1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN-THỨC

8 137 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 74,5 KB

Nội dung

ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MÔN TOÁN CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ I.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI - Đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh là một khâu quan trọng trong quá trình dạy và học, là một mũi nhọn của việc đổi mới phương pháp . - Đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh cũng chính là một nội dung để chống tiêu cực trong thi cử, góp phần thực hiện tốt cuộc vận động ba không: “ Nói không với tiêu cực trong thi cử, không dạy đọc chép và bệnh thành tích trong giáo dục ” mà ngành đã phát động ngay từ đầu năm học. - Đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh để tạo động cơ thái độ cho học sinh học tập. Đồng thời giúp giáo viên nhìn nhận lại quá trình dạy học của mình để điều chỉnh, rút kinh nghiệm, chỉnh sửa kịp thời và giúp cho học sinh nhận ra những khuyết thiếu kiến thức của mình để có kế hoạch bổ sung. - Đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh giúp người dạy và người học hoàn thiện quá trình dạy và học trong công cuộc đổi mới phương pháp dạy học. II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI 1/Thuận lợi 2/Khó khăn 3/Điều tra cơ bản III.NỘI DUNG ĐỀ TÀI 1/Cơ sở lí luận Kiểm tra đánh giá học sinh là hoạt động bắt buộc và quen thuộc đối với tất cả giáo viên đứng lớp. Nhưng phần lớn các giáo viên đều quan niệm, việc ra đề kiểm tra cho học sinh đơn giản là có điểm số ghi vào sổ điểm. Từ đó, có căn cứ để cuối học kỳ, cuối năm đánh giá học sinh. . Để nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập, giáo viên phải xem đánh giá là quá trình và là một phần không thể thiếu trong hoạt động giảng dạy của minh. Bên cạnh đó, năng lực của đa số giáo viên nhìn chung còn hạn chế, khi ra được những đề kiểm tra có căn cứ khoa học. Hơn nữa, điều kiện làm việc của giáo viên còn khú khăn. Mỗi giáo 1 viên phải đảm đương một khối lượng công việc lớn. Sỹ số mỗi lớp học lại đông. Vì thế, giiáo viên không có thời gian đầu tư cho hoạt động kiểm tra, đánh giá. . Vấn đề ở chỗ nhận thức được sự cần thiết phải học và tay đổi cách kiểm tra đánh giá học sinh 2/Nội dung và biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài I/ Đổi mới trong việc kiểm tra lấy điểm hệ số 1( Kiểm tra miệng và kiểm tra 15 phút, kiểm tra thực hành) môn Toán cấp THCS. 1.Đối với kiểm tra miệng: Thông thường trước đây ta thường kiểm tra miệng đầu giờ học bằng hình thức gọi học sinh lên bảng giải bài tập cho về nhà hoặc giải bài tập bổ trợ cho bài mới. Đối với môn Toán giáo viên thường gọi học sinh xung phong hoặc học sinh khá, giỏi. Học sinh ở dưới lớp theo dõi bạn giải bài trên bảng hoặc trả lời một số câu hỏi kiểm tra kiến thức trọng tâm của bài trước hoặc kiến thức đã học giúp cho việc học bài mới. Như vậy vẫn có học sinh tranh thủ mở vở xem lại kiến thức cũ hoặc chờ sự trợ giúp nhắc bài của bạn bên cạnh mình. Đa số học sinh ngồi dưới không được kiểm tra thì ngồi chơi thậm chí nói chuyện riêng … Theo tôi hình thức kiểm tra miệng đầu giờ học đối với môn Toán cần thực hiện như sau: a) Đối với tiết học lý thuyết bài mới : - Kiểm tra phần tự luận : kiểm tra bài tập có nội dung liên quan đến bài mới( bổ trợ cho bài mới hoặc là1 phần nội dung của bài mới mà học sinh đã được học hoặc là chứng minh các định lý, tính chất mà học sinh sử dụng các kiến thức đã học để làm )hoặc kiểm tra kiến thức trọng tâm của bài trước. Khi đó nên giao cho học sinh dưới lớp cùng thực hiện nội dung trên vì sang phần bài mới tất cả học sinh đều phải sử dụng kết quả trên. - Kiểm tra lý thuyết giáo viên nên chuẩn bị bảng phụ cho học sinh lên bảng điền bảng phụ tuỳ theo từng bài mà giáo viên thiết kế sao cho bảng phụ ngắn gọn, dễ hiểu sau đó giáo viên đưa ra đáp án đối chiếu hoắc gọi học sinh nhận xét sau khi tất cả học sinh đã hoàn thiện phần kiểm tra của mình *Ví dụ: Kiểm tra bài cũ tiết : Khái niệm 2 tam giác đồng dạng ( Toán lớp 8) - Kiểm tra tự luận : gọi học sinh lên bảng giải các bài tập : Cho ∆ ABC và ∆ A’B’C’có: 2 A 5 A / 2 2.5 B / 3 C / a)Nhìn hình vẽ hãy viết những cặp góc bằng nhau. b)Tính tỉ số: AB BA '' ; BC CB '' ; AC CA '' rồi so sánh các tỉ số đó. Dưới lớp HS làm bài ra giấy nháp Mục đích của việc kiểm tra bài tập trên là để dẫn dắt đến khái niệm 2 tam giác đồng dạng. Đây chính là ?1 trong sgk. - Kiểm tra lý thuyết phục vụ bài mới : Trong phần chứng minh định lý có sử dụng hệ quả của định lý Ta-lét. Học sinh lên bảng viết phần kết luận của hệ quả định lý Ta-lét : GT ∆ ABC MN// BC( M ∈ AB; N ∈ AC) KL …………… Đây chính là hình vẽ và giả thiết của định lý trong bài mới b)Đối với tiết luyện tập : - Kiểm tra tự luận Gọi 1 học sinh lên bảng ghi GT, KL và chứng minh câu a,b của bài 84 (SGK- trang 109) đã cho về nhà ở tiết trước : Cho tam giác ABC, D là điểm nằm giữa B và C .Qua D kẻ các đường thẳng song song với AB và AC, chúng cắt cạnh AC và AB lần lượt tại các điểm E và F a) Tứ giác AEDF là hình gì ? Vì sao? b) Điểm D ở vị trí nào trên cạnh BC thì tứ giác AEDF là hình thoi. 3 NM a B C A B C 4 6 Mục đích của việc kiểm tra bài tập trên là để kiểm tra kiến thức cũ của học sinh về chứng minh hình bình hành ( câu a ) và chứng minh hình thoi( câu b ). Đồng thời rèn cho học sinh kĩ năng về hình, trình bày bài chứng minh và cũng là để tiết kiệm thời gian trong khi học sinh dưới lớp làm bài 83(trang 109 - SGK ) - Kiểm tra phần trắc nghiệm : Kiểm tra theo nhóm :cho học sinh dưới lớp hoạt động nhóm bài tập 83( trang 109 - SGK) Các câu sau đúng hay sai? A.Tứ giác có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình thoi B.Tứ giác có hai đường chéo vuông góc với nhau tại trung điểm mỗi đường là hình thoi C.Hình thoi là tứ giác có tất cả các cạnh bằng nhau D.Hình chữ nhật có 2 đường chéo bằng nhau là hình vuông E. Hình chữ nhật có 2 đường chéo vuông góc với nhau là hình vuông Sau khi chữa bài của học sinh lên bảng và hoạt động nhóm, giáo viên kiểm tra nhanh về tính chất của 2 đường chéo hình vuông và các dấu hiệu nhận biết hình vuông . Mục đích của việc kiểm tra trắc nghiệm và kiểm tra miệng là để củng cố, khắc sâu cho học sinh kiến thức về hình vuông. Đặc biệt là các dấu hiệu nhận biết để phục vụ cho tiết luyện tập c)Đối với tiết Ôn tập chương : Tuỳ theo phân phối chương trình để giáo viên định hướng cho tiết Ôn tập chương đạt hiệu quả cao. Về kiểm tra miệng, giáo viên có thể kiểm tra những kiến thức cơ bản của chương kết hợp với máy chiếu đưa ra nội dung cần ôn tập hoặc giáo viên hướng dẫn học sinh ôn tập các câu hỏi lý thuyết thông qua việc giải bài tập Tóm lại : Để các tiết dạy thành công theo phương pháp mới, giáo viên cần phải đầu tư trong việc soạn bài theo phương pháp mới ở tất cả các bước lên lớp. Đối với kiểm tra bài cũ nếu giáo viên thực hiện đúng theo quy trình trên sẽ giúp cho học sinh nắm vững bài mới chủ động hơn , say mê học tập, hiểu bài sâu hơn và hiệu quả của việc dạy và học cao hơn 2.Đối với kiểm tra viết hệ số 1: 4 - Từ trước đến nay thông thường kiểm tra 15 phút đầu gìơ học nay ta có thể tiến hành kiểm tra thêm hình thức kiểm tra bài mới ở cuối giờ học - Tác dụng của việc kiểm tra bài cuối giờ học là học sinh biết cuối giờ học sẽ kiểm tra luôn kiến thức mới thì trong giờ học các em sẽ rất chăm chú học, theo dõi bài và nỗ lực luyện tập - Hình thức kiểm tra : có thể dùng phiếu kiểm tra 100% học sinh cả lớp xem em nào đã nắm được nội dung bài mới, nắm được ở mức độ nào - Để tránh tình trạng quay cóp giáo viên có thể cho đề chẵn, lẻ hoặc nhiều đề khác nhau để học sinh không chép được bài của nhau - Việc nhận xét chữa bài, chấm bài tuỳ theo từng trường hợp cụ thể giáo viên có thể tiến hành theo các cách khác nhau( Trong đó nên tăng cường để học sinh tự chấm bài cho mình hoặc cho bạn hay đổi chéo bài để chấm ) - Giáo viên cần chuẩn bị sẵn đề kiểm tra và các đáp án, biểu điểm sao cho học sinh có thể dễ dàng vận dụng để tự chấm bài - Khi học sinh tự chấm bài thì sẽ có 2 khả năng, nếu làm đúng thì được điểm tối đa theo quy định từng bước chấm. Nếu làm sai thì không được điểm . Không nên cho học sinh tách nhỏ biểu điểm đã quy định vì như vậy sẽ hết sức phức tạp - Giáo viên phải có đáp án cụ thể và biểu điểm rõ ràng để học sinh có thể tự cộng điểm. Tất nhiên về nhà giáo viên kiểm tra lại cả việc chấm và việc cộng điểm cho chính xác - Để học sinh có thể tự chấm điểm dễ dàng thì đề nên ra theo kiểu trắc nghiệm là ưu việt nhất - Cũng có những trường hợp giáo viên thu bài về nhà chấm *Ví dụ 1: Sau bài Góc nội tiếp ( Hình 9 – Tiết 40), giáo viên có thể kiểm tra nhanh bằng phiếu học tập bài trắc nghiệm sau ( kiểm tra cá nhân) Trong các câu sau câu nào đung, câu nào sai? A.Góc nội tiếp là góc có đỉnh nằm trên đường tròn B.Hai góc nội tiếp chắn 2 cung bằng nhau thì bằng nhau C.Các góc nội tiếp cùng chắn 1 dây thì bằng nhau D. Các góc nội tiếp bằng nhau thì cùng chắn 1 cung E.Góc nội tiếp là góc vuông thì chắn nửa đường tròn 5 F.Góc nội tiếp bằng nửa số đo góc ở tâm cùng chắn 1 cung *Ví dụ 2: Sau bài Giải bài toán bằng cách lập phương trình ( Đại 9- Tiết 62) giáo viên có thể kiểm tra nhóm giải bài 43 ( SGK - Đại 9 ) Bài 43- trang 58 Đại 9 ( Dạng toán chuyển động) Một xuồng du lịch đi từ thành phố Cà Mau theo một con đường sông dài 120 km . Trên đường đi xuồng nghỉ lại 1 giờ ở thị trấn Năm Căn . Khi về xuồng đi theo con đường khác theo đường lúc đi là 5 km và với vận tốc nhỏ hơn vận tốc lúc đi là 5 km/h . Tính vận tốc của xuồng lúc đi, biết rằng thời gian về bằng thời gian đi . - Yêu cầu các nhóm lập bảng phân tích các đại lượng và giải bài toán trên. III/Đổi mới kiểm tra đánh giá các bài kiểm tra định kì 1/Đổi mới trong việc ra đề a/Yêu cầu của đề kiểm tra Nội dung của đề phải khớp với phân phối chương trình Đề phải đảm bảo tính vừa sức ,phù hợp với trình độ học sinh từ trung bình trở lên Đề phải có câu dành cho HS khá giỏi Đề phải thể hiện được nội dung cơ bản của chương, phần học b/ Cách ra đề Đề có hai phần: Phần trắc nghiệm khách quan và phần tự luận Mỗi phòng thi nên có ít nhất hai đề chẵn lẻ hoặc 4 đề khác nhau. Các đề này không khác nhau về nội dung để đảm bảo công bằng cho các em HS, mà chỉ khác nhau ở cách sắp xếp thứ tự các câu ở phần trắc nghiệm hoặc nội dung tương tự nhưng thay số đi c/ Bảo quản đề Nhà trường cần có một ngân hàng đề để đảm bảo tính kế hoạch, đảm bảo sự bí mật của đề, đảm bảo sự nghiêm túc trong học sinh và đáng giá học sinh chính xác và công bằng 2. Tổ chức giờ kiểm tra - Để giờ kiểm tra có hiệu quả, giáo viên cần thực hiện một số yêu cầu sau: 6 + Ngồi đúng vị trí, quan sát bao quát phòng thi. Không nên đi lại xem bài học sinh + Hạn chế nói. Chỉ nhắc khi có HS vi phạm + Sử lý kiên quyết và triệt để với những HS chưa chấp hành đúng nội quy giờ kiểm tra ngay từ những vi p hạm dù nhỏ nhất + GV không làm việc riêng, thực hiện đúng quy chế của người coi thi 3. Chấm bài - Chấm bài chữa bài tỉ mỉ chính xác công bằng - Sau kiểm tra khoảng 2 tiết thì trả bài cho HS - Ghi lại những lỗi HS thường mắc, những kiến thức hổng của HS vào sổ chấm bài để rút kinh nghiệm cho HS IV.KẾT QUẢ Sau khi áp dụng việc đổi mới kiểm tra đánh giá môn Toán HS tôi đã thu được kết quả sau -Trong các tiết học kiểm tra được nhiều HS và nhiều nội dung - HS hăng hái học tập, hứng thú học toán - HS rất hiểu bài vận dụng vào bài tập tốt - Các tiết dạy đều đảm bảo thời gian và kế hoạch theo đúng giáo án - Tất cả HS đều đủ chế độ điểm. Không còn tình trạng kiểm tra bù - HS tích cực học bài cũ ở nhà. Nâng cao chất lượng môn Toán - Nhà trường có nề nếp tốt trong việc kiểm tra thi cử V/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM Để có thể tiến hành kiểm tra đánh giá HS theo đúng nội dung đã nêu ở trên thì người thày cần phải - Chuyên tâm vào nghề nghiệp, soạn bài chu đáo kỹ lưỡng có đầu tư thời gian vào soạn bài và chú ý khâu hướng dẫn về nhà để HS hoàn thành phần kiểm tra bài cũ - Soạn bài trước 1 tuần. Trong giáo án có kế hoạch dự kiến kiểm tra HS nào. Nếu HS đó học chưa tốt thì GV phải giao nội dung về nhà cho HS đó 1 cách cụ thể để giờ học sau kiểm tra - Tuỳ theo năng lực của HS mà có nội dung kiểm tra miệng cho phù hợp 7 - Ôn tập thật tốt, bám sát nội dung trọng tâm, chuẩn bị cho HS đầy đủ kiến thức để kiểm tra định kỳ đạt kết quả tốt VI.KẾT LUẬN: Trên đây là một số ý kiến của tôi về việc đổi mới kiểm tra đánh giá môn toán cấp trung học cơ sở. Qua một thời gian thưc hiện tôi thấy đã thay đổi được ý thức học tập của học sinh nhất là việc chuẩn bị bài cũ ở nhà và đã nâng cao chất lượng học Toán của học sinh tôi dạy . Đồng thời cũng nâng cao tay nghề của giáo viên. Đề tài đã góp phần tích cực vào việc đổi mới phương pháp dạy học và góp phần thực hiện tốt cuộc vận động 3 không. Đề tài sẽ không tránh khỏi khiếm khuyết . Kính mong các thầy cô giáo góp ý dể cho đề tài được hoàn thiện hơn. VII.TÀI LIỆU THAM KHẢO: Sách giáo khoa ,sách giáo viên Người viết : Nguyễn Công Thức 8

Ngày đăng: 10/10/2013, 05:11

Xem thêm

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w