Quan hệ thanh toán quốc tế bao gồm hai loại: Thanh toán mậu dịch quan hệphát sinh trên cơ sở trao đổi hàng hoá, dịch vụ thương mại theo giá cả quốc tế vàthanh toán phi mậu dịch quan hệ p
Trang 1LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ CÁC YÊU CẦU PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI VIỆT NAM 1.1 Một số vấn đề chung về dịch vụ Thanh toán quốc tế trong các Ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của dịch vụ Thanh toán quốc tế
Khái niệm
Thanh toán quốc tế là hoạt động thanh toán giữa các nước với nhau về nhữngkhoản nợ lẫn nhau phát sinh (thanh toán các nghĩa vụ tiền tệ phát sinh) từ các quan hệkinh tế, tài chính, chính trị, văn hoá,… giữa các chủ thể của các nước có liên quan
Từ khái niệm Thanh toán quốc tế ta có thể rút ra các đặc điểm riêng có củaThanh toán quốc tế so với thanh toán trong nước như sau:
Đặc điểm
Chủ thể trong thanh toán quốc tế là các cá nhân, các pháp nhân, chính phủ ởcác quốc gia khác nhau Mỗi giao dịch thanh toán quốc tế có liên quan tối thiểu tới haiquốc gia
Hoạt động Thanh toán quốc tế liên quan đến hệ thống luật pháp của quốc tếnhư: UCP, Incoterm, ISBP …, hệ thống luật pháp của các quốc gia Nguồn luật điềuchỉnh của quốc tế và mỗi quốc gia có thể khác nhau thậm chí là mâu thuẫn với nhau
Do đó, để giảm tính phức tạp trong hoạt động thanh toán quốc tế, các bên tham giathường lựa chọn các quy phạm pháp luật mang tính thống nhất và theo thông lệ quốctế
Đồng tiền trong Thanh toán quốc tế thường tồn tại dưới hình thức các phươngtiện thanh toán (Hối phiếu, séc, thẻ, chuyển khoản …), có thể là đồng tiền của nướcngười mua hoặc người bán, hoặc có thể là đồng tiền của nước thứ ba nhưng thường làngoại tệ mạnh
Ngôn ngữ được sử dụng trong Thanh toán quốc tế thường là Tiếng Anh
Thanh toán quốc tế đòi hỏi trình độ chuyên môn, trình độ công nghệ tươngxứng trình độ quốc tế
Trang 2Quan hệ thanh toán quốc tế bao gồm hai loại: Thanh toán mậu dịch (quan hệphát sinh trên cơ sở trao đổi hàng hoá, dịch vụ thương mại theo giá cả quốc tế) vàthanh toán phi mậu dịch (quan hệ phát sinh không liên quan đến hàng hoá hay cungứng lao vụ, không mang tính thương mại).
Về cơ bản Thanh toán quốc tế phát sinh dựa trên cơ sở hoạt động ngoại thương.Thanh toán quốc tế là một yếu tố quan trọng để đánh giá hiệu quả của hoạt động kinh
tế đối ngoại
Trong xu hướng hội nhập toàn cầu cùng với sự phát triển không ngừng củakhoa học công nghệ hiện nay kéo theo sự phát triển của hoạt động Thanh toán quốc tế.Tuy nhiên, trong xu hướng mới đó cũng nảy sinh các nhiều vấn đề làm cho hoạt độngThanh toán quốc tế trở nên phức tạp hơn như: các hành vi gian lận ngày càng trở nêntinh vi hơn, diễn biến kinh tế chính trị bất thường, tỷ giá hối đoái trở lên bất ổn địnhhơn trên thị trường quốc tế … Nhiệm vụ của Thanh toán quốc tế hiện nay là: đảmbảo an toàn cho các hợp đồng nhập khẩu, thu tiền xuất khẩu kịp thời, an toàn và chínhxác và bảo vệ được uy tín của ngân hàng
1.1.2 Sự cần thiết phát triển địch vụ thanh toán quốc tế trong các Ngân hàng thương mại
1.1.2.1 Đối với nền kinh tế
a Thu hút nguồn ngoại tệ nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế
Trong phát triển kinh tế, không có một quốc gia nào có thể tự đáp ứng vốn chophát triển Ở các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) nhu cầu vốn cho pháttriển kinh tế là rất lớn Nguồn vốn bên ngoài có vai trò quan trọng trong thúc đẩy nềnkinh tế các nước này tăng trưởng và phát triển nhanh hơn Vì vậy, các biện pháp nhằmthu hút nguồn vốn bên ngoài được các nước đề ra như: thực hiện chiến lược phát triểnnền kinh tế hướng về xuất khẩu, tăng cường các biện phát thu hút đầu tư trực tiếp,gián tiếp nước ngoài, vay nợ nước ngoài … Tất cả các hoạt động đó đều làm phátsinh các nghĩa vụ tiền tệ của mỗi chủ thể nước này với các chủ thể nước ngoài Cáchoạt động này chỉ diễn ra thuận lợi khi hoạt thanh toán quốc tế được tiến hành nhanhchóng, an toàn, chính xác và hiệu quả
b Tăng GDP của nền kinh tế
Trang 3Thanh toán quốc tế phát triển giúp quá trình lưu thông hàng hoá - tiền tệ giữangười mua và người bán diễn ra trôi chảy và hiệu quả hơn Luồng vốn được quayvòng nhanh hơn, được sử dụng hiệu quả hơn và giảm rủi ro cho các doanh nghiệptham gia vào quá trình thanh toán Mỗi doanh nghiệp là một chủ thể của nền kinh tế,
sự phát triển của doanh nghiệp đóng góp vào tăng trưởng GDP của nền kinh tế
Thanh toán quốc tế cũng làm gia tăng thu nhập của các Ngân hàng thương mạithông qua các khoản phí thu được khi thực hiện các dịch vụ thanh toán quốc tế, tạoviệc làm và tăng thu nhập cho người lao động Do vậy hoạt động thanh toán quốc tếphát triển góp phần vào tăng trưởng GDP của nền kinh tế
c Tăng cường quan hệ đối ngoại của các cá nhân, pháp nhân và chính phủ
Trong xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế hiện nay, hoạt động kinh tế đối ngoạicàng trở nên quan trọng hơn đối với sự phát triển của các quốc gia Các chủ thể củanền kinh tế không chỉ thực hiện hoạt động kinh doanh trong nước mà còn mở rộnghoạt động kinh doanh ra nhiều nước khác trên thế giới nhằm tìm kiếm lợi nhuận caohơn Quá trình mua bán, luân chuyển hàng hoá, dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhânthuộc các quốc gia khác nhau trở nên thường xuyên hơn Khi đó, hoạt động thanh toánquốc tế có vai trò quan trọng thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại của các chủ thểkinh tế Nó là một mắt xích không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động kinh tế, kể từkhi chuẩn bị các bước cần thiết để sản xuất ra hàng hoá tới khi xuất khẩu thu ngoại tệhay chi ngoại tệ để nhập khẩu hàng hoá phục vụ sản xuất, đời sống con người
1.1.2.2.Đối với Ngân hàng thương mại
a Tạo điều kiện để thu hút khách hàng và mở rộng thị phần và tăng thu nhập cho Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh tế đặc biệt, là một trung gian tàichính cung cấp các dịch vụ ngân hàng, tín dụng Ngày nay, với sự phát triển các quan
hệ kinh tế quốc tế các ngân hàng thương mại không chỉ thiết lập quan hệ với kháchhàng trong nước mà còn thiết lập quan hệ với các tổ chức quốc tế khác Trong quan hệ
đó, các ngân hàng thương mại đóng vai trò là một chủ thể tham gia vào hoạt độngthanh toán quốc tế Thanh toán quốc tế trở thành chức năng ngân hàng quốc tế củangân hàng thương mại
Trang 4Trong thanh toán quốc tế, ngân hàng không chỉ đóng vai trò là một trung giantài chính mà còn là tổ chức tư vấn cho khách hàng, đảm bảo quyền lợi cho kháchhàng, tạo sự an tâm tin tưởng cho khách hàng trong giao dịch ngoại thương.
Thanh toán quốc tế có thể mở rộng phạm vi và đối tượng khách hàng cho cácngân hàng thương mại
Thanh toán quốc tế cũng làm tăng nguồn vốn huy động, tạo điều kiện mở rộnghoạt động tín dụng, tăng doanh thu cho ngân hàng thương mại Đồng thời, thông quahoạt động Thanh toán quốc tế, Ngân hàng thương mại còn tạo ra nguồn thu đáng kể từthu phí dịch vụ, tài trợ xuất khẩu, kinh doanh ngoại tệ …
b Làm tăng tính thanh khoản và giảm rủi ro trong kinh doanh của Ngân hàng thương mại
Thanh toán quốc tế tạo điều kiện thu hút khách hàng, mở rộng nguồn huy độngvốn, làm tăng số dư tiền gửi trong quá trình thực hiện các phương thức thanh toánquốc tế cho khách hàng như: việc ký quỹ mở L/C trong phương thức tín dụng chứng
từ … Làm tăng tính thanh khoản cho ngân hàng
Phát triển hoạt động Thanh toán quốc tế giúp ngân hàng thương mại mở rộnghoạt động kinh doanh thông qua việc cung ứng các dịch vụ ngân hàng quốc tế Kinhdoanh đa năng luôn là một phương sách hiệu quả để phân tán rủi ro cho các ngânhàng Mặt khác, thông qua hoạt động Thanh toán quốc tế, ngân hàng có thể quản lýviệc sử dụng vốn vay, giám sát được tình hình kinh doanh của khách hàng, tạo điềukiện quản lý và nâng cao hiệu quả đầu tư
c Tăng cường quan hệ đối ngoại của Ngân hàng thương mại
Thanh toán quốc tế giúp quy mô hoạt động của ngân hàng thương mại vượt rakhỏi biên giới quốc gia, thiết lập mối quan hệ đại lý với các ngân hàng nước ngoài.Nâng cao uy tín của ngân hàng trên trường quốc tế Trên cơ sở đó khai thác nguồn tàitrợ trên thị trường tài chính quốc tế, từ các ngân hàng nước ngoài, thu hút thêm kháchhàng
1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán quốc tế của các Ngân hàng thương mại
1.1.3.1 Nhân tố khách quan
a Chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước
Trang 5Chính sách kinh tế vĩ mô của mỗi nước đề ra nhằm mục đích điều tiết, địnhhướng phát triển nền kinh tế Một số chính sách có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếpđến hoạt động Thanh toán quốc tế của các Ngân hàng thương mại như: Chính sáchkinh tế đối ngoại, Chính sách quản lý ngoại hối, Chính sách tỷ giá, Chính sách thuế,Chính sách quản lý xuất nhập khẩu …
Chính sách kinh tế đối ngoại
Kinh tế đối ngoại là một lĩnh vực rộng lớn bao gồm hoạt động ngoại thương,đầu tư tài chính, dịch vụ quốc tế, chuyển giao công nghệ và nhiều hoạt động kinh tếkhác, trong đó ngoại thương là hoạt động trọng tâm Thanh toán quốc tế về bản chấtchính là việc thanh toán những khoản nợ giữa các chủ thể của các quốc gia trong cácquan hệ: kinh tế, văn hoá, chính trị … Chính sách kinh tế đối ngoại có tác dụng thúcđẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của hoạt động ngoại thương Vì vậy, chính sách kinh
tế đối ngoại là cơ sở và nền tảng có tác động trực tiếp đến hoạt động thanh toán quốc
tế
Chính sách ngoại hối
Chính sách ngoại hối là những quy định pháp lý, thể lệ của ngân hàng nhà nướctrong vấn đề quản lý ngoại tệ, quản lý vàng bạc, đá quý và các giấy tờ có giá trị bằngngoại tệ trong quan hệ thanh toán, tín dụng với nước ngoài Đóng vai trò là trung giantài chính, khi thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế Ngân hàng thương mại đóng vaitrò kiểm soát dòng tiền ra vào của một quốc gia Vì vậy, các ngân hàng thương mạiđược phép tham gia hoạt động thanh toán quốc tế phải tuân thủ nghiêm ngặt các quyđịnh về quản lý ngoại hối do ngân hàng nhà nước ban hành Chính sách ngoại hối củanhà nước có tác động trực tiếp đến cán cân thanh toán và ảnh hưởng đến khả năng cânđối ngoại tệ phục vụ cho thanh toán quốc tế
Chính sách thuế và quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu
Thanh toán quốc tế về bản chất là một dịch vụ do ngân hàng cung cấp để thựchiện các nghĩa vụ tiền tệ phát sinh giữa các quốc gia Nó là khâu trung gian giúp hoạtđộng xuất nhập khẩu được diễn ra thuận lợi hơn
Chính sách thuế và chính sách quản lý hàng xuất nhập khẩu có tác dụngkhuyến khích hoặc thu hẹp hoạt động xuất nhập khẩu Chẳng hạn, khi Chính phủquyết định tăng thuế đầu vào đối với hàng nhập khẩu Giá của hàng nhập khẩu trở nên
Trang 6đắt hơn ở thị trường nội địa, làm giảm nhập khẩu và ngược lại Tương tự, khi Chínhphủ quyết định tăng hoặc giảm thuế xuất khẩu có thể giúp mở rộng hay thu hẹp hoạtđộng xuất khẩu.
Như vậy, một chính sách thuế và quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu hợp lý sẽ cótác dụng trực tiếp tới việc mở rộng hay thu hẹp hoạt động xuất nhập khẩu của mộtquốc gia và cũng là điều kiện để ngân hàng thương mại mở rộng hoạt động thanh toánquốc tế
b Sự phát triển của hoạt động ngoại thương
Như đã nói ở trên, hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động ngoạithương (xuất nhập khẩu) nói riêng có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động thanh toánquốc tế của các ngân hàng thương mại Hoạt động ngoại thương phát triển làm phátsinh nhiều nhu cầu thực hiện nghĩa vụ tiền tệ của quốc gia này đối với quốc gia khác.Khi hoạt động ngoại thương càng phát triển trên phạm vi toàn cầu cả về chiều rộng vàchiều sâu giữa các chủ thể khác nhau của các quốc gia khác nhau Điều này, càng làmtăng tính phức tạp của hoạt động ngoại thương, làm phát sinh những nhu cầu đảm bảo
an toàn, chính xác và hiệu quả trong thực hiện các nghĩa vụ tiền tệ giữa các chủ thểtham gia Trong điều kiện toàn cầu hoá hiện nay, các ngân hàng thương mại là cầu nốithanh toán tham gia mạnh mẽ vào các quan hệ thương mại giữa các tổ chức, cá nhântrong nước với các tổ chức và cá nhân nước ngoài, giúp các nhà kinh doanh xuất nhậpkhẩu đạt được các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh, thực hiện được yêu cầu của chínhsách kinh tế đối ngoại Vì vậy, nâng cao hiệu quả của hoạt động thanh toán quốc tế lànhiệm vụ quan trọng của các ngân hàng thương mại nhằm đáp ứng được nhu cầu pháttriển của hoạt động ngoại thương, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngoại thươngphát triểthanh toán, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của đấtnước
c Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ của một quốc gia tính bằng tiền
tệ của một quốc gia khác, hay là quan hệ so sánh về mặt giá cả giữa hai đồng tiền củacác quốc gia khác nhau
Trang 7Tỷ giá hối đoái là một nhân tố nhạy cảm được xác định bởi quan hệ cung cầutrên thị trường ngoại hối và sự biến động của tỷ giá có tác động trực tiếp đến hoạtđộng thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại được thể hiện:
Biến động của tỷ giá ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động ngoại thương
Khi tỷ giá hối đoái giảm, đồng nội tệ trở nên đắt tương đối so với đồng ngoại
tệ Giá hàng hoá xuất khẩu đắt lên tương đối trên thị trường quốc tế làm giảm lượnghàng hoá xuất khẩu và tăng hàng nhập khẩu do giá hàng hoá quốc tế rẻ tương đối sovới hàng trong nước Ngược lại khi tỷ giá hối đoái tăng lên: xuất khẩu tăng và nhậpkhẩu giảm
Ví dụ trong những tháng đầu năm 2008, do nền kinh tế Mỹ rơi vào tình trạngsuy thoái FED đã liên tục cắt giảm lãi suất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Hànhđộng cắt giảm lãi suất của FED đã làm cho giá trị của đồng USD giảm so với các đồngtiền khác trên thế giới nói chung và giá trị của đồng tiền Việt Nam nói riêng Điều này
có nghĩa tỷ giá giữa Việt Nam đồng so với USD giảm làm hạn chế xuất khẩu và tăngnhập khẩu, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động ngoại thương của Việt Nam và ảnhhưởng đến hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại
Biến động tỷ giá hối đoái tác động tới hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại
Trong thời gian vừa qua, khi lãi suất đồng USD giảm, tỷ giá USD/VND giảmlàm tăng cung USD do tăng đầu tư của Mỹ và Việt Nam Sự biến động của tỷ giá hốiđoái đã ảnh hưởng xấu đến hoạt động của ngân hàng thương mại Việc cân nhắc muahay bán ngoại tệ của ngân hàng trở nên khó khăn hơn và nguồn cung ngoại tệ phục vụcho thanh toán quốc tế bị ảnh hưởng Các ngân hàng buộc phải lựa chọn: hoặc thu hẹphoạt động thanh toán quốc tế, hạn chế đối tượng khách hàng, hoặc chấp nhận thua lỗ
về kinh doanh ngoại tệ để giữ chân khách hàng
Trong điều kiện hiện nay, khi Việt Nam đang tiến tới thực hiện chế độ tỷ giáhối đoái thả nổi, những diễn biến bất thường của tỷ giá luôn gây khó khăn cho cácngân hàng thương mại trong phát triển hoạt động thanh toán quốc tế Các ngân hàngthương mại cần phải chọn thời điểm và tính toán khả năng cân đối ngoại tệ, cân nhắclợi ích tổng thể từ các dịch vụ khác do hoạt động thanh toán quốc tế đem lại (nguồn
Trang 8tiền gửi, ký quỹ, tín dụng, dịch vụ phí …) từ đó có những giải pháp phù hợp để pháttriển hoạt động thanh toán quốc tế.
d Môi trường pháp lý
Để hội nhập vào cộng đồng quốc tế, khung pháp lý của mỗi quốc gia cần phảiđược bổ sung, hoàn thiện theo hướng gần với thông lệ quốc tế Các văn bản pháp luậtliên quan đến thanh toán quốc tế được ban hành nhằm hướng dẫn và điều chỉnh chocác hoạt động liên quan đến thanh toán quốc tế được thống nhất và diễn ra thuận lợigiữa các chủ thể Tuy nhiên hoạt động thanh toán quốc tế có tính chất phức tạp hơn sovới thanh toán trong nước, nó không chỉ chịu sự điều chỉnh của pháp luật quốc gia màcòn chịu tác động của luật quốc tế và pháp luật của các quốc gia khác có liên quan Dovậy, nếu các văn bản pháp luật được ban hành chồng chéo, mâu thuẫn với thông lệquốc tế sẽ gây khó khăn cho các ngân hàng thương mại cũng như các chủ thể tham giavào hoạt động thanh toán quốc tế
1.1.3.2 Nhân tố chủ quan (Nhân tố thuộc về bản thân Ngân hàng thương mại)
a Chiến lược kinh doanh của Ngân hàng thương mại
Trong thanh toán quốc tế luôn có vai trò tham gia cung ứng dịch vụ của cácngân hàng thương mại bằng các phương thức thanh toán quốc tế khác nhau Mỗi ngânhàng thương mại đều có cách thức tổ chức hoạt động thanh toán quốc tế riêng phụthuộc vào chiến lược kinh doanh của mỗi ngân hàng nhằm đạt được tính tối ưu về cácdịch vụ mà họ cung cấp, sử dụng một cách tốt nhất vốn trong kinh doanh, đảm bảođược việc kiểm soát, giám sát hoạt động thanh toán quốc tế
b Việc tổ chức điều hành thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại
Điều hành hoạt động thanh toán quốc tế là việc chỉ đạo thực hiện tất cả các hoạtđộng liên quan để thực hiện chiến lược phát triển hoạt động thanh toán quốc tế củangân hàng Để hoạt động thanh toán quốc tế diễn ra thuận lợi, các ngân hàng thươngmại cần đưa ra được một quy trình thực hiện nghiệp vụ làm sao vừa tạo ra sự thuận lợicho khách hàng, dễ thực hiện đối với cán bộ thanh toán quốc tế nhưng vẫn đảm bảođược độ an toàn cho ngân hàng Việc tổ chức thực hiện tốt sẽ giúp hoạt động thanhtoán quốc tế diễn ra nhanh chóng và an toàn đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng
c Mạng lưới thanh toán quốc tế
Trang 9Mạng lưới thanh toán quốc tế là cách thức tổ chức các chi nhánh, các điểmgiao dịch thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế Mạng lưới thanh toán quốc tế ảnhhưởng trực tiếp đến việc thu hút khách hàng, đối tượng khách hàng mà ngân hànghướng tới
Mặc dù, việc tổ chức thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế của mỗi ngânhàng là khác nhau song thường tập trung ở các thành phố lớn nơi có sự tập trung đôngcác doanh nghiệp xuất nhập khẩu và phát sinh nhiều nhu cầu thanh toán quốc tế Tuynhiên đây cũng là nơi diễn ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thương mạitrong thu hút khách hàng
d Khả năng nguồn lực của Ngân hàng thương mại
Để đáp ứng được yêu cầu của hoạt động thanh toán quốc tế, ngân hàng thươngmại phải có hệ thống ngân hàng đại lý đủ để đáp ứng nhu cầu dịch vụ của khách hàng,
là điều kiện để ngân hàng mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế ở cả hai chiều: thanhtoán xuất khẩu và thanh toán nhập khẩu Ngoài ra, ngân hàng phải có đủ nguồn vốn,nguồn ngoại tệ, các hoạt động tín dụng và kinh doanh ngoại tệ phát triển, có điều kiệncung ứng dịch vụ linh hoạt, lãi suất, phí, tỷ giá, điều kiện bảo lãnh, vay vốn …
Nguồn nhân lực và công nghệ ngân hàng cũng là hai yếu tố quan trọng trongphát triển hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng Con người chính là yếu tốquyết định trong mọi hoạt động kinh tế Thanh toán quốc tế đòi hỏi đội ngũ cán bộphải am hiểu về luật pháp, các thông lệ quốc tế, tập quán thương mại các nước và cókhả năng nắm bắt kịp thời các thay đổi trong thương mại, các sản phẩm dịch vụ tronghoạt động thanh toán quốc tế
Với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay giữa các doanh nghiệp, đồng tiềnđược quay vòng nhanh hơn tạo ra khả năng sinh lời cao hơn Vì thế, công nghệ ngânhàng trong thanh toán quốc tế đòi hỏi phải đáp ứng được nhu cầu nhanh, an toàn,chính xác của các doanh nghiệp
e Chính sách khách hàng
Để duy trì hoạt động và phát triển, mỗi ngân hàng đều phải có tầm nhìn chiếnlược trong xây dựng chính sách khách hàng Xây dựng chính sách khách hàng tức làlựa chọn đối tượng khách hàng mà ngân hàng sẽ hướng tới phục vụ Từ đó, xây dựngmối quan hệ bền chặt, gây dựng uy tín ngày càng cao của ngân hàng đối với khách
Trang 10hàng Chính sách khách hàng của mỗi ngân hàng thương mại phụ thuộc vào mục tiêuphát triển và điều kiện cụ thể của ngân hàng Việc xếp loại khách hàng không chỉ căn
cứ vào chất lượng quan hệ tín dụng mà còn xem xét đến uy tín của khách hàng trongthanh toán
f Uy tín của Ngân hàng thương mại trong thanh toán quốc tế
Uy tín của ngân hàng trong nước và trên thị trường quốc tế là tiêu chí tổng hợp
từ rất nhiều yếu tố: chất lượng dịch vụ, kỹ thuật xử lý nghiệp vụ, khả năng thanh toán
… Một ngân hàng có uy tín sẽ là điều kiện để khách hàng (hoặc bên đối tác của họ)lựa chọn giao dịch Nhờ đó, uy tín của khách hàng cũng được nâng lên, độ rủi rogiảm, khách hàng cũng giảm được chi phí phát sinh từ việc giao dịch với ngân hàng
có uy tín không cao Đây là điều kiện quan trọng để ngân hàng thu hút thêm kháchhàng và mở rộng thị phần thanh toán quốc tế Tuy nhiên, uy tín của mỗi ngân hàngkhông chỉ phụ thuộc vào ngân hàng trung ương của nó mà còn do bản thân mỗi chinhánh của nó quyết định
1.1.4 Rủi ro trong thanh toán quốc tế tại các Ngân hàng Thương mại
Rủi ro được hiểu là những việc xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của con người,đem lại những hậu quả không thể dự đoán trước được Hoạt động thanh toán quốc tếliên quan đến các giao dịch thương mại quốc tế, khoảng cách địa lý xa cùng với sựkhác biệt về văn hoá, luật pháp giữa các bên đối tác tham gia vào quá trình thanh toán
đã làm tăng tính rủi ro trong quá trình thanh toán
1.1.4.1 Rủi ro quốc gia
Đó là những rủi ro liên quan đến sự thay đổi về chính trị, chính sách kinh tế,quản lý ngoại hối của một quốc gia khiến cho nhà xuất khẩu không nhận được tiền,nhà nhập khẩu không nhận được hàng hoá
Các nguyên nhân gây ra các biến cố chính trị, kinh tế xã hội: mâu thuẫn sắctộc, tôn giáo, các cuộc xung đột thông qua đình công, biểu tình, chiến tranh bạo động;Cán cân thanh toán của một nước bị thâm hụt nặng nề buộc chính phủ của nước đóphải thay đổi chính sách quản lý ngoại hối và chính sách ngoại thương …
1.1.4.2 Rủi ro pháp lý
Mặc dù, hoạt động thanh toán quốc tế chủ yếu dựa vào các thông lệ và tập quánquốc tế Song ở mỗi nước, ngoài các thông lệ quốc tế còn có pháp luật của mỗi quốc
Trang 11gia để tạo nên một hành lang pháp lý đầy đủ cho hoạt động thanh toán quốc tế ở nước
đó Pháp luật ở các quốc gia thông thường là tôn trọng các thông lệ quốc tế và ít mâuthuẫn song không phải là không có mâu thuẫn Vì vậy, vấn đề am hiểu pháp luật củamỗi quốc gia đối tác là rất cần thiết song không dễ dàng và rủi ro pháp lý là không thểtránh khỏi
1.1.4.3 Rủi ro ngoại hối
Tỷ giá hối đoái luôn biến động theo cung cầu của thị trường và tổn thất bởi sựbiến động tỷ giá là khó tránh khỏi đối với các chủ thể trong quá trình thanh toán Vìthế, mỗi khách hàng đều mong muốn ngân hàng của mình có biện pháp phòng tránhrủi ro hối đoái khi họ nhận được một khoản thu nhập hay phải thanh toán một khoảnngoại tệ nào đó Tuy nhiên, không phải chỉ có khách hàng mới đối mặt với rủi ro vềhối đoái mà chính những ngân hàng thương mại cũng phải đối mặt với nó khi cungcấp các dịch vụ thanh toán quốc tế cho khách hàng
Rủi ro hối đoái thường xuất hiện trong lĩnh vực hoạt động thanh toán quốc tếcủa ngân hàng thương mại khi các ngân hàng: (1) Cho khách hàng vay bằng ngoại tệ;(2) Phát hành giấy nợ bằng ngoại tệ để huy động thêm vốn (phát hành chứng chỉ tiềngửi); (3) Mua chứng khoán có mệnh giá bằng ngoại tệ; (4) Thực hiện các giao dịch vềngoại tệ cũng như đáp ứng các nhu cầu về ngoại tệ của khách hàng
1.1.4.4 Rủi ro trong xử lý nghiệp vụ
Rủi ro phát sinh do những sai sót mang tính kỹ thuật trong quá trình thanh toán như có
sự khác biệt trong bộ chứng từ thanh toán với nội dung của L/C
Rủi ro do không tuân thủ các quy định của thông lệ quốc tế
Rủi ro khi không tuân thủ chế độ bảo mật trong quản lý, sử dụng thiết bị và mật mãdùng trong Thanh toán quốc tế
1.2 Các yêu cầu phát triển các dịch vụ thanh toán quốc tế tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Kinh tế càng phát triển, càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, thanh toánquốc tế trong các ngân hàng thương mại càng cần được xem xét, hoàn thiện và pháttriển để đáp ứng nhu cầu của các chủ thể tham gia vào quá trình thanh toán Tuynhiên, việc mở rộng và phát triển các dịch vụ thanh toán quốc tế trong các ngân hàng
Trang 12thương mại cần đáp ứng các yêu cầu mới nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và nângcao sức cạnh tranh của ngân hàng.
1.2.1 Yêu cầu về hoạch định chiến lược phát triển các dịch vụ thanh toán quốc tế
Để ngân hàng hay bất cứ một tổ chức, một hoạt động kinh tế nào có thể tồn tại
và phát triển trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiệu nay đều phải xây dựng mộtchiến lược kinh doanh Từ chiến lược kinh doanh đó, ngân hàng tiến hành hoạch địnhcác chiến lược cụ thể cho các hoạt động của Ngân hàng, trong đó không thể thiếuchiến lược cung ứng các dịch vụ thanh toán quốc tế Việc xây dựng chiến lược pháttriển chung cho hoạt động của Ngân hàng hay xây dựng chiến lược phát triển dịch vụthanh toán quốc tế của Ngân hàng cần được tiến hành theo các nội dung sau:
Phân tích môi trường kinh doanh
Môi trường kinh doanh là nơi mà mọi hoạt động của Ngân hàng trong đó cóhoạt động Thanh toán quốc tế tồn tại và phát triển Sự thay đổi của môi trường kinhdoanh có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thươngmại nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng Việc xây dựng chiến lượckinh doanh đòi hỏi phải có sự phân tích, nghiên cứu kỹ môi trường kinh doanh Môitrường kinh doanh bao gồm:
Thứ nhất: Môi trường kinh tế
Nghiên cứu môi trường kinh tế cần phân tích rõ thực trạng và triển vọng củamôi trường kinh tế vĩ mô trong nước liên quan đến hoạt động Ngân hàng Đặc biệt,hoạt động thanh toán quốc tế không chỉ có các đối tác trong nước mà còn có các đốitác nước ngoài Vì thế, cần phải phân tích thực trạng và xu hướng phát triển của kinh
tế quốc tế và khu vực trong tương lai (thường là mười năm trở lên)
Thứ hai: Phân tích môi trường pháp lý
Bất cứ một hoạt động kinh tế nào cũng chịu sự điều chỉnh của hệ thống luậtpháp Bất cứ sự thay đổi nào của chính sách và pháp luật đều liên quan đến hoạt độngcủa ngân hàng Để ngân hàng có thể tồn tại và phát triển, đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ
hệ thống pháp luật của nhà nước nói chung và hệ thống pháp luật liên quan trực tiếpđến hoạt động ngân hàng
Trang 13Ngoài ra, hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng còn liên quan đến hệthống pháp luật quốc tế và pháp luật của các quốc gia đối tác Vì vậy cần nghiên cứu
kỹ các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàngthương mại
Thứ ba: Phân tích môi trường công nghệ
Môi trường công nghệ là toàn bộ các yếu tố liên quan đến quá trình trang bị,chuyển giao và áp dụng khoa học công nghệ mới vào sử dụng
Công nghệ luôn biến đổi do những phát minh sáng chế, do vậy các ngân hàngthương mại muốn phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh thì phải đổi mới khoahọc công nghệ trong quá trình phát triển của mình Do đó cần phân tích môi trườngcông nghệ để thấy rõ được thực trạng và xu hướng phát triển công nghệ trên thế giới
và trong nước Triển vọng áp dụng công nghệ để có được tầm nhìn dài hạn cho việctrang bị công nghệ của ngân hàng
Thứ tư: Phân tích môi trường tự nhiên và xã hội
Hoạt động của ngân hàng không thể tách khỏi môi trường và môi trường luôntồn tại trong mọi hoạt động của ngân hàng Do vậy, việc xây dựng chiến lược kinhdoanh của Ngân hàng nói chung và chiến lược phát triển dịch vụ thanh toán quốc tếnói riêng phải gắn kết cùng môi trường
Xác định vị thế của Ngân hàng
Để biết được vị thế của Ngân hàng, cần phải trả lời câu hỏi: Tiềm lực, khả năngthực tế của ngân hàng hiện tại như thế nào? Khả năng phát triển và mở rộng ra sao?Muốn vậy, ngân hàng có thể phân tích thông qua mô hình SWOT: điểm mạnh, điểmyếu, cơ hội, thách thức của Ngân hàng
Việc xác định tiềm lực của ngân hàng phải được đặt trong sự xem xét đánh giávới khả năng nội tại của chúng để tìm ra hướng khai thác và phát triển Do vậy nhiệm
vụ quan trọng trong xác định tiềm lực của ngân hàng là phải phân tích chính xác tìnhhình hiện tại về các yếu tố kinh doanh, từ đó thấy được khả năng sử dụng và khai tháccác yếu tố đó
Ngoài ra, để xác định được vị thế của mình, ngân hàng còn phải biết được tiềmlực của các đối thủ cạnh tranh Phân tích được ưu nhược điểm của mỗi hoạt động của
Trang 14mình (trong đó có hoạt động thanh toán quốc tế) với hoạt động đó của các ngân hàngthương mại khác.
Xác định nhu cầu của thị trường Ngân hàng
Muốn xác định được thị phần phù hợp với mục tiêu phát triển hoạt động thanhtoán quốc tế của Ngân hàng, trước hết ngân hàng cần hiểu rõ về thị trường, nhu cầucủa thị trường Muốn làm tốt điều này ngân hàng phải có thông tin chính xác về chúngthông qua các hình thức:
- Thông qua sự cung cấp của khách hàng
- Thông qua việc thu thập và xử lý thông tin có được từ các nguồn: sách báo, tàiliệu, thực tế kinh doanh của ngân hàng …
- Thông qua việc tiến hành tổ chức điều tra mẫu từ thị trường
Xác định sản phẩm và dịch vụ thanh toán quốc tế
Từ các bước phân tích ở trên, Ngân hàng hoàn toàn có thể đưa ra ý tưởng vềsản phẩm và dịch vụ thanh toán quốc tế mà ngân hàng hướng đến phục vụ Tuy nhiên,việc xác định thị phần của hoạt động thanh toán quốc tế phải đảm bảo sự cân đối vớicác hoạt động khác của ngân hàng và nằm trong chiến lược phát triển chung của toànngân hàng
Việc xác định sản phẩm và dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng phảithông qua việc nghiên cứu thị trường Các tín hiệu thị trường là cơ sở quan trọng nhất
để ngân hàng quyết định sản phẩm và dịch vụ cung cấp phù hợp Tuy nhiên việc cungcấp sản phẩm và dịch vụ cũng cần dựa trên khả năng hiện có của đơn vị Nhưngkhông được coi đây là hoạt động thụ động mà cần tìm ra các giải pháp thích hợp đểthực hiện định hướng mà ngân hàng đã nhận thấy từ tín hiệu thị trường
Quyết định chiến lược phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế
Thông qua các phân tích ở trên, có thể cho phép các nhà lãnh đạo ngân hàngđưa ra chiến lược phát triển cho dịch vụ thanh toán quốc tế của mình Trong chiếnlược này, cần chỉ ra được: Thị trường chủ yếu, các sản phẩm và dịch vụ chủ yếu, cáchthức chính để thực hiện chiến lược phát triển đã đề ra
Trong quá trình quyết định chiến lược phát triển cho dịch vụ thanh toán quốc tếcần lưu ý: