Giải pháp hữu ích anh 9

6 717 6
Giải pháp hữu ích anh 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC I. Đặt vấn đề .Trang 2 II. Cơ sở lí luận .Trang 3 III. Thực trạng Trang 3 1. Thuận lợi .Trang 3 1.1. Đối với giáo viên Trang 3 1. 2. Đối với học sinh .Trang 4 2. Khó Khăn Trang 4 2.1. Đối với giáo viên và nhà trường .Trang 3 2. 2. Đối với học sinh và phụ huynh .Trang 4 IV. Giải pháp Trang 5 1. Một vài diể sơ lược về ký năng nghe Trang 5 2. về phía giáo viên .Trang 5 3.Về phía học sinh .Trang 6 4. Tiến trình dạy Trang7 a) Warm up .Trang7 b) Pre – Listening: .Trang7 c) While - Listening .Trang8 d) Post- Listening Trang9 V. Kết luận .Trang 10 VI. Kết luận .Trang 10 VII/ Tài liệu tham khảo Trang 11 1 I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Trên con đường phát triển và hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, trao đổi thông tin chính là chìa khoá nhằm thúc đẩy sự hiểu biết giữa các Quốc gia. Không có một quốc gia nào có thể tự phát triển một cách toàn diện mà không cần đến sự trao đổi về kiến thức, văn hoá và công nghệ với các quốc gia khác trên thế giới. Ngoài ra nó còn là cầu nối hoà bình, hữu nghị của các nước trên thế giới, giúp cho các dân tộc hiểu nhau hơn, thân thiện hơn. Để làm được điều này người ta đã chọn ngôn ngữ tiếng Anh làm cầu nói cho việc trao đổi, cho tình hữu nghị của các dân tộc trên thế giới. Không nằm ngoài những mục đích trên, Việt Nam cũng đã chọn tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai bắt buộc để dạy cho tất cả học sinh từ THCS trở lên. Mục tiêu giáo dục của nước ta hiện nay là : giáo dục học sinh toàn diện, đầy đủ kiến thức khoa học tự nhiên và xã hội, trong đó ngôn ngữ là môn học không thể thiếu được. Trước đây mục tiêu của việc dạy học ngoại ngữ là đọc hiểu để phục vụ nghiên cứu khoa học, kĩ thuật. Ngày nay nhằm phục vụ chính sách mở cửa, đổi mới, hoà nhập với khu vực và trên toàn thế giới. Mục tiêu dạy học ngoại ngữ đã thay đổi chuyển sang hướng giao tiếp vì vậy mà người giáo viên cũng phải thay đổi cách dạy cho phù hợp với yêu cầu này. Để học sinh giao tiếp tốt thì giáo viên cũng phải thay đổi cách dạy theo phương pháp giao tiếp bằng ngôn ngữ (nghe và nói ). Chính vì vậy mà trong tiếng Anh nghe lại là một trong những kĩ năng quan trọng nhất. Chúng ta không thể giao tiếp được nếu không nghe được. Để thành công khi đàm thoại ta phải hiểu được người khác nói gì. Đánh giá sự nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của tiếng Anh, sự đổi mới của đất nước để hoà nhập với sự tiến bộ của nhân loại. Song việc dạy tiếng Anh chưa đạt hiệu quả cao như mong muốn tại các trường không thuộc thành phố. Đây cũng là điều mà Đảng và Nhà nước rất quan tâm. Là một người giáo viên giảng dạy môn học này có thể nói là người may mắn được làm một trong những người làm cầu nối để góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Tôi lấy làm vinh dự và nắm bắt kịp thời tầm quan trọng của việc dạy nghe trong nhà trường nói riêng và trong xã hội nói chung, qua một vài năm giảng dạy tôi cũng mạnh dạn đưa ra “Một số giải pháp nhằm cải thiện kỹ năng nghe cho học sinh Trung học cơ sở” nhằm trao đổi và chia sẻ với các đồng nghiệp. II/ CƠ SỞ LÍ LUẬN: Đối với học sinh học ngoại ngữ nói chung, học tiếng Anh nói riêng, nắm được các kỹ năng đã khó, thành thục chúng lại càng khó hơn. 4 kỹ năng : Nghe – nói – dọc – viết. Và không phải ngẫu nhiên người ta lại đưa kỹ năng nghe lên hàng đầu trong 4 kỹ năng đó. Nghe một trong 4 kỹ năng cần thiết trong quá trình thực hiện giao tiếp. Giống như kỹ năng đọc nghe cũng là một kĩ năng tiếp thụ, nhưng nghe thường khó hơn đọc vì ngôn bản tiếp thụ qua nghe là lời nói, có những đặc điểm khác với văn bản viết. Khi người ta nói, các ý thường không được sắp xếp có trình tự chặt chẽ như viết; ý hay được lặp đi lặp lại, có những từ thừa, đệm, không đúng ngữ pháp. Người nói hay nói tắt, nói láy, nói ngập ngừng. Khi nghe 2 người khác nói ta chỉ nghe một lần; còn đọc ta có thể đọc đi đọc lại văn bản nhiều lần. Do đó, khi dạy kỹ năng nghe, ngoài những thủ thuật chung áp dụng cho kỹ năng tiếp thụ, giáo viên còn cần có những thủ thuật đặc thù cho các hoạt động luyện nghe của học sinh. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy Tiếng Anh tôi cũng nhận thấy kỹ năng nghe là kỹ năng rất khó. Với các trang thiết bị phục vụ cho việc dạy nghe còn hạn chế. Học sinh thì hay nản chí, thấy khó thì ngại học. Chính vì vậy mà tôi luôn động viên học sinh “không ai giỏi ngoại ngữ trong một sớm một chiều hay mưa dầm thấm lâu” để động viên và khích lệ các em. Bên cạnh đó tôi cũng đầu tư rèn luyện cho các em ngay từ buổi đầu học sinh làm quen với bộ môn này. III. THỰC TRẠNG: 1. Thuận Lợi: 1.1 . Giáo viên: - Tất cả giáo viên Anh văn của trường đã đạt chuẩn, có trình độ tay nghề vững. - Luôn có tinh thần học hỏi nhằm nâng cao chuyên môn, giảng dạy nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm cao. - Tham gia đầy đủ các chuyên đề của trường, Huyện và các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ do ngành tổ chức. - Luôn cố gắng áp dụng đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. - Nắm bắt được đối tượng học sinh, hiểu tâm tư nguyện vọng của học sinh, để xây dựng kế hoạch lên lớp. - Vài năm trở lại đây phụ huynh học sinh đã quan tâm hơn đến việc học tập nói chung và môn Anh văn nói riêng. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: tivi, internet, đài, báo . . . phụ huynh cũng hiểu được tầm quan trọng của tiếng Anh trong tương lai gần. 1.2. Đối với học sinh: - Những năm gần đây đời sống của nhiều gia đình tương đối ổn định. Vì vậy mà phụ huynh cũng quan tâm đến việc học của con em nhiều hơn. - Do sự bùng nổ của công nghệ thông tin nên các em cũng đã và đang quan tâm đến môn học này. - Trong vài năm trở lại đây học sinh được làm quen với tiếng Anh ở trường tiểu học qua một số loại sách như: Let’s go . . . vì vậy khi lên lớp 6 các em không còn bỡ ngỡ với môn này nữa. 2. Khó khăn: 2.1 . Về phía giáo viên và nhà trường: 3. Quan niệm sai của học sinh về phương pháp học nghe: Hầu hết chúng ta không gặp khó khăn nhiều trong việc nghe tiếng mẹ đẻ của mình, cho nên chúng ta không quan tâm đến việc học nghe như thế nào. Vì vậy 3 dễ đưa ra những nhận định sai về những gì dẫn đến việc nghe thành công. Một nhận định sai lầm mà học sinh mắc phải đó là khi nghe tiếng mẹ đẻ của mình, các em chú ý và nhớ tất cả mọi từ. Với cách nhận thức nhứ thế này, cho nên các em suy ra rằng việc nghe một ngoại ngữ cũng làm tương tự. Qua phiếu thăm dò việc nghe cho thấy, có đến 90% học sinh trả lời rằng các em không nghe được tất cả các từ trong đĩa. Kết quả là không hiểu gì và thậm chí là học ngày càng tệ hại hơn. Một quan niệm sai lầm phổ biến khác tồn tại trong tư tưởng học sinh đó là các em nghe và hiểu tất cả trong tiếng mẹ đẻ của mình. Các em quên rằng cũng có nhiều khi chúng ta nghe nhầm và hiểu nhầm ý người khác. Đôi lúc chúng ta vẫn nghe mà không hiểu chính tiếng mẹ đẻ của mình, và cách đơn giản để giải quyết vấn đề là chúng ta phải lờ đi hoặc là nghĩ nó không quan trọng. Thêm vào đó, học sinh không chịu nghĩ rằng là một khi không hiểu thì chúng còn phải suy ra, bởi vì không phải lúc nào lời nói đến với mình cũng mạch lạc. - Giáo viên ít có điều kiện giao tiếp với người nước ngoài để nâng cao khả năng nghe nói. - Phương tiện dạy học : cơ sở vật chất thiếu chưa đáp ứng được yêu cầu giảng dạy bộ môn như tranh ảnh, băng, đĩa . . . - Tuy nhà trường cũng có tạo điều kiện cho việc dạy và học nghe song chưa nhiều, máy nghe còn ít chỉ có một cái dùng chung cho 6 giáo viên, băng đĩa của giáo viên còn nghèo nàn, băng đĩa giáo viên tự mua nên chất lượng chưa tốt. - Nhà trường chưa có phòng nghe chuyên dụng nên việc dạy và học cũng gặp ít nhiều khó khăn: học sinh ngồi bàn trên dễ nghe hơn các bàn cuối lớp. - Phương tiện dạy học còn thiếu thốn, chưa phù hợp. Vì vậy rất khó để có một tiết dạy đạt hiệu quả cao. - Do ở xa thành thị nên việc tìm kiếm các nguồn băng, đĩa cho việc dạy nghe ngoài chương trình học để giúp học sinh có thể luyện nghe thêm ở nhà rất khó. - Trình độ của học sinh không đồng đều dẫn đến rất khó cho giáo viên giảng dạy. 2.2 Về phía học sinh và phụ huynh: - Đa số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đúng mức về việc học tập của con em mình, họ cũng chưa nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của học bộ môn này. Cho nên chưa dành nhiều thời gian cũng như nhắc nhở việc học tập học sinh. - Do ở nông thôn nên học sinh ít có điều kiện để giao tiếp với nhau. Không có những câu lạc bộ tiếng Anh hay những giờ ngoại khoá để các em có thể giao lưu, học hỏi những kiến thức đã được học ở trên lớp. - Một lớp học như hiện nay còn quá đông. - Một bộ phận không nhỏ học sinh còn mải chơi, lười học. 4 - Một nguyên nhân nữa là đầu vào lớp 6 có bộ phận học sinh chưa đọc thông viết thạo tiếng Việt, nên gặp rất nhiều khó khăn trong học tiếng Anh. - Học sinh hầu hết không có băng để nghe tại nhà. - Học sinh ít có thời gian thực hành trên lớp vì bài quá dài. Một số chủ đề đòi hỏi cao với trình độ của học sinh và chưa thật gần gũi. - Tiếng Anh là môn học thuộc lòng nên rất dễ quên. - Tiếng Anh có nhiều âm khó nên học sinh gặp khó khăn trong việc nghe. - Học sinh dùng học tốt, sách cũ của các năm học trước có sẵn đáp án nên không cần nghe cũng vẫn trả lời câu hỏi được. - Do vốn từ vựng ít (lười học) nên học sinh rất sợ nghe. - Tiếng Anh là ngôn ngữ nước ngoài, học sinh rất ít khi dùng để giao tiếp thường xuyên ngoài giờ học trên lớp. - Học sinh thường mua sách giải có đáp án và chép sẵn vào sách giáo khoa trước khi đến lớp. Điều này giải thích tại sao học sinh không chú ý trong lớp học. Học sinh có thể trả lời các câu hỏi và đọc bài dịch mà thực sự không hiểu nó. Cho nên qua kết quả điều tra cho thấy chỉ có 17% học sinh đánh giá mình học nghe có tiến bộ; 59% nhận định là việc học nghe của mình là dậm chân tại chổ, và 24% đánh giá việc nghe của mình ngày càng tệ hại. Không phải kết quả thấp là do sách giải mang lại. Nhưng mà nó là một trong những nguyên nhân giảm sự chú ý của học sinh khi giáo viên yêu cầu làm các bài tập trong sách giáo khoa. Chúng ta phải thừa nhận rằng không ai thích nghe những điều mà mình đã biết, cho nên học sinh các em cũng thế. 4. Học sinh có tâm lí mình không đủ khả năng để nghe: Một trong những lo lắng thường thấy ở học sinh đó là khi không hiểu một từ sẽ dẫn đến không hiểu nghĩa nguyên cả câu. Qua dạy nghe trong hơn một năm qua với bộ sách giáo khoa mới, bản thân tôi thấy rằng, khi không hiểu một từ thì học sinh ngừng nghe tiếp các phần còn lại và suy nghĩ về từ mà mình không hiểu; thay vì nghe tiếp để dựa vào ngữ cảnh để đoán nghĩa của từ mà mình không hiểu. Tâm lí này kéo dài từ lần này đến lần khác đẫn đến học sinh sợ nghe và thậm chí bỏ học môn nghe. Học nghe cũng gây ra một lo lắng khác cho học sinh đó là: Không giống với học đọc và nói. Học sinh không thể điều chỉnh được tốc độ nguồn thông tin đến với mình. Ví dụ trong giờ học nghe thì học sinh được nghe từ những băng đĩa đã thu sẵn và do giáo viên điều khiển. Số lần nghe và tốc độ nghe này thì học sinh không điều chỉnh được, dẫn đến các em lo lắng. Các bài tập học ở lớp cũng gây áp lực cho học sinh. Học sinh có vẻ bị áp lực khi phải đưa ra câu trả lời đúng ngay tức khắc. Thêm vào đó, cảm giác thất bại có thể là một nguyên nhân dẫn đến việc không hiểu bài cho học sinh. 5. Giáo viên còn gặp một số khó khăn trong quá trình lôi cuốn học sinh vào bài giảng của mình làm giảm chất lượng của tiết học: Có thể khi bản thân đưa ra vấn đề này sẽ làm khó chịu cho những thầy cô dạy tốt. Nhưng mà không phải vì thế mà chúng ta phủ nhận điều này. Tôi nghĩ các đồng nghiệp sẽ đồng ý với tôi rằng: Chúng ta sẽ không làm tốt việc mà chúng ta 5 không thích và không có mục đích rõ ràng. Cho nên tôi nghĩ học sinh chúng ta cũng thế. Vì vậy, bản thân thường phải đứng ở một góc khuất để nhìn nhận lại quá trình dạy học của mình. IV/ GIẢI PHÁP: Trước những khó khăn và thuận lợi trên tôi xin đưa ra một số giải pháp để khắc phục những khó khăn trong việc dạy nghe. 1/ Một vài điểm sơ lược về kỹ năng nghe: - Nghe trong cuộc sống hàng ngày thường có 2 cách nghe: Nghe không tập trung và nghe có tập trung. - Nghe không tập trung: là các hoạt động nghe mang tính chất giải trí, như nghe đài, truyền hình trong khi người nghe vẫn có thể tiến hành đồng thời các công việc khác. - Nghe có tập trung: là các hoạt động nghe có mục đích chủ đạo, muốn nắm bắt nội dung thông tin nào đấy. Ví dụ như nghe tin trên đài, truyền hình, nghe các chỉ dẫn, hướng dẫn, giải thích, nghe và giảng bài….Trong trường hợp này người nghe chủ yếu tập trung vào những điểm quan trọng, cần thiết cho mục dích, nhu cầu của mình. 2/ Về phía giáo viên: Muốn phát huy tính tích cực của các em học sinh, đặc biệt là học sinh yếu kém, giáo viên phải chuẩn bị hết sức chu đáo, hoàn chỉnh về mọi mặt như: tranh ảnh, hệ thống câu hỏi, ngôn ngữ hướng dẫn, phân công cụ thể từng nhóm, từng học sinh những nhiệm vụ gì, những câu nói nào sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh lớp học, phù hợp với nội dung bài dạy, phù hợp với tình huống ngữ cảnh, ngữ liệu trong bài học. Mặt khác giáo viên còn phải chuẩn bị các thủ thuật để dạy một đơn vị bài như: giới thiệu tình huống ngữ pháp cấu trúc từ vựng v.v… Thêm vào đó giáo viên cần tạo điều kiện giúp học sinh có điều kiện giao tiếp, thực hành trong lớp dưới sự hướng dẫn và kiểm soát của giáo viên, để kịp thời sửa chữa những sai sót về phát âm ngữ pháp, hoặc từ vựng. Mỗi đơn vị bài đều có những thủ thuật riêng để giúp học sinh phân biệt được hành động, lời nói và vận dụng được ngữ liệu để giao tiếp. Mặt khác giáo viên còn phải chuẩn bị cả về những tình huống mà học sinh có thể hỏi thông qua bài học. Để học sinh được mở rộng thêm kiến thức, hiểu biết thêm về nội dung bài. - Giới thiệu chủ đề, ngữ cảnh, tình huống, nội dung có liên quan đến bài nghe: khai thác xem học sinh đã biết và chưa biết gì về nội dung nghe, gợi trí tò mò, tạo hứng thú về nội dung sắp nghe. - Cho học sinh dự đoán, nghĩ trước những điều sắp nghe trong một ngữ cảnh nhất định để gây sự chú ý của học sinh vào bài nghe và gây hứng thú đối với học sinh. - Giải thích một số cấu trúc và từ cần thiết. Tuy nhiên không cần giới thiệu hết từ mới, nên để học sinh đoán nghĩa của từ trong ngữ cảnh. - Soạn ra các yêu cầu, nhiệm vụ và bài tập về nội dung nghe. - Khi tiến hành các hoạt động nghe, việc dùng trực quan, tranh, hình ảnh minh hoạ kèm theo sẽ bổ trợ rất tốt cho việc làm rõ ngữ cảnh, gợi ý nội 6 . nhận lại quá trình dạy học của mình. IV/ GIẢI PHÁP: Trước những khó khăn và thuận lợi trên tôi xin đưa ra một số giải pháp để khắc phục những khó khăn trong. việc trao đổi, cho tình hữu nghị của các dân tộc trên thế giới. Không nằm ngoài những mục ích trên, Việt Nam cũng đã chọn tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai

Ngày đăng: 10/10/2013, 00:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan