Các số liệu thí nghiệm ở những giống lúa nhiệt đới chứng minh rõ vài đặc điểm hình thái thật sự gắn liền với tiềm năng năng suất (Tanaka và ctv., 1964). Những đặc điểm hình thái đang được chú ý là thân thấp cứng, lá đứng và đâm chồi mạnh. Sự hình thành năng suất của cây là do mối quan hệ giữa nguồn (đạm và carbon) và sức chứa (hạt). Giải quyết tốt mối quan hệ này là chìa khóa đề gia tăng tiền năng năng suất. Những năm gần đây, IRRI đã đưa vào thử nghiệm những giống lúa có kiểu hình mới: có khả năng hấp thụ một cách hiệu quả ánh sáng do sự tán xạ, đáp ứng phân đạm cao hơn và khả năng đồng hóa cacbon hơn tại rễ và chồi, chống chịu khá với đổ ngã (Kroff và ctv., 1994, Setter và ctv., 1994).
Giống lúa thân thấp, cứng và được phát triển từ những năm 1960. Đáp ứng mục tiêu thâm canh, không quang cảnh, phản ứng cao với phân đạm, năng suất cao và ổn định. Thực tế cho thấy, với cây lúa hiện nay, năng suất của nó đã đạt tới tiền năng tối đa, cần có những cấu trúc mới để có thể đột phá được ngưỡng nói trên (Bùi Chí Bửu, 1998).
1.8 ẢNH HƢỞNG CỦA MẬT ĐỘ SẠ
Theo Bùi Huy Đáp cho rằng việc bố trí mật độ cây trồng cũng tùy thuộc vào giống, đối với giống dài ngày, cao cây với mực nước ruộng thích hợp và điều kiện nhiệt đới ở nước ta thì cấy với với mật độ dày là hợp lý, mỗi bụi nên cấy ít tép, bụi lúa cấy ít tép sẽ đẻ nhánh thuận xòe ra 4 phía, bụi lúa tròn khỏe. Nếu cấy với mật độ quá dày với số tép cao trên bụi dễ đưa đến tình trạng lốp, đổ non và có thể không thu hoạch được năng suất do quần thể giảm nhiều. Đối với giống lúa thấp cây, ngắn ngày có những đặc tính khác với giống cây cao, dài ngày nhất là kiểu lá, số lá trên cây (ít hơn), độ dày lá, kích thước lá, góc lá hẹp…
Tất cả những yếu tố trên cho phép cây lúa chịu được những mật độ dày hơn những giống cao cây. Đối với giống này sạ với mật độ càng dày thì số chồi hữu hiệu càng giảm thấp. Để cải thiện một thành phần năng suất lại đưa đến giảm thành phần năng suất khác, chẳng hạn như tăng số bông trên đơn vị diện tích thì số hạt trên bông giảm. Để cải thiện năng suất cây trồng thì dựa vào mật độ cây trồng, diện tích lá, điều kiện đất đai để đạt năng suất cao nhất (Đào Thế Tuấn, 1984).
Ở Đồng bằng sông Cửu Long, những nghiên cứu về mật độ sạ, phương pháp sạ và đã khuyến cáo sạ ở mật độ 100 kg/ha cho năng suất tương đương hoặc cao hơn sạ ở mật độ 200 kg giống/ha, sạ thưa có số bông ít hơn sạ dày, nhưng bông dài và số hạt chắc trên bông nhiều. Nếu sạ hàng thì mật độ sạ 50, 75, 125 giống/ha cho năng suất lúa không khác biệt nhau (Trịnh Quang Khương, 2010).
1.8.1 Ảnh hƣởng mật độ sạ đến sinh trƣởng của lúa
Trong những yếu tố kỹ thuật để tăng năng suất cây trồng, ngoài phân bón và cách bón phân, thì mật độ quần thể ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng. Sự cạnh tranh quần thể cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của cây lúa, khi cây lúa phải sống trong điều kiện chật hẹp, thiếu ánh sáng làm cây lúa trở lên yếu ớt sâu bệnh dễ tấn công và dịch bệnh phát triển mạnh (Nuyễn Kim Chung và Nguyễn Ngọc Đệ, 2005).
Theo nông dân Đặng Văn Hoàng (huyện Kế Sách, Sóc Trăng, 2013) cho rằng không cần cây lúa đẻ nhánh, mỗi hạt lúa giống chỉ cần một cây cho một bông, bông đó vừa to vừa dài hơn, còn bông của nhánh đó có thời gian sinh trưởng ngắn hơn nên bông sẽ kém to, kém dài, lép nhiều.
Mật độ trồng thích hợp, quần thể lúa sẽ sử dụng tốt nước và dinh dưỡng để tạo ra năng suất cao nhất, mật độ sản xuất giống đảm bảo tạo ra 400-500 bông/m2
, có nghĩa là 70-100 cây mạ/m2
là tốt nhất. Mật độ thưa sẽ tăng khả năng đẻ nhánh và có khả năng gây ra biến động lớn về độ chín đồng đều của các bông ảnh hưởng đến chất lượng hạt giống vì cạnh tranh nước và dinh dưỡng, che khuất lẫn nhau, dễ đổ và giảm kích thước hạt (Nguyễn Thị Nga, 2011).
Nguyễn Ngọc Đệ (2008) đối với giống lúa ngắn ngày, thấp cây nở bụi ít, đất xấu, nhiều nắng nên cấy dày để tăng số bông trên đơn vị diện tích. Ngược lại, trên đất giàu hữu cơ, thời tiết tốt, lượng phân bón nhiều (nhất là N) và giữ nước thích hợp thì lúa nở bụi khỏe có thể sạ cấy thưa hơn.
Theo Tăng Thị Hạnh (2003), mật độ gieo cấy khác nhau ảnh hưởng rõ đến khả năng đẻ nhánh của cây lúa, chỉ số diện tích lá tăng khi mật độ tăng từ 25- 165 chồi/m2, nếu cùng số chồi trên bụi khi mật độ tăng trong hai giai đoạn nhưng sang giai đoạn chín sữa khối lượng chất khô sẽ giảm nếu tiếp tục tăng mật độ. Mật độ thích hợp còn hạn chế được quá trình đẻ nhánh kéo dài, hạn chế nhánh vô hiệu, lãng phí chất dinh dưỡng. Mật độ dày các cây còn cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng, cây lúa sẽ vươn lên cao, lá nhiều rậm rạp ảnh hưởng đến hiệu suất quang hợp, sâu bệnh phát triển nhiều, cây có khả năng chống chịu kém.
Mật độ khoảng cách cấy hợp lý dựa trên cơ sở đặc điểm của giống lúa về hình thái, khả năng đẻ nhánh và nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây lúa với mục đích tạo điều kiện cho cây lúa tận dụng tối đa nguồn ánh sáng mặt trời để quang hợp, sinh trưởng tốt đảm bảo mối quan hệ giữa cá thể và quần thể trong ruộng lúa (Đinh Thế Lộc, 2006).
1.8.2 Ảnh hƣởng mật độ sạ đến các năng suất lúa
Theo Nguyễn Văn Hoan (1995), thì tùy từng giống lúa để chọn mật độ thích hợp vì cần tính đến khoảng cách đủ rộng để làm hàng lúa thông thoáng, các bụi lúa không chen nhau. Cách bố trí theo hình chữ nhật là phù hợp nhất vì như thế mật độ trồng được đảm bảo, tạo ra được sự thông thoáng trong quần thể, tăng khả năng quang hợp, chống bệnh tốt và tạo ra hiệu ứng rìa sẽ cho năng suất cao hơn.
Trong ruộng lúa với điều kiện ánh sáng thích hợp, mật độ sạ vừa phải thì tất cả các lá đều có khả năng phát huy năng lượng quang hợp ở mức tối đa, cây phát triển mạnh, Ngược lại, nếu mật độ gieo sạ dày thì cây lúa sẽ cạnh tranh về dinh dưỡng, những lá phía dưới bị các lá phía trên và lá xung quanh che khuất do đó chúng quang hợp kém tạo ra ít chất khô, tăng chồi vô hiệu, sâu bệnh và ảnh hưởng đến năng suất cuối cùng của lúa (Đinh Thế Lộc, 2006).
Bùi Huy Đáp (1999), đã đưa ra lập luận các yếu tố cấu thành năng suất có liên quan chặt chẽ với nhau, muốn năng suất cao phải phát huy đầy đủ các yếu tố mà không ảnh hưởng lẫn nhau. Số bông tăng lên đến một phạm vi mà số hạt/ bông và tỷ lệ hạt chắc giảm nhiều thì năng suất đạt cao, nhưng số bông đạt quá cao, số hạt/ bông và tỷ lệ hạt chắc giảm nhiều thì năng suất thấp. Trong 3 yếu tố cấu thành năng suất: số bông/m2
, số hạt chắc/bông và trọng lượng 1000 hạt thì 2 yếu tố đầu giữ vai trò quan trọng và thay đổi theo cấu trúc quần thể, còn khối lương 1000 hạt thì ít biến động. Vì vậy, năng suất sẽ tăng khi mật độ cấy trong phạm vi nhất định. Phạm vi này phụ thuộc vào nhiều đặc tính của giống, đất đai, phân bón và thời tiết.
Tập quán sạ lan truyền thống của nông dân với mật độ cao khoảng 200kg/ha, bón nhiều phân đạm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh hại phát triển và giảm năng suất từ 32,2-64,6%, giảm tỷ lệ gạo nguyên từ 3,1-11.3% và giảm trọng lương
CHƢƠNG 2
PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP 2.1 PHƢƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM
2.1.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 11 năm 2012 đến tháng 2 năm 2013 tại ấp Đông Hải, xã Đại Hải, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng.
2.1.2 Vật liệu thí nghiệm
Giống: giống lúa sử dụng trong thí nghiệm là OM6796. Giống lúa OM6796 do Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long lai tạo và tuyển chọn, là giống được bà con nông dân ưa thích trong nhiều năm gần đây và được canh tác khá nhiều tại các vùng trồng lúa. Giống lúa OM6796 có thời gian sinh trưởng 90-95 ngày, trổ tập trung, chiều cao cây từ 90-100 cm, chống chịu rầy nâu và bệnh đạo ôn, bệnh lùn xoắn lá khá, năng suất cao 6-7 tấn/ha.
Phân bón: bón phân N-P-K, theo công thức: 90-60-30.
Các loại nông dược: Cruiser, Filia 525SE, Virtako, Tilt super 300 EC, Actara 25WG…
Dụng cụ: thước đo, máy đo ẩm độ hạt, pH, cân điện tử, cân đồng hồ…
2.2 PHƢƠNG PHÁP 2.2.1 Bố trí thí nghiệm 2.2.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, ba nghiệm thức, ba lần lặp lại. Diện tích mỗi lần lặp lại là 20m2
. Trong mỗi nghiệm thức đặt 3 khung có diện tích 0,25 m2 một cách ngẫu nhiên. Các nghiệm thức được kí hiệu như sau:
Nghiệm thức 1: đối chứng, sạ 200 kg giống/ha (theo nông dân). Nghiệm thức 2: giảm 25% lượng giống, sạ 150 kg giống/ha. Nghiệm thức 3: giảm 50% lượng giống, sạ 100 kg giống/ha.
REP 1 TN1 TN2 TN3
REP 2 TN3 TN1 TN2
REP 3 TN2 TN3 TN1
Hình 2.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2.2.2 Kỹ thuật canh tác
Đất được cày ải và phơi khoảng 20-30 ngày, cho nước vào trục và làm phẳng một lần, tiến hành sạ, cho nước vào ruộng sau sạ 5-7 ngày, mực nước khoảng 1- 5cm.
Bón phân theo công thức: 90 N- 60 P2O5 -30 K2O Bón lót trước khi sạ 1 ngày: toàn bộ P2O5 -1/2 K2O. Bón thúc lần một sau sạ 10-12 ngày: 1/5 N.
Bón thúc lần 2 sau sạ 20-25 ngày: 2/5N.
Bón nuôi đòng sau sạ 40-45 ngày: 2/5 N + 1/2 K2O. Phun thuốc khi thấy sâu bệnh xuất hiện và gây hại.
Giữ nước trong ruộng khoảng 10 cm đến 30 ngày sau sạ thì rút cạn nước khoảng 7 ngày, sau đó cho nước vào và giữ đến trước khi thu hoạch khoảng một tuần thì rút cạn nước. Khi lúa chín được 85-90% số hạt chắc trên bông thì tiến hành thu hoạch.
2.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi
Các chỉ tiêu chiều cao cây, số chồi được ghi nhận 20 ngày một lần. Lần đầu tiên lúc 10 ngày sau sạ và kết thúc lúc 80 ngày sau sạ. Mỗi lô thí nghiệm chọn 3 điểm cố định, mỗi điểm một khung cố định kích thước 50 x 50 cm, mỗi khung chọn 10 cây ngẫu nhiên cố định để thu thập chỉ tiêu.
- Chiều cao cây (cm): đo từ mặt đất đến chóp lá cao nhất.
- Số chồi/m2: đếm số chồi ở giai đoạn lúa được 10, 20, 40, 60, 80 ngày tuổi và lúc thu hoạch ở tất cả các khung chỉ tiêu và qui ra số chồi/m2
.
- Chiều dài bông: trong mỗi khung có diện tích 0,25m2 đo chiều dài bông của 10 cây lúa và tính chiều dài trung bình.
2.2.4 Đánh giá chỉ tiêu về các thành phần năng suất
- Tuốt hạt, làm sạch, phơi khô. - Đếm tổng số bông, ký hiệu là P.
- Đếm tổng số hạt lép, ký hiệu là U (hạt). - Đếm tổng số hạt chắc, ký hiệu là W (hạt).
- Cân trọng lượng 1000 hạt chắc, lặp lại 3 lần, ký hiệu w1, w2, w3 (gram). - Đo ẩm độ của mẫu.
- Quy các số liệu khối lượng cân về ẩm độ chuẩn 14%. W0 (100 – H0)
W14% = 86
W0: Trọng lượng mẫu lúc cân (gram). H0: Ẩm độ mẫu lúc cân (%).
2.2.5 Đánh giá chỉ tiêu về năng suất
Tính năng suất lý thuyết (NSLT) dựa trên số liệu về các thành phần năng suất bằng công thức:
NSLT = Số bông/m2 x Số hạt chắc/bông x Trọng lượng 1000 hạt x 10-5 (tấn/ha)
Năng suất thực tế (NSTT) của lúa được tính từ lượng lúa thu hoạch từ 5 m2
, đập, phơi, giê, cân và quy về ẩm độ 14%, ký hiệu là W14% (kg).
W14% 10000 (m2)
NSTT = x
1000 5 (m2)
= W14% x 2 (tấn/ha)
2.2.6 Đánh giá khả năng phản ứng với một số sâu bệnh hại
* Bệnh đạo ôn
Thang điểm đánh giá bệnh Đạo ôn hại bông (IRRI, 1988)
+ Cấp 0: không thấy vết bệnh hoặc chỉ có vết bệnh trên vài cổ bông. + Cấp 1: vết bệnh có trên vài cổ bông hoặc trên gié cấp 2.
+ Cấp 3: vết bệnh trên một vài gié cấp 1 hoặc phần giữa của trục bông.
+ Cấp 5: vết bệnh bao quanh một phần gốc bông hoặc phần thân rạ ở phía dưới trục bông.
+ Cấp 7: vết bệnh bao quanh toàn bộ cổ bông hoặc phần gần cổ bông, có hơn 30% hạt chắc.
+ Cấp 9: vết bệnh bao quanh cổ bông hoặc phần thân rạ cao nhất hoặc phần trục gần gốc bông, số hạt chắc thấp hơn 30%.
* Rầy nâu
Triệu chứng chuyển vàng từng bộ phận hay toàn bộ, cây thấp dần, nếu trầm trọng cây sẽ chết.
Thang đánh giá khả năng phản ứng với Rầy nâu (IRRI, 1988) + Cấp 0: không bị hại.
+ Cấp 1: hơi biến vàng trên một số cây.
+ Cấp 3: lá biến vàng nhưng chưa bị cháy rầy.
+ Cấp 5: lá bị vàng rõ, cây lùn và héo, ít hơn một nửa số cây bị cháy rầy, còn lại bị lùn nặng.
+ Cấp 7: hơn một nữa số cây bị héo hoặc cháy rầy, số cây còn lại lùn nặng. + Cấp 9: tất cả cây bị chết.
2.2.7 Phƣơng pháp phân tích số liệu
Sử dụng phần mềm EXCEL để tính toán số liệu và vẽ biểu đồ. Xử lý số liệu thống kê bằng phần mềm SPSS.
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH THÍ NGHIỆM 3.1.1 Tình hình đất đai và khí hậu
Tình hình đất đai và điểu kiện khí hậu ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cho năng suất của một giống lúa trong mùa vụ. Ảnh hưởng đến khả năng nảy chồi, số chồi hữu hiệu, sự đổ ngã, sự phát triển của mầm bệnh và ảnh hưởng đến các thành phần năng suất và năng suất của lúa lúc cuối vụ. Qua kết quả phân tích trong phòng thí nghiệm, đất trong ruộng lúa thí nghiệm có pH trung bình là 5,67 thuộc loại đất phù sa (Ngô Ngọc Hưng, 2005).
Nhiệt độ trung bình, số giờ nắng và ẩm độ trong thời gian thực hiện thí nghiệm không có sự chênh lệch cao. Tuy nhiên, lượng mưa có sự chêch lệch đáng kể, lượng mưa cao ở tháng 11 và tháng 12 năm 2012 và thấp vào tháng 1, 2 năm 2013 (Bảng 3.1). Vì vậy cần quản lý tốt dịch hại ở thời điểm mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho cây lúa phát triển.
Bảng 3.1 Số liệu khí tƣợng thủy văn những tháng cuối 2012 và những tháng đầu năm 2013 (Trung tâm dự báo khí tƣợng thủy văn tỉnh Sóc Trăng, 2012-2013)
Tháng Nhiệt độ trung
bình (ºC) Giờ nắng (giờ) Lƣợng mƣa (mm) Độ ẩm (%)
11 27,6 195,2 192,2 81
12 26,0 195,8 55,4 79
1 26,7 207,1 1,2 78
2 26,9 234,0 8,9 77
3.1.2 Tình hình phát triển của cây lúa
Cây lúa sinh trưởng và phát triển khá tốt từ đầu đến cuối vụ Đông Xuân năm 2013. Sự tăng trưởng chiều cao và khả năng đẻ nhánh của cây lúa mạnh nhất vào giai đoạn 15-40 ngày sau sạ. Sau giai đoạn này cây lúa sinh trưởng chậm dần và chuyển từ giai đoạn sinh trưởng qua giai đoạn sinh sản và hình thành năng suất.
3.1.3 Tình hình sâu bệnh hại
đáng kể. Bệnh đạo ôn xuất hiện từ lúc 40 ngày sau khi sạ đến chín mức độ gây hại ở cấp 1. Rầy nâu xuất hiện và gây hại ở mức độ thấp (cấp 1) và không ảnh hưởng nhiều đến năng suất lúa.
Bảng 3.2 Ghi nhận tình hình chung của giống lúa OM6796 thí nghiệm mật độ sạ tại xã Đại Hải, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng vụ Đông Xuân năm 2012- 2013