Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 17 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
17
Dung lượng
24,32 KB
Nội dung
ThanhtoánquốctếcủaNgânhàngthươngmại I/ Hoạt động kinh tế đối ngoại với sự nghiệp CNH - HĐH ở Việt Nam Việt Nam là nước nghèo và kém phát triển, nông nghiệp lạc hậu, trang bị kỹ thuật và kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội thấp kém. Vì vậy việc tiến hành CNH -HĐH đất nước là yêu cầu cấp bách đối với Việt Nam. Có đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước thì chúng ta mới có thể nâng cao đời sống người lao động, rút ngắn khoảng cách tụt hậu và tiến tới theo kịp các nước trong khu vực và trên thế giới. Để thực hiện CNH - HĐH đất nước chúng ta cần phải có khối lượng vốn lớn, trong khi đó thu nhập quốc dân đầu người của chúng ta còn rất thấp, do vậy khả năng tích luỹ nội bộ còn thấp. Bên cạnh đó quy mô nền kinh tế Việt Nam nhỏ bé cả về chỉ tiêu GDP và kim ngạch xuất nhập khẩu, cơ cấu kinh tế còn mang tính lạc hậu, trình độ công nghệ thấp, vẫn là nền kinh tế ở giai đoạn khai thác tài nguyên và sức lao động, hàm lượng khoa học công nghệ và hàm lượng vốn thấp, hệ thống cơ sở hạ tầng thấp kém. Tuy nhiên Việt Nam là đất nước nhiều tiềm năng như có nguồn nhân lực dồi dào, giá nhân công rẻ, tư chất người Việt Nam cần cù, sáng tạo, tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú, vị trí địa lý có nhiều thuận lợi nằm trên đường hàng không và hàng hải quốctế quan trọng. Để thực hiện thành công sự nghiệp CNH - HĐH, đất nước Việt Nam cần đẩy mạnh các hoạt động kinh tế đối ngoại vì: + Thông qua hoạt động kinh tế đối ngoại mà khai thác có hiệu quả những lợi thế của đất nước, tham gia sâu rộng vào sự trao đổi và phân công lao động quốc tế, đổi mới cơ cấu kinh tế, hình thành cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH, gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới, từng bước hoà nhập nền kinh tếquốc gia với nền kinh tế thế giới. + Thông qua hoạt động kinh tế đối ngoại để tạo nguồn ngoại tệ cần thiết phục vụ cho việc nhập khẩu các thiết bị kỹ thuật hiện đại, công nghệ tiên tiến . + Tận dụng kỹ thuật hiện đại, công nghệ tiên tiến, trình độ quản lý vốn đầu tư nước ngoài nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao trình độ công nghệ và trình độ quản lý của đất nước nhằm đẩy mạnh quá trình CNH - HĐH đất nước. + Giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống người lao động và tăng tích luỹ cho nền kinh tế, phục vụ cho sự nghiệp CNH -HĐH đất nước. Như vậy việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại có ý nghĩa thực tiễn đối với mọi quốc gia, đặc biệt là đối với nước ta, nơi mà nền kinh tế kém phát triển, nghèo nàn, lạc hậu trong khi dân số đông và tốc độ tăng dân số còn cao. Nước ta muốn phát triển, muốn rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới, cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh thì chúng ta phải đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại, nhanh chóng CNH - HĐH đất nước, đưa nền kinh tế Việt Nam tham gia ngày càng mạnh mẽ vào sự phân công lao động, hợp tác quốctế và thươngmạiquốc tế. II/ Hoạt động thanhtoánquốctếcủangânhàng 1. Khái niệm Thanhtoánquốctế (TTQT) là việc chi trả các nghĩa vụ và yêu cầu về tiền tệ phát sinh từ các quan hệ kinh tế, thương mại, tài chính, tín dụng giữa các tổ chức kinh tếQuốc tế, giữa các hãng, các cá nhân của các Quốc gia khác nhau để kết thúc một chu trình hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bằng các hình thức chuyển tiền hay bù trừ trên các tài khoản tại Ngân hàng. Khác với thanhtoán nội địa, TTQT thường gắn liền với việc trao đổi giữa đồng tiền của nước này sang đồng tiền của nước khác. Nội tệ với chức năng là phương tiện lưu thông, phương tiện thanhtoán theo luật định trong phạm vi một nước sẽ không thể vượt qua giới hạn của nó nếu như 2 bên liên quan trong hợp đồng không có một thoả thuận nào cụ thể về vấn đề đó. Do vậy khi ký kết các hợp đồng thương mại, tín dụng . các bên thường đàm phán thống nhất về đồng tiền nào được sử dụng trong giao dịch, nó có thể là đồng tiền của nước người bán hay của nước người mua hay có thể là đồng tiền của một nước thứ 3. Các đồng tiền được sử dụng trong TTQT chủ yếu là các loại ngoại tệ mạnh có khả năng chuyển đổi tự do như USD, GBP . Những năm gần đây do sự mất giá của đồng USD so với một số đồng tiền khác nên vị trí của nó trên thị trường có phần giảm sút. Do đó một số đồng tiền của các quốc gia khác như DEM, FRF, JPY ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong TTQT. Mặc dù vậy đồng USD, GBP vẫn giữ được vai trò chủ đạo của nó trong TTQT, trong mua bán ngoại tệ bởi sự tiện lợi và nhanh chóng trong việc thực hiện các giao dịch. Hiện nay phần lớn việc chi trả trong TTQT được thực hiện thông qua điện tín, bưu điện, mạng SWIFT hoặc qua các uỷ nhiệm thu, chi hộ lẫn nhau giữa các Ngân hàng. Do vậy tỷ lệ trả bằng tiền mặt trong TTQT chiếm một phần không đáng kể. TTQT có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt trong hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi mỗi quốc gia đều đặt hoạt động kinh tế đối ngoại ở vị trí hàng đầu, coi hoạt động kinh tế đối ngoại là con đường tất yếu trong chiến lược phát triển kinh tếcủa mình. 2. Điều kiện của TTQT Trong quan hệ thanhtoán giữa các nước, các vấn đề có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của đôi bên được quy định thành những điều kiện TTQT. Các điều kiện đó là: + Điều kiện về địa điểm: phụ thuộc vào hợp đồng các bên ký kết, địa điểm đó có thể ở nước người xuất khẩu hoặc ở nước người nhập khẩu. + Điều kiện về tiền tệ: là chỉ việc sử dụng đồng tiền nào để tính toán và thanhtoán hợp đồng và hiệp định ký kết giữa các nước, đồng thời quy định cách xử lý khi giá trị của đồng tiền đó biến động. + Điều kiện về thời gian: có liên quan chặt chẽ tới việc luân chuyển vốn phi lợi tức và có thể tránh được những rủi ro tổn thất do tỷ giá đồng tiền thanhtoán biến động. Vì vậy xảy ra mâu thuẫn đó là người được thu tiền muốn thu tiền nhanh còn người phải trả tiền thì muốn trả chậm. Trong khi đàm phán ký kết hợp đồng, việc quy định thời hạn trả tiền còn phụ thuộc vào những yếu tố như tình hình thị trường, đối tượng hàng hoá, mối quan hệ giữa các bên liên quan. + Điều kiện về phương thức thanh toán: là cách thức nhận trả tiền hàng trong từng món giao dịch, mua bán giữa người mua và người bán. Trong quan hệ mua bán Quốctế có nhiều phương thức thanhtoán khác nhau để thu tiền hoặc để trả tiền như: chuyển tiền, nhờ thu, thư tín dụng . TTQT là sự vận dụng tổng hợp các điều kiện TTQT. Trong các điều kiện trên, phương thức thanhtoán là điều kiện quan trọng nhất. Phương thức thanhtoán là người bán dùng cách nào để thu tiền về, người mua dùng cách nào để trả tiền. Trong quan hệ mua bán, người ta có thể chọn nhiều phương thức khác nhau để thu tiền hoặc trả tiền, nhưng xét cho cùng việc lựa chọn phương thức thanhtoán nào cũng xuất phát từ yêu cầu của người bán là thu tiền đầy đủ và đúng hạn, người mua là nhận hàng đúng số lượng, chất lượng và đúng hạn. 3. Phân loại TTQT *) Xét về mặt kinh tế + Thanhtoán mậu dịch: là quan hệ thanhtoán phát sinh trên cơ sở hàng hoá, dịch vụ thươngmại kết hợp xuất nhập khẩu dựa trên giá cả Quốc tế. Trong thanhtoán mậu dịch, các bên liên quan sẽ bị ràng buộc với nhau theo theo các hợp đồng đã ký kết hoặc cam kết thương mại. Nếu 2 bên không ký hợp đồng chỉ có đơn đặt hàng thì sẽ căn cứ vào các đại diện giao dịch. + Thanhtoán phi mậu dịch: là quan hệ thanhtoán phát sinh không liên quan đến hàng hoá, không mang tính chất thương mại. Đó là chi phí của các cơ quan ngoại giao ở nước sở tại, các chi phí vận chuyển và đi lại của các đoàn khách, chính phủ, các tổ chức, cá nhân. *) Xét về mặt hình thức + Phương thức thanhtoán chuyển tiền + Phương thức thanhtoán nhờ thu + Phương thức thanhtoán tín dụng chứng từ III/ Thanhtoánquốctế đối với hoạt động kinh tế đối ngoại và với hoạt động kinh doanh củangânhàng 1. TTQT đối với hoạt động kinh tế đối ngoại + TTQT là khâu quan trọng trong quá trình trao đổi mua bán hàng hoá, dịch vụ giữa các tổ chức, các cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau. Nếu không có hoạt động TTQT thì không có hoạt động kinh tế đối ngoại. + TTQT là cầu nối giữa các quốc gia trong quan hệ kinh tế đối ngoại. Khi thiết lập mối quan hệ kinh tế đối ngoại, quan hệ thươngmại giữa các nước thì điều kiện quan trọng không thể thiếu được là phải thiết lập quan hệ TTQT. + TTQT hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế đối ngoại. Trong hoạt động kinh tế đối ngoại, do vị trí địa lý của các bạn hàng cách xa nhau làm hạn chế việc tìm hiểu khả năng tài chính, khả năng thanhtoáncủa người mua, đồng thời trong điều kiện tiền tệthường xuyên biến động thì khả năng thanhtoáncủa con nợ bấp bênh, và việc thực hiện hợp đồng TTQT ngày càng nhiều thì việc tổ chức tốt hoạt động TTQT sẽ giúp cho các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu hạn chế được rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế đối ngoại, nhờ đó thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển hơn. 2. TTQT đối với hoạt động kinh doanh củangânhàng Đối với hoạt động Ngân hàng, việc hoàn thiện và phát triển hoạt động TTQT có vị trí và vai trò hết sức quan trọng, nó không chỉ là một dịch vụ thuần tuý mà được coi là một mặt không thể thiếu được trong hoạt động kinh doanh củangân hàng, nó bổ sung và hỗ trợ cho những mặt hoạt động khác củangân hàng. + Hoạt động TTQT giúp cho ngânhàng thu hút thêm được khách hàng có nhu cầu TTQT về giao dịch, trên cơ sở đó mà ngânhàng tăng được quy mô hoạt động của mình. + Nhờ đẩy mạnh hoạt động TTQT mà ngânhàng đẩy mạnh được hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu cũng như tăng cường được nguồn vốn huy động do tạm thời quản lý được nguồn vốn nhàn rỗi của các doanh nghiệp có quan hệ TTQT qua Ngân hàng. + Hoạt động TTQT giúp ngânhàng phát triển được các nghiệp vụ như kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh và các dịch vụ khác. + Hoạt động TTQT giúp ngânhàng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng trên cơ sở đó nâng cao uy tín và tạo niềm tin cho khách hàng. + Hoạt động TTQT giúp ngânhàng nâng cao uy tín của mình trên trường quốctế trên cơ sở đó mà có thể khai thác được nguồn vốn tài trợ của các ngânhàng nước ngoài và nguồn vốn trên thị trường tài chính quốctế đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. + Hoạt động TTQT giúp ngânhàng tăng thu nhập và tăng cường khả năng cạnh tranh củangânhàng trong cơ chế thị trường, đồng thời nó giúp hoạt động ngânhàng vượt ra khỏi phạm vi quốc gia và hoà nhập với cộng đồng ngânhàng thế giới. IV/ Các phương tiện thanhtoánquốctế 1. Séc (Cheque) 1.1 Khái niệm và đặc điểm Séc là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện của chủ tài khoản tiền gửi ra lệnh cho ngânhàng trích từ tài khoản của mình để trả cho người có tên trên tờ séc, hoặc trả theo lệnh của người ấy, hoặc trả cho người cầm séc một số tiền nhất định bằng tiền mặt hay bằng chuyển khoản. Séc là một phương tiện TTQT được sử dụng trong thanhtoán nội địa và quốctế về cả hàng hoá, dịch vụ và phi mậu dịch. Đặc điểm của séc: + Séc chỉ được phát hành 1 bản + Séc có giá trị thanhtoán như tiền + Séc có tính chất thời hạn, tờ séc chỉ có giá trị tiền tệ hay thanhtoán nếu thời hạn hiệu lực của nó chưa hết + Người ký phát séc là chủ tài khoản tiền gửi tại ngânhàng + Người hưởng lợi là người có tên trên tờ séc 1.2 Các nguồn luật điều chỉnh séc . Công ước Geneva về séc được ký vào năm 1931, được nhiều nước áp dụng trên thế giới. . Luật thươngmạiquốctế về séc do Uỷ ban thươngmạiquốctếcủa Liên hợp quốc ban hành ngày 18/2/1982 (số A/CN.9/212) 1.3 Các loại séc *) Căn cứ vào tác dụng lưu chuyển + Séc đích danh: là loại séc mà trên đó ghi tên người hưởng lợi, loại séc này không thể chuyển nhượng bằng hình thức ký hậu. + Séc vô danh: là loại séc mà trên đó không ghi tên người hưởng séc, người hưởng lợi là bất kì người nào cầm tờ séc. + Séc theo lệnh: là loại séc ghi rõ trả theo lệnh của người thụ hưởng, séc được chuyển nhượng theo thủ tục ký hậu. Trong TTQT loại séc này được sử dụng rộng rãi. *) Căn cứ vào đặc điểm sử dụng + Séc tiền mặt: là loại séc được ngânhàngthanhtoán trả bằng tiền mặt. + Séc chuyển khoản: là loại séc mà khi ngânhàng nhận được sẽ trích tiền từ tài khoản của người ký phát sang tài khoản của người khác mà không được rút bằng tiền mặt. + Séc gạch chéo: là séc mà trên mặt phải của nó có 2 gạch chéo song song kể từ góc này sang góc kia. Loại séc này chỉ được thanhtoán chuyển khoản mà không được rút bằng tiền mặt. + Séc xác nhận (séc bảo chi): là loại séc mà có ký xác nhận trả bằng tiền củangânhàng nên khả năng chi trả của tờ séc được đảm bảo chắc chắn. + Séc du lịch: được sử dụng đối với khách du lịch có tiền tại ngânhàng phát séc, trên tờ séc phải có chữ ký của người hưởng lợi và khi lĩnh tiền phải ký tại chỗ để ngânhàng kiểm tra. Loại séc này do ngânhàng phát hành và được trả tiền ở các chi nhánh hay ở ngânhàng đại lý củangânhàng phát hành séc, nơi khách du lịch đến. 2. Hối phiếu (Bill of Exchange) 2.1 Khái niệm và đặc điểm Hối phiếu là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một người ký phát cho một người khác, yêu cầu ngânhàng này khi nhận được nó phải trả vào một ngày xác định trong tương lai một số tiền nhất định cho người nào đó. Hối phiếu là một phương tiện thanhtoán được sử dụng rộng rãi trong TTQT, nhất là trong lĩnh vực thương mại. Đặc điểm của hối phiếu: + Tính trừu tượng: trên hối phiếu chỉ ghi số tiền phải trả và những nội dung liên quan đến việc trả tiền, không nói đến nguyên nhân phát sinh công nợ. Như vậy nghĩa vụ trả tiền của hối phiếu là trừu tượng. + Tính bắt buộc trả tiền của hối phiếu: người trả tiền ghi trên hối phiếu bắt buộc phải trả đủ số tiền của hối phiếu cho người thụ hưởng khi hối phiếu đến hạn. Luật pháp không chấp nhận bất cứ một lý do nào gây nên sự chậm trễ hoặc từ chối trả tiền của hối phiếu. + Tính lưu thông của hối phiếu: trong khi hối phiếu còn thời hạn hiệu lực thì nó có thể chuyển nhượng từ người thụ hưởng này sang người thụ hưởng khác thông qua thủ tục ký hậu ở mặt sau hối phiếu (Endorsement). 2.2 Các nguồn luật điều chỉnh hối phiếu Hiện nay có nhiều nguồn luật điều chỉnh về hối phiếu mang tính chất quốc gia và quốctế như: . Luật quốctế áp dụng thống nhất đối với các hối phiếu và kỳ phiếu do Uỷ ban thươngmạiquốctếcủa Liên hợp quốc ban hành qua văn bản số A/CN.9/211, ngày 18/2/1982 (International Bills of Exchange and Promissory Notes, document No A/CN.9/211, 18/2/1982). . Luật thống nhất về hối phiếu do Công ước quốctế kí tại Geneva năm 1930 ban hành (Uniform Law for Bills of Exchange - ULB 1930) mang tính chất khu vực châu Âu. Ngày nay luật này được áp dụng khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. . Luật mang tính chất quốc gia có: Luật hối phiếu ban hành năm 1882 của Anh (Bills of Exchange Act - 1882), đây là nguồn luật điều chỉnh hối phiếu ban hành sớm nhất trên thế giới. Đến 1962 ở Mỹ có Luật thươngmại thống nhất (Uniform Commercial Codes of 1962 - UCC). 2.3 Các loại hối phiếu *) Căn cứ thời hạn trả tiền + Hối phiếu trả tiền ngay: người trả tiền khi nhận được nó do người cầm hối phiếu xuất trình thì phải trả tiền ngay cho họ. + Hối phiếu có kì hạn: người trả tiền phải trả số tiền ghi trên tờ hối phiếu sau một thời gian nhất định kể từ ngày người đó ký chấp nhận trả tiền trên hối phiếu hoặc kể từ ngày phát hành nó. *) Căn cứ vào chứng từ đi kèm + Hối phiếu kèm chứng từ: loại hối phiếu này được chuyển đến cho người nhập khẩu có kèm theo bộ chứng từ hàng hoá. Loại này gồm: Hối phiếu kèm chứng từ trả tiền ngay và Hối phiếu kèm chứng từ có chấp nhận. + Hối phiếu trơn: là hối phiếu được gửi đến người trả tiền mà không kèm chứng từ hàng hoá. Trong TTQT, loại này thường dùng để thu tiền phạt, tiền bồi thường, cước phí bảo hiểm, phí vận tải, lệ phí, thủ tục phí . *) Căn cứ vào chủ thể lập hối phiếu + Hối phiếu thương mại: loại này do người xuất khẩu lập để làm chứng từ đòi tiền người nhập khẩu trong các nghiệp vụ thanhtoán về hàng xuất khẩu hay cung ứng dịch vụ. Hối phiếu thường đi kèm chứng từ hàng hoá trong các hình thức thanhtoán bằng L/C hay uỷ thác thu. + Hối phiếu ngân hàng: loại này do ngânhàng phát hành để đòi tiền một người nào đó hoặc chỉ định một người nhất định trả số tiền ghi trên hối phiếu. *) Căn cứ vào sự chuyển nhượng + Hối phiếu đích danh: là hối phiếu ghi rõ tên người hưởng, không kèm theo điều khoản trả theo lệnh, không chuyển nhượng được. + Hối phiếu vô danh: là hối phiếu không ghi tên người hưởng lợi và khi chuyển nhượng không phải ký hậu. + Hối phiếu theo lệnh: trong hối phiếu này phải ghi rõ trả theo lệnh của người hưởng lợi và khi chuyển nhượng phải thực hiện bằng ký hậu. 3. Lệnh phiếu - Kì phiếu (Promissory Note) Lệnh phiếu là một tờ giấy cam kết trả tiền vô điều kiện do người lập phiếu phát ra hứa trả một số tiền nhất định cho người hưởng lợi theo lệnh của người này trả cho người khác quy định trong lệnh phiếu đó. Đặc điểm cơ bản của lệnh phiếu hoàn toàn trái ngược với đặc điểm của hối phiếu. Vì đặc điểm thụ động này mà trong TTQT ít dùng lệnh phiếu hơn các phương tiện thanhtoán khác. Ngoài ra lệnh phiếu còn có những đặc điểm riêng sau: [...]... trong thanhtoán ngoại thương, hình thức thanhtoán bằng L/C được sử dụng rất phổ biến Khi vận dụng vào hình thức thanhtoán này các nước dựa vào “Bản điều lệ và cách thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ - UCP 500” do Phòng thươngmạiquốctế Paris ban hành năm 1996 có hiệu lực 1/10/1997 Nét đặc thù trong thanhtoán L/C là việc trả tiền củangânhàng chỉ căn cứ vào sự phù hợp của chứng từ hàng. .. hiện đại do ngânhàng phát hành và bán cho khách hàngcủa mình sử dụng để thanhtoán tiền hàng, dịch vụ đã cung ứng Nó là phương tiện chủ yếu phục vụ thanhtoán cá nhân thay tiền mặt thông dụng trên thế giới, có thể dùng để thanhtoán thay thế cho việc luân chuyển một phần tiền mặt từ nơi này sang nơi khác ở trong nước và ngoài nước V/ Các phương thức thanhtoánquốctế 1 Phương thức thanhtoán chuyển... chậm hơn Trong hạch toán chuyển tiền, ngânhàng chỉ là trung gian thực hiện theo uỷ nhiệm để hưởng hoa hồng chứ không bị ràng buộc trách nhiệm nào Thanhtoán chuyển tiền trong ngoại thương có thể là thanhtoán tiền ứng trước hay thanhtoán sau Trong trường hợp thanhtoán ứng trước thì rủi ro thuộc về người mua, trường hợp thanhtoán sau thì rủi ro thuộc về người bán vì việc thanhtoán hoàn toàn phụ... từ thươngmại - ICC 522” do Phòng thương mạiquốctế Paris ban hành năm 1998 Trong thanhtoán uỷ thác thu, nếu người xuất khẩu không thực hiện trọn vẹn đầy đủ các cam kết với người nhập khẩu trong hợp đồng mua bán ngoại thương thì người nhập khẩu có quyền từ chối thanhtoán (một phần hay toàn bộ) số tiền trên giấy đòi tiền của người xuất khẩu Trong thanhtoán uỷ thác thu người xuất khẩu thông qua ngân. .. Kỳ hạn của lệnh phiếu được ghi rõ trên nó + Lệnh phiếu có thể do một hay nhiều người ký phát để cam kết thanhtoán cho một hay nhiều người hưởng lợi + Lệnh phiếu nhiều khi cần có sự bảo lãnh củangânhàng hoặc công ty tài chính để đảm bảo khả năng thanhtoán + Lệnh phiếu chỉ có một bản chính do con nợ phát ra chuyển cho người hưởng lợi 4 Thẻ thanhtoán Thẻ thanhtoán là một phương thức thanhtoán hiện... mới được ngânhàng trao bộ chứng từ hàng hóa để đi nhận hàng Nhờ thu thanhtoán đổi chứng từ (Documents against Payment - D/P): người nhập khẩu phải trả ngay số tiền theo tờ hối phiếu trả tiền ngay do người xuất khẩu lập thì mới được quyền lấy bộ chứng từ hàng hoá từ ngânhàng 3 Phương thức thanhtoán thư tín dụng (Letter of Credit) Thư tín dụng (L/C) là một bản cam kết dùng trong thanh toán, trong... dựa vào hợp đồng mua bán ngoại thương Do vậy ngânhàng không bị ràng buộc bởi những điều kiện trong nội dung của L/C và việc trả tiền chỉ dựa vào L/C khi nó đã được mở Thanhtoán bằng L/C tuy có phức tạp về mặt thủ tục song các nguyên tắc thanhtoán rất chặt chẽ, rõ ràng nên việc nhận hàng và trả tiền luôn được đảm bảo Vì vậy nó được sử dụng rộng rãi trong thươngmạiquốctế Các loại thư tín dụng gồm:... đồng ý của người hưởng L/C Như vậy tính bảo đảm của L/C này rất cao nên nó được dùng khá phổ biến trong thanhtoánthươngmạiquốctế Thư tín dụng không thể huỷ bỏ có xác nhận (Irrevocable Confirmed L/C) đây là loại thư tín dụng không thể huỷ bỏ đồng thời có sự xác nhận trả tiền của một ngânhàng Vì vậy L/C này đảm bảo rất chắc chắn khả năng thu được tiền của người xuất khẩu Đối với người nhập khẩu khi... Account tại nước người nhập khẩu Phương thức thanhtoán này thích hợp với phương thức mua bán đền bù 5 Thư bảo đảm trả tiền (Letter of Guarantee - L/G) Dùng phương thức thanhtoán này tức là ngânhàng bên mua theo yêu cầu của người mua viết thư bảo đảm trả tiền cho người bán, bảo đảm sau khi hàngcủa bên bán đã gửi đến địa điểm của bên mua quy định sẽ trả tiền hàng Phương thức thư bảo đảm khác với phương... thanhtoán thư tín dụng (Letter of Credit) Thư tín dụng (L/C) là một bản cam kết dùng trong thanh toán, trong đó một ngânhàng (ngân hàng phục vụ người nhập khẩu) theo yêu cầu của người nhập khẩu tiến hành mở và chuyển đến cho chi nhánh hay đại lý củangânhàng này ở nước ngoài (ngân hàng phục vụ người xuất khẩu) 1 L/C cho người được hưởng (người xuất khẩu) một số tiền nhất định trong thời hạn quy định . động, hợp tác quốc tế và thương mại quốc tế. II/ Hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng 1. Khái niệm Thanh toán quốc tế (TTQT) là việc chi trả các nghĩa. Thẻ thanh toán Thẻ thanh toán là một phương thức thanh toán hiện đại do ngân hàng phát hành và bán cho khách hàng của mình sử dụng để thanh toán tiền hàng,