1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bàn luận về Truyện Kiều ta không thể bỏ qua phần kết của truyện

3 75 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 38,5 KB

Nội dung

Các tác phẩm đều kết thúc ở thời điểm nhân vật chính thoát khỏi gian nan đau khổ, hoặc kết thúc thời gian chờ đợi trong chia ly, được đoàn tụ với gia đình và được sống cuộc đời hạnh phúc

Trang 1

Bàn luận về Truyện Kiều ta không thể bỏ qua phần kết của truyện Đã có nhiều người bàn về cái kết này Có ý kiến cho rằng đây là cái kết có hậu, Thúy Kiều gặp lại Kim Trọng sau 15 năm lưu lạc, trải qua bao điều nhơ nhớp, nhục nhã, bất hạnh Nhưng liệu

đó có thực sự là cái kết viên mãn, liệu cuộc đời đau khổ của Kiều có kết thúc hay chỉ

là mở đầu cho một bi kịch mới? Để có được câu trả lời đúng đắn chúng ta cần phải có cái nhìn đa chiều, nhất là phải nghiên cứu vấn đề trong tương quan so sánh Truyện Kiều với các tác phẩm Truyện Nôm bác học cùng giai đoạn

Đoàn tụ là sự kiện hoàn chỉnh số phận nhân vật chính Các tác phẩm đều kết thúc ở thời điểm nhân vật chính thoát khỏi gian nan đau khổ, hoặc kết thúc thời gian chờ đợi trong chia ly, được đoàn tụ với gia đình và được sống cuộc đời hạnh phúc vinh hiển Kết thúc có hậu là quy luật có tính tất yếu và là đặc trưng mang tính loại biệt của thể loại truyện Nôm Ngay cả những truyện Nôm bác học như Sơ kính tân trang , Hoa tiên ký ,Truyện Kiều,… cũng đều không thể không tuân thủ quy luật này Và đặc biệt, yếu tố thần kỳ được sử dụng trong hầu hết các truyện Nôm là một biện pháp nghệ thuật quan trọng để thực hiện mô hình cấu trúc gặp gỡ- tai biến- đoàn tụ

Nhân vật Phạm Kim trong Sở kính tân trang sau khi tình cờ biết được Trương Quỳnh Thư đã nhờ người giúp đỡ trao đổi thư từ và rồi hai người đã yêu nhau thắm thiết Nhưng ngang trái thay lúc bấy giờ ở kinh kỳ có viên đô đốc nọ muốn cưới Quỳnh Thư làm vợ dưới sức ép chà nàng đành phải nhận lời Biết được Quỳnh Thư liền viết thư gọi Phạm Kim đến Hai người cùng thề hẹn lấy nhau ở kiếp sau Trước khi chia tay, nàng còn giơ bàn tay có in hai chữ "Quỳnh Nương" cho Phạm Kim xem để làm tin

Về nhà, Quỳnh Thư tự tử Còn Phạm Kim thì ốm nặng vì quá đau khổ Sau khi khỏi bệnh, chàng buồn bã gởi thân nơi cửa Phật, mong dịu vết thương lòng Trong lúc ấy, Người vợ lẽ của Trương công (bạn của cha Phạm Kim, hai người đã có giao ước sẽ gả con cho nhau từ trước) sinh hạ được một gái, đặt tên là Thụy Châu Nàng cải dạng thành một đạo sĩ nay đây mai đó Đến Kim Sơn, Thụy Châu gặp nhà sư Phạm Kim

Cả hai cùng đàm đạo, xướng họa với nhau Sau khi gặp Thụy Châu, Phạm Kim không

tu hành nữa trở về chàng tìm đến nhà Trương công và được mời là gia sư Tại đây chàng gặp lại Thụy Châu và lấy nàng làm vợ Tuy vậy, Phạm Kim luôn nhớ thương Quỳnh Thư Biết chuyện, Thụy Châu giơ bàn tay có dấu Quỳnh Nương Phạm Kim liền nhận ra Thụy Châu là hậu thân của Quỳnh Thư

Như vậy, kể từ lúc kể từ lúc mở đầu đến kết thúc, cốt truyện đã được diễn biến và phát triển với biết bao nhiêu tình tiết hết sức phức tạp Tuy nhiên, như đã nói ở trên,

dù tình tiết có phát triển rắc rối đến mấy, và cốt truyện có kéo dài bao nhiêu đi nữa thì người kể chuyện vẫn phải dừng lại ở chỗ đẹp nhất, viên mãn nhất thì người nghe mới thấy thỏa mãn, mới chịu chấp nhận

Hay như truyện Hoa tiên ký của Nguyễn Huy Tự kể về mối tình tài tử gia nhân giữa Lương Sinh và Dương Dao Tiên Nhờ có sự giúp đỡ của Vân Hương, Bích Nguyệt Lương sinh Và Dương Dao Tiên đã đem lòng yêu mến và cùng nhau thề nguyền gắn

bó Tưởng chừng không gì ngăn cách được tình yêu của họ thế nhưng cha của Lương sinh và Lưu tướng công đã hẹn gả con cho nhau Chính vì vậy, chàng đành phải lấy Lưu Ngọc Khanh – con gái Lưu tướng công Hay tin, Dao tiên tưởng rằng người mình

Trang 2

yêu đã bội ước nên rất đau buồn Cùng lúc đó, gia đình Dao Tiên chuyển về kinh đô Sau đó cha nàng phải cầm quân ra trận Về phía Lương sinh, chàng và diêu sinh ( con người cậu) thi đỗ đực bổ làm quan ở kinh đô Tại đây chằng gặp lại Dao Tiên và cùng nàng giãi bày tâm sự Lương sinh xin đi giải vây cho cha Dao tiên thì bị quân địch vây chặt Lưu Ngọc khanh nghe tin đồn Lương sinh tử trận, lại bị mẹ khuyên lấy chồng khác liền nhảy sông tự vẫn nhưng may nhờ gặp thuyền của đốc học tên long vớt được Diêu sinh đánh tan được quân đối phương, giải vây cho Dương tướng công

và Lương sinh Nhà vua ban sắc phong cho Ngọc Khánh lại tự đứng ra làm mối gả Dương Dao Tiên cho Lương sinh Đang khi đó thì Đốc học Long cùng Lưu Ngọc Khanh cũng vừa đến kinh đô Biết Lương sinh đã có vợ, Ngọc Khanh định đi tu Nhờ Đốc học Long dâng sớ vua lại để Ngọc Khanh kết duyên cùng Lương sinh Cuối cùng, chẳng những Lương sinh cưới được Dương Dao Tiên, Lưu Ngọc Khanh; mà còn cưới cả hai người con gái trước kia đã từng giúp mình đó là Vân Hương và Bích Nguyệt

Có thể thấy, điểm chung giữa các tác phẩm truyện Nôm này là đều viết về mối tình tài

tử ( Phạm Kim – sở kính tân trang, Lương Sinh – Hoa tiên kí) và giai nhân ( Trương Quỳnh Thư – Sở kính tân trang, Dương Dao Tiên – Hoa tiên ký) Đây là những nhân vật không chỉ đẹp về ngoại hình, tài năng mà còn đẹp về cả phẩm chất thêm điểm chung nữa về kết cấu, các truyện đều tuân thử theo kết cấu : gặp gỡ - tái biến – lưu lạc tài tử và giai nhân gặp nhau đem lòng yêu thương, nguyện ước cùng nhau Nhưng

vì nhiều lí do họ lại phải “tạm” xa nhau Tuy nhiên sau thời gian đau khổ chia ly, họ lại đoàn tự với nhau, cùng sống cuộc sống hạnh phúc Ở truyện Hoa Tiên nhân vật nam đỗ đạt cao, các nhân vật nữ sánh vai quan Trạng bước vào cuộc sống vinh hoa Lương Sinh không chỉ lấy được Dao tiên theo như lời nguyện ước mà còn lấy được cả Ngọc khanh người vợ tiết liệt thậm chí còn lấy cả Vân Hương và Bích nguyệt - những người đã giúp chàng và dao tiên khi trước hay trong truyện Sở kính tân trang, nếu chỉ kết thúc ở việc Quỳnh Thư chết, Phạm Kim đi tu thì thật bất hạnh Chàng sẽ khiến cha mình thành kẻ bội ước Nhưng nếu chàng lấy Thụy Châu thì chính chàng lại không thực hiện ước hẹn với Quỳnh Thư Giải pháp được tác giả đưa ra chính là để Quỳnh Thư hóa thân thành Thụy Châu Thật là cái kết trọn vẹn Cho dù kết thúc có hậu đó có tình lí tưởng hoá nhưng các nhân vật đã giành được hạnh phúc thật sự Mọi vấn đề đã được giải quyết triệt để cho sự kiện này được xây dựng theo hướng hoàn thiện, trọn vẹn Phần nhiều trong những kết cục đoàn viên, tác giả thường khái quát bằng những công thức “quan giai”, “vinh hoa”, “phong lưu phú quý”, “ hoè quế đầy sân”, “cõi thọ đền xuân” Theo quan niệm trung đại thì đó là “tuyệt đỉnh hạnh phúc trần gian”, là sự đền bù cho người tốt, là chân lý “thiện thắng ác”…Và đó cũng chính là cơ sở tư tưởng của mô hình cấu trúc theo lối kết thúc có hậu

Với Truyện Kiều, cùng là mô tip quên thuộc về mối tình tài tử - giai nhân ( Kim trọng – Thúy Kiều) với kết cấu 3 phần tương tự nhưng đến với cái kết ta không thể khẳng định đây là kết thúc viên mãn dành cho Kiều Ai cũng biết là trong đoạn kết thúc đại đoàn viên, Thuý Kiều gặp lại Kim Trọng sau mười lăm năm lưu lạc của một thân phận kỹ nữ Câu chuyện thoạt nhìn có cái không khí của kiểu kết thúc có hậu, song

Trang 3

thực ra, cuộc đời đau khổ của nàng Kiều vẫn còn tiếp tục Kiều một mực từ chối không sống như vợ chồng với Kim Trọng, dẫu cho chàng Kim tha thiết khẩn cầu nàng Rút cục, vị cay đắng vẫn thấm đượm tận đáy lòng Kiều.Nguyễn Du diễn tả bi kịch đoàn tụ thấm thía qua nỗi buồn đau của các nhân vật Thúy Kiều, Kim Trọng, Thúy Vân Kiểu kết túc này chỉ dừng lại ở hình thức quá khứ đã cướp đi niềm vui đích thực của con người Phần đời 15 năm lưu lạc cùng sự mất mát, nỗi buồn đau hổ thẹn của thúy kiều là không thể lấp đầy, xoa dịu ở cuộc sống hiện tại Bản thân

Nguyễn Du thấm đưuọc nối đau này của Kiều, ông luôn muốn tìm cách giải thoát cho nàng Song dù bằng cách nào ông cũng không thể giúp kiều xóa bỏ định kiến xã hội, xóa bỏ định kiến trong chính ý thức của nàng Vì vạy, Nguyễn Du chỉ có thể dừng lại

ở một cái kết không trọn vẹn đầy bi thương với mỗi nhân vật

Ngày đăng: 22/06/2020, 08:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w