Các chỉ tiêu chiều cao cây, số chồi được ghi nhận 20 ngày một lần. Lần đầu tiên lúc 10 ngày sau sạ và kết thúc lúc 80 ngày sau sạ. Mỗi lô thí nghiệm chọn 3 điểm cố định, mỗi điểm một khung cố định kích thước 50 x 50 cm, mỗi khung chọn 10 cây ngẫu nhiên cố định để thu thập chỉ tiêu.
- Chiều cao cây (cm): đo từ mặt đất đến chóp lá cao nhất.
- Số chồi/m2: đếm số chồi ở giai đoạn lúa được 10, 20, 40, 60, 80 ngày tuổi và lúc thu hoạch ở tất cả các khung chỉ tiêu và qui ra số chồi/m2
.
- Chiều dài bông: trong mỗi khung có diện tích 0,25m2 đo chiều dài bông của 10 cây lúa và tính chiều dài trung bình.
2.2.4 Đánh giá chỉ tiêu về các thành phần năng suất
- Tuốt hạt, làm sạch, phơi khô. - Đếm tổng số bông, ký hiệu là P.
- Đếm tổng số hạt lép, ký hiệu là U (hạt). - Đếm tổng số hạt chắc, ký hiệu là W (hạt).
- Cân trọng lượng 1000 hạt chắc, lặp lại 3 lần, ký hiệu w1, w2, w3 (gram). - Đo ẩm độ của mẫu.
- Quy các số liệu khối lượng cân về ẩm độ chuẩn 14%. W0 (100 – H0)
W14% = 86
W0: Trọng lượng mẫu lúc cân (gram). H0: Ẩm độ mẫu lúc cân (%).
2.2.5 Đánh giá chỉ tiêu về năng suất
Tính năng suất lý thuyết (NSLT) dựa trên số liệu về các thành phần năng suất bằng công thức:
NSLT = Số bông/m2 x Số hạt chắc/bông x Trọng lượng 1000 hạt x 10-5 (tấn/ha)
Năng suất thực tế (NSTT) của lúa được tính từ lượng lúa thu hoạch từ 5 m2
, đập, phơi, giê, cân và quy về ẩm độ 14%, ký hiệu là W14% (kg).
W14% 10000 (m2)
NSTT = x
1000 5 (m2)
= W14% x 2 (tấn/ha)
2.2.6 Đánh giá khả năng phản ứng với một số sâu bệnh hại
* Bệnh đạo ôn
Thang điểm đánh giá bệnh Đạo ôn hại bông (IRRI, 1988)
+ Cấp 0: không thấy vết bệnh hoặc chỉ có vết bệnh trên vài cổ bông. + Cấp 1: vết bệnh có trên vài cổ bông hoặc trên gié cấp 2.
+ Cấp 3: vết bệnh trên một vài gié cấp 1 hoặc phần giữa của trục bông.
+ Cấp 5: vết bệnh bao quanh một phần gốc bông hoặc phần thân rạ ở phía dưới trục bông.
+ Cấp 7: vết bệnh bao quanh toàn bộ cổ bông hoặc phần gần cổ bông, có hơn 30% hạt chắc.
+ Cấp 9: vết bệnh bao quanh cổ bông hoặc phần thân rạ cao nhất hoặc phần trục gần gốc bông, số hạt chắc thấp hơn 30%.
* Rầy nâu
Triệu chứng chuyển vàng từng bộ phận hay toàn bộ, cây thấp dần, nếu trầm trọng cây sẽ chết.
Thang đánh giá khả năng phản ứng với Rầy nâu (IRRI, 1988) + Cấp 0: không bị hại.
+ Cấp 1: hơi biến vàng trên một số cây.
+ Cấp 3: lá biến vàng nhưng chưa bị cháy rầy.
+ Cấp 5: lá bị vàng rõ, cây lùn và héo, ít hơn một nửa số cây bị cháy rầy, còn lại bị lùn nặng.
+ Cấp 7: hơn một nữa số cây bị héo hoặc cháy rầy, số cây còn lại lùn nặng. + Cấp 9: tất cả cây bị chết.
2.2.7 Phƣơng pháp phân tích số liệu
Sử dụng phần mềm EXCEL để tính toán số liệu và vẽ biểu đồ. Xử lý số liệu thống kê bằng phần mềm SPSS.
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH THÍ NGHIỆM 3.1.1 Tình hình đất đai và khí hậu
Tình hình đất đai và điểu kiện khí hậu ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cho năng suất của một giống lúa trong mùa vụ. Ảnh hưởng đến khả năng nảy chồi, số chồi hữu hiệu, sự đổ ngã, sự phát triển của mầm bệnh và ảnh hưởng đến các thành phần năng suất và năng suất của lúa lúc cuối vụ. Qua kết quả phân tích trong phòng thí nghiệm, đất trong ruộng lúa thí nghiệm có pH trung bình là 5,67 thuộc loại đất phù sa (Ngô Ngọc Hưng, 2005).
Nhiệt độ trung bình, số giờ nắng và ẩm độ trong thời gian thực hiện thí nghiệm không có sự chênh lệch cao. Tuy nhiên, lượng mưa có sự chêch lệch đáng kể, lượng mưa cao ở tháng 11 và tháng 12 năm 2012 và thấp vào tháng 1, 2 năm 2013 (Bảng 3.1). Vì vậy cần quản lý tốt dịch hại ở thời điểm mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho cây lúa phát triển.
Bảng 3.1 Số liệu khí tƣợng thủy văn những tháng cuối 2012 và những tháng đầu năm 2013 (Trung tâm dự báo khí tƣợng thủy văn tỉnh Sóc Trăng, 2012-2013)
Tháng Nhiệt độ trung
bình (ºC) Giờ nắng (giờ) Lƣợng mƣa (mm) Độ ẩm (%)
11 27,6 195,2 192,2 81
12 26,0 195,8 55,4 79
1 26,7 207,1 1,2 78
2 26,9 234,0 8,9 77
3.1.2 Tình hình phát triển của cây lúa
Cây lúa sinh trưởng và phát triển khá tốt từ đầu đến cuối vụ Đông Xuân năm 2013. Sự tăng trưởng chiều cao và khả năng đẻ nhánh của cây lúa mạnh nhất vào giai đoạn 15-40 ngày sau sạ. Sau giai đoạn này cây lúa sinh trưởng chậm dần và chuyển từ giai đoạn sinh trưởng qua giai đoạn sinh sản và hình thành năng suất.
3.1.3 Tình hình sâu bệnh hại
đáng kể. Bệnh đạo ôn xuất hiện từ lúc 40 ngày sau khi sạ đến chín mức độ gây hại ở cấp 1. Rầy nâu xuất hiện và gây hại ở mức độ thấp (cấp 1) và không ảnh hưởng nhiều đến năng suất lúa.
Bảng 3.2 Ghi nhận tình hình chung của giống lúa OM6796 thí nghiệm mật độ sạ tại xã Đại Hải, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng vụ Đông Xuân năm 2012- 2013
Mật độ sạ (kg/ha) Đạo ôn (cấp) Rầy nâu (cấp) Chuột hại (%) Đỗ ngã (%) 200 1 1 7 10 150 1 1 0 0 100 1 1 0 0
Chuột bắt đầu gây hại từ lúc 40 ngày sau sạ cho đến khi thu hoạch, tỷ lệ bị gây hại cao nhất ở nghiệm thức sạ 200 kg/ha với tỷ lệ gây hại là 7%, ở nghiệm thức sạ 150 kg/ha và 100 kg/ha không có sự thiện hại do chuột (Bảng 3.2). Điều này chứng tỏ đối với mật độ sạ hợp lý, ruộng lúa thoáng nên đã hạn chế được sự phá hoại của chuột so với mật độ sạ dày truyền thống.
Lúa bị đổ ngã phần lớn là do đặc tính của giống, nhưng một phần cũng do yếu tố bên ngoài như kỹ thuật canh tác, điều kiện môi trường… theo kết quả ghi nhận ở Bảng 3.2 hiện tượng đổ chỉ ngã xuất hiện ở nghiệm thức sạ 200 kg/ha với tỷ lệ đổ ngã 10%. Hiện tượng này xuất hiện vào giai đoạn vào chắc khoảng từ 15-20 ngày sau khi trổ. Nguyên nhân của sự đổ ngã là do tập quán sạ dày hạt lúa thường nằm trên mặt đất nên rễ thường ăn cạn, do đó bộ rễ phát triển kém. Ngoài ra, không gian sống chật hẹp nên những lá phía dưới sẽ bị các lá phía trên và xung quanh che khuất nên những lá đó không nhận được nhiều ánh sáng như những lá phía trên để quang hợp và tổng hợp chất dinh dưỡng nuôi cây nên cây lúa ốm yếu, dễ đổ ngã sớm làm hạt bị lép, làm giảm năng suất và ảnh hưởng rất nhiều đến phẩm chất hạt sau thu hoạch. Ngược lại, mật độ sạ thưa nên ruộng lúa thông thoáng, lá quang hợp đem sản phẩn nuôi rễ khỏe hút được nhiều dưỡng chất nuôi lá nên trong điều kiện đó cây lúa sinh trưởng khỏe và không bị đổ ngã.
Như vậy, nghiệm thức sạ mật độ 150kg/ha và 100kg/ha đã cho thấy hiệu quả hơn so với nghiệm thức sạ mật độ 200kg/ha trong việc tránh được sự phá hại của chuột và đổ ngã trên cây lúa.
3.2 ẢNH HƢỞNG CỦA MẬT ĐỘ SẠ ĐẾN SỰ SINH TRƢỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY LÚA TRIỂN CỦA CÂY LÚA
3.2.1 Chiều cao cây
Thời điểm 10 ngày sau sạ và 20 ngày sau sạ chiều cao cây lúa dao động trong khoảng 12,9 cm đến 14,8 cm; 46,25 cm đến 46,92cm, không có sự khác biệt thống kê giữa các nghiệm thức (Bảng 3.3).
Thời điểm 40 ngày sau sạ, chiều cao cây cao nhất ở nghiệm thức sạ 200 kg/ha là 62,16 cm và nghiệm thức sạ 100 kg/ha có chiều cao cây thấp nhất 59,90 cm, có sự khác biệt thống kê ở mức 5% giữa các nghiệm thức (Bảng 3.3). Nghiệm thức sạ 200 kg/ha có chiều cao cây cao nhất do sạ ở mật độ dày cây lúa cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng, cây lúa sẽ vươn lên cao.
Kết quả ghi nhận ở giai đoạn 60 ngày sau sạ cho thấy chiều cao cây lúa dao động từ 81,34 cm đến 82,26 cm. Thời điểm 80 ngày sau sạ chiều cao cây dao động từ 90,27 cm đến 90.75 cm (Bảng 3.3). Giai đoạn 60 ngày sau sạ và 80 ngày sau sạ không có sự khác biệt qua phân tích thông kê giữa các nghiệm thức. Nguyên nhân dẫn đến sự không khác biệt này là trong gian đoạn này cây lúa tập trung phần lớn dinh dưỡng tích lũy cho việc trổ bông và nuôi hạt.
Bảng 3.3 Chiều cao cây (cm) qua các giai đoạn sinh trƣởng của giống lúa OM6796 tại xã Đại Hải, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng vụ Đông Xuân năm 2012- 2013
Mật độ sạ (kg/ha)
Chiều cao cây (cm) Ngày sau sạ (ngày)
10 20 40 60 80 200 14,80 46,92 62,16a 82,28 90,75 150 14,20 46,98 60,59 b 81,70 90,36 100 12,90 46,25 59,90 b 81,34 90,27 F ns ns * ns ns CV(%) 10,12 0,61 1,15 1,22 0,82
Ghi chú: Trong cùng một cột, các số theo sau giống nhau khác biệt không ý nghĩa thống kê qua phép thử LSD; ns: không khác biệt ý nghĩa thống kê, *:khác biệt có ý nghĩa ở mức 5%.
Nguyễn Ngọc Đệ (2008) cho rằng, chiều cao cây lúa tăng dần từ khi sạ đến trổ hoàn toàn. Giai đoạn 30-40 ngày sau khi sạ cây lúa cây lúa gần như đạt số chồi tối đa, dinh dưỡng tập trung gian đoạn sinh sản, chiều cao cây gia tăng rõ rệt do sự
tăng trưởng của các lóng trên cùng và chiều cao cây tăng nhanh nhất vào giai đoạn làm đòng và trổ hoàn toàn. Sau đó, chiều cao cây lúa đi vào ổn định cho đến lúc thu hoạch. Theo Võ Tòng Xuân (1979), chiều cao cây là đặc điểm thực vật quan trọng nhất gắn liền với sự đổ ngã của cây lúa. Chiều cao của cay lúa từ 80-100 cm được coi là lý tưởng về năng suất. Do đó các nghiệm thức trên đều đạt chiều cao cây lý tưởng.
3.2.2 Số chồi/m2
Vào giai đoạn 10 ngày sau sạ, số chồi cây lúa biến thiên trong khoảng 398 chồi/m2
đến 467 chồi/m2
, không có sự khác biệt qua phân tích thống kê giữa các nghiệm thức (Bảng 3.4). Trong giai đoạn này cây lúa chưa đẻ nhánh, ở nghiệm thức sạ 200 kg/ha có xu hướng cao nhất do mật độ sạ cao nhất.
Giai đoạn 20 ngày sau sạ, số chồi cây lúa biến thiên trong khoảng 490 chồi/m2 đến 536 chồi/m2, (Bảng 3.4). Trong giai đoạn này của dinh dưỡng dự trữ trong hạt đã cạn kiệt nên cây lúa bén rễ vào đất để hút chất dinh dưỡng cung cấp cho quá trình sinh trưởng và đẻ nhánh của cây, ở giai đoạn này một số cây lúa đã có lá thứ 5-6, nên đã bắt đầu nhảy chồi.
Giai đoạn 40 ngày sau sạ cây lúa đạt được số chồi tối đa, số chồi biến thiên trong khoảng 846 chồi/m2 đến 861 chồi/m2, tuy nhiên giữa các nghiệm thức không có sự khác biệt không qua phân tích thống kê (Bảng 3.4). Đây là thời điểm cuối của giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng, cây lúa bắt đầu hoàn thiện thân lá để bắt đầu bước qua giai đoạn sinh sản
Giai đoạn 60 ngày sau sạ và 80 ngày sau sạ số chồi/m2
giảm do các chồi vô hiệu chết dần đi và chỉ còn lại các chồi hữu hiệu để hình thành bông. Giữa các nghiệm thức không có sự khác biệt qua phân tích thông kê (Bảng 3.4).
Trong ruộng lúa, chế dộ chăm sóc và điều kiện dinh dưỡng là như nhau. Trong điều kiện sạ thưa, quá trình nhảy chồi nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng, ánh sáng nên được thúc đẩy mạnh để làm tăng số chồi hình thành. Ngược lại, trong điều kiện sạ dày số chồi cũng gia tăng theo mật độ dẫn đến những chồi nhỏ, yếu không đủ khả năng cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng với các chồi khác nên sẽ tự
rụi đi, gọi là chồi vô hiệu và làm giảm số chồi hình thành của cây lúa (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Cây lúa đạt chồi tối đa vào giai đoạn khoảng 40 ngày sau khi sạ đối với những giống có thời gian sinh trưởng 90 ngày. Sau đó cây lúa chuyển sang giai đoạn sinh sản, số chồi giảm dần và ổn định từ gian đoạn trổ đến chín. Theo Yoshida (1981) cho rằng khả năng nhảy chồi là do đặc tính giống, nhưng sự nở bụi nhiều hay ít còn bị tác động bởi điều kiện môi trường như mật độ sạ, phân bón, đất đai, dinh dưỡng, nước và kỹ thuật canh tác. Đồng thời khả năng nhảy chồi là nhân tố quan trọng tạo lên số chồi tối đa của cây lúa.
Bảng 3.4 Số chồi/m2
qua các giai đoạn sinh trƣởng của giống lúa OM6796 tại xã Đại Hải, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng vụ Đông Xuân năm 2012- 2013
M Mật độ sạ (kg/ha) Số chồi/m2 Ngày sau sạ 10 20 40 60 80 200 467 536 861 617 565 150 403 503 851 629 551 100 398 490 846 601 537 F ns ns ns ns ns CV(%) 16,10 6,42 1,08 5,12 3,18
Ghi chú: ns không khác biệt ý nghĩa thống kê.
3.2.3 Chiều dài bông
Qua kết quả trình bày Bảng 3.5 cho thấy chiều dài bông có sự khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Nghiệm thức sạ100 kg/ha có chiều dài bông dài nhất 24,63 cm, nghiệm thức sạ200 kg/ha có chiều dài bông ngắn nhất 22,43 cm. Kết quả của Trần Thị Sửu (1986) cũng cho rằng mật độ sạ càng cao thì chiều dài bông càng giảm, ở mật độ sạ 100 kg giống/ha thì chiều dài bông cao nhất là 15 cm và chiều dài bông thấp nhất ở mật độ sạ 300 kg giống/ha với chiều dài là 14,2 cm. Sạ thưa có số bông/m2
Bảng 3.5 Chiều dài bông(cm) của giống lúa OM6796 tại xã Đại Hải, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng vụ Đông Xuân năm 2012- 2013
Mật độ sạ (kg/ha) Chiều dài bông (cm)
200 22,43 b
150 24,01a
100 24,63a
F *
CV (%) 2,19
Ghi chú: Trong cùng một cột, các số có theo sau giống nhau khác biệt không ý nghĩa thống kê qua phép thử LSD; *:khác biệt có ý nghĩa ở mức 5%.
Trong thời kỳ phân hóa đòng và hình thành bông nếu thiếu ánh sáng thì bông lúa sẽ ngắn lại. Trong điều kiện sạ thưa thì cây lúa có khuynh hướng nhận được nhiều ánh sáng để quang hợp, các sản phẩm quang hợp được tích lũy, bông lúa trổ khỏi đòng dẫn đến bông lúa sẽ dài hơn trong điều kiện sạ thưa (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
3.3 ẢNH HƢỞNG CỦA MẬT ĐỘ GIEO SẠ ĐẾN THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT VÀ NĂNG SUẤT
3.3.1 Số hạt trên bông
Kết quả trình bày ở Hình 3.1, cho thấy số hạt trên bông biến thiên từ 86 hạt trên bông đến 99 hạt trên bông và không khác biệt qua phân tích thống kê giữa các nghiệm thức. Nghiệm thức sạ 100 kg/ha có số hạt trên bông là 99 hạt và nghiệm thức sạ 200kg/ha có số hạt trên bông là 86 hạt. Kết quả này cho thấy số hạt trên bông đạt so với nhận định của Nguyễn Ngọc Đệ (2008), ở các giống lúa cải tiến thì số hạt trên bông phải đạt từ 80-100 hạt đối với lúa sạ. Theo Võ Tòng Xuân (1984), muốn bông lúa hình thành nhiều hoa thì phải tạo điều kiện cho cây lúa có đủ chất dinh dưỡng, mực nước trong ruộng thích hợp, ánh sáng nhiều, không sâu bệnh tấn công và thời tiết thuận lợi. Nguyễn Ngọc Đệ (2008), cũng cho rằng số hạt trên bông được quyết định từ lúc tượng cổ bông đến 5 ngày trước khi trổ, nhưng quan trọng nhất là thời kỳ phân hóa hoa và giảm nhiễm tích cực, ngoài ra số hạt trên bông còn
tùy thuộc vào số hoa đươc phân hóa và số hoa bị thoái hóa, hai yếu tố này bị ảnh