HƯỚNG DẪN QUẢN TRỊ WEBSITE JOOMLA 1.5

15 698 8
HƯỚNG DẪN QUẢN TRỊ  WEBSITE  JOOMLA 1.5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

HƯỚNG DẪN QUẢN TRỊ WEBSITE JOOMLA 1.5 I - Nhóm tin (chủ đề), Chủ đề con, và Bài viết Trước khi đi vào xây dựng nội dung website Joomla 1.5 chúng tôi phân chia rõ 3 khái niệm quan trọng: Nhóm tin (Section), Chủ đề con (Category) và Bài viết (Article). "Cấu trúc nội dung của website Joomla 1.5" được thể hiện thông qua hình dưới đây: Nhóm tin (chủ đề) 1 --------|Chủ đề con 1a --------------------|Bài viết 1a1 --------|Chủ đề con 1c --------|Chủ đề con 1b Nhóm tin (Chủ đề) 2 --------| Chủ đề con 2a --------| Chủ đề con 2b --------------------|Bài viết 2b1 --------------------|Bài viếtt 2b2 1. Nhóm tin (Section) Nhóm tin hay Chủ đề là các đề mục chính, khái quát nhất mà website Joomla 1.5 muốn đề cập tới. Mỗi nhóm tin sẽ có nhiều Chủ đề con. Website Joomla 1.5 hiện tại bao gồm các Nhóm tin sau: “Giới thiệu”, “Thông tin”, “Các thủ tục”, “Hoạt động - Dịch vụ”, “Phân tích - Kiểm nghiệm”, . 2. Chủ đề con (Category) Chủ đề con: là cấp nhỏ hơn của Nhóm tin, bao gồm các chuyên mục, loại sản phẩm, loại dịch vụ . được phân loại một cách cụ thể hơn theo từng Nhóm tin. Ví dụ: Trong Nhóm tin "Giới thiệu" có các chủ đề con: "Khái quát về trung tâm”; “Chức năng - nhiệm vụ”; “Cơ cấu tổ chức bộ máy”; “Một số hoạt động chính" . 3. Bài viết (Article) Bài viết: là cấp thấp nhất, cũng là cấp cuối cùng để thể hiện nội dung của website Joomla 1.5. Mỗi bài viết sẽ thuộc một chủ đề nhất định. Toàn bộ nội dung của một bài viết và thường gồm 2 phần: Phần giới thiệu (Intro Text): Phần này nêu ngắn gọn, tóm tắt hoặc là ý mở đầu cho toàn bộ bài viết. Phần chi tiết (Description Text): Phần còn lại của bài viết. Vì vậy, để tạo một bài viết chúng ta cần có các nhóm tin và các chủ đề con. Bước 1: Để tạo 1 nhóm tin, trước tiên phải truy cập vào trang quản trị của website Joomla 1.5 qua địa chỉ http://Joomla 1.5/administrator. Đăng nhập bằng tài khoản và mật khẩu của admin. Bước 2: Chọn Quản lý nhóm tin (Section Manager). Bước 3: Chọn "Thêm mới" (New) trên thanh công cụ joomla. Bước 4: Nhập Tiêu đề nhóm tin (Title), Alias (Cách gọi khác, thường nhập giống tiêu đề nhưng không dấu, các khoảng trắng thay bằng dấu trừ “-“. Ví dụ tiêu đề là “Giới thiệu” thì alias đặt là “gioi-thieu”). Phần “giới hạn truy cập” (Access Level) chọn “Công khai” (Public) Rồi chọn “Lưu” (Save) trên thanh công cụ. Bước 5: T ạo c hủ đ ề c on (Category). Chọn "Nội dung" (Content) trên menu và chọn "Quản lý chủ đề con" (Category Manager) để tới danh sách các Chủ đề con. Bước 6: Chúng ta click “Thêm mớ i” để tạo một Chủ đề con mới. Tương tự như phần tạo mới Nhóm tin, như ng ở đây ta chọn “Chủ đề” chính là Nhóm tin mà Chủ đề con này thuộc về. Ví dụ, chúng tôi đang muốn tạo Chủ đề con có tên “Một số hoạt động chính” thuộc Nhóm tin (Chủ đề) “Giới thiệu” thì chúng tôi cần nhập:  Tiêu đề là “Một số hoạt động chính”  Alias là “mot-so-hoat-dong-chinh”  Đã được bật, chọn là “Yes”  Chủ đề là “Giới thiệu” Bước 7: Cuối cùng, chúng tôi cần tạo 1 vài bài viết. Chọn "Nội dung" (Content) sau đó chọn "Quản lý bài viết" (Article Manager) và chọn "Thêm mới" trên thanh công cụ Bước 8: Tại màn hình bài viết hiện ra sau khi bạn chọn "Thêm mới". Tại đây, muốn viết 1 bài về cuốn sách văn học có tên “Kính vạn hoa” thì bạn làm như sau: Nhập “Tiêu đề” (Title) cho bài viết là “Kính vạn hoa”. Nhập “Alias” là “kinh-van-hoa”. Điều này rất quan trọng vì liên kết của bạn đến bài viết này sẽ chứa alias như trên, nó rất sáng sủa và thân thiện với SEO. Mục “Đã được bật” (Published): chọn Yes nếu bạn muốn sau khi bấm “Lưu” (Save) hay “Áp dụng” (Apply) bài viết sẽ được hiển thị ngay trên website. Ngược lại bạn chỉ muốn lưu tạm và sẽ xuất bản bài viết sau khi hoàn thiện thì bạn có thể chọn “Không”. Mục “Trang chủ” (Front Page) ở chế độ Yes nghĩa là bạn đang muốn hiển thị bài viết này ở trang chủ. Ngược lại nếu chọn “Không” thì nó chỉ hiển thị ở trang chủ đề mà bạn chọn.  Phần Nội dung, bạn có thể cài đặt thêm chương trình soạn thảo văn bản bên ngoài như JCE (Joomla Content Editor) để có được cách thức soạn thảo như trên Microsoft W ord.  Chúng ta có thể sử dụng nút "Phân trang" (Page break) để chia bài viết thành nhiều trang.  Ta có thể sử dụng nút "Đọc thêm" (Read more) để chia bài viết thành hai phần được hiển thị dưới dạng tóm tắt và dạng đầy đủ.  Bạn có thể sử dụng nút "Ảnh" (Image) để chèn ảnh vào bài viết của bạn.  Để tải ảnh lên và chèn vào bài viết, bạn làm như sau:  Bấm vào biểu tượng hình ảnh trong trình soạn thảo (hình dưới), hoặc nút “Ảnh” (hình trên).  Cửa sổ quản lý hình ảnh sẽ hiện ra, bạn có thể xem các thư mục và các hình ảnh có sẵn trên máy chủ. Bạn có thể tạo thêm thư mục mới hoặc tải ảnh lên bằng cách bấm vào nút như hình bên dưới:  Khi muốn tải ảnh lên, ta có thể bấm vào nút “Upload” (có hình mũi tên chỉ lên) như hình trên đây. Cửa sổ tải ảnh hiện ra, bạn bấm Browse để tìm đến file ảnh cần upload, bạn có thể chọn nhiều hình để upload cùng 1 lúc. Sau đó bấm “Upload” để bắt đầu tải ảnh lên.  Sau khi ảnh được upload sẽ tự động trở về cửa sổ danh sách, ta tìm đến hình ảnh vừa tải lên và trỏ vào đó để lấy URL. Ta có thể căn trái bài viết và cách đều các khoảng trống bằng cách điền giá trị vào các ô “Margin” như hình dưới đây:  Sau khi chỉnh sửa xong, cần bấm vào “Insert” ở phía cuối trang để chèn hình vào bài viết.  Mục “Các thông số bài viết” nên để mặc định.  Mục “Các thông số nâng cao” nên để chế độ “Dùng theo cấu hình chung”, vì các thiết lập này được xử lý khi ta tạo Menu.  Phần “Chìa khóa tham khảo” (Key Reference) có tác dụng như ý nghĩa của thuật ngữ “tag” giúp bạn tóm lược bài viết với 1 vài từ khóa. Điều này rất quan trọng khi bạn sử dụng Module “Các bài viết liên quan”, nhờ các từ khóa “tag” này giúp hiển thị chuỗi các bài viết liên quan để độc giả tiện theo dõi dòng sự kiện.  Mục “Thông tin Meta data”, phần quan trọng nhất là “Từ khóa”, ở đây gõ các từ khóa súc tích nhất có liên quan đến bài viết, mỗi từ khóa cách nhau bởi dấu phẩy. Các từ khóa này sẽ hiển thị ở giá trị của thẻ Meta, giúp tối ưu khi bộ máy tìm kiếm Google quét nội dung bài viết của bạn và đưa lên trang tìm kiếm. Bước 10: Khi bạn đã tạo xong bài viết, chọn “Lưu” (Save) để lưu lại bài viết và trở về trang danh sách các bài viết. Hoặc chọn “Áp dụng” (Apply) để lưu bài viết và tiếp tục sửa bài viết đó. 4. Cách sửa nội dung Nhóm tin, chủ đề con, Bài viết… Khi cần sửa bất cứ nội dung gì mà bạn tạo ra trên Joomla như Nhóm tin, chủ đề con, bài viết, menu,… đều phải tuân theo quy tắc sau: Bước 1: Tìm nội dung cần sửa trong danh sách. Có thể gõ từ khóa để tìm kiếm trong bộ Lọc (Filter), hoặc lọc nhanh bằng các nhóm combo box. Bước 2: Sau khi tìm được nội dung cần sửa, cần chọn bài viết này trong danh sách bằng cách bấm vào ô checkbox ở đầu, sau đó bấm nút “Sửa” (Update). Bước 3: Đôi khi có thể thao tác nhanh hơn bằng cách bấm vào tiêu đề của nội dung, như ví dụ ở trên, ta chỉ cần bấm vào chữ “Kính vạn hoa” là có thể chuyển sang phần cập nhật nội dung cho bài viết này. Bước 4: Với các chọn Nội dung và chọn nút thao tác như trên bạn có thể làm được nhiều thứ tùy vào tình huống cụ thể. Phương pháp này áp dụng cho việc sửa tất cả nội dung trên Joomla như: Nhóm tin, chủ đề con, bài viết, menu,… II – Trình đơn (Menu) 1. Giới thiệu Bất kỳ trang web nào cũng cần có menu cho người dùng có thể dễ dàng chuyển hướng những trang khác nhau. Website Joomla 1.5 đã tích hợp sẵn 1 module để có thể quản lý menu cho website. 2. Cách tạo mới một mục lục con (Menu item) trong trình đơn (Menu) Bước 1: Đăng nhập vào trang quản trị. Bước 2: Chọn “Trình đơn” (Menus) >> Main Menu (Nhóm trình đơn chính) Bước 3: Sau khi chọn Main Menu, màn hình sẽ hiển thị danh sách các mục lục con (menu item) trong trình đơn chính (Main Menu). Ở đây ta sẽ thấy thanh công cụ và qua đó có thể thêm mới, sửa, xóa, bật, tắt các items. Trong danh sách items này, item “Trang chủ” (Home page) luôn được chọn làm mặc định. Bạn có thể click vào tiêu đề “Trang chủ” để sửa lại cấu hình cho trang chủ cũng như chọn số bài viết hiển thị trên trang chủ. Kiểu của mục menu: phần này rất quan trọng, với hầu hết các trang thì kiểu “Blog” và kiểu “Bài viết chuẩn” được sử dụng nhiều nhất. Bạn có thể thay đổi kiểu bằng cách bấm vào nút “Thay đổi loại”. Mỗi loại menu được chú thích rõ ràng khi bạn đưa chuột lên. Với các trình đơn phụ (Sub menu) bạn nên chọn kiểu Menu item là “Alias” và trỏ tới một menu item trong menu chính (Main menu), như vậy bạn sẽ không phải thiết lập các thông số thêm 1 lần nữa cho các Sub menu item. Tiêu đề: Tên của menu item hiện tại, mặc định là “Trang chủ” hoặc “Home page”. Alias: Bí danh, alias sẽ được thể hiện trên URL khi click vào menu trên trang web của bạn, nên bạn cần đặt tên gợi nhớ và tốt nhất là không có kí tự đặc biệt như: dấu, chữ tiếng việt, khoảng cách nên thay bằng dấu trừ Hiển thị trong: để mặc định là trong Main Menu, nếu bạn có thêm trình đơn phụ (Sub menu) thì có thể chuyển menu này sang sub menu (thường là Left menu hoặc right menu). Danh mục cha: phần này rất quan trọng, nó thể hiện cấp của menu item. Nếu bạn chọn một item nào khác “Trên” thì menu item hiện tại sẽ trả thành con của menu item đó. Đã được bật: trạng thái của menu item, có được hiển thị hay không? Thứ tự: bạn có thể sắp xếp thứ tự hiển thị của menu item hiện tại so với các menu item khác. Giới hạn truy cập: nên để công khai, nếu trong trường hợp đặc biệt bạn muốn menu item hiện tại chỉ hiển thị với người dùng đã đăng kí làm thành viên của website thì bạn chọn Registered hoặc Đặc biệt. 3. Cấu hình các tham số trong mục lục con (Menu item) Bước 4: “Các tham số cơ bản” (Parameters - Basic): “Tiêu điểm” (Leading): là số bài viết hiển thị trên trang chủ. Các bài viết này chiếm toàn bộ độ rộng của khung hiển thị nội dung. “Mở đầu” (Intro): là số bài viết hiển thị trên trang chủ và các bài viết này chiếm độ rộng bằng độ rộng của 1 Cột chứ không phải toàn bộ trang. “Cột” (Columns): là số cột để hiển thị các bài viết “Mở đầu”. “Liên kết” (Links): là số tiêu đề bài viết hiển thị dưới dạng liên kết ở phần dưới của trang. Thông thường được dùng để hiện thị các bài viết mới nhất. Bước 5: Các thông số khác: Phần này đã có ghi chú khá rõ ràng, bạn đặt chuột lên vùng tiêu đề của mỗi mục, nó sẽ hiện lên ghi chú hướng dẫn bạn. Bước 6: Bấm “Lưu” (Save) để lưu lại các hành động vừa thay đổi và tạo mới một Menu item. Tương tự như vậy bạn có thể tạo thêm nhiều menu item hoặc sub menu item với nhiều kiểu hiển thị khác nhau cho trang web của bạn thêm sinh động. III. Thành phần (Component) 1. Component là gì? Component là một trong các thành phần mở rộng của website Joomla 1.5. Component được sử dụng để thực hiện một chức năng lớn nào đó, chẳng hạn như: cung cấp tin tức, quảng cáo, rao vặt, đặt dịch vụ, download . Các Components không thể tự nhân bản, không thể thiết lập được vị trí trên website. Đây là điểm khác biệt quan trọng so với Mô-đun (Module). 2. Các Component mặc định của website Joomla 1.5 Các component mặc định này được đặt trong thư mục [Joomla]/components và nằm trong các thư mục con tương ứng với ký hiệu là "com_xyz". . QUẢN TRỊ WEBSITE JOOMLA 1 .5 I - Nhóm tin (chủ đề), Chủ đề con, và Bài viết Trước khi đi vào xây dựng nội dung website Joomla 1 .5 chúng tôi phân chia rõ. chính, khái quát nhất mà website Joomla 1 .5 muốn đề cập tới. Mỗi nhóm tin sẽ có nhiều Chủ đề con. Website Joomla 1 .5 hiện tại bao gồm các Nhóm tin sau: “Giới

Ngày đăng: 09/10/2013, 13:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan