UBND XÃ CƯ ÊWI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM BCĐ PHỔ CẬP Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số:11/ BC- BCĐ Cư Êwi, ngày 23 tháng 10 năm 2010 BÁOCÁO QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN MỤC TIÊU PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐÚNG ĐỘ TUỔI GIAI ĐOẠN: 2000 -2010 Thực hiện theo công văn số: 1042/SGD&ĐT-GDTHMN ngày 11 tháng 10năm 2010 của Sở giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn tổng kết 10năm thực hiện mục tiêu Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; BCĐ phổ cập giáo dục xã Cư Êwi đánh giá và tổng hợp các số liệu về công tác PCGDTHĐĐT của xã trong giai đoạn:2000 – 2010. Từ khi tách huyện cũng như tách xã Cư Êwi đến nay dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Phòng Giáo dục Huyện Cư Kuin, Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng uỷ, HĐND, UBND xã, Ban chỉ đạo PCGD của xã Cư Êwi đã triển khai, chỉ đạo các trường trong toàn xã nỗ lực phấn đấu và đạt được nhiều thành tích trong công tác PCGDTHĐĐT; kết quả cụ thể như sau : 1. Đặc điểm tình hình. * Đặc điểm về địa lý, kinh tế- xã hội. Xã Cư Êwi có tổng diện tích là : 3.233 ha, phía Bắc giáp huyện Krông Pắk, phía Đông giáp huyện Krông Bông, phía Năm giáp xã Ea Hu, phía Tây giáp xã Ea Ning. Giao thông đi lại khó khăn. Toàn xã có : 1683 hộ với 8.978 nhân khẩu. Trong đó có: 938 hộ người kinh với : 5036 nhân khẩu. 745 hộ là người dân tộc thiểu sổ với: 3.942 nhân khẩu. Trường học lại không nằm trung tâm xã, nên có số đông nằm cách xã trường học, tập quán sinh hoạt còn nhiều hủ tục theo từng phong tục tập quán của các dân tộc. - Đặc điểm về kinh tế - Xã hội. Về thu nhập bình quân đầu người trong toàn xã là : 650.000đ/ người trên tháng. Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước, tăng trưởng kinh tế chậm. Hướng phát triển kinh tế của địa phương là nông- lâm nghiệp kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm. An ninh quốc phòng trong địa phương được đảm bảo. Trong toàn xã hiện có 09 thôn và 1 buôn dân tộc tại chỗ. Trong đó sổ khẩu là đồng bào Dân tộc thiểu số chiếm gần: 44.6% dân số trong toàn xã. * Đặc điểm về truyền thống, cách mạng, văn hoá, giáo dục. Ngoài những làn điệu cồng chiêng còn có các làn điệu khác như hát then, ném còn.…vv của đồng bào phía Bắc tạo nên một cộng đồng có nhiều loại hình văn hoá. Phong trào giáo dục hàng năm có những bước tiến triển rõ rệt tuy nhiên vẫn chưa cao so với mặt bằng chung của toàn huyện vì phần đông do đặc thù là dân tộc thiểu số nên việc quan tâm đến công tác phát triển giáo dục còn hạn chế. * Thuận lợi và khó khăn +Thuận lợi. Được sự quan tâm của phòng Giáo dục và Đào tạo trong việc đề ra các kế hoạch cho công tác phổ cập, hướng dẫn các bước thực hiện để mang lại kết quả trong công tác phổ cập nói chung. Được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của đảng uỷ, HĐND, UBND đã kịp thời ra các nghị quyểt và banh hành các quyết định để giao ccác chỉ tiêu cũng như kiện toàn lại ban chỉ đạo theo từng giai đoàn cho phù hợp. Có được sự phối kết hợp của các đoàn thể trong địa phương đối với công tác phổ cập giáo dục của xã nhà nói chung. Cơ sở vật chất các trường học trên địa bàn đáp ứng đủ nhu cầu cho việc học của con em trong địa phương, cũng như việc giảng dạy của giáo viên. Đội ngũ giáo viên ngày càng tăng về số lượng và chất lượng số giáo viên trên chuẩn ngày càng nhiều, có năng lực về chuyên môn, nhiệt tình trong công tác. Chất lượng của học sinh ngày càng tăng. nhận thức của các bậc phụ huynh về vấn đề học tập của con em mình ngày càng được nâng cao. Công tác tuyên truyền, vận động ngày càng có hiệu quả và chất lượng. + Khó khăn. Đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn, phần đông gia đìnhtrong địa bàn lại đông con nên việc quan tâm đến việc học tập của con em mình còn hạn chế. Giao thông đi lại còn nhiều khó khăn, có em để đi đến trường mất 10 cây số. Bên cạnh đó xã lại có gần 50% dân số là người dân tộc thiểu số nên việc quan tâm chưa cao. Trình độ dân trí còn thấp, chưa đáp ứng được với việc nắm bắt và theo dõi việc học tập của con em mình. 2. Quá trình thực hiện: 2000-2010. 2.1/ Chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, HĐND, UBND Ngay từ khi mới tách xã, Đảng uỷ, HĐND, UBND đã quan tâm tới công tác PCGDTHĐĐT cụ thể là : Thành lập ban chỉ đạo PCGDTHĐĐT, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên của ban chỉ đạo, thường xuyên củng cố BCĐ PCGDTHĐĐT từ xã đến các trường học và các thôn buôn. Đảng uỷ, Uỷ ban nhân dân đã có các nghị quyết và quyết định chỉ đạo cho ban chỉ đạo PCGDTHĐĐ hàng tháng, hàng quý quí kịp thời. BCĐ sau khi được kiện toàn đã xây dựng kế hoạch, cũng như phân công nhiệm cho các thành viên trong BCĐ cụ thể: Đ/C Lê Thị Hải Trưởng ban phụ trách chung. Đ/C Trần Thị Điệp phụ trách về chuyên môn công tác PCGDTHĐĐT trong xã, Đ/c Phạm Trọng Nhàn phụ trách về vấn đề tham mưu hoàn tất hồ sơ cũng như kỹ thuật trong quá trinhg thực hiện. Đối với các tỏ chức đoàn thể như Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên thì BCĐ tham mưuvới Đảng ủy phân công phối hợp trong quá trình tuyên truyền, vận động học viên tham gia học XMC, cũng như vận động học sinh bỏ học ra lớp học lại. 2.2. Hoạt động của ngành giáo dục. - Công tác tham mưu Phòng giáo dục đã mở các buổi tập huấn về công tác PCGDTHĐĐ, tham mưu với UBND huyện ra các quyết định cũng như kế hoạch và chỉ tiêu cho từng xã theo từng năm học. Đối với các trường sau khi BCĐ đề ra kế hoạch thì thực hiện kế hoạch một cách tích cự như điều tra cập nhật, vận động học viên tham gia học các lớp XMC, GDTTSKBC. - Tổ chức thực hiện. Hàng năm phòng Giáo dục tổ chức sơ kết tổng kết đánh giá về công tác PCGDTHĐĐ có quyết định khen thưởng động viên các xã đã làm tốt cũng như phê bình các xã chưa làm tốt từ rút kinh nghiệm và có kế hoạch chỉ đạo cho những năm sau. Đối với ban chỉ đạo của xã đã chỉ đạo cho các trường học trên địa bàn tổ chức điều tra trình độ văn hoá trong nhân dân ở độ tuổi từ 0 đến 61 tuổi, cập nhật đầy đủ vào phiếu điều tra và cập nhật vào hồ sơ lưu và vận động học viên tham gia ra lớp Đề xuất với BCĐ cấp huyện khen thưởng cho các cá nhân vđã hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. 2.3. Công tác xã hội hóa giáo dục. Với sự lãnh đạo của Đảng ủy xã, HĐND, UBND các ban ngành đoàn thể đã vào cuộc xem đây là cơ sở, nhiệm vụ để xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm. 2.4. Kinh phí thực hiện phổ cập. Về xây dựng trường lớp hàng năm chủ yếu dựa vào kinh phí nhà nước, sự đóng góp của nhân dân tuy đã có nhưng rất ít chỉ là những tu sữa nhỏ. Kinh phí cho người làm công tác phổ cập cũng như in ấn hồ sơ . không có, chủ yếu do các trường tự đóng góp. 3. Kết quả thực hiện PCGDTHĐĐ. 3.1 Phát triển mạng lưới trường, lớp : Hàng năm được nhà nước đầu tư xây dựng trường lớp nên ngày một kiên cố hơn đảm bảo cho nhu cầu học tập của học sinh Trước những nhu cầu đó ngành giáo dục đã tham mưu cho các cấp chính quyền về Phát triển mạng lưới Giáo dục : Tổng số các trường học, lớp học trong toàn xã : Từ năm: 2008 đến năm 2010 trong toàn xã có 2 trường TH là trường TH Nguyễn Huệ và trường TH Bế Văn Đàn. Năm học: 2007-2008 có 46 lớp với số lượng 1206 em. Năm học: 2008 -2009 có 44 lớp với số lượng 1136 em. Năm học : 2009 -2010 : có 45 lớp với số lượng 1173 em. Năm học 2010- 2011 có 44 lớp với số lượng 1129 em. Mỗi trường có một chi bộ riêng Hằng năm các trường đều có đầu tư về CSVC, đảm bảo cho công tác dạy và học, hiện nay các trường đang xây dựng đề án xây dựng trường học đạt chuẩn mức độ I vào năm học: 2013 - 2014. 3.2. Đội ngũ giáo viên : Năm học: 2007-2008 có 62 giáo viên đạt trình độ chuẩn là 100% ( Trong đó trên chuẩn là: 23 giáo viên chiểm tỷ lệ là 37,1%) Tỷ lệ giáo viên trên lớp = 1,35 GV/1lớp. Năm học: 2008 -2009 có 60 giáo viên đạt trình độ chuẩn là 100% ( Trong đó trên chuẩn là: 26 giáo viên chiểm tỷ lệ là 43,3%) Tỷ lệ giáo viên trên lớp = 1,36 GV/1lớp Năm học : 2009 -2010 có 61 giáo viên đạt trình độ chuẩn là 100% ( Trong đó trên chuẩn là: 27 giáo viên chiểm tỷ lệ là 44,3%) Tỷ lệ giáo viên trên lớp = 1,35 GV/1lớp Năm học 2010- 2011 có 62 giáo viên đạt trình độ chuẩn là 100% ( Trong đó trên chuẩn là: 38 giáo viên chiểm tỷ lệ là 61,3%) Tỷ lệ giáo viên trên lớp = 1,4 GV/1lớp Trên địa bàn toàn xã mỗi trường cử mỗi trường 01 Đồng chí làm công tác Phổ cập GDTHĐĐT và cử giáo viên dạy XMC. 3.3 Tổ chức duy trì sĩ số HS, biện pháp đảm bảo nâng cao chất lượng phổ cập. Đươc sự lãnh đạo của đảng uỷ, HĐND, UBND nên các ban ngành đoàn thể đã vào cuộc coi đây là nhiệm vụ chính trị mà Đảng giao cho nên đã vận động, tuyên truyền con em mình tích cực tham gia. - Các biện pháp thực hiện. Đây được coi là nhiệm vụ chung của tất cả các ban ngành địa phương trong toàn xã nên việc tổ chức vận động là kết hợp giữa các hoạt động của các tổ chức đoàn thể gắn với trách nhiệm của mình về chỉ tiêu thi đua của từng thành viên, tuy nhiên khó khăn là các đoàn thể có nhiều việc riêng về chuyên môn nên đôi khi chưa đáp ứng kịp thời, việc thay đổi con người lãnh đạo các, cũng như năng lực còn hạn chế. Đối với các trường học gắn việc duy trì sĩ số với công tác thi đua hàng năm, coi đây là nhiệm vụ quan trọng, từng bước đổi mới phương pháp dạy học nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục, - Hiện tượng bỏ học và tái mù ngày càng được rút ngắn do công tác vận động cũng như việc duy trì sĩ số các trường tiểu học được tốt. 3.4.Kết quả đạt được. - Đối với xã Cư Êwi. a) Tiêu chuẩn Phổ cập giáo dục tiểu học và Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ I. Đạt và duy trì được chuẩn Quốc gia vầ Phổ cập giáo dục Tiểu học và chống mù chữ từ năm 2008 đến nay. Từ năm 2008 đến nay được UBND Huyện Cư Kuin công nhận là xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ I. b) Đối với học sinh. -Năm học: 2007 - 2008 Trẻ em toàn xã có độ tuổi 11 được công nhận hoàn thành chương trình tiểu học là: 194/240 chiểm tỷ lệ: 80,8%. Huy động trẻ em 6 tuổi vào học lớp 1: 178/188 đạt tỷ lệ: 95%. Số trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học là: 194/240 đạt tỷ lệ : 80,8%%. -Năm học: 2008 - 2009 Trẻ em toàn xã có độ tuổi 11 được công nhận hoàn thành chương trình tiểu học là: 187/231 chiểm tỷ lệ: 81%. Huy động trẻ em 6 tuổi vào học lớp 1: 183/184 đạt tỷ lệ: 99,5%. Số trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học là: 187/231 chiểm tỷ lệ: 81%. -Năm học: 2009 - 2010 Trẻ em toàn xã có độ tuổi 11 được công nhận hoàn thành chương trình tiểu học là: 181/223 chiểm tỷ lệ: 81,2%. Huy động trẻ em 6 tuổi vào học lớp 1: 199/201 đạt tỷ lệ: 99%. Số trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học là: 181/223 chiểm tỷ lệ: 81,2%. b) Đội ngũ giáo viên. - Năm học: 2007-2008 có 62 giáo viên đạt trình độ chuẩn là 100% ( Trong đó trên chuẩn là: 23 giáo viên chiểm tỷ lệ là 37,1%) Tỷ lệ giáo viên trên lớp = 1,35 GV/1lớp. - Năm học: 2008 -2009 có 60 giáo viên đạt trình độ chuẩn là 100% ( Trong đó trên chuẩn là: 26 giáo viên chiểm tỷ lệ là 43,3%) Tỷ lệ giáo viên trên lớp = 1,36 GV/1lớp - Năm học : 2009 -2010 có 61 giáo viên đạt trình độ chuẩn là 100% ( Trong đó trên chuẩn là: 27 giáo viên chiểm tỷ lệ là 44,3%) Tỷ lệ giáo viên trên lớp = 1,35 GV/1lớp - Năm học 2010- 2011 có 62 giáo viên đạt trình độ chuẩn là 100% ( Trong đó trên chuẩn là: 38 giáo viên chiểm tỷ lệ là 61,3%) Tỷ lệ giáo viên trên lớp = 1,4 GV/1lớp c) Về cơ sở vật chất. Năm học: 2008 – 2011 trong xã có 2 trường tiểu học có tổng số phòng học : 37 phòng học cấp 4 và 08 phòng học tầng lầu, hàng năm đều được đầu tư xây dựng thêm. Hiện nay theo kế hoạch của các ban ngành và sự đầu tư của nhà nước đang tiến hành xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia trong toàn xã vào năm học: 2014 – 2015. Thiết bị dạy học được cấp trên cấp về đảm bảo cho nhu cầu học tập của học sinh. Các trường đã có các phòng chức năng, sân chơi bãi tập an toàn, được sử dụng thường xuyên, hệ thống cây xanh đẹp an toàn, có nhà vệ sinh cho Nam - Nữ riêng. Các cơ sở giáo dục đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất để thực hiện dạy đủ các môn học của chương trình bậc tiểu học do Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành. 4. Bài học kinh nghiệm, đề xuất, kiến nghị. 4.1. Bài học kinh nghiệm Phải có sự quan tâm chỉ đạo đồng bộ của các cấp , các ban ngành đoàn thể địa phương đối với công tác PCGD Phải có sự chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc kịp thời của Đảng ủy xã, HĐND , UBND và các ban ngành, đoàn thể trong địa phương . Địa phương phải chú trọng hơn nữa trong việc đầu tư CSVC trường học, quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ công tác giáo dục phát triển ngày càng thiết thực hơn . Phải gắn thi đua, khen thưởng hàng năm của các ban ngành trong thôn buôn, không xếp loại chi bộ trong sạch vững mạnh đối với các chi bộ không chỉ đạo hoàn thành chỉ tiêu nhiệm vụ PCGD thuộc đơn vị mình quản lí . Hiệu trưởng các trường học trên địa bàn cần phải có sự quan tâm đầu tư về nhân lực, thời gian , kinh phí cho công tác PCGD, đặc biệt phải có sự kiểm tra , đôn đốc, giám sát công việc cập nhật số liệu chính xác , kịp thời tránh tình trạng làm đến đâu hay đến đó, cần phải tăng cường chỉ đạo công tác duy trì sĩ số học sinh, nhất là vùng đồng bào dân tộc, chú trọng nâng cao chất lượng giảng dạy . Cần có sự quan tâm hơn nữa của gia đình và xã hội , phát triển mạnh hội khuyến học trong các dòng họ, các hội đồng hương, hội cựu chiến binh, tăng cường hơn nữa các công tác vận động mở lớp PCGD 4.2. Đề xuất, kiến nghị. - Cần có chế độ, chính sách bằng văn bản cụ thể cho công tác phổ cập cho người làm công tác phổ cập giáo dục. Đề nghị BCĐ các cấp quam tâm và tạo điều kiện tốt nhất cho người làm công tác PCGDTHĐĐT. - Trong thời gian tới xem công tác này là trọng tâm để làm cơ sở bền vững cho phổ cập giáo dục THCS và THPT sắp tới. Phần thứ hai PHƯƠNG HƯỚNG CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC PHỔ CẬP GIÁO DỤC TIỂU HỌC ĐÚNG ĐỘ TUỔI TRONG THỜI GIAN TỚI. 1.Mục tiêu chung. Ban chỉ đạo giao trách nhiệm cho các trường huy động các em trong độ tuổi đến trường theo các lớp chính quy công lập, bằng mọi biện pháp để duy trì sĩ số học sinh trên lớp . Tăng cường công tác tuyên truyền qua thông tin đại chúng nâng cao nhận thức của cán bộ, đoàn thể và nhân dân địa phương về chủ trương CMC và GDTTSKBC. Điều tra chính xác trình độ văn hoá từng hộ gia đình. Cập nhật kịp thời số liệu nắm bắt cụ thể các đối tượng học sinh bỏ học, chưa đi học… để vận động mở lớp CMC và GDTTSKBC. Duy trì và phát triển các kết quả phổ cập đã đạt được, tăng tỷ lệ hoàn thành chương trình tiểu học hàng hằng năm, tăng cường công tác tham mưu xây dựng CSVC cho các trường học. Mở trung tâm học tập cộng đồng trong năm 2012 theo đề án mới . Thường xuyên chỉ đạo và kiểm tra công tác phổ cập đối với các trường trong việc thực hiện kế hoạch đề ra nhằm đánh giá, khen,chê kịp thời. 2. Chỉ tiêu và kế hoạch thực hiện PCGDTHĐĐT: Giữ vững là xã đạt chuẩn Phổ cập Giáo dục THĐĐT . Hàng năm nâng cao tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học là 98 -100%. Hằng năm các trường tuyển sinh đúng đối tượng đúng độ tuổi vào học lớp 1 là 100%. Vào cuối tháng 9 hàng năm ban chỉ đạo sẽ tổ chức hội nghị giao ban để tổng kết công tác CMC và GDTTSKBC và bàn biện pháp cho các chỉ tiêu năm sau. 3. Các giải pháp thực hiện. Để đạt được mục tiêu, chỉ tiêu về công tác PCGD TH ĐĐT trong thời gian tới , BCĐ PCGD xã Cư Êwi có một số các giải phps thực hiện sau: Cấp ủy và chính quyền địa phương cần quan tâm hơn nữa, quan tâm chỉ đạo bằng vật chất, kinh phí hoạt động cụ thể, bằng nghị quyết đến từng tổ chức đoàn thể có như thế mới có cơ sở đánh giá chính xác và là đông lực thúc đẩy hoàn thành nhiệm vụ. Các đoàn thể trên địa bàn cần có sự phối hợp tốt với các nhà trường để vận động và tuyên truyền nhân dân tạo điều kiện cho các em trong độ tuổi được đi học, được chăm sóc và giáo dục tốt . Hiệu trưởng các trường cần quan tâm chỉ đạo, quản lí , kiểm tra tốt hơn nữa việc thực hiện nhiệm vụ CMC và GDTTSKBC, phân công một cán bộ hoặc GV có năng lực, nhiệt tình chịu trách nhiệm về nhiệm vụ CMC và GDTTSKBC trên phạm vi trường mình . Trong quá trình làm việc phải thường xuyên kiểm tra, chấn chỉnh . Các cấp, các ngành đưa tiêu chí thi đua như đã nêu trên để đánh giá xếp loại các tổ chức đoàn thể trong phạm vi cấp mình quản lí . Nơi nhận: - BCĐ PCGD huyện; TRƯỞNG BAN - Đảng uỷ, HĐND xã; - CT,các PCT UBND xã; - BCĐ PCGD xã; - Lưu VT, BCĐ . 2000 -2 010 Thực hiện theo công văn số: 104 2/SGD&ĐT-GDTHMN ngày 11 tháng 10 năm 2 010 của Sở giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn tổng kết 10 năm thực. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM BCĐ PHỔ CẬP Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số:11/ BC- BCĐ Cư Êwi, ngày 23 tháng 10 năm 2 010 BÁO CÁO QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN