Đề thi hSG 9

3 406 0
Đề thi hSG 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phòng GD&ĐT Càng Long ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 Năm học: 2009- 2010 Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) ---ooo--- PHẦN I: Câu 1: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về khổ thơ sau: (4 điểm) “ Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình” Câu 2: Vận dụng kiến thức về từ láy để phân tích cái hay của việc dùng từ trong những câu thơ sau: (4 điểm) “ Nao nao dòng nước uốn quanh Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang Sè sè nắm đất bên đường Dầu dầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh.” ( Truyện Kiều của Nguyễn Du- Văn 9- Tập 1) Câu 3: Hãy đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện những yêu cầu trả lời bên dưới.(5 điểm) ( .) “ Gian khổ nhất là lần ghi báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặc ra từng khúc, mà gió giống như những nhác chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung .” ( .). ( Lặng lẽ Sa Pa- Nguyễn Thành Long ; Văn 9 tập 1)` a/ Đoạn văn trên là lời của nhân vật nào, được nói ra trong hoàn cảnh nào? Những lời tâm sự đó giúp em hiểu gì về hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật? Ngoài khó khăn được nói trong đoạn trích trên, hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật có gì đặc biệt? b/ Bằng hiểu biết của em về tác phẩm, hãy cho biết trong hoàn cảnh ấy điều gì đã giúp nhân vật trên sống yêu đời và hoàn thành tốt nhiệm vụ? c/ Chỉ ra một câu có sử dụng phép nhân hóa trong đoạn văn trên. PHẦN II: ( 7 điểm) Phân tích vẻ đẹp chung của người lính trong bài thơ “ Đồng chí” của Chính Hữu và người lính trong bài thơ “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Hết Phòng GD& ĐT Càng Long ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ Văn 9 Năm học: 2009-2010 ---000--- PHẦN I: ( 13 điểm ) *Yêu cầu chung: a) Về nội dung: HS trình bày nội dung theo yêu cầu từng câu hỏi có thể đảo lộn vị trí các câu nhưng trình bày. Nội dung phải diễn đạt thành câu, đoạn.Mỗi câu đều có yêu cầu khác nhau nhưng phải thỏa mãn các yêu cầu sau: Câu 1:( 4 điểm)( Mỗi ý đạt 1 điểm; đạt 1 phần nhỏ nội dung 0,25 điiểm) HS viết đoạn văn và trình bày cảm nhận cá nhân về khổ thơ cuối trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy: + Khổ thơ mang hàm ý độc đáo. Vẻ đẹp viên mãn của của vầng trăng rằm. + Hình ảnh “ tròn vành vạnh” “ Ánh trăng im phăng phắc”Sự bao dung, độ lượng, nghĩa tình, thủy chung, trong sáng, nhân cách ấy khiến “ ta giật mình”. + Sự “ giật mình” sự hoàn thiện chính mình. + Đây là sự sáng tạo độc đáo của nhà thơ để nhắn nhủ con người phải thủy chung, son sắt. Câu 2: ( 4 điểm) ( Mỗi ý 2 điểm; đạt 1 phần nhỏ 0,25 điểm) Phân tích cái hay về việc sử dụng từ láy trong đoạn thơ: * 2 câu đầu: Từ láy “ nao nao”, “nho nhỏ”  gợi tả cảnh du xuân trở về: Cảnh vật thanh tao, trong trẻo, êm dịu=> Bức tranh tĩnh lặng mang đầy tâm trạng như linh cảm có một điều gì đó sắp xảy ra. * 2 câu thơ sau: Cảnh thay đổi, nhuốm màu thê lương u ám. + Từ “ sè sè”, “dầu dầu”- gợi tả nấm mồ lẻ loi, đơn độc, lạc lỏng giữa ngày tảo mộ  gợi sự thương cảm cho số phận người dưới mộ. ==> Sự u ám, âm khí nặng nề Tóm lại: Lời thơ gợi cảm, sử dụng từ láy chính xác và tinh tế. Câu 3: (5 điểm)( tùy vào mức độ diễn đạt của HS mà GV cho điểm) HS viết thành từng đoạn a/ + Đoạn văn trên là lời của anh thanh niên kể về công việc của mình với bác họa sĩ trong tình huống gặp gỡ đầu tiên giữa cô kĩ sư, bác họa sĩ và anh Thanh niên tại Yên Sơn cao 2600m. Nhà văn Nguyễn Thành Long cho ta thấy chân dung nhà khoa học trẻ. b/ + Qua lời tâm sự ta nhận ra anh là cán bộ khí tượng kim vật lí địa cầu, hai mươi bảy tuổi, sống cô độc trên núi cao với công việc “ đo gió, đo mưa, đo nắng tính mây, đo chấn động mặt đất ”, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ chiến đấu, phục vụ sản xuất. Chỉ gặp gỡ ngăn ngủi, chưa đầy nửa tiếng mà nhà họa sỉ và cô kĩ sư đã nhận ra vẻ đẹp của anh. c/ + Chính thái độ với moị người của anh đã giải thích cho ta hiểu thêm về tinh thần trách nhiệm của anh trong công việc. Anh suy nghĩ “ .Và khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được chết mất” . + Có trách nhiệm trong công việc, với mọi người và anh cũng có trách nhiệm với chính mình. Anh là người có lối sống rất đẹp: Trồng hoa, nuôi gà . + Câu có biện phá nhân hóa: “ Xách đèn ra vườn ném vứt lung tung” PHẦN II: (7 điểm) Bài làm phải đạt yêu cầu có bố cục 3 phần. Cách diễn đạt hành văn cần trong sáng, rõ ràng, mạch lạc. HS cần nêu được những nét chính sau: - Họ là những người lính Cách mạng- những anh bộ đội cụ Hồ. Họ có đầy đủ những phẩm chất của người chiến sĩ Cách mạng như: +Yêu tổ quốc thiết tha, sẵn sàng hi sinh cho tổ quốc tuổi thanh xuân. + Việc nước trước việc nhà, rời quê hương, sẵn lòng vì nhân dân + Dũng cảm vượt lên trên khó khăn, gian khổ, nguy hiểm để hoàn thành nhiệm vụ + Đặc biệt họ có chung tình đồng chí, đồng đội keo sơn, gắn bó. - Họ là những con người tuy sinh ra khác thời đại nhưng đều có chung tấm lòng tha thiết yêu quê hương, dân tộc. b/ Về hình thức: Biết vận dụng thao tác nghị luận đã học để làm rõ nội dung, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng chính xác. Bố cục hợp lí, văn viết mạch lạc, có cảm xúc. Không mắc các lỗi về câu, lỗi dùng từ, lỗi chính tả thông thường. * Biểu điểm: - Các câu 1,2,3 đều có điểm cụ thể GV căn cứ vào nội dung thể hiện từng phần của HS mà cho điểm hợp lí.Nhưng phần II phải đạt yêu cầu sau: - Điểm 6- 7: Bài làm đạt những yêu cầu trên, có sáng tạo, có cảm xúc chân thành. Lời văn sáng sủa, sinh động, không mắc các lỗi thông thường. - Điểm 4-5:Bài làm cơ bản đạt những yêu cầu trên, nhất là yêu cầu về nội dung. Có thể có vài sai sót nhỏ nhưng không đáng kể. Diễn đạt lưu loát, không sai quá 3 lỗi chính tả, diễn đạt. - Điểm 2-3: Bài làm đạt ½ yêu cầu trên. Về nội dung có sơ sài nhưng phải có ý phân tích, biết diễn đạt nhưng chưa tốt, không mắc quá`nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu. -Điểm 0,25- 1,5: Không đạt những yêu cầu trên. Lan man. Hết . Phòng GD&ĐT Càng Long ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 Năm học: 20 09- 2010 Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) ---ooo--- PHẦN I: Câu 1: Viết. Hết Phòng GD& ĐT Càng Long ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ Văn 9 Năm học: 20 09- 2010 ---000--- PHẦN I: ( 13 điểm ) *Yêu cầu chung: a) Về nội dung:

Ngày đăng: 10/10/2013, 08:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan