Vào giai đoạn 10 ngày sau sạ, số chồi cây lúa biến thiên trong khoảng 398 chồi/m2
đến 467 chồi/m2
, không có sự khác biệt qua phân tích thống kê giữa các nghiệm thức (Bảng 3.4). Trong giai đoạn này cây lúa chưa đẻ nhánh, ở nghiệm thức sạ 200 kg/ha có xu hướng cao nhất do mật độ sạ cao nhất.
Giai đoạn 20 ngày sau sạ, số chồi cây lúa biến thiên trong khoảng 490 chồi/m2 đến 536 chồi/m2, (Bảng 3.4). Trong giai đoạn này của dinh dưỡng dự trữ trong hạt đã cạn kiệt nên cây lúa bén rễ vào đất để hút chất dinh dưỡng cung cấp cho quá trình sinh trưởng và đẻ nhánh của cây, ở giai đoạn này một số cây lúa đã có lá thứ 5-6, nên đã bắt đầu nhảy chồi.
Giai đoạn 40 ngày sau sạ cây lúa đạt được số chồi tối đa, số chồi biến thiên trong khoảng 846 chồi/m2 đến 861 chồi/m2, tuy nhiên giữa các nghiệm thức không có sự khác biệt không qua phân tích thống kê (Bảng 3.4). Đây là thời điểm cuối của giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng, cây lúa bắt đầu hoàn thiện thân lá để bắt đầu bước qua giai đoạn sinh sản
Giai đoạn 60 ngày sau sạ và 80 ngày sau sạ số chồi/m2
giảm do các chồi vô hiệu chết dần đi và chỉ còn lại các chồi hữu hiệu để hình thành bông. Giữa các nghiệm thức không có sự khác biệt qua phân tích thông kê (Bảng 3.4).
Trong ruộng lúa, chế dộ chăm sóc và điều kiện dinh dưỡng là như nhau. Trong điều kiện sạ thưa, quá trình nhảy chồi nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng, ánh sáng nên được thúc đẩy mạnh để làm tăng số chồi hình thành. Ngược lại, trong điều kiện sạ dày số chồi cũng gia tăng theo mật độ dẫn đến những chồi nhỏ, yếu không đủ khả năng cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng với các chồi khác nên sẽ tự
rụi đi, gọi là chồi vô hiệu và làm giảm số chồi hình thành của cây lúa (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Cây lúa đạt chồi tối đa vào giai đoạn khoảng 40 ngày sau khi sạ đối với những giống có thời gian sinh trưởng 90 ngày. Sau đó cây lúa chuyển sang giai đoạn sinh sản, số chồi giảm dần và ổn định từ gian đoạn trổ đến chín. Theo Yoshida (1981) cho rằng khả năng nhảy chồi là do đặc tính giống, nhưng sự nở bụi nhiều hay ít còn bị tác động bởi điều kiện môi trường như mật độ sạ, phân bón, đất đai, dinh dưỡng, nước và kỹ thuật canh tác. Đồng thời khả năng nhảy chồi là nhân tố quan trọng tạo lên số chồi tối đa của cây lúa.
Bảng 3.4 Số chồi/m2
qua các giai đoạn sinh trƣởng của giống lúa OM6796 tại xã Đại Hải, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng vụ Đông Xuân năm 2012- 2013
M Mật độ sạ (kg/ha) Số chồi/m2 Ngày sau sạ 10 20 40 60 80 200 467 536 861 617 565 150 403 503 851 629 551 100 398 490 846 601 537 F ns ns ns ns ns CV(%) 16,10 6,42 1,08 5,12 3,18
Ghi chú: ns không khác biệt ý nghĩa thống kê.
3.2.3 Chiều dài bông
Qua kết quả trình bày Bảng 3.5 cho thấy chiều dài bông có sự khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Nghiệm thức sạ100 kg/ha có chiều dài bông dài nhất 24,63 cm, nghiệm thức sạ200 kg/ha có chiều dài bông ngắn nhất 22,43 cm. Kết quả của Trần Thị Sửu (1986) cũng cho rằng mật độ sạ càng cao thì chiều dài bông càng giảm, ở mật độ sạ 100 kg giống/ha thì chiều dài bông cao nhất là 15 cm và chiều dài bông thấp nhất ở mật độ sạ 300 kg giống/ha với chiều dài là 14,2 cm. Sạ thưa có số bông/m2
Bảng 3.5 Chiều dài bông(cm) của giống lúa OM6796 tại xã Đại Hải, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng vụ Đông Xuân năm 2012- 2013
Mật độ sạ (kg/ha) Chiều dài bông (cm)
200 22,43 b
150 24,01a
100 24,63a
F *
CV (%) 2,19
Ghi chú: Trong cùng một cột, các số có theo sau giống nhau khác biệt không ý nghĩa thống kê qua phép thử LSD; *:khác biệt có ý nghĩa ở mức 5%.
Trong thời kỳ phân hóa đòng và hình thành bông nếu thiếu ánh sáng thì bông lúa sẽ ngắn lại. Trong điều kiện sạ thưa thì cây lúa có khuynh hướng nhận được nhiều ánh sáng để quang hợp, các sản phẩm quang hợp được tích lũy, bông lúa trổ khỏi đòng dẫn đến bông lúa sẽ dài hơn trong điều kiện sạ thưa (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
3.3 ẢNH HƢỞNG CỦA MẬT ĐỘ GIEO SẠ ĐẾN THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT VÀ NĂNG SUẤT
3.3.1 Số hạt trên bông
Kết quả trình bày ở Hình 3.1, cho thấy số hạt trên bông biến thiên từ 86 hạt trên bông đến 99 hạt trên bông và không khác biệt qua phân tích thống kê giữa các nghiệm thức. Nghiệm thức sạ 100 kg/ha có số hạt trên bông là 99 hạt và nghiệm thức sạ 200kg/ha có số hạt trên bông là 86 hạt. Kết quả này cho thấy số hạt trên bông đạt so với nhận định của Nguyễn Ngọc Đệ (2008), ở các giống lúa cải tiến thì số hạt trên bông phải đạt từ 80-100 hạt đối với lúa sạ. Theo Võ Tòng Xuân (1984), muốn bông lúa hình thành nhiều hoa thì phải tạo điều kiện cho cây lúa có đủ chất dinh dưỡng, mực nước trong ruộng thích hợp, ánh sáng nhiều, không sâu bệnh tấn công và thời tiết thuận lợi. Nguyễn Ngọc Đệ (2008), cũng cho rằng số hạt trên bông được quyết định từ lúc tượng cổ bông đến 5 ngày trước khi trổ, nhưng quan trọng nhất là thời kỳ phân hóa hoa và giảm nhiễm tích cực, ngoài ra số hạt trên bông còn
tùy thuộc vào số hoa đươc phân hóa và số hoa bị thoái hóa, hai yếu tố này bị ảnh hưởng bởi giống , kỹ thuật canh tác và điều kiện thời tiết.
Hình 3.1 Số hạt trên bông của giống lúa OM6796 vụ Đông Xuận năm 2012-2013 tại xã Đại Hải, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng vụ Đông Xuân năm 2012- 2013
3.3.2 Số bông trên đơn vị diện tích (số bông/m2)
Qua kết quả trình bày Bảng 3.6, thì số bông trên mét vuông biến thiên từ 537 bông/m2
đến 565 bông/m2
không có sự khác biệt qua phân tích thông kê giữa các nghiệm thức. Nghiệm thức sạ với mật độ sạ 200 kg/ha số bông cao là 443 bông/m2
và nghiệm thức sạ 100 kg/ha có số bông/m2
537 bông.
Bảng 3.6 Thành phần năng suất của giống lúa OM6796 vụ Đông Xuận năm 2012- 2013 tại xã Đại Hải, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng
Mật độ sạ (kg/ha) Số bông/m 2 Số hạt chắc/bông Tỷ lệ hạt chắc (%) Trọng lƣợng 1000 hạt (g) 200 565 74,48 73,12 27,44 150 551 78,76 74,83 27,52 100 537 81,94 75,94 27,54 F ns ns ns ns CV (%) 3,18 4,34 2,02 0,68 86 96 99 75 80 85 90 95 100 200 150 100 Ngày sau sạ Số hạ t t rê n bông
Như vậy, có thể thấy rằng các nghiệm thức sạ với mật độ 100kg/ha và 150kg/ha thì sự hình thành bông xảy ra trên thân chính và cả những chồi hình thành trong thời gian nhảy chồi hữu hiệu. Đối với nghiệm thức sạ 200kg/ha thì sự hình thành bông chỉ xảy ra trên thân chính là chủ yếu do quá trình hình thành chồi bị hạn chế. Để hình thành nên số bông/m2, quá trình nhảy chồi của cây lúa trong thời gian nhảy chồi hữu hiệu là yếu tố ảnh hưởng rất lớn. Trong quá trình hình thành bông của cây lúa lại tuân theo quy luật tự điều tiết số chồi trên đơn vị diện tích (Nguyễn Đình Giao và ctv., 1997). Cho nên, ở nghiệm thức sạ thưa sự nảy chồi sẽ xảy ra mạnh làm tăng số chồi, còn nghiệm thức sạ dày có sự nhảy chồi xảy ra rất ít. Điều đó làm cho số bông/m2
giữa các mật độ sạ không khác biệt.
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), số bông trên mét vuông là yếu tố tác động trực tiếp đến năng suất trong điều kiện đầy đủ dinh dưỡng, số bông trên mét vuông cao, lượng hạt chắc nhiều sẽ làm năng suất lúa tăng lên. Số bông trên mét vuông phụ thuộc vào giai đoạn sinh trưởng ban đầu của cây lúa, chủ yếu từ giai đoạn sạ đến 10 ngày trước khi đạt số chồi tối đa và đặt biệt là phụ thuộc vào mật độ sạ, khả năng mọc chồi của cây lúa và nó phụ thuộc vào giống lúa, điều kiện đất đai, thời tiết, chế độ nước cung cấp và lượng phân bón, nhất là đạm. Số bông trên đơn vị diện tích có ảnh hưởng thuận với năng suất. Các giống lúa thấp cứng cây có số bông/m2
trung bình phải đạt 500-600 bông /m2 đối với sạ hoặc 350-450 bông/m2 đối với lúa cấy mới có thể cho năng suất cao.
3.3.2 Số hạt chắc/bông
Số hạt chắc trên bông dao động trong khoảng 74,48 hạt đến 81,94 hạt, không có sự khác thống kê giữa các nghiệm thức (Bảng 3.6). Nghiệm thức sạ 100kg/ha có có xu hướng số hạt chắc/bông cao hơn (81,94 hạt) và nghiệm thức sạ 200kg/ha có số hạt chắc trên bông thấp (70,19 hạt). Qua kết quả ghi nhận trên đã cho thấy trong cùng điều kiện môi trường, kỹ thuật canh tác thì số hạt chắc trên bông giảm khi mật độ gia tăng.
Theo Tôn Thất Trình (1968, trích dẫn bởi Lê Minh Tuệ, 1988) nhiệt độ thấp ở giai đoạn tượng gié thì tổng số hạt sẽ bớt đi vì thoái hóa, sự giảm rõ rệt hơn nữa nếu nhiệt độ thấp đúng thời gian phân bào giảm nhiễm và ở giai đoạn cây bị thiếu
nước tổng số hạt giảm một cách rõ rệt. Nghiệm thức sạ 200kg/ha với mật độ sạ dày thiếu ánh sáng dẫn đến nhiệt độ thấp, thiếu dinh dưỡng ở thời kỳ làm đòng nên số hạt chắc trên bông thấp hơn nghiệm thức sạ 100kg/ha và 150kg/ha. Kết quả của Trần Thị Sửu (1986) cũng cho rằng, sạ với mật độ càng dày thì số hạt chắc trên bông càng thấp so với trường hợp sạ thưa.
3.3.3. Tỷ lệ hạt chắc
Tỷ lệ chắc là yếu tố liên quan đến số hạt chắc trên bông, số hạt chắc trên bông càng cao, số hạt lép càng thấp thì tỷ lệ hạt chắc càng cao. Kết quả ở Bảng 3.6 cho thấy tỷ lệ hạt chắc ở nghiệm thức sạ 100 kg/ha là 75,94%, tỷ lệ hạt chắc ở nghiệm thức sạ 200 kg/ha là 73,12%, giữa các nghiệm. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Trường Giang và ctv., (2010) cho rằng sạ hàng với mật độ 100 kg giống/ha có tỷ lệ hạt chắc cao hơn so với nghiệm thức sạ 50 kg giống/ha và sạ 200 kg giống/ha có tỷ lệ hạt chắc thấp nhất.
3.3.4 Trọng lƣợng 1000 hạt
Kết quả cho thấy rằng trọng lượng 1000 hạt biến thiên từ 27,44 g đến 27,54 g (Bảng 3.6), không có sự khác biệt qua phân tích thống kê giữa các nghiêm thức. Trọng lượng 1000 hạt thường là đặc tính ổn định nhất của giống, do đặc tính di truyền quyết định. Theo Võ Tòng Xuân (1984), muốn vỏ trấu đạt kích thước lớn nhất thì phải tạo điều kiện cho cây lúa có đủ chất dinh dưỡng, mức nước trong ruộng thích hợp, ánh sáng nhiều, không sâu bệnh tấn công. Để tăng trọng lượng 1000 hạt, trước khi trổ bông cần bón thúc nuôi đòng để tăng kích thước vỏ trấu. Sau khi trổ cần tao điều kiện cho cây sinh trưởng tốt để quang hợp được tiến hành mạnh mẽ tích lũy được nhiều tinh bột thì khối lượng hạt sẽ cao. Như vậy, giảm mật độ sạ chưa làm tăng trọng lượng 1000 hạt.
3.4 NĂNG SUẤT
3.4.1 Năng suất lý thuyết
Kết quả thí nghiệm trình bày Bảng 3.7 cho thấy năng suất lý thuyết của giông lúa OM6796 biến thiên trong khoảng từ 11,15 tấn/ha đến 11,92 tấn/ha và khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiêm thức.
Bảng 3.7 Năng suất lý thuyết và năng suất thực tế của giống lúa OM6796 tại xã Đại Hải, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng vụ Đông Xuân năm 2012- 2013
Mật độ sạ (kg/ha)
Năng suất (tấn/ha)
Lý thuyết Thực tế 200 11,15 6,44 150 11,44 6,48 100 11,92 6,56a F ns ns CV (%) 0,04 4,93
Ghi chú: ns: không khác biệt thống kê.
Theo kết quả thí nghiệm năng suất lý thuyết giữa các nghiệm thức không khác biệt qua phân tích thống kê, do số bông/m2
, tỷ lệ hạt chắc và trọng lượng 1000 hạt khác biệt không khác nhau. Nghiệm thức sạ 100kg/ha đạt mức năng suất lý thuyết tương đương với nghiệm thức sạ 200 kg/ha, cho thấy mức tối hảo của bốn thành phần năng suất lúa. Mật độ gieo sạ thích hợp, cây lúa nhận được đầy đủ dinh dưỡng và ánh sáng, cây phát triển tốt giúp cho các yếu tố cấu thành năng suất được phát triển tối hảo dẫn đến năng suất lúa cao.
3.4.2 Năng suất thực tế
Theo kết quả ghi nhận ở Bảng 3.7, giữa các nghiệm thức về mật độ sạ cho thấy năng suất thực tế khác biệt không có ý nghĩa thống kê, nghiệm thức sạ 100 kg/ha có năng suất thực tế là 6,56 tấn/ha, mật độ 200 kg/ha có năng suất thực tế là 6,44 tấn/ha.
Trên thực tế của đồng ruộng do ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau nên năng suất thực tế bao giờ cũng thấp hơn năng suất lý thuyết, nhưng năng suất thực tế vẫn chịu sự chi phối của bốn thành phần năng suất. Như vậy, nếu áp dụng sạ mật độ 100kg/ha thì có thể đạt năng suất tương đương với sạ 200kg/ha. Kết quả của Nguyễn Tường Giang và ctv., (2010) sạ với mật độ 200 kg giống/ha cho năng suất
thấp nhất. Ở Đồng bằng sông Cửu Long, những nghiên cứu về mật độ sạ đã khuyến cáo sạ ở mật độ 100 kg giống/ha cho năng suất tương đương hoặc cao hơn sạ mật độ 200 kg giông/ha (Trịnh Quang Khương, 2010).
3.4 HIỆU QUẢ KINH TẾ
Qua kết quả trình bày Bảng 3.8 giảm mật độ sạ thì năng suất lúa không giảm. Do đó, nghiệm thức sạ 100 kg/ha và sạ 150 kg/ha sẽ giảm được một lượng giống lần lượt là 100 kg giống/ha và 50 kg giống/ha. Giảm được chi phí ngâm ủ giống và chi phí công sạ so với nghiệm thức sạ 200 kg/ha. Như vậy, khi sạ ở mật độ 100kg/ha sẽ tiết kiệm được 100kg giống với giá giống OM6796 ở thời điểm hiện tại lá 12.500 đồng thì nông dân sẽ tiết kiệm được 1.250.000 đồng/ha so với sạ 200 kg/ha, chi phí đầu tư cho thuốc ngâm ủ giống giảm là 200.000 đồng/ha và giảm chi phí công sạ là 100 đồng/ha đối với nghiệm thức sạ 100 kg/ha. Lợi nhuận tăng thêm ở nghiệm thức sạ 100kg/ha là 2.090.000 đồng/ha so với nghiệm thức sạ 200kg/ha.
Bảng 3.8 Phân tích hiệu quả kinh tế lúa OM6796 tại xã Đại Hải, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng vụ Đông Xuân năm 2012- 2013
Chỉ tiêu
Mật độ sạ (kg/ha)
200 150 100
Giá giống lúa OM6796 12.500 12.500 12.500
Chi phí giống giảm (đồng/ha) - 625.000 1.250.000
Chi phí công sạ giảm (đồng/ha) - 50.000 100.000
Thuốc ngâm giống giảm (đồng/ha) - 100.000 200.000
Năng suất (tấn/ha) 6.44 6.48 6.56
Năng suất tăng (tấn/ha) - 0,04 0,12
Giá lúa (đồng/kg) 4.500 4.500 4.500
Tổng chi phí giảm (đồng/ha) - 775.000 1.550.000
Tổng thu tăng (đồng/ha) - 180.000 540.000
Lợi nhuận tăng thêm 955.000 2.090.000
Năng suất tăng ═ Năng suất ở các nghiệm thức- năng suất đối chứng Lợi nhuận tăng thêm ═ Tổng chi phí giảm + Tổng thu tăng
CHƢƠNG 4
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1 KẾT LUẬN
Sạ với mật độ 200kg/ha có số chồi/m2, số bông/m2
cao hơn nhưng chiều dài bông, số hạt/bông, số hạt chắc/bông và năng suất lại thấp hơn. Không đem lại hiệu quả kinh tế khi không giảm được chi phí cho sản xuất.
Sạ 150 kg/ha có chồi/m2, số bông/m2
thấp hơn sạ 200 kg/ha nhưng chiều dài bông, số hạt/bông, số hạt chắc/bông và năng suất lại cao hơn. Hiệu quả kinh tế cao hơn khi lợi nhuận tăng thêm 955.000 đồng/ha.
Sạ 100 kg/ha có chồi/m2, số bông/m2
thấp hơn sạ 200 kg/ha và 150 kg/ha nhưng chiều dài bông, số hạt/bông, số hạt chắc/bông và năng suất lại cao hơn. Hiệu quả kinh tế cao hơn khi lợi nhuận tăng thêm 2.090.000 đồng/ha.