quyết định
Ứng dụng GIS sắp xếp lại hệ thống thu gom chất thải đ nh gi được chi tiết hiện trạng hệ thống thu gom và sắp xếp lại hệ thống thùng r c ở nhiều khu vực; kết hợp công nghệ GIS với c c phương ph p kh c để giải quyết đầy đủ mối quan hệ giữa hệ thống thu gom và c c yếu tố t c động; cho hiệu quả cao khi thành lập bản đồ, đặc biệt khi yêu cầu nhanh chóng, chính x c; khắc phục được nhược điểm của phương ph p lập bản đồ truyền thống thu gom r c
Năm 2010, tại Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng đã công bố nghiên cứu "X y dựng cơ sở dữ liệu quản lý r c thải ở thành phố Đà Nẵng dưới sự trợ giúp của GIS" của t c giả Nguyễn Thị Diệu, Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng đã cho thấy được c c kết quả bước đầu về hiệu quả của việc ứng dụng GIS thành lập được c c bản đồ về c c điểm tập trung r c thải, thiết lập được hệ thống cơ sở dữ liệu
về hiện trạng r c thải, quản lý về thiết bị và nh n sự cho công ty môi trường, x c lập
c c tuyến thu gom
Trang 30Năm 2012, tuyển tập b o c o sinh viên nghiên cứu khoa học lần thứ 8 Đại học
Đà Nẵng có b o c o nghiên cứu “Ứng dụng công nghệ GIS trong quản lý c y xanh đô thị tại thành phố Đà Nẵng” do sinh viên Nguyễn Đức Việt, lớp 09CDL, Khoa Địa lý, Trường Đại học Sư phạm thực hiện Đề tài nghiên cứu này đã x y dựng được cơ sở dữ liệu về c y xanh và p dụng phần mềm Mapinfo để quản lý c c thông tin về c y xanh tại 03 tuyến đường Nguyễn Du, Lý Thường Kiệt, Phan Bội Ch u Việc x y dựng hệ thống cơ sở dữ liệu này rất hữu ích đối với cơ quan quản lý bởi vì qua đó nhà quản lý
có thể nắm bắt, quản lý được c c thông tin liên quan đến c y xanh như thực trạng sinh trưởng, ph t triển cũng như chất lượng của từng c y từ đó trợ giúp việc đưa ra những biện ph p để khắc phục cũng như điều chỉnh ph t triển mới cho c c loại c y và phục
vụ cho việc quy hoạch c y xanh đô thị
Th ng 4 năm 2015, UBND thành phố Đà Nẵng đã giao cho Sở X y dựng chủ trì nghiên cứu thiết kế phần mềm ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) để quản lý c y xanh công cộng Đến nay, ứng dụng quản lý c y xanh công cộng đang trong quá trình thử nghiệm
Trang 31CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
- Phía Bắc giáp Biển Đông;
- Phía Nam giáp quận Cẩm Lệ;
- Phía Tây giáp quận Thanh Khê;
- Phía Đông gi p Sông Hàn
Tổng diện tích đất tự nhiên là 2.328,9 ha
Tổng đơn vị hành chính là 13 phường, bao gồm: Thuận Phước, Thạch Thang, Thanh Bình, Hải Châu 1, Hải Ch u 2, Phước Ninh, Nam Dương, Bình Hiên, Bình Thuận, Hoà Thuận Đông, Hoà Thuận T y, Hoà Cường Bắc, Hoà Cường Nam
Hình 2.1 Bản đồ hành chính quận Hải Châu
Trang 32b) Địa hình, địa mạo
- Địa hình: Là một quận có vị trí ven biển, quận Hải Ch u có địa hình tương đối
bằng phẳng, hầu hết chịu sự t c động của hiện tượng bồi tích cát biển, có độ cao trung
bình từ 1,5m – 2m, có thể chia thành 3 loại:
+ Loại địa hình cao tương đối bằng phẳng, dốc dần từ T y sang Đông, loại địa
hình này chiếm phần lớn diện tích
+ Loại địa hình thấp là các bãi ven sông Hàn và vsịnh Đà Nẵng, độ cao trung
bình từ 0,5m – 1m, có chu kỳ ngập lụt khoảng 1% đến 2% Loại địa hình này chiếm
khoảng 7-8%
+ Loại địa hình g đồi do cát bồi tích l u đời Loại địa hình này rất ít, khoảng
1-2%, tập trung ở phía T y, độ cao trung bình khoảng 6m
- Địa chất: Do là vùng cát bồi có tính chất l u đời nên nền đất xây dựng ổn định,
cường độ chịu tải của nền đất tốt, tại các vùng bãi biển, ven sông cường độ chịu tải
kém hơn [11]
c) Khí hậu, thuỷ văn
- Khí hậu: Quận Hải Châu có khí hậu nhiệt đới điển hình, mang tính đặc thù của
vùng ven biển miền trung Trung Bộ Chế độ khí hậu tương đối ổn định, phân ra hai mùa: mùa mưa và mùa khô Theo số liệu thống kê năm 2015 thì:
+ Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ trung bình năm của quận là 26,70C Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm là th ng 5 với 29,90C Tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất trong năm là th ng 1 với 21,20C Số giờ nắng trung bình năm là 2438 giờ Tháng có giờ nắng trung bình cao nhất là tháng 5 với 282 giờ Tháng có giờ nắng
trung bình thấp nhất là tháng 12 với 136 giờ
+ Lượng mưa: Lượng mưa lớn nhưng ph n bố không đều giữa các tháng và các năm Lượng mưa bình qu n cả năm là 1873 mm Th ng có lượng mưa trung bình cao nhất là tháng 9 với 416 mm Th ng có lượng mưa trung bình thấp nhất là tháng 2 với
12 mm
+ Độ ẩm không khí: Độ ẩm tương đối trung bình năm là 80,8% Th ng có độ ẩm tương đối trung bình cao nhất là tháng 12 với 87 % Th ng có độ ẩm tương đối trung
bình thấp nhất là tháng 7 với 74 % [11]
- Thuỷ văn: Sông Hàn là hợp lưu của sông Tuý Loan và sông Yên, có mực nước
cao nhất là +3,45m (năm 1964) và mực nước thấp nhất là 0,25m Sông Hàn cũng mang tính chất chung của các sông vùng duyên hải miền Trung: ngắn, độ dốc lớn, biên độ dao động mực nước và lưu lượng lớn Mùa mưa nước sông dâng lên nhanh gây ngập các dải đất sát bờ sông nhưng thời gian thường ngắn Mùa khô nguồn sinh thuỷ hẹp, mực nước
sông xuống thấp gây nhiễm mặn vùng cửa sông thời gian khoảng 1 tháng [11]
d) Tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên đất:
+ Nhóm đất cồn c t và đất cát biển: Được hình thành ở ven biển, cửa và ven sông
Trang 33do hoạt động của biển và sông tạo thành và do t c động của gió Đặc điểm của nhóm đất này là tầng phân hoá tầng phát sinh của phần diện không rõ Thành phần cơ giới rời rạc hoặc thô, độ phì và khả năng giữ nước kém, loại đất này tập trung ở ven biển, ven sông Hàn, chủ yếu đang sử dụng vào mục đích đất chuyên dùng và đất ở
+ Nhóm đất mặn: Phát sinh do có quan hệ với sự xâm nhập của thuỷ triều, gây mặn bề mặt hay mạch nước ngầm, thường thấy ở nơi có địa hình thấp trũng, tập trung chủ yếu ở cửa sông Hàn và các vùng ven biển Đất có màu nâu xám, có phản ứng ít chua đến trung tính, thành phần cơ giới từ c t pha đến thịt nhẹ, tầng dầy từ 50 -100cm + Nhóm đất đỏ vàng: Đặc điểm chung của nhóm đất này là phản ảnh rõ tính chất của nhiệt đới ẩm, biểu hiện đặc trưng Feralit là chính Đất hình thành tại chỗ trên các sản phẩm phong hoá của các loại đ Macma Đất có màu sắc đỏ vàng đến vàng đỏ, đất chua phèn kèm khoáng vật nguyên sinh đã ph n huỷ [11]
- Tài nguyên biển và ven biển
Biển quận Hải Châu có bờ biển ngắn trên vịnh Đà Nẵng đến cửa sông Hàn, có Cảng sông Hàn có thể tiếp nhận từ 5 đến 10 ngàn tấn Điểm đặc biệt của vùng biển của quận Hải Ch u là ngư trường không bó hẹp trong phạm vi của quận mà mở rộng ra thành phố, vịnh Bắc Bộ và vùng biển Nam Trung Bộ
- Tài nguyên nh n văn và du lịch
Quận Hải Châu có vị trí trung tâm thành phố, cách ba di sản văn ho thế giới:
th nh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An, Cố đô Huế dưới 100km, có Bảo tàng Chăm và các
di tích lịch sử như: Nghĩa trũng Phước Ninh, đình Đại Nam Hoà Cường, bảo tàng Chăm, đình làng Hải Ch u, Thành Điện Hải và nằm sát khu vực có nhiều địa điểm lý tưởng để tổ chức các hoạt động nghĩ dưỡng như B n đảo Sơn Trà, núi Ngũ Hành Sơn, dọc biển Sơn Trà Non Nước có nhiều bãi tắm đẹp
Sự kết hợp hòa hoà giữa các tài nguyên du lịch tự nhiên và các tài nguyên du lịch
nh n văn sẽ là tiềm năng phục vụ du lịch của quận, điều kiện để quận Hải Châu trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn trong quần thể du lịch của Đà Nẵng nói riêng và
cả miền Trung nói chung
e) Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
Theo quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH quận Hải Châu tại Quyết định số 7007/QĐ-UBND ngày 11/9/2009 của UBND thành phố Đà Nẵng với mục tiêu tổng quát là: Xây dựng quận Hải Châu trở thành trung t m đô thị của Đà Nẵng với quy mô dân số khoảng 261.000 người và phát huy vai trò, vị trí, chức năng là trung t m giao lưu của Đà Nẵng về thương mại, dịch vụ, văn ho du lịch, khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo…là địa bàn có ý nghĩa chiến lược về quốc phòng an ninh Quận Hải Châu phấn đấu trở thành địa phương đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
ho và đô thị thân thiện với môi trường, xây dựng và áp dụng thành công mô hình
chính quyền đô thị…
Trang 34f) Dân số, lao động, việc làm và mức sống
- Dân số
Theo số liệu thống kê năm 2016, dân số trung bình của toàn quận là 212.786 người, trong đó có 101.593 nam, chiếm 48,4% tổng dân số, có 108.048 nữ, chiếm 51,6 % tổng dân số Tỷ lệ gia tăng d n số tự nhiên là 15,03 %, tăng 13,68 % so với năm 2010
Bảng 2.1 Tình hình dân số quận Hải Châu năm 2016
Stt Phường Dân số (người) Diện tích (km 2
Công tác dân số và kế hoạch ho gia đình và bảo vệ, chăm sóc trẻ em được triển khai sâu rộng, phong phú, thiết thực trong giai đoạn 2011 - 2015 nên đạt được nhiều kết quả khả quan: giữ vững mức sinh thay thế và tỷ suất sinh thô giảm trung bình
Trang 350,28‰/năm Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi giảm còn 2,5% Tỷ
lệ trẻ em dưới 1 tuổi tử vong dưới 1,18 ‰ [6]
- Lao động và việc làm:
Theo số liệu thống kê năm 2016, số người trong độ tuổi lao động là 136.015 người Số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân: Nông lâm thuỷ sản: 445 người; Công nghiệp, xây dựng: 47.023 người; Thương mại, dịch vụ: 57.263 người, tỷ lệ thất nghiệp là 4,2%
Cơ cấu lao động chuyển dịch nhanh, đúng hướng, hình thành cơ cấu kính tế thương mại – dịch vụ - công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – nông nghiệp
- Thu nhập và mức sống:
Đời sống của nhân dân quận Hải Châu trong những năm qua đã được cải thiện, thu nhập bình qu n đầu người năm sau cao hơn năm trước Theo số liệu thống kê, GDP bình qu n đầu người năm 2006 là 1.823 USD, năm 2009 là 2.949 USD và năm
2010 đạt 3.311 USD, bình qu n tăng 16,56%/năm
g) Cơ cấu các ngành nghề
- Nông nghiệp và thuỷ sản
Hiện toàn quận có 131 tàu c c loại, công suất 5.500 CV; 11 tàu đ nh bắt xa bờ (có
05 tàu dịch vụ hậu cần nghề c ) Gi trị sản xuất ngành Thủy sản tăng bình qu n 1,01%/năm Khai th ch thủy hải sản đã có sự dịch chuyển mạnh mẽ theo hướng vươn khơi xa; Cơ cấu sản phẩm hải sản khai th c có sự thay đổi, sản phẩm có gi trị kinh tế cao và sản phẩm xuất khẩu ngày càng chiếm tỷ trọng lớn
Qu trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng nên diện tích đất nông nghiệp tập trung trên địa bàn quận hiện nay không c n; c c hộ nông d n không c n đất sản xuất, một số
đã chuyển hướng sang hoạt động thương mại - dịch vụ, một số ít hộ đã liên hệ với c c
xã thuộc huyện Hoà Vang thuê đất lập trang trại trồng trọt và chăn nuôi và một số hộ
d n sử dụng đất vườn hoặc thuê những lô đất trống chưa sử dụng để trồng hoa, c y cảnh Theo thống kê đến năm 2016, hiện toàn quận có 93 hộ đang hoạt động nông nghiệp (trồng hoa, c y cảnh)[6]
- Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - x y dựng:
Trong giai đoạn 2011-2015, sản xuất công nghiệp trên địa bàn quận có nhiều biến động nhưng ngành Công nghiệp quận vẫn giữ được sự ổn định và có tăng trưởng, công nghiệp d n doanh ph t triển kh cao như c c mặt hàng: cửa nhôm, giấy, văn
ph ng phẩm, chế biến hải sản, chế biến thực phẩm Đến năm 2015, trên địa bàn quận
có tổng số 1.409 cơ sở sản xuất công nghiệp - x y dựng, trong đó:
+ Doanh nghiệp d n doanh là 1.133 doanh nghiệp, tăng 393 doanh nghiệp so với năm 2010
+ Hợp t c xã là 01
+ Doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 22, giảm
13 doanh nghiệp so với năm 2010 (nguyên nh n là do cổ phần hóa và chuyển địa điểm hoạt động)
Trang 36+ Hộ kinh doanh c thể là 394 hộ, tăng 165 hộ so với 2010
Do đặc điểm lịch sử để lại, sản xuất công nghiệp của quận đều có quy mô nhỏ, trang thiết bị lạc hậu, nằm xen kẽ trong c c khu d n cư nên thuộc nhóm nguy cơ cao
về gây ô nhiễm môi trường nên chủ trương của quận là phát triển sản xuất công nghiệp
có công nghệ sạch và chứa hàm lượng khoa học kỹ thuật cao…
Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn quận tăng bình qu n giai đoạn 2015) là 7,07 %/năm, trong đó công nghiệp d n doanh tăng 7,51 %/năm [6]
(2011 Thương mại – dịch vụ (2011 du lịch:
Thương mại là ngành phát triển nhanh nhất và khá toàn diện, chiếm tỷ trọng cao trong toàn lĩnh vực dịch vụ, đảm nhiệm tốt vai trò trung tâm, hàng loạt siêu thị, cửa hàng mua sắm tiện lợi ra đời theo chuỗi liên kết các nhà phân phối và sản xuất, chủng loại hàng hóa ngày càng đa dạng
Hoạt động dịch vụ - du lịch phát triển mạnh đặc biệt là các loại hình dịch vụ tài chính tín dụng, công nghệ tin học, dịch vụ công cộng
Hiện nay trên địa bàn quận có 20.847 cơ sở kinh doanh dịch vụ đang hoạt động trong lĩnh vực này Tỷ trọng đóng góp luôn chiếm trên 70% cơ cấu kinh tế của quận Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ tăng bình qu n 19,92%/năm, trong đó tổng mức b n lẻ hàng hóa xã hội là 19,02 %/năm
h) Thực trạng cơ sở hạ tầng
- Về giao thông
+ Đường hàng không: Sân bay Quốc tế Đà Nẵng có diện tích khoảng 150 ha
(diện tích cả khu vực là 842 ha), nằm cách trung tâm thành phố khoảng 3 km Sân bay
có hai chức năng là qu n sự và dân dụng Sân bay có thể cho máy bay hạng nhẹ và hạng trung có thể cất và hạ cánh Hiện tại có hơn 30 hãng hàng không của hơn 20
nước có máy bay qua vùng trời Đà Nẵng
+ Đường thuỷ: Với một vị trí đặc biệt thuận lợi về giao thông đường biển, Cảng sông Hàn nằm trong hệ thống cảng Đà Nẵng có độ s u trung bình từ 9-11m, có khả năng tiếp nhận c c tàu lớn có trọng tải đến 15.000 tấn, chỉ c ch cảng Hải Ph ng 310 hải lý, cảng Sài G n 520 hải lý, cảng Macao 480 hải lý, cảng Singapore 960 hải lý, cảng Th i Lan 1.060 hải lý…nên rất thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển Vào những năm cuối thế kỉ 20 và sang đầu thế kỉ 21, do qu trình chỉnh trang đô thị, cảng sông Hàn từng bước chuyển dần chức năng từ cảng hàng hóa sang cảng đón tàu du lịch quốc tế; hàng năm có từ 6 đến 10 chuyến tàu cập bến và là đường biển du lịch nối liền với tuyến hàng hải Đông Nam Á và Đông Bắc Á
+ Đường bộ: Quận Hải Châu có tổng chiều dài đường khoảng 281,6km, trong đó
có đường trục chính thành phố là 42,2km, chiều dài kiệt hẻm, đường chưa đặt tên có tổng chiều dài hơn 100km Mạng lưới đường bộ quận hiện nay chiếm hơn 30% diện tích quận, tính bình qu n đạt 2,6 km/km2; 0,31 km/1000 dân Hệ thống giao thông đường bộ có đủ các loại hình: hỗn hợp, tự do, song song, bàn cờ, xuyên t m Đ y là
Trang 37đặc điểm thuận lợi trong khai thác, vận chuyển trong nội thành, giải quyết ùn tắc giao thông và giờ cao điểm Hệ thống đường giao thông của quận Hải Châu nối liền với các quận khác thông qua các cầu như cầu Thuận Phước, sông Hàn, Cầu Rồng, Trần Thị Lý – Nguyễn Văn Trỗi, Tiên Sơn và cầu Hoà Xuân
- Hệ thống điện
Có 03 trạm cung cấp điện: Trạm 110KKV Liên Trì (E11), công suất 1x25MVA, điện áp 110/22/6kV; trạm 110 Xuân Hà (E10), công suất 2x40MVA, điện áp 110/35-22-6V; trạm 110/KV Cầu Đỏ (E12), công suất 2x25MVA, điện áp 110/35-22-10kV Được sự chỉ đạo, quan t m đầu tư của các cấp, các ngành, trong những năm qua
hệ thống điện chiếu sáng quận Hải Ch u có bước phát triển mạnh mẽ và đạt những thành tựu nhất định Đặc biệt, trên địa bàn quận Hải Châu là tốc độ phát triển về lưới điện chiếu s ng đường phố Hiện nay, trên địa bàn quận có 126 tuyến đường và một số tuyến đường trong c c khu d n cư đã có điện chiếu sáng với tổng chiều dài tuyến là 54.625 m với 2.111 bộ đèn lắp đặt Nhìn chung, lượng điện này đảm bảo nhu cầu sản xuất của c c cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, điện chiếu s ng đường phố và sinh hoạt của nhân dân
- Hệ thống cấp và tho t nước
+ Hệ thống cấp nước: Hiện nay quận Hải Ch u đang sử dụng nước của hai nhà
m y nước là Nhà máy nước cầu Đỏ (phường Hoà Thọ Tây, quận Cẩm Lệ), công suất thiết kế là 50.000m3/ngày đêm, công suất thực tế là 62.809m3/ngày đêm và Nhà m y nước s n bay (đặt tại phường An Khê, quận Thanh Khê), công suất thiết kế là 30.000m3/ngày đêm, công suất thực tế là 23.975m3/ngày đêm
Cả hai Nhà m y này đều được cung cấp nước từ nguồn nước mặt sông Cẩm Lệ,
vì nằm ở vị trí gần biển nên nước sông Cẩm Lệ thường bị nhiễm mặn vào mùa khô nên thành phố đã cho x y dựng trạm bơm nước thô bổ sung tại ngã ba sông Tuý Loan nhằm bổ sung lượng nước cho Nhà m y nước cầu Đỏ vào mùa khô, kịp thời cung cấp nước cho nhân dân
+ Hệ thống tho t nước: Nhìn chung, hệ thống tho t nước trên địa bàn quận Hải Châu chủ yếu đổ ra sông Hàn và vịnh Đà Nẵng, là hệ thống tho t nước chung cho cả nước mưa, nước sinh hoạt và công nghiệp, y tế Một số cống xây dựng gần đ y sử dụng ống bêtông thông nhau rất phức tạp, kết cấu mương hầu hết là mương hộp đặt trên vỉa hè theo độ dốc địa hình, không theo một hướng chung Dựa vào địa hình và hiện trạng tho t nước, trên địa bàn quận có thể chia thành 04 lưu vực tho t nước: lưu vực Đầm Rong – Ông Ích Khiêm; Lê Lợi – Lê Duẩn – sông Hàn; Hải Châu – Lê Đình Dương – sông Hàn; Hoàng Diệu – Nguyễn Tri Phương – Nguyễn Văn Linh – Duy Tân – sông Hàn; Hoà Cường – sông Hàn
- Hệ thống Bưu chính - Viễn thông
Hiện nay, trên địa bàn quận có hầu hết các loại dịch vụ viễn thông bao gồm: điện thoại cố định, điện thoại di động, và các dịch vụ Internet như: Internet gi n tiếp, trực
Trang 38tiếp, băng rộng, truy nhập vô tuyến, thuê kênh băng rộng và các dịch vụ trên mạng NGN, truyền dữ liệu…Theo thống kê, có 03 doanh nghiệp đang cung cấp diện thoại cố định là Bưu điện Đà Nẵng, EVN Telecom, và Viettel; mạng truyền dẫn nội hạt gồm VNPT, Viettel, EVN Telecom; mạng thông tin di động: Vinaphone, Mobiphone, Viettel Mobile, Sfone, VietnamMobile, EVN Telecom; mạng cung cấp dịch vụ Internet: VNPT, EVN Telecom và Viettel
Hiện nay, trên địa bàn quận có 01 Đài trung t m truyền hình Việt Nam tại Đà Nẵng (VTV8) và 01 Đài ph t thanh – truyền hình Đà Nẵng
- Cơ sở giáo dục - đào tạo
Giáo dục đào tạo là nhiệm vụ hàng đầu nhằm n ng cao d n trí, đào tạo nhân tài, tạo nền tảng học vấn cần thiết cho mọi công d n, đào tạo lực lượng lao động có kiến thức, tay nghề để phục vụ cho sự nghiệp phát triển KT-XH của quận Cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học được chú trọng đầy tư Mạng lưới trường lớp được mở rộng ở tất cả các bậc học với 74 trường (44 trường công lập và 30 dân lập), bảo đảm 100% phòng học cấp 2 trở lên Hiện có 24 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia (chiếm
tỷ lệ 32%) Đội ngũ gi o viên, c n bộ quản lý được tăng cường, tỷ lệ gi o viên đạt chuẩn ở các bậc học đều tăng, trong đó 90 % gi o viên có trình độ trên chuẩn
- Cơ sở y tế
Tính đến nay, trên địa bàn quận có 31 cơ sở khám chữa bệnh (có 03 cơ sở tư nhân) với tổng số 3.357 giường bệnh và 100% phường đều có trạm y tế Đội ngũ c n
hộ ngành y bao gồm 2.748 người, trong đó có 768 b c sĩ Trên địa bàn quận tập trung
c c cơ sở khám chữa bệnh của thành phố như Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng, bệnh viện
C Đà Nẵng, Bệnh viện Mắt, Bệnh viện Qu n y 17…
Trung tâm y tế dự phòng của Thành phố nằm trên địa bàn quận, có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ về y tế dự phòng (tuyên truyền phòng bệnh, phòng dịch, kiểm tra
vệ sinh an toàn thực phẩm…) cho quận và toàn thành phố [11]
Năm 2015, Bệnh viện Đa khoa Hải Ch u được đầu tư mở rộng với 300 giường bệnh, các trạm y tế phường với 91 giường bệnh được nâng cấp cùng với công tác xã hội hóa y tế đã có bước tiến bộ với việc hình thành các bệnh viện: Gia đình, Phụ nữ
đã tạo thuận lợi cho việc chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho nhân dân
- Cơ sở văn ho , thể dục thể thao
Trên địa bàn quận tập trung hầu hết c c cơ sở văn ho , thể thao của thành phố: nhà h t Trưng Vương, Cung thể thao Tiên Sơn, nhà biểu diễn đa năng là nơi tổ chức giao lưu văn ho nghệ thuật của mang tầm quốc gia Trên địa bàn quận còn tập trung một số cơ sở thể thao, văn ho lớn như: Nhà h t tuồng Nguyễn Hiển Vinh, Bảo Tàng Chàm, Viện Bảo tàng Thành phố, Viện Bảo tàng Qu n Khu V; Nhà văn ho lao động thành phố, sân vận động Chi Lăng…
Làng vận động viên Tiên Sơn với diện tích 7,0 ha nằm ở phường Hoà Cường Nam có cơ sở hạ tầng tốt, các hạng mục đầu tư ở đ y như khu chung cư vận động viên, nhà biệt thự
Trang 39* Nhận xét, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
c c quận, huyện kh c trong việc thúc đẩy sự ph t triển KT-XH
- Là trung t m đào tạo Đại học, trung t m y tế của thành phố, là nơi tập trung đội ngũ trí thức đông đảo có tiềm năng lớn về nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học công nghệ, y học, văn học, nghệ thuật, lịch sử… cung cấp c c dịch vụ đào tạo, y tế chất lượng cho cả khu vực Trung trung bộ và thành phố
- Nguồn nh n lực chất lượng cao, trình độ học vấn cao, được đào tạo tốt về chuyên môn nghiệp vụ rất cần thiết cho sự ph t triển, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
- Nền kinh tế ph t triển tương đối toàn diện và liên tục tăng trưởng Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực, tỷ trọng c c ngành phi nông nghiệp tăng nhanh hơn so với kế hoạch đề ra, đặc biệt cơ cấu trong nội bộ ngành cũng có bước thay đổi đ ng kể thương hướng Thương mại – dịch vụ - du lịch; Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và x y dựng
- Cơ sở hạ tầng đô thị được x y dựng và tích luỹ qua nhiều năm, đã đồng bộ
và đ y là điều kiện, tiền đề cơ bản để ph t triển KT-XH của quận và của thành phố Với những điều kiện thuận lợi trên, trong tương lai quận Hải Ch u sẽ c n ph t triển mạnh hơn nữa và x y dựng một môi trường xanh, sạch, đẹp là yêu cầu cấp thiết đặt ra và vấn đề hiện đại hóa, cơ giới hóa công t c thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận càng được quan t m nhằm đảm bảo mỹ quan đô thị và vệ sinh môi trường, đem lại môi trường sống trong lành cho người d n và ấn tượng tốt trong lòng du khách
b) Khó khăn, hạn chế
- Tổng diện tích đất tự nhiên không lớn tạo ra những hạn chế nhất định trong sự phát triển KT-XH Trong cơ cấu sử dụng đất, diện tích đất quốc phòng chiếm diện tích lớn, tạo ra những khó khăn về quy hoạch sử dụng đất
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế chủ yếu theo chiều rộng Hoạt động dịch vụ, thương mại, du lịch, xuất khẩu vẫn còn gặp nhiều khó khăn, mức tăng trưởng chậm, hiệu quả tương đối thấp
- Cơ cấu lao động và chất lượng, trình độ của nguồn nhân lực trên địa bàn quận còn hạn chế, thiếu đội ngũ công nh n kỷ thuật lành nghề và kỷ năng chuyên môn s u Kết quả đạt được trong công t c xóa đói giảm nghèo chưa thực sự bền vững
Trang 40- Công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đô thị chưa theo kịp với tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị và qu trình đô thị hóa trên địa bàn quận; nhất là công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực bảo vệ môi trường chỉ mới dừng lại ở việc tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức giữ gìn về sinh, việc kiểm tra, giám sát xử lý vi phạm hành chính còn nhiều hạn chế cũng như chưa tập trung đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin, đầu tư khoa học kỹ thuật cho công tác quản lý môi trường nói chung và công tác thu gom, vận chuyển CTRSH nói riêng ngày càng thuận tiện và tốt hơn
Nhìn chung, bên cạnh những thuận lợi bao giờ cũng song hành là những thách thức, khó khăn đ i hỏi phải có những biện ph p để phát huy những thuận lợi, khắc phục những hạn chế để đưa nền kinh tế của quận Hải Châu nói chung và công tác quản
lý môi trường theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước
2.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của quận Hải Châu
- Tìm hiểu về phần mềm ArcGIS
- Hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển và quản lý CTRSH tại quận Hải Châu, chủ yếu là CTRSH phát sinh từ hộ gia đình
- Đ nh gi hiện trạng quản lý và công tác thu gom, vận chuyển CTRSH tại quận
- Ứng dụng GIS xây dựng các bản đồ hiện trạng về tuyến thu gom, c c điểm tập kết rác thải, bản đồ vị trí đặt thùng rác theo giờ
- Dự báo sự gia tăng d n số, khối lượng rác phát sinh và số phương tiện cần thiết
để phục vụ cho việc thu gom, vận chuyển CTRSH của quận Hải Châu đến năm 2030
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu gom, vận chuyển CTRSH tại quận Hải Châu
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1 Phương pháp nghiên cứu các cơ sở lý thuyết
Là phương ph p thu thập thông tin khoa học trên cơ sở nghiên cứu c c văn bản, tài liệu đã có và bằng c c thao t c tư duy logic để rút ra kết luận khoa học cần thiết
- Phương pháp phân tích và tổng hợp, hệ thống hóa lý thuyết: Nghiên cứu c c tài
liệu, lý luận về quản lý CTRSH, hệ thống hóa c c tài liệu thu thập được theo từng khía cạnh hoặc theo từng đơn vị kh c nhau để có có nhìn tổng qu t hơn về đối tượng nghiên cứu
- Phương ph p lịch sử: Là phương ph p nghiên cứu bằng c ch đi tìm nguồn gốc
ph t sinh, qu trình ph t công t c quản lý CTRSH từ đó rút ra bài học trong công t c quản lý thực tế tại khu vực nghiên cứu
2.3.2 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu, kế thừa
Tổng hợp các tài liệu, số liệu từ các kết quả đã nghiên cứu trước đ y như các báo
c o đề tài nghiên cứu, c c b o c o có liên quan, c c văn bản hướng dẫn thu gom, vận