PP dạy học tốt chương Biến dị_Sinh 9

14 543 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
PP dạy học tốt chương Biến dị_Sinh 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phương pháp để dạyhọc tốt chươngBiến dị ” . 1 MỤC LỤC Trang Mục lục 1 Phần thứ nhất: Đặt vấn đề . 2 Phần thứ hai: Phương pháp để dạyhọc tốt chương Biến dị trong chương trình sinh 9 . 3 I/. Nắm bắt nội dung kiến thức có hệ thống về Biến dị 3 1. Các loại biến dị . 3 2. Tác nhân gây đột biến . 4 3. Tính chất biểu hiện của các loại đột biến 5 4. Vai trò của biến dị . 5 II/. Định hướng PPDH phù hợp và đạt hiệu quả . 6 1. Dạy học sinh cách tư duy lôgic . 6 2. Dạy học sinh cách thiết lập liên hệ giữa các khái niệm 7 3. Dạy học sinh cách đọc, phân tích và khái quát thông tin qua sơ đồ và hình ảnh trong sách giáo khoa 8 4. Dạy học sinh kĩ năng lập dàn bài và lập đề cương . 9 5. Dạy học sinh làm báo cáo – thông báo tái hiện 10 III/. Vận dụng nội dung kiến thức ứng dụng của chương trình học vào thực tiển cuộc sống bản thân . 11 Phần thứ ba: Kết quả và bài học kinh nghiệm . 13 I/. Kết quả khảo sát . 13 II/. Bài học kinh nghiệm . 13 ======================= Giáo viên thực hiện: Lê Phước Tường  Phương pháp để dạyhọc tốt chươngBiến dị ” . 2 Phần thứ nhất ĐẶT VẤN ĐỀ hương pháp dạy học (PPDH) là cách thức hoạt động của giáo viên trong việc chỉ đạo hoạt động của học sinh nhằm đạt mục tiêu dạy học.P Sự thành công của việc dạy học phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp được giáo viên lựa chọn. Trong xu thế của dạy học hiện nay, người ta xem dấu hiệu cơ bản của phương pháp là tính chất tổ chức, chỉ đạo hoạt động nhận thức của giáo viên đối với học sinh. Mỗi phương pháp đảm bảo một tính chất xác định hoạt động nhận thức của học sinh tiếp nhận tri thức một cách chủ động hay độc lập tìm tòi nghiên cứu để lĩnh hội tri thức. Giáo viên chỉ giúp học sinh định hướng vấn đề và thực hiện trách nhiệm cố vấn trong quá trình học tập của các em. Do đó việc lựa chọn PPDH phải được đặt trong mối quan hệ qua lại với những thành tố: quan hệ giữa dạy và học, giữa mặt bên ngoài và bên trong của PPDH, đặc biệt là với mục tiêu và nội dung dạy học. Xuất phát từ mục tiêu đào tạo là: “Đào tạo học sinh thành những con người năng động, sáng tạo, độc lập, tiếp thu những tri thức khoa học, kỹ thuật hiện đại, biết vận dụng để tìm ra các giải pháp hợp lí cho những vấn đề trong cuộc sống của bản thân và của xã hội”. Bộ môn sinh học cũng như các bộ môn khoa học khác đang từng bước đổi mới và hoàn thiện phương pháp dạy học. Ở trường THCS, học sinh lớp 9 bắt đầu làm quen với phần Biến dị, đây là những kiến thức mang tính thực nghiệm cao, qua đó các em hiểu thêm về các quá trình của một quy luật, mối liên hệ giữa cơ sở vật chất và cơ chế của hiện tượng di truyền và biến dị, cũng như vai trò của chúng đối với chọn giống và tiến hoá. Bằng phương pháp quan sát, những vấn đề đặt ra để trao đổi, thảo luận, tìm tòi để các em có thể hiểu và giải quyết yêu cầu của bài học. Mặt khác, ở lứa tuổi các em có những đặc điểm tâm lí riêng và năng lực chú ý còn rất hạn chế. Vì vậy, trong dạy học cần lựa chọn phương pháp thích hợp để học sinh lĩnh hội tri thức một cách chủ động, tránh sự mày mò, rập khuôn. Biến dị là nội dung kiến thức chương IV, phần I của chương trình Sinh học 9 hiện hành với nội dung cô đọng trong 5 tiết lý thuyết và 2 tiết thực hành. Đâychương có nhiều khái niệm khó và hoàn toàn mới đối với học sinh; đó là một thực tế. Song với nội dung sách giáo khoa trình bày đơn giản, hình ảnh minh họa rõ ràng lại là một ưu thế nếu giáo viên biết vận dụng có hiệu quả để đạt được mục tiêu giảng dạy là giúp học sinh:  Vẽ được sơ đồ phân loại biến dị.  Phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền; đột biến với thường biến; đột biến gen với đột biến nhiễm sắc thể; đột biến cấu trúc với đột biến số lượng nhiễm sắc thể.  Nêu được vai trò và hậu quả của từng loại biến dị.  Phân tích được mối quan hệ giữa kiểu gen với môi trường và kiểu hình Như vậy, muốn vận dụng nội dung sách giáo khoa có hiệu quả, đạt được mục đích giảng dạy, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh giúp các em lĩnh hội tri thức một cách nhẹ nhàng, biết vận dụng kiến thức một cách khoa học và sáng tạo vào thực tế cuộc sống …, đòi hỏi giáo viên đứng lớp phải tự trang bị cho mình một nền móng kiến thức vững chắc về biến dị, một hệ thống phương pháp giảng dạy khoa học sáng tạo và đặc biệt là vốn kinh nghiệm trong cuộc sống, trong giảng dạy của bản thân và của quý đồng nghiệp. Đó tất cả là nội dung, là nguyện vọng mà bản thân muốn chia sẽ thông qua “Phương pháp để dạyhọc tốt chương Biến dị trong chương trình Sinh học 9”. * * * Giáo viên thực hiện: Lê Phước Tường  Phương pháp để dạyhọc tốt chươngBiến dị ” . 3 Phần thứ hai PHƯƠNG PHÁP ĐỂ DẠYHỌC TỐT CHƯƠNG “BIẾN DỊ” TRONG CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 9 I/. Nắm bắt nội dung kiến thức có hệ thống về biến dị Biến dị là một mảng kiến thức lớn, quan trọng trong chương trình di truyền và biến dị. Là một thực tế luôn luôn được nghiên cứu và đề cập trong cuộc sống, đặc biệt là trong thời đại của công nghệ sinh học hiện đại. Một cách tổng quát, nội dung chương IV: “Biến dị” ở chương trình Sinh học 9 là nghiên cứu cơ sở vật chất và cơ chế của hiện tượng biến dị ở mức phân tử và tế bào, bao gồm các nội dung sau: 1. Các loại biến dị: Biến dị là một đặc tính của sinh vật có khả năng phát sinh những biến đổi kiểu hình hoặc biến đổi kiểu vật chất di truyền do nguyên nhân bên trong hay bên ngoài đã làm xuất hiện kiểu hình mới. Khả năng biến dị của các cá thể phụ thuộc vào tính di truyền của loài, vào thời gian sinh trưởng, phát triển, vào loại tác nhân và cường độ tác nhân gây ra các biến đổi đó. Biến dị và di truyền là hai mặt đối lập mâu thuẫn nhưng thống nhất, trong quá trình di truyền đã phát sinh biến dị, còn những biến dị phát sinh duy trì được cho các thế hệ sau sẽ trở thành các đặc điểm di truyền mới. Vì vậy, theo quan điểm sinh học hiện đại biến dị được phân làm hai loại: Biến dị di truyền và biến dị không di truyền (Thường biến). Sự phân loại này dựa vào khả năng biến dị đó có di truyền được cho đời sau hay không, biến dị đó có liên quan đến vật chất di truyền hay không. 1.1- Biến dị di truyền: Bao gồm biến dị tổ hợp và biến dị đột biến: a. Biến dị tổ hợp: là những biến dị nảy sinh do quá trình giao phối, do sự khác biệt về nguồn gốc các alen, của các nhóm gen liên kết tồn tại trong các giao tử. Đó là sự tổ hợp lại các gen qua phân ly độc lập, tổ hợp ngẫu nhiên (sự tái tổ hợp gen qua cơ chế trao đổi đoạn xảy ra ở kỳ trước I của giảm phân). Sự tổ hợp lại các gen đã dẫn đến tổ hợp lại các tính trạng đã có hoặc xuất hiện các kiểu hình mới do sự tương tác qua lại giữa các gen. - Biến dị tổ hợp xuất hiện tần số cao, thường xuyên qua các thế hệ. - Biến dị tổ hợp ít ảnh hưởng đến sự tồn tại phát triển cá thể. b. Biến dị đột biến: là những biến đổi đột ngột do tác nhân đột biến bên ngoài và những rối loạn bất thường của trao đổi chất nội bào dẫn tới những biến đổi về số lượng, về cấu trúc của vật chất di truyền. Biến dị đột biến bao gồm: b 1 - Đột biến gen: là những biến đổi đột ngột xảy ra trong cấu trúc phân tử của gen, làm thay đổi số lượng, thành phần và trình tự phân bố các nuclêôtit tạo nên những alen mới. Đột biến gen gồm các dạng mất, thêm, thay đổi hoặc đảo vị trí của một hoặc một số cặp nuclêôtit. b 2 - Đột biến NST: là những biến đổi trong cấu trúc hoặc số lượng của NST. - Đột biến cấu trúc NST: là những biến đổi xảy ra trong cấu trúc của nhiễm sắc thể, làm thay đổi cấu trúc nhiễm sắc thể ở mức độ khác nhau. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có thể xảy ra trong giới hạn một nhiễm sắc thể gồm lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển vị trí một đoạn nhiễm sắc thể, mất đoạn. Giáo viên thực hiện: Lê Phước Tường  Phương pháp để dạyhọc tốt chươngBiến dị ” . 4 Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có thể xảy ra ngoài giới hạn một nhiễm sắc thể gồm: chuyển đoạn, lặp đoạn do trao đổi chéo không cân xảy ra giữa hai nhiễm sắc thể tương đồng. + Mất đoạn: là hiện tượng NST bị đứt một đoạn, đoạn đứt ra lìa khỏi phần nhiễm sắc thể chứa tâm động, không có khả năng đính vào thoi phân bào. Mất đoạn có thể là mất đoạn ngoài hay mất đoạn trong nhiẽm sắc thể. + Lặp đoạn: là hiện tượng một đoạn nhiễm sắc thể được lặp lại một hay một số lần trên nhiễm sắc thể hoặc do trao đối chéo không cân giữa hai crômatit chị em hay không chị em thuộc hai nhiễm sắc thể tương đồng + Đảo đoạn: là hiện tượng đứt đoạn trong, rồi đoạn đứt đó quay 180 0 nối lại làm thay đổi trật tự các gen trên nhiễm sắc thể + Chuyển đoạn: là một kiểu cấu trúc lại nhiễm sắc thể mà đoạn bị đứt ra chuyển đến vị trí mới trong cùng một nhiễm sắc thể hoặc chuyển sang nhiễm sắc thể khác hoặc trao đổi đoạn giữa các nhiễm sắc thể tương đồng và không tương đồng - Đột biến số lượng NST: là những biến đổi số lượng xảy ra ở một hoặc một số cặp NST nào đó hoặc ở tất cả bộ NST + Hiện tượng đa bội thể: là hiện tượng đột biến theo hướng tăng số lượng nhiễm sắc thể ở tất cả các cặp trong tế bào. Bộ nhiễm sắc thể trong các tế bào sinh dưỡng là bội số của n và lớn hơn 2n bình thường, như 3n, 4n, 5n…, còn cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có bộ nhiễm sắc thể là 3n, 4n, 5n… gọi là thể đa bội. + Hiện tượng dị bội thể: là đột biến thêm hoặc mất một NST ở một cặp NST nào đó. Do tác nhân đột biến làm cắt đứt dây tơ vô sắc hoặc ức chế việc hình thành dây tơ vô sắc ở một hay một số cặp nhiễm sắc thể nào đó tạo nên giao tử dị bội không bình thường, khi thụ tinh kết hợp với giao tử bình thường tạo nên thể dị bội (2n + 1) hay (2n -1) c. Biến dị không di truyền (Thường biến): là những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen, phát sinh trong quá trình phát triển cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường, hay có thể nói thường biến là sự phản ứng khác nhau của cùng một kiểu gen đối với những điều kiện môi trường khác nhau 2. Tác nhân gây đột biến: 2.1- Tác nhân vật lý: a. Các tia phóng xạ: như tia X, tia gamma, tia anpha, tia bêta… khi xuyên qua các mô, chúng tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên ADN hoặc nhiễm sắc thể để gây đột biến gen hay đột biến nhiễm sắc thể. b. Tia tử ngoại: đặc điểm của loại tia này không có khả năng xuyên sâu vào các mô nên chỉ dùng để xử lý vi sinh vật, bào tử và hạt phấn, chủ yếu là gây đột biến gen c. Sốc nhiệt: sự thay đổi đột ngột nhiệt độ của môi trường làm cho cơ chế tự bảo vệ sự cân bằng của cơ thể không khởi động kịp, gây chấn thương trong bộ máy di truyền hoặc làm tổn thương thoi phân bào, gây rối loạn trong phân bào, làm phát sinh đột biến số lượng nhiễm sắc thể. 2.2- Tác nhân hóa học: Các hóa chất được xem là siêu tác nhân gây đột biến : Êtyl mêtan sunphônat (EMS), Nitrôzô mêtyl urê (NMU), Nitrôzô êtyl urê (NEU)… các hóa chất này thường gây cấu trúc lại nhiễm sắc thể ở mức chromatid là chủ yếu. Dung dịch Côsixin thường được dùng để tạo thể đa bội ở cây trồng. Các loại hóa chất bảo vệ thực vật: thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ. Các loại phân bón hóa học, Giáo viên thực hiện: Lê Phước Tường  Phương pháp để dạyhọc tốt chươngBiến dị ” . 5 chất tăng trưởng, … đều có thể được xem là tác nhân gây đột biến nếu lạm dụng và dùng với liều lượng quá nhiều. 3. Tính chất biểu hiện của các loại biến dị: - Xuất hiện các tổ hợp tính trạng khác bố mẹ (biến dị tổ hợp) - Tương tác của gen có trong kiểu gen của cơ thể, làm xuất hiện tính trạng mới chưa có ở bố mẹ hoặc không biểu hiện tính trạng đã có ở bố mẹ (biến dị tổ hợp) - Biến đổi đột ngột, gián đoạn về kiểu hình, cá biệt, vô hướng, thường lặn và có hại (đột biến) - Biến đổi đồng loạt, theo một hướng xác định phù hợp với môi trường (thường biến) 4. Vai trò của biến dị: - Là nguyên liệu phong phú cho tiến hóa và chọn giống - Giải thích sự đa dạng sinh học trong tự nhiên Trên đây là nội dung kiến thức tối thiểu mà giáo viên cần có được khi giảng dạy chương biến dị hoặc có thể tìm hiểu và đọc kỹ phần thông tin bổ sung trong sách giáo viên, giáo viên cần chuẩn bị thật kỹ, thật chu đáo trước khi lên lớp. Tuy nhiên không phải đưa hết các thông tin đó đến với học sinh để dẫn đến kết quả quá tải, nhàm chán và mệt mỏi cho cả giáo viên lẫn học sinh. Nội dung sách giáo viên là nguồn cung cấp tri thức quan trọng mà đa số học sinh đều có. Đó vừa là nội dung, vừa là phương tiện để liên kết giáo viên và học sinh trong các hoạt động dạyhọc trên lớp. Kiến thức trong đầu giáo viên là nền tảng để thiết kế bài dạy của mình theo một kết cấu logic, có hệ thống, còn nội dung từng bài trong sách giáo khoa là phương tiện để giáo viên gợi mở, dẫn dắt học sinh lĩnh hội kiến thức cơ bản của chương biến dị. Cụ thể là: - Nắm bắt được mạch kiến thức của hầu hết các bài trong chương biến dị : + Khái niệm Phân loại từng loại biến dị + Nguyên nhân, cơ chế phát sinh từng loại biến dị + Vai trò, hậu quả của từng loại biến dị trong chọn giống và tiến hóa. - Hệ thống hóa kiến thức toàn chương bằng sơ đồ phân loại biến dị: II/. Định hướng phương pháp dạy học phù hợp và đạt hiệu quả. 1. Dạy học sinh cách tư duy logic: Giáo viên thực hiện: Lê Phước Tường  Biến dị Biến dị di truyền Biến dị tổ hợp Đột biến Đột biến gen B. dị không di truyền Thường biến Đột biến NST Đột biến cấu trúc NST Đột biến số lượng NST Thể dị bội Thể đa bội Phương pháp để dạyhọc tốt chươngBiến dị ” . 6 - Là cách dạy mà giáo viên không truyền đạt kiến thức dưới dạng thực đơn có sẵn mà truyền đạt dưới hình thức đặt các em vào vị trí của nhà khoa học, cũng tìm tòi, quan sát, suy nghĩ, … để hình thành các khái niệm, khám phá các quy luật và tự rút ra kiến thức cơ bản cần tiếp thu về các loại biến dị. - Là cách dạy mà giáo viên hướng học sinh biết vận dụng những kiến thức đã học để khám phá kiến thức mới, bởi lẻ theo cấu trúc chương trình sinh học 9 thì chương biến dị được sắp xếp ở hàng thứ tư (chương IV), trên cơ sở các em đẵ có những hiểu biết cơ bản về cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở cấp độ phân tử và cấp độ tế bào (gen, ADN, NST); Hiểu rõ bản chất của sự di truyền thông qua các quá trình tự sao của ADN, quá trình tổng hợp ARN (phiên mã), quá trình tổng hợp Prôtêin (dịch mã)… đó chính là kim chỉ nam để giáo viên vận dụng, dẫn dắt học sinh lĩnh hội tri thức một cách lôgic, khoa học và có hiệu quả. Ví dụ: Khi dạy bài “Đột biến gen” bài đầu tiên của chương “biến dị”, để hình thành khái niệm đột biến gen, giáo viên nên đặt học sinh vào vị trí của người nghiên cứu, quan sát, tìm hiểu hình 21.1-sgk trang 62. Với yêu cầu đặt ra là: - So sánh sự khác nhau trong cấu trúc của đoạn gen b, đoạn gen c và đoạn gen d với cấu trúc của đoạn gen a Học sinh dễ dàng quan sát và nhận ra sự sai khác đó. Cụ thể là : + Đoạn gen a mất 1 cặp nuclêôtit (G – X) đoạn gen b + Đoạn gen a thêm 1 cặp nuclêôtit (T – A) đoạn gen c + Đoạn gen a có cặp nuclêôtit A – T được thay thế bằng cặp nuclêôtit G – X đoạn gen d - Giáo viên tiếp tục đặt vấn đề: Giả sử đoạn gen a mang thông tin quy định màu sắc trên cánh bướm, vậy khi cấu trúc của đoạn gen a thay đổi thành đoạn gen b, gen c hoặc gen d thì màu sắc biểu hiện trên cánh bướm có thay đổi không? Tại sao? Với kiến thức đã học về mối quan hệ giữa gen và tính trạng mà các em đã học ở tiết 19 thì các em có kết luận gì về giả thuyết trên? - Giáo viên tiếp tục hướng dẫn học sinh lập luận : + Gen quy định tính trạng (gen tính trạng) + Cấu trúc gen thay đổi tính trạng do gen quy định cũng thay đổi + Tính trạng biểu hiện thay đổi hay nói cách khác đó là biểu hiện của biến dị và loại biến dị này do những biến đổi đột ngột trong cấu trúc của gen nên gọi là đột biến gen. Vậy đột biến gen là gì? Đột biến gen có di truyền không? Tại sao? Dạy học sinh biết cách tư duy logic thực chất là một chuỗi các hoạt động dạyhọc được phối hợp nhịp nhàng giữa giáo viên và học sinh và để đạt được điều đó giáo viên khi đứng lớp giảng dạy cần thực hiện tốt những yêu cầu sau :  Dạy học sinh kỹ năng đọc và phân tích thông tin trên kênh hình và kênh chữ Giáo viên thực hiện: Lê Phước Tường  Phương pháp để dạyhọc tốt chươngBiến dị ” . 7  Sử dụng hệ thống câu hỏi tìm tòi, câu hỏi định hướng phù hợp với nội dung bài học và trình độ của học sinh để phát huy tính tích cực của học sinh.  Dạy học nêu và giải quyết vấn đề. Đây là phương pháp tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh. Khi giáo viên nêu vấn đề là đã biến nội dung học tập thành một chuỗi tình huống có vấn đề. Giải quyết vấn đề này xong lại nảy sinh vấn đề mới, do đó thường xuyên gây hứng thú học tập ở học sinh Tóm lại, bằng phương pháp dạy học tích cực, giáo viên sẽ giúp học sinh giải mã được kiến thức trong sách giáo khoa bằng ngôn từ riêng của chính bản thân các em, do đó các em học sinh vừa chủ động lĩnh hội kiến thức, vừa nhớ bài lâu hơn, khả năng vận dụng sáng tạo hơn và quan trọng hơn là kích thích được tính tích cực trong hoạt động học tập, phát triển tư duy logic. 2. Dạy học sinh cách thiết lập sự liên hệ giữa các khái niệm: Các nhà khoa học giáo dục đã cho chúng ta thấy rằng học tập sẽ dễ dàng hơn nếu học sinh biết cách liên hệ các khái niệm với nhau. Đó là liên hệ những khái niệm mới với các khái niệm đã biết, khái niệm đã họcchương này được liên hệ với khái niệm của chương kia, thậm chí khái niệm trong lĩnh vực này liên hệ với khái niệm của lĩnh vực khác… Chương biến dị bao gồm nhiều khái niệm mới, có những khái niệm có sẵn từ thông tin bài học như: Đột biến gen, đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, đột biến số lượng nhiễm sắc thể, thể dị bội, thể đa bội, thường biến… nhưng cũng có những khái niệm không có sẵn mà được hình thành trong quá trình học, ví dụ : khái niệm biến dị di truyền, biến dị không di truyền, đột biến, . Và để có thể hiểu và nhớ hết các khái niệm đó một cách có hệ thống không phải là điều đơn giản đối với học sinh, cho nên giáo viên cần hướng dẫn các em thiết lập được mối liên hệ giữa chúng, nghĩa là giáo viên yêu cầu các em phân tích, tổng hợp, so sánh để phân biệt các dấu hiệu của khái niệm, tách ra các dấu hiệu bản chất nhất, đưa khái niệm đã học vào hệ thống khái niệm đã biết và vận dụng khái niệm vào quá trình học tập tiếp theo hoặc vào thực tiễn. Ví dụ: Khi dạy bài “Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể”, để hình thành khái niệm đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, giáo viên thiết kế phiếu học tập rồi hướng dẫn học sinh phân tích thông tin và khái quát hóa để lĩnh hội khái niệm cần lĩnh hội Cụ thể là giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 22-SGK trang 65 và hoàn thành phiếu học tập: Hình 22 NST ban đầu NST sau khi bị biến đổi Tên dạng đột biến a b c Học sinh sẽ dễ dàng phân tích thông tin trên hình 22 để hoàn thành phiếu học tập: Hình 22 NST ban đầu NST sau khi bị biến đổi Tên dạng đột biến a 8 đoạn 7 đoạn (mất đoạn H) Mất đoạn b 8 đoạn 10 đoạn (đoạn B và C được lặp lại) Lặp đoạn c 8 đoạn 8 đoạn (đoạn B và D đổi chỗ cho nhau) Đảo đoạn Giáo viên thực hiện: Lê Phước Tường  Phương pháp để dạyhọc tốt chươngBiến dị ” . 8 Dựa trên kết quả phiếu học tập, giáo viên dẫn dắt học sinh khái quát hệ thống các khái niệm về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể bằng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề : - Cấu trúc của nhiễm sắc thể a bị biến đổi (mất đoạn) thì thông tin di truyền có trong nhiễm sắc thể a có bị biến đổi không? - Giả sử đoạn H trên nhiễm sắc thể a mang gen quy định đặc điểm cấu tạo của 1 trong 4 chân ở chó, vậy nếu đoạn H trên nhiễm sắc thể bị mất thì liệu con chó sinh ra sẽ có mấy chân? - Hoặc đoạn BC trên nhiễm sắc thể b mang gen quy định cặp sừng ở cừu, vậy nếu vì tác nhân nào đó mà đoạn BC trên nhiễm sắc thể b được lặp lại một lần thì con cừu con sinh ra sẽ có mấy cặp sừng trên đầu? - Như vậy cấu trúc của nhiễm sắc thể biến đổi dẫn đến những biến đổi hình thái, đặc điểm cấu tạo cơ thể, vậy đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là gì? Đột biến này có di truyền không? Để có thể giúp học sinh vận dụng khái niệm đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, củng cố khái niệm biến dị di truyền, khái niệm đột biến, cuối bài giáo viên yêu cầu học sinh so sánh và nêu những điểm giống và khác nhau giữa đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Cụ thể là : * Giống nhau: + Đều là những biến đổi đột ngột trong vật chất di truyền (gen, NST) (gọi là đột biến) + Đều gây ra những biến đổi kiểu hình. + Đều có khả năng di truyền cho thế hệ sau. + Đều là biến dị di truyền. * Khác nhau: Đột biến gen: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể Khái niệm là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc một số cặp nuclêôtit là những biến đổi trong cấu trúc nhiễm sắc thể các dạng mất, thêm, thay thế một cặp nuclêôtit mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn. => Đây là cơ hội để các em củng cố và liên hệ các khái niệm, từ đó sẽ dễ nhớ bài hơn. Có thể vận dụng phương pháp này để hình thành và khắc sâu các khái niệm khác. 3. Dạy học sinh cách đọc, phân tích và khái quát thông tin qua sơ đồ và hệ thống hình ảnh trong sách giáo khoa. Sơ đồ, hệ thống hình ảnh có vai trò quan trọng trong quá trình dạy học, giúp học sinh có thể tập hợp các kiến thức mấu chốt của nội dung bài học một cách dễ nhìn, dễ hiểu, dễ nhớ và đặc biệt là giúp học sinh tiếp thu bài một cách hệ thống, khái quát. Để rèn luyện tốt kỹ năng này, trong quá trình dạy học, GV cần tổ chức được những yêu cầu sau: - Xác định rõ sơ đồ, hệ thống hình ảnh chứa nội dung kiến thức nào trong chương biến dị. - Hướng dẫn học sinh cách đọc và phân tích sơ đồ, hình ảnh một cách cụ thể (mô tả bằng lời, chỉ ra mối liên hệ giữa các yếu tố, .) bằng hệ thống câu hỏi gợi mở. Ví dụ 1: Khi dạy phần II “Sự phát sinh thể dị bội” ở bài 25 – Đột biến số lượng nhiễm sắc thể. Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 23.2 và giải thích sự hình thành khái niệm thể dị bội (2n + 1) và (2n - 1) nhiễm sắc thể: Giáo viên thực hiện: Lê Phước Tường  Phương pháp để dạyhọc tốt chươngBiến dị ” . 9 Tế bào: (♀) (♂) Giao tử: Hợp tử: - Giáo viên yêu cầu học sinh so sánh quá trình phát sinh giao tử của cơ thể bố và mẹ trong sơ đồ hình 23.2, với hệ thống câu hỏi gợi ý : + Giao tử của mẹ có đặc điểm gì khác so với giao tử của bố? [giao tử của mẹ là giao tử bình thường chứa n nhiễm sắc thể, còn giao tử của bố là những giao tử đột biến chứa (n + 1) hoặc (n – 1) nhiễm sắc thể]. + Nguyên nhân của sự khác nhau đó là do đâu? (do cơ thể bố trong quá trình phát sinh giao tử có một cặp nhiễm sắc thể nào đó không phân ly) - Giáo viên yêu cầu học sinh giải thích thế tam nhiễm và thể 1 nhiễm. Dựa trên sơ đồ các em dễ dàng nhận thức được cơ chế phát sinh thể dị bội (thể tam nhiễm và thể 1 nhiễm): + Qua quá trình thụ tinh, nếu giao tử bình thường (n) kết hợp với giao tử đột biến (n+1) sẽ tạo nên hợp tử chứa (2n + 1) nhiễm sắc thể, hợp tử này phát triển thành thể tam nhiễm. + Qua quá trình thụ tinh, nếu giao tử bình thường (n) kết hợp với giao tử đột biến (n- 1) sẽ tạo nên hợp tử chứa (2n - 1) nhiễm sắc thể, hợp tử này phát triển thành thể 1 nhiễm. 4. Dạy học sinh kỹ năng lập dàn bài và lập đề cương Dàn bài là một tập hợp các đề mục chứa đựng những ý cơ bản có trong bài học. Mỗi phần của dàn bài có giới hạn tương đối và chứa một liều lượng nội dung trọn vẹn. Để lập dàn bài cần tách ra các ý chính, sau đó thiết lập giữa chúng mối quan hệ và trên cơ sở đó lựa chọn đề mục cho từng phần nhỏ. Đề cương là những ý cơ bản trong bài học được tóm tắt lại. Khi lập đề cương cũng vẫn theo trật tự của dàn bài nhưng trình bày các đối tượng, hiện tượng nghiên cứu một cách ngắn gọn. Như vậy, để hình thành cho học sinh kỹ năng lập dàn bài và lập đề cương giáo viên cần thực hiện được những yêu cầu sau : - Hướng dẫn học sinh sử dụng, nghiên cứu thông tin trong sách giáo khoa. Thông tin đó được biểu hiện bằng kênh hình và kênh chữ trong từng bài học. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc và phân tích thông tin đó bằng cách tự đặt câu hỏi: “Thông tin đó nói về cái gì?”, “Hình đó chứa nội dung nào của bài học?”, “Trong những nội dung đó thì nội dung nào là chủ yếu, cơ bản nhất?”, … . Từ việc trả lời các câu hỏi đó, học sinh có thể diễn đạt ý chính của nội dung mà mình đọc được, đặt tên đề mục cho từng phần. - Hướng dẫn học sinh phân loại nội dung đọc được trên cơ sở phân tích cấu trúc lôgic của bài học để xác định trọng tâm của bài học Giáo viên thực hiện: Lê Phước Tường  Phương pháp để dạyhọc tốt chươngBiến dị ” . 10 - Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi, bài tập có trong từng bài đọc, khi học sinh tự trả lời các câu hỏi là học sinh đã có thể tái hiện nội dung đã đọc để thiết lập mối quan hệ nhân – quả. Dạy học sinh cách lập dàn bài, đề cương là một định hướng được thực hiện xuyên suốt trong quá trình dạy học, là một cách thức giáo dục học sinh ý thức tự học bộ môn mà cụ thể là việc tự soạn bài ở nhà trước khi lên lớp học bài mới. Với chương biến dị, học sinh sẽ dễ dàng lập được dàn bài cho mình theo từng bài học với mạch kiến thức rất rõ ràng: + Khái niệm Phân loại biến dị + Nguyên nhân, cơ chế phát sinh từng loại biến dị + Vai trò, hậu quả của từng loại biến dị trong chọn giống và tiến hóa. Qua đó, kiến thức trọng tâm của bài lần lượt được lặp đi lặp lại nhiều lần với mức độ khái quát cao hơn là cuối chương các em lập được đề cương cho chương biến dị thông qua việc lập được sơ đồ phân loại biến dị như sau: 5. Dạy học sinh làm báo cáo – thông báo tái hiện Bản chất của phương pháp này là hướng dẫn học sinh làm báo cáo theo một chủ đề nhất định do giáo viên yêu cầu. Nội dung báo cáo nhằm minh họa, mở rộng, củng cố hay cụ thể hóa bài học trên cơ sở vận dụng những kiến thức đã học. Giá trị dạy học của phương pháp này là tập cho học sinh biết sưu tầm tài liệu, biết tập hợp tài liệu sưu tầm và trình bày báo cáo một cách logic, hệ thống hóa và ngắn gọn. Chủ đề của báo cáo có thể là: Kết quả quan sát ngoài tự nhiên, kết quả làm các bài thực hành, thí nghiệm ngoài giờ học, … Với chương biến dị trong chương trình sinh học 9 bao gồm 2 tiết thực hành, nhưng với thực tế phương tiện dạy học chưa đủ, tranh ảnh minh họa cho hai bài thực hành về đột biến và thường biến không có cho nên để có thể giảng dạy tốt hai tiết thực hành trong chương biến dị là giáo viên yêu cầu học sinh làm báo cáo – thông báo tái hiện theo 2 chủ đề: - Chủ đề 1: Hệ thống kiến thức đã học trong chương biến dị để lấy thông tin viết bài thu hoạch theo yêu cầu của từng bài thực hành. Ví dụ: Với bài thực hành “Nhận biết một vài dạng đột biến” là học sinh phải hoàn tất được bảng 26 sách giáo khoa trang 75. Với bài thực hành – “Quan sát thường biến” thì học sinh phải cho nhận xét về: Giáo viên thực hiện: Lê Phước Tường  Biến dị Biến dị di truyền Biến dị tổ hợp Đột biến Đột biến gen B. dị không di truyền Thường biến Đột biến NST Đ. biến cấu trúc NST Đ. biến số lượng NST Thể dị bội Thể đa bội [...]... phương pháp bồi dưỡng học sinh khá giỏi, năm học 2007 - 2008 và năm học 2008 - 20 09, kết quả đạt được thể hiện ở 2 lớp 9A và 9B khi sử dụng tổ hợp các PPDH tích cực qua một số lần kiểm tra: Kết quả thể hiện: Lớp 9A 9B Số lần kiểm tra Năm học 2007 - 2008 Năm học 2008 - 20 09 Trung bình Năm học 2007 - 2008 Năm học 2008 - 20 09 Trung bình Điểm trung bình trở lên (%) 78,2 83,7 80, 95 85,4 87 ,9 86, 65 Điểm dưới... Tường  Phương pháp để dạyhọc tốt chươngBiến dị ” 13 Phần thứ ba KẾT QUẢ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM I/ Kết quả khảo sát: Học sinh có kỹ năng phân tích kênh hình và kênh chữ ở sách giáo khoa để xử lý các thông tin, các lệnh hoạt động theo yêu cầu kiến thức của từng bài học trong chương biến dị của chương trình sinh học 9 Học sinh đã có một kiến thức bền vững về biến dị mà cụ thể là học sinh có thể khái... dục môi trường vào chương trình giảng dạy sinh học 9 nói chung và chương biến dị nói riêng Ví dụ: Khi dạy đến kiến thức về “vai trò và hậu quả của các dạng đột biến , để học sinh có thể liên hệ kiến thức đã học và nhận biết khi nào là đột biến gây hại, khi nào là đột biến có lợi, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh trò chơi xếp cột mà cụ thể là đưa ra các bảng thông tin và yêu cầu học sinh đặt thông... trọng tâm của chương biến dị: - Vẽ được sơ đồ phân loại biến dị - Phân biệt được: + Biến dị di truyền và biến dị không di truyền + Đột biến và thường biến + Đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể + Thể dị bội và thể đa bội - Nêu được vai trò của biến dị và những hậu quả của đột biến - Phân tích được mối quan hệ giữa kiểu gen, kiểu hình và môi trường Nghiên cứu trên đối tượng học sinh lớp 9 và phương... kiến thức đã học và thực tế cuộc sống, học sinh sẽ dễ dàng phân loại thông tin đã cho theo yêu cầu: Giáo viên thực hiện: Lê Phước Tường  Phương pháp để dạyhọc tốt chươngBiến dị ” Có lợi cho sinh vật - Đột biến làm thân cứng ở lúa - Đột biến tam bội ở dưa hấu 12 Có hại cho đời sống sinh vật - Đột biến bạch tạng ở lúa - Đột biến 3 chân ở gà, ở chó - Đột biến chân voi ở người - Đột biến mất đoạn... dõi và phân loại được học sinh về mặt học lực - Phải có nghệ thuật sư phạm để xử lí những tình huống xảy ra trong tiết học sao cho phù hợp với nội dung kiến thức Giáo viên thực hiện: Lê Phước Tường  Phương pháp để dạyhọc tốt chươngBiến dị ” 14 - Trước khi lên lớp phải chuẩn bị các điều kiện cần thiết trong một tiết dạy như: soạn và nghiên cứu kỹ bài dạy, phương tiện dạy và học, tránh tình trạng...Phương pháp để dạyhọc tốt chươngBiến dị ” 11 + Ảnh hưởng của môi trường đối với các tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng + Sự khác nhau giữa thường biến và đột biến - Chủ đề 2: Sưu tầm các tranh ảnh về đột biến ở cây trồng, vật nuôi và ở người, cũng như sưu tầm các tranh ảnh về thường biến theo yêu cầu của nội dung bài thực hành Trên cơ sở những hiểu biết có hệ thống về biến dị, các em... trung bình (%) 21,8 16,3 19, 05 14,6 12,1 13, 35 83, 8 16, 2 Trung bình cộng 2 lớp Kết quả nghiên cứu ở khối 9 cho thấy, tỷ lệ học sinh hiểu và nắm vững kiến thức cao hơn (83,8%), học sinh dễ hiểu, dễ tiếp cận kiến thức hơn so với khi chưa áp dụng các PPDH tích cực II/ Bài học kinh nghiệm: - Trong phương pháp dạy học mới, giáo viên là người hướng dẩn học sinh chiếm lĩnh kiến thức Học sinh là chủ thể, giáo... phải biết lựa chọn và kết hợp hài hòa các phương pháp dạy học khác nhau theo hướng buộc học sinh phải chủ động trong việc tìm tòi, nghiên cứu sách giáo khoa, giúp học sinh có hứng thú trong học tập và đặc biệt tạo điều kiện để học sinh rèn được các kỹ năng khác nhau chứ không phải chỉ tập trung vào việc ghi nhớ tri thức Đồng thời, để dạy tốt chương biến dị, giáo viên phải thường xuyên bồi dưỡng và cập... tin vào từng cột cho phù hợp Thông tin cho biết: đột biến bạch tạng ở lúa; đột biến tam bội ở dưa hấu; đột biến làm thân cứng ở lúa; đột biến 3 chân ở gà, ở chó; đột biến chân voi ở người; đột biến mất đoạn đầu nhiễm sắc thể 21 ở người; đột biến dị bội thể 3 nhiễm sắc thể 21 ở người; đột biến bàn tay dính ngón; bàn tay thừa ngón ở người, … và yêu cầu học sinh sắp xếp và phân loại theo cột có lợi hoặc . để dạy và học tốt chương Biến dị trong chương trình Sinh học 9 . * * * Giáo viên thực hiện: Lê Phước Tường  Phương pháp để dạy và học tốt chương “ Biến. thức của từng bài học trong chương biến dị của chương trình sinh học 9 Học sinh đã có một kiến thức bền vững về biến dị mà cụ thể là học sinh có thể khái

Ngày đăng: 10/10/2013, 11:11

Hình ảnh liên quan

- Biến đổi đột ngột, gián đoạn về kiểu hình, cá biệt, vô hướng, thường lặn và có hại (đột biến) - PP dạy học tốt chương Biến dị_Sinh 9

i.

ến đổi đột ngột, gián đoạn về kiểu hình, cá biệt, vô hướng, thường lặn và có hại (đột biến) Xem tại trang 5 của tài liệu.
Hình 22 NST ban đầu NST sau khi bị biến đổi Tên dạng đột biến a - PP dạy học tốt chương Biến dị_Sinh 9

Hình 22.

NST ban đầu NST sau khi bị biến đổi Tên dạng đột biến a Xem tại trang 7 của tài liệu.
Như vậy, để hình thành cho học sinh kỹ năng lập dàn bài và lập đề cương giáo viên cần thực hiện được những yêu cầu sau : - PP dạy học tốt chương Biến dị_Sinh 9

h.

ư vậy, để hình thành cho học sinh kỹ năng lập dàn bài và lập đề cương giáo viên cần thực hiện được những yêu cầu sau : Xem tại trang 9 của tài liệu.
Học sinh có kỹ năng phân tích kênh hình và kênh chữ ở sách giáo khoa để xử lý các thông tin, các lệnh hoạt động theo yêu cầu kiến thức của  từng bài học trong chương biến dị của chương trình sinh học 9 - PP dạy học tốt chương Biến dị_Sinh 9

c.

sinh có kỹ năng phân tích kênh hình và kênh chữ ở sách giáo khoa để xử lý các thông tin, các lệnh hoạt động theo yêu cầu kiến thức của từng bài học trong chương biến dị của chương trình sinh học 9 Xem tại trang 13 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan