1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Sở Giao dịch

19 287 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 38,68 KB

Nội dung

Thực trạng hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Sở Giao dịch 2.1. Sự hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của sở giao dịch 2.1.1. Vị trí của Sở giao dịch NHN0&PTNTVn Năm 1997 là một năm đạt được nhiều sự thành công trong hoạt động kinh tế nói chung ở Việt nam. Sau hơn 10 năm đổi mới, nền kinh tế Việt nam đã thực sự bắt nhịp được với cơ chế thị trường, đất nước nhanh chóng thoát khỏi nguy cơ khủng hoảng kinh tế triền miên, tỷ lệ lạm phát giảm thấp, trình độ dân trí được cải thiện là yếu tố thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển hơn. Hơn nữa chính trị ổn định, hệ thống luật pháp ngày càng được hoàn thiện hơn tạo ra môi trường thuận lợi cho các đơn vị kinh tế hoạt động kinh doanh có lãi, lượng tiền tích luỹ trong xã hội ngày càng tăng lên. Đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp đã thành có nhiều thành công lớn, đưa Việt nam từ một nước thường xuyên nhập khẩu gạo thành một nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới. Các nông sản phẩm có chất lượng cao, tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Sự thành công này có sự đóng góp to lớn của NHNN&PTNTVN cùng với các chính sách hỗ trợ về vốn cho nông dân nghèo, mở rộng các dự án canh tác, trồng rừng, VAC . Nhằm mục tiêu mở rộng mạng lưới, đa dạng háo các nghiệp vụ ngân hàng, nâng cao hơn nữa uy tín của NHN0&PTNTVN, NHN0&PTNTVN đã thành lập thêm một số các chi nhánh rải trên một số các đại bàn chủ yếu như Hà nội, TPHCM, Quảng nam, Đà nẵng, bình định, Thừa thiên - Huế . Năm 1999, tình hình kinh tế xã hội của đất nước ta còn chịu nhiều ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính khu vực, lại liên tiếp xảy ra các đợt lụt bão ở miền Trung khiến tình hình kinh tế càng thêm khó khăn. Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 4.8% giảm 1% so với năm 1998, lạm phát đạt ở mức thấp 0.1% đã ảnh hưởng tới tốc độ phát triển kinh tế. Tỷ giá đồng Đô la so với đồng nội tệ liên tục tăng. Tín hiệu đáng mừng là nền kinh tế đang lấy lại đà tăng trưởng, mức tăng trưởng quý sau cao hơn Quý trước, công nghiệp đạt mức tăng trưởng 10.5%, tổng sản lượng lương thực đạt mức cao nhất từ trước tới nay ( 33.8 triệu tấn ). Cán cân thanh toán được cait thiện rõ rệt thể hiện ở siêu nhập cả năm chỉ có 113 triệu USD, bằng 5.2% mức nhập siêu năm 1998. Bội chi ngân sách giữ ở mức Quốc hội cho phép là dưới 5% GDP. Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng do sản xuất kinh doanh bị đình trệ, nguồn vốn dư thừa không mở rộng được tín dụng. năm 1999 thực hiện chính sách kích cầu tín dụng. Nhà nước đã 5 lần giảm lãi suất, thời gian giữa các lần giảm rất ngắn đã ảnh hưởng không nhỏ tới kế hoạch kinh doanh và thu nhập của các Ngân hàng thương mại. Sở giao dịch mới được thành lập từ tháng 5/1999 với sự cố gắng của Lãnh đạo Sở và tập thể cán bộ công nhân viên, được sự quan tâm chỉ đạo của Hội đồng Quản trị, Ban điều hành và các Ban nghiệp vụ tại Trung tâm điều hành, Sở đã đảm nhiệm được chức năng đầu mối của toàn ngành. Sở là đơn vị hạch toán phụ thuộc đại diện theo uỷ quyền của NHN0&PTNTVN, có quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp của NHN0&PTNTVN, có con dấu riêng, có bảng cân đối tài sản theo quy định của NHN0&PTNTVN, chịu sự ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ đối với NHN0&PTNTVN và chịu trách nhiệm cuối cùng về các nghĩa vụ do cam kết cuả Sở trong phạm vi uỷ quyền. 2.1.2. Nhiệm vụ của Sở Giao dịch NHN0&PTNTVN Sở Giao dịch thực hiện chức năng trực tiếp, thực hiện các nghiệp vụ theo lệnh của TGĐ, đầu mối thực hiện các nhiệm vụ theo uỷ quyền trực tiếp kinh doanh đa năng trên địa bàn Hà nội. Sở Giao dịchcác nhiệm vụ chủ yếu: 1. Quản lý nội tệ, ngoại tệ tạm thời nhàn rỗi của NHN0&PTNTVN, cân đối điều hoà vốn ngoại tệ trong hệ thống, chấp hành quy chế dự trữ bắt buộc. 2. Quản lý trạng thái ngoại hối cuả NHN0&PTNTVN, làm đấu mối thanh toán NHN0&PTNTVN tại các ngân hàng khác. 3. Đầu mối kinh doanh trên thị trường liên ngân hàng trong và ngoài nước, phát triển và quản lý hệ thồng ngân hàng đại lý. 4. Khai thác nguồn vốn và nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán bằng đồng nội tề và ngoại tệ, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu và thực hiện các hình thức huy động vốn khác theo quy định, tiếp nhận các nguồn tài trợ vốn uỷ thác cảu Chính phủ và của các tổ chức kinh tế cá nhân trong và ngoài nước, vay vốn ngắn hạn, trung và dài hạn. 5. Cho vay ngắng hạn, trung và dài hạn bằng đồng nội và ngoại tệ 6. Thực hiện các nghiệp vụ dịch vụ ngân hàng như thanh toán quốc tế, bảo lãnh, tái bảo lãnh, chiết khấu, tái chiết khấu bộ chứng từ mua bán ngoại tệ làm dịch vị ngân quỹ như két sắt, cất giữ các loại giấytờ có giá trị bằng tiền và các dịch vụ ngân hàng khác được nhà nước cho phép. 7. Thực hiện quan hệ đại lý thanh toán và dịch vụ ngân hàng đối với ngân hàng nước ngoài. 8. Đầu tư tiền vốn liên doanh mua cổ phần và các hình thức đầu tư khác. 9. Trực tiếp thử nghiệm các dịch vụ sản xuất mới trong hoạt động kinh doanh 10. Thực hiện kiểm tra kiểm soát nội bộ. 2.1.3. Tổ chức bộ máy tại Sở Giao dịch NHN0&PTNTVN 2.1.4. Cơ cấu tổ chức và hoạt động kinh doanh các phòng ban trong Sở Giao dịch NHN0&PTNTVN 2.1.4.1. Phòng tín dụng dự án Với xu hướng trở thành hội sở chính ( Sau khi chuyển về số 2 Láng Hạ) phòng tín dụng có những nhiệm vụ sau: 1.1. Ngiên cứu, xây dựng và đề xuất cho Giám đốc Sở Giao dịch các chương trình dự án, lựa chọn phương án đầu tư tín dụng có hiệu quả tối ưu. giám đốc phạm văn quyến phó giám đốc nguyễn Văn minh phó giám đốc vũ thị ngọc dung phó giám đốc vũ thanh phương phòng s.w.i.f.t phòng tín dụng dự án phòng kinh doanh ngoại tệ phòng thanh toán quốc tế phòng kế toán ngân quỹ phòng hành chính nhân sự 1.2. Xây dựng và trực tiếp thẩm định tính khả thi về: tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, bảo lãnh L/C trả chậm . trình Giám đốc xem xét quyết định. 1.3. Xây dựng chiến lược tìm kiếm khách hàng quan hệ tín dụng 1.4. Tổng hợp phân tích thông tin kinh tế, quản lý danh mục khách hàng, phân loại khách hàng có quan hệ tín dụng. 1.5. Tổ chức thực hiện thông tin, phòng ngừa và sử lý rủi ro về tín dụng. 1.6. Chấp hành chế độ báo cáo thống kê, kiểm tra các nghiệp vụ chuyên đề theo quy định. 1.7. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Giao dịch phân công. 2.1.4.2. Phòng kinh doanh ngoại tệ 1. Điều hoà vốn ngoại tệ trong toàn hệ thống ngân hàng nông nghiệp, quản lý và kinh doanh tài khoản tiền gửi của NHN0&PTNTVN. 2. Vay vốn nội, ngoại tệ ngắn, trung và dài hạn trên thị trường liên ngân hàng để tăng cường năng lực hoạt động của Sở Giao dichj theo quy định của NHN0&PTNTVN 3. Đầu mối tham gia kinh doanh trên thị trường liên Ngân hàng trong nước và thị trường tiền tệ quốc tế. Thực hiện việc mua bán và vay ngoại tệ trong nước và nước ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán, bảo toàn trạng thái ngoại tệ của NHN0&PTNTVN 4. Nghiên cứu đề xuất á NHN0&PTNTVN. Xây dựng phương án chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn trong mọi tầng lớp nhân dân, các tổ chức kinh tế xã hội, cá nhân trong nước và nước ngoài. 5. Xây dựng và tỏ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh tổng hợp, phân tích đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm, hàng quý và hàng tháng. 6. Trực tiếp kinh doanh các dịch vụ ngân hàng: mua bán ngoại tệ, chứng kháon cho khách hàng. 7. Tổ chức tiếp nhận, thử nghiệm các dịch vụ, sản phẩm mới NHN0&PTNTVN. 8. Tổ chức thực hiện chương trình công tác trong đơn vị như giao ban, kết và tổng kết, thông báo chương trình công tác tháng, quý, năm. 9. Thực hiện các chế độ báo cáo thống kê theo quy định và các nhiệm vụ khác được Giám đốc Sở giao. 2.1.4.3. Phòng thanh toán quốc tế Mặc dù có nhiều khó khăn song cùng với các phòng chức năng khác của Sở Giao dịch, phòng thanh toán quốc tế cũng đã có những cố gắng nhất định để hoàn thành nhiệm vụ trong năm vừa qua mà nhiệm vụ chủ yếu là:  Mở và theo dõi thư bảo lãnh, thư tín dụng theo lệnh của TGĐ NHN0&PTNTVN  Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế trực tiếp tại Sở Giao dịch.  Thực hiện nhiệm vụ triết khấu, tái triết khấu bọ chứng từ.  Tham gia đào tạo và tổ chức hướng dẫn các nghiệp vụ về thanh toán quốc tế trong hệ thống NHN0&PTNTVN  Chấp hành chế độ báo cáo theo quy định  Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. Thực hiện tốt các nhiệm vụ trong năm qua, Phòng Thanh toán quốc tế đã phát triển mạng lưới thanh toán đến chi nhánh tỉnh, thành phố, tích cực xúc tiến quan hệ với các ngân hàng trong các khu vực khác nhau nhằm nâng cao các khả năng thanh toán thông qua việc học tập, trau dồi nghiệp vụ và mở rộng quan hệ làm ăn. Với vai trò đầu mối trong giao dịch của Sở Giao dịch nên Phòng thanh toán quốc tế cũng đóng vai trò phục vụ thanh toán cho các chi nhánh và các hoạt động thanh toán trực tiếp tại Sở. Hoạt động thanh toán quốc tế: Chấp hành tốt các quy định, quy trình nghiệp vụ TTQT không để xẩy ra các sai sót, rủi ro trong thanh toán. 2.1.4.4. Phòng SWIFT Đến 31/12/1999 đã có quan hệ đại lý với 500 ngân hàng ở 72 nước trên thế giới. Chỉ tính riêng năm 1999 đã thiết lập thêm được 19 ngân hàng đại lý, đã cài đặt thêm mạng SWIFT cho 10 chi nhánh. Từ tháng 4 năm 1999 Sở Giao dịch được giao là đầu mối duy nhất trong thanh toán quốc tế nên doanh số thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT tăng nhanh. Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của phòng SWIFT 4.1. Làm đầu mối quan hệ đối với các cơ quan, tổ chức có liên quan với SWIFT 4.2. Quản trị cập nhật và vận hành hệ thống SWIFT, Telex, SWìT- in, SWIFT - out của NHN0&PTNTVN 4.3. Thiết lập và duy trì hệ thống đại lý song phương với các Ngân hàng trên thế giới 4.4. Thiết lập, quản lý và sử dụng mật mã thanh toán quốc tế. 4.5. Thực hiện các nghiẹp vụ thanh toán quốc tế cho các chi nhánh. Kiểm soát chuyển ngoại tệ và thanh toán ra ngoài hệ thống theo chỉ định của TGĐ. 4.6. Tham gia công tác đào tạo và đào tạo lại các chi nhánh về việc thực hiện nghiệp vụ thanh toán quoóc tế theo tiêu chuẩn của SWIFT. 4.7. Tổ chức thực hiện ứng dụng các chương trình tin học và trợ giúp kỹ thuật đối với việc sử dụng maý tính của Sở Giao dịch. 4.8. Chấp hành chế độ báo cáo theo quy định và thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. 2.1.4.5. Phòng Kế toán ngân quỹ Công tác kế toán tại bất kỳ một ngân hàng nào đều phải hướng tới những mục tiêu nhất định, song không nằm ngoài nguyên tắc phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời, đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tổ chức hoạt động giao dịch với khách hàng một cách khoa học trên cơ sở tổng hợp thông tin nhanh chóng phục vụ cho công tác quản lý và chỉ đạo hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Không ngoại lệ chức năng và nhiệm vụ của Phòng kế toán Sở giao dịch gồm: 5.1. Tổ chức hạch toán theo dõi các quỹ, vốn tập trung toàn bộ hệ thống NHN0&PTNTVN 5.2. Thực hiện hạch toán kế toán các ghiệp vụ huy động vốn, cho vay và các nghiệp vụ kinh doanh khác của Sở theo quy định của NHN0&PTNTVN 5.3. Thực hiện công tác thanh toán, tham gia thanh toán liên hàng 5.4. Trực tiếp thực hiệ các dịch vụ rút tiền tự động, dịch vụ két sắt, nghiệp vụ nhận cất giữ giấy tờ trị giá bằng tiền và các tài sản quý cho khách hàng 5.5. Thực hiện các nghiệp vụ thu chi tiền mặt, ngân phiếu thanh toán, vận chuyển tiền trên đường đi và quản lý an toàn kho quỹ nghiệp vụ. 5.6. Xây dựng kế hoach tài chính, quyết toán thu chi tài chính theo chế độ khoán tài chính của NHN0&PTNTVN quy định. 5.7. Thực hiện phân tích đánh giá hoạt động tài chính. 5.8. Tổng hợp, lưu trữ hồ tài liệu về hạch toán kế toán. Chấp hành chế độ báo cáo kế toán, thống kê theo quy định. 5.9. Thực hiện nộp ngân sách nhà nước theo luật định 5.10. Chấp hành định mức tồn quỹ, chế độ báo cáo kho quỹ theo quy định. 5.11. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. Trong năm 2001 vừa qua, Phòng Kế toán Sở Giao dịch đã đạt được một số kết quả: Hoàn thành công việc chuyển đổi tài khoản cũ sang hệ thống tài khoản mới đảm bảo phục vụ các chi nhánh và khách hàng kịp thơì. Mở mới 1.106 tài khảon, trong đó 953 tài khoản cá nhân, 30 tài khoản ATM, 123 tài khoản của các công ty, nâng tổng số tài khoản quản lý lên 2.028 tài khoản. Đặc biệt sau khi NHNN&PTNTVN ký hợp đồng thanh toán nhanh với các ngân hàng nước ngoài như CITIBANK, ABN, AMRO . và Kho bạc Nhà ước mở tài khoản tiền gửi tại Sở Giao dịch thì khối lượng thanh toán tăng cao so với đầu năm, nhưng công tác hạch toán kế toán đảm bảo nhanh chóng, chính xác và an toàn. Tham gia chương trình thử nghiệm thanh toán liên Ngân hàng đạt két quả tốt, đóng góp tích cực vào đề án hiện đại hoá của Sở Giao dịch. Thực hiện dịch vụ thanh toán các dự án nước ngoài kịp thời, an toàn, chính xác. Công tác ứng dụng công nghệ tin học vào thanh toán, kế toán thực hiện tốt góp phần hạch toán, thanh toán nhanh chóng, chính xác, nâng cao năng xuất ao động, giảm thiểu thời gian làm việc thêm giừo. Trong năm 2001 Sở Giao dịch đã xây dựng được 04 chương trình phần mềm hõ trợ chương trình giao dịch trực tiếp như: Chương trình xác định kết quả khoán 946; chương trình chuyển kết thu nhập, chi phí ngoại tệ, chương trình đánh giá kết quả kinh doanh ngoại tệ; chương trình hạch toán lương. Hoạt động ngân quỹ đạt kết quả tốt. Năm 2001 Sở Giao dịch nhận thêm dịch vụ chi trả tiền lương cho một số đơn vị qua hình thức tài khoản cá nhân nên doanh số thu chi tiền mặt VNĐ tăng nhanh. 2.1.4.6. Phòng Hành chính -Nhân sự Thực hiện theo quyết định của HĐQT về thành lập Sở Giao dịch và Ban hành quy chế của Sở Giao dịch, Sở Giao dịch đã thành lập được 6 phòng nghiệp vụ, bổ nhiệm 9 cán bộ điều hành các phòng. Đã ban hành quy định cụ thể, phân định rõ chức năng nhiệm vụ của các phòng chuyên môn để nâng cao hiệu quả hoạt động. Duy trì thường xuyên chế độ họp Ban Giám đốc, họp giao ban với các phòng hàng tháng. Phân công rõ ràng cụ thể trong Ban Giám đốc nên việc điều hành được thông suốt và hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu hoạt động kinh doanh. Bên cạnh công tac tổ chức cán bộ Phòng hành chính - nhân sự thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu như: 6.1. Thực hiện công tác văn thư hành chính quản trị. 6.2. Thực hiện kiểm tra kiểm soát nội bộ. 6.3. Thực hiện tuyên truyền tiếp thị, lễ tân, tiép khách, xây dựng cơ quan văn minh lịch sự. 6.4. Giúp Giám đốc quy hoạch cán bộ, sắp xếp bố trí cán bộ trong Sở, làm các quyết định về khen thưởng, kỷ luật đối với các cán bộ khi dã có quýet định khen thưởng hoặc kỷ luật của Hội đồng Khen thưởng, kỷ luật của cơ quan thực hiện các chính sách chế độ đối với người lao động. 6.5. Đề xuất việc cử cán bộ đi họctập, tham quan, khảo sát trong và ngoài nước. 6.6. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. 2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Tình hình hoạt động tín dụng đối với các thàn phần kinh tế tại Sở Giao dịch được thể hiện qua bảng sau: Bảng 1: Hoạt động tín dụng đối với các thành phần kinh tế ( Đơn vị: tỷ đồng ) Chi tiêu 2000 2001 số tiền % Số tiền % 1. Doanh số cho vay 405 830,1 - DNNN 365,03 765,46 - DNNQD 13,365 29,35 - Các TP kinh tế khác 16,605 26,56 2. Doanh số thu nợ 321 612,7 - DNNN 283,122 575,03 - DNNQD 4,316 16,1642 - Các TP kinh tế khác 32,742 30,4633 3. Dư nợ 236 454 - DNNN 234 286 - DNNQD 10 183 - Các TP kinh tế khác 1,2 3 4. Quá hạn 8,5 8,68 ( Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động tín dụng năm 2000, 2001 ) Qua bảng trên ta thấy 1. Doanh số cho vay tăng liên tục qua các năm. Năm 2000 doanh số cho vay là 405 tỷ đồng thì sang năm 2001 doanh số cho vay là 380,1 tỷ đồng tăng 425,5 tỷ đồng ( tăng 105% so với năm 2000 ). Điều đó chứng tỏ rằng Sở Giao dịch đã thu hút được khách hàng, mở rộng được doanh số cho vay, có một chiến lược khách hàng đúng đắn. nhanh chóng và kịp thời nắm bắt được nhu cầu đó làm cho doanh số vay tăng rất nhanh. Trong đó doanh số cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước đạt 365,03 tỷ đồng năm 2000 chiếm 92.6% doanh số cho vay. Sang năm 2001 doanh số cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước tăng lên 765,46 tỷ đồng, chiếm 92.3% so với doanh số cho vay năm 2000. Còn đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh mà chủ yếu là các công ty TNHH, công ty cổ phần thì doanh số cho vay có xu hướng ăng lên mạnh mẽ cả giá trị tuyệt đối và giá trị tương đối. Nếu như năm 2000 doanh số cho vay là 6,618 tỷ đồng, chiếm 3.3% tổng doanh số cho vay thì sang đến năm 2001 con số này đã tăng lên là 29,35 tỷ đồng và chiếm 4.5% với tổng doanh số cho vay. Như vậy ta thấy rõ ràng rằng doanh số cho vay đối với cả hai thành phần kinh tế là doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh đều tăng lên đáng kể, đặc biệt là doanh số cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Điều đó đã thể hiện rõ sự nỗ lực, cố gắng của các cán bộ của Sở Giao dịch trong việc thực hiện mục tiêu mở rộng tín dụng đối với các odanh nghiệp ngoài quốc doanh. 2. Vấn dề dư nợ Qua bảng trên ta thấy dư nợ các năm tăng lên nhanh chóng và liên tục. Năm 2000 tổng dư nợ là 236 tỷ đồng thì sang năm 2001 tổng dư nợ là 454 tỷ đồng, tăng 218 tỷ đồng ( tăng 92% ) so với năm 2000 ; đạt 104% so với kế hoạch năm 2001 được giao. Trong đó dư nợ đối với doanh nghiệp nhà nước năm 2000 là 234 tỷ đồng chiếm 87.6% tổng dư nợ. Đến năm 2001 dư nợ đối với doanh nghiệp nhà nước là 286 tỷ đồng, chiếm 88.6% tổng dư nợ. Như vậy đối với doanh nghiệp nhà nước dư nợ tăng lên theo số tuyệt đối là 52 tỷ đồng, tuy nhiên về số tương đối thì dư nợ năm 2001 chỉ chiếm 88.6% tổng dư nợ, tức là cao hơn không đáng kể so với năm 2000. Điều này chứng tỏ sự tăng lên của dư nợ đối với doanh nghiệp nhà nước tương ứng đối với [...]... độ chưa tương xứng với tốc độ tăng lên của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh 2.3 Đánh giá thực trạng tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại sở giao dịch 2.3.1 Những kết quả đạt được Công tác tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã đạt được những kết quả đáng kể Đó là: 1 Trong quan hệ tín dụng với khách hàng là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Sở Giao dịch đã giải quyết... ứng hiệu quả kinh tế 5 Sở Giao dịch đã rất kịp thời điều chỉnh mức lãi suất theo các lần điều chỉnh cho vay của ngân hàng Nhà nước Diều này làm cho các doanh nghiệp yên tâm, tin tưởng vào Sở Giao dịch 2.3.2 Những tốn tại và nguyên nhân trong hoạt động tín dụng của Sở Giao dịch đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh Hoạt động tín dụng đối với doạnhnghiệp ngoài quốc doanh tại Sở Giao dịch còn gặp phải một... Dư nợ đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh năm 2000 đạt 10 tỷ đồng, chiếm 3.5% tổng dư nợ Sang năm 2001 dư nợ đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 74.661 triệu đồng, chiếm 5.8% tổng dư nợ Điều này chứng tỏ dư nợ tăng mạnh mẽ không chỉ đối với doanh nghiệp nhà nước mà còn cả đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh Để hiểu sâu hơn về tín dụng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Sở Giao dịch, ... 44.1 374 28.1 ( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng năm 2000, 2001 ) Qua bảng trên ta nhận thấy Doanh số cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh có xu hướng tăng lên Năm 2000, doanh số cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 301,778 tỷ đồng, chiếm 74.7% tổng doanh số cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh Sang năm 2001 doanh số cho vay ngắn hạn đạt 703,84... và doanh nghiệp ngoài quốc doanh Hướng đi chủ đạo của Sở Giao dịch vẫn là hướng các quan hệ tín dụng chủ yếu vào thành phần doanh nghiệp Nhà nước, còn thành phần doanh nghiệp ngoài quốc doanh do có khó khăc vướng mắc về tài sản đảm bảo nguồn vay nên thời gian qua Sở Giao dịch chỉ tập trung vào một số doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả Điều này dẫn đến tỷ trọng dư nợ và cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài. .. sau: 1 Doanh số cho vay, thu nợ và dư nợ đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn quá thấp 2 Trong cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chỉ chủ yếu là cho vay tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung và dài hạn còn rất nhạ chế Ngoài những khó khăn chung của nền kinh tế đã dẫn đến tình trạng trên, các hạn chế trên còn do một số nguyên nhân sau:  Có sự phân biệt đối sử giữa các danh nghiệp. .. tôn trọng đầy đủ nguyên tắc tín dụng, đặc biệt chú ý đến việc an toàn và hiệu qủa vốn tín dụng 2 Đối với khách hàng có quan hệ tín dụng với Sở Giao dịch có uy tín và vay với khối lượng lớn thì Sở Giao dịch có chính sách ưu đãi để tăng sức cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác nhằm thu hút khách hàng 3 Luôn có biện pháp hữu hiệu để tiếp cận với doanh nghiệp ngoài quốc doanh làm ăn có hiệu quả nhằm... số các doanh nghiệp ngoài quốc doanh được thành lập hoạt động với quy mô nhỏ, khả năng tài chính hạn hẹp mà muốn vay vốn ngân hàng thì doanh nghiệp cần phải có tài sản thế chấp Điều này còn trở nên khó khăn đối với các doanh nghiệp đi thuê Văn phòng và cửa hàng, toàn bộ vốn tự có đều được đầu tư cho kinh doanh do đó trong những năm qua mặc dù doanh số cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. .. hạn đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 2,845tỷ đồng chiếm 1.6% Như vậy tỷ lệ nợ quá hạn của doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong năm 2000 là tương đối cao nếu so sánh với tỷ lệ dư nợ năm 2000 là 3,5% Sang năm 2001 tình hình này đã được cải thiện một cách đáng kể với tổng số nợ quá hạn của doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 0,6% với số tiền là 2,727 tỷ đồng Như vậy trong năm 2001 khi dư nợ của các doanh. .. doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng nhanh từ 3,5% lên tới 5,8% thì tỷ lệ nợ quá hạn lại giảm từ 1,6% xuống còn 0,6% Hơn nữa trong tổng dư nợ quá hạn của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì phần lớn là nợ quá hạn ngắn hạn và có khả năng thu hồi Đây là một dấu hiệu đáng mừng của Sở giao dịch trong việc giảm xuống mức thấp nhất rủi ro trong hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng đối với các doanh nghiệp . các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. 2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Tình hình hoạt động tín dụng đối với các. giá thực trạng tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại sở giao dịch 2.3.1. Những kết quả đạt được Công tác tín dụng đối với các doanh nghiệp

Ngày đăng: 09/10/2013, 12:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Tình hình hoạt động tín dụng đối với các thàn phần kinh tế tại Sở Giao dịch được thể hiện qua bảng sau: - Thực trạng hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Sở Giao dịch
nh hình hoạt động tín dụng đối với các thàn phần kinh tế tại Sở Giao dịch được thể hiện qua bảng sau: (Trang 9)
Qua bảng trên ta thấy - Thực trạng hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Sở Giao dịch
ua bảng trên ta thấy (Trang 10)
Bảng 2: Tình hình tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. - Thực trạng hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Sở Giao dịch
Bảng 2 Tình hình tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Trang 12)
Bảng 3: Tình hình nợ quá hạn - Thực trạng hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Sở Giao dịch
Bảng 3 Tình hình nợ quá hạn (Trang 14)
( Nguồn: Bảng phân tích nợ quá hạn theo kỳ hạn và phân theo thành phần kinh tế ) Qua bảng trên ta thấy rằng: tỷ lệ nợ quá hạn tại Sở giao dịch là tương đối thấp và đang có xu hướng giảm đi, năm 2000 nợ quá hạn chỉ còn là 8,5 tỷ đồng chiếm 4,78% thì sang n - Thực trạng hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Sở Giao dịch
gu ồn: Bảng phân tích nợ quá hạn theo kỳ hạn và phân theo thành phần kinh tế ) Qua bảng trên ta thấy rằng: tỷ lệ nợ quá hạn tại Sở giao dịch là tương đối thấp và đang có xu hướng giảm đi, năm 2000 nợ quá hạn chỉ còn là 8,5 tỷ đồng chiếm 4,78% thì sang n (Trang 15)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w