TRẦN ĐĂNG KHOA

3 1.5K 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
TRẦN ĐĂNG KHOA

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trần Đăng Khoa sinh ngày 26 tháng 4 năm 1958 tại thôn Điền Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Anh làm thơ từ khi còn rất nhỏ. Theo anh tâm sự, từ khi biết đọc biết viết anh đã làm được rất nhiều bài thơ theo lối bắt chước những gì anh đã đọc được và viết theo thể nhật kí, mỗi ngày anh có thể viết tới ba "bài thơ" như vậy. Kể từ năm lên tám tuổi, tài năng thơ của anh bắt đầu được chú ý bởi bài thơ [i]Con bướm vàng[/i]. Đến năm lên chín tuổi, Trần Đăng Khoa đã trở thành một hiện tượng được độc giả trong và ngoài nước chú ý. Anh sớm yêu thơ có lẽ do ảnh hưởng của gia đình. Vùng quê anh ở là một vùng đồng bằng phì nhiêu, con người sống thuần túy bằng nghề nông, cuộc sống còn nhiều khó khăn vất vả. Tuổi thơ anh hầu như chỉ quanh quẩn trong lũy tre làng, điều kiện giao lưu văn hóa rất thiếu thốn, so với trẻ em thành phố, anh bị thiệt thòi nhiều. Nhưng bù lại, anh được sống trong một gia đình có nhiều người ưa thích văn thơ. Mẹ anh rất thuộc [i]Truyện Kiều [/i]và ca dao. Mẹ anh kể: " Từ lúc nó hơi biết, nó đã bắt tôi đọc ca dao, nó lại bảo kể truyện cổ tích, truyện nọ sọ truyện kia, truyện nào nó cũng thích. Nó chỉ khỏe hỏi vặn, chả có sức đâu mà giải nghĩa được cho nó: " Bảo anh Minh mày kể cho nghe". Anh Minh là anh cả của Khoa, là giáo viên cấp 2 (sau là nhà thơ sinh hoạt và làm việc ở Hội văn học nghệ thuật Quảng Ninh), mở cái tủ to đầy đầy những sách và bảo: "Em cố học đi, biết chữ tha hồ đọc". Học xong lớp vỡ lòng (lớp Một bây giờ), Khoa đã bắt đầu đọc sách. Anh Minh có rất nhiều sách, cho Khoa một ít làm tủ sách riêng. Việc gia đình Khoa có tủ sách và đặt báo là một hiện tượng rất đặc biệt so với bà con cùng làng thời đó. Anh Minh lại có tài " xuất khẩu thành thơ", mỗi khi đội sản xuất, hoặc hợp tác xã muốn phát động phong trào gì đấy thường nhờ anh đặt giúp những bài thơ cổ động, dễ nhớ, dễ thuộc, anh thường đáp ứng chẳng mấy khó khăn. Ganh đua với anh để bù lại những cái mình không có, Khoa bí mật viết rất nhiều. Khoa thường đọc cho em gái bé là Giang lúc đó mới 3 tuổi nghe. Giang thuộc lại đọc cho các các ban khác. Người lớn nghe trẻ đọc, mới biết Khoa làm thơ. Bài [i]Con bướm vàng [/i]được hình thành trong một lần Khoa đang nấu cơm, nhìn thấy con bướm vàng bay ngoài vườn. Hôm đó nồi cơm bị trương, mẹ đi làm về mắng, Khoa không dám nói tại làm thơ. Khi Khoa đã trở thành một hiện tượng thơ, thì nhà trường và xã hội rất quan tâm dìu dắt, tạo điều kiện cho Khoa sáng tác. Theo thầy giáo Lê Thường của anh thì tập thể bạn bè Khoa chính là người đầu tiên phát hiện, cổ vũ và phê bình rất vô tư thơ văn anh. [center]Chẳng hạn khi Khoa viết: " Này thằng bống nhớ ai Mà khóc mãi mắt đỏ ngầu như lửa[/center]" đem cho các bạn xem, các bạn bảo rằng mắt cá bống chẳng bao giờ đỏ cả, chỉ có mắt cá dói (tức là cá chày)thôi. Tranh cãi mãi không phân thắng bại, đành tổ chức một buổi đi đi câu bằng được cá bống và cá dói, Khoa mới chịu sửa câu thơ của mình. Ở trường Khoa sinh hoạt trong một nhóm các bạn có năng khiếu thơ văn hội họa, điều này đã được Khoa kể lại rất dí dỏm trong bài [i]Họp báo " Chim họa mi"[/i] (Tờ báo tường của lớp 4B trường cấp I Quốc Tuấn). Những bài thơ đầu đời của anh thường được gửi đăng trên báo Văn nghệ, Thiếu niên tiền phong dưới sự dìu dắt, góp ý, sửa chữa và cổ vũ của các nhà thơ lão thành như Xuân Diệu, Huy Cận, Tố Hữu, Chế Lan Viên… nhờ có sự dìu dắt này, anh đã vượt qua được cái sự ấu trĩ để phát triển tư duy nghệ thuật. Mỗi lần gửi bản thảo đi, mỗi lần nhận bản thảo về, Khoa lại thấy kiến thức của mình, hành trang thơ của mình giàu lên một ít, chẳng hạn trong bài Ảnh Bác, đầu tiên Khoa viết: Nhà em treo ảnh Bác Hồ Bên trên một chiếc bàn thờ đỏ tươi Chẳng là ở nhà anh và nhà bao người dân miền Bắc Việt Nam thời ấy đều có một tấm ảnh Bác treo trịnh trọng giữa nơi đặt bàn thờ, mà bàn thường sơn son, câu thơ sau được biên tập sửa thành: “ Bên trên là một lá cờ đỏ tươi”, Khoa thấy có ý nghĩa quá, bởi hình ảnh Bác và lá cờ Tổ quốc chính là biểu tượng thiêng liêng của đất nước. Lúc đó Khoa càng thấm thỉa rằng thơ không phải là sự sao chép thô thiển, mà phải được sáng tạo rất công phu, hiện thực hiện lên qua câu thơ phải được nâng lên một tầm cao mới. Khoa thường gửi bản thảo của mình cho nhà thơ Xuân Diệu đọc trước và góp ý. Với người thầy nghiêm khắc này, anh nhiều phen toát mồ hôi trán, nhưng bù lại, anh đã trưởng thành vững vàng hơn. Trong bài Hạt gạo làng ta, ban đầu Khoa viết: “Hạt gạo làng ta Gửi ra tiền tuyến Gửi về muôn phương xa Làm nên chiến trường Làm nên niềm vui Các cô các bác Đừng để gạo rơi” Nhà thơ Xuân Diệu góp ý: “ Cháu không nên dạy các cô các bác “Đừng để gạo rơi”, chắc là các cô các bác cũng biết điều ấy rồi”. Sau đó, Khoa đã chữa sang một từ mới: “Hạt gạo làng ta Có công các bạn Sáng nào chống hạn Vục mẻ miệng gàu Trưa nào bắt sâu Lúa cao rát mặt Chiều nào gánh phân Quang chành quét đất” Sau những lần như vậy, anh càng chủ động và sáng tạo hơn. Anh đã biết nói không thật mà rất thật trong thơ. Đó là trường hợp một câu thơ rất hay của anh trong bài Đêm Côn Sơn: Ngoài thềm rơi cái lá đa Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng Mọi người vẫn nhắc đến độ chính xác của cảm xúc trong câu thơ này; tinh tế về cảm giác, chọn lọc câu chữ rất cô đọng hàm súc; nhưng câu thơ còn đặc biệt ở một góc độ khác: giá trị tượng trưng trong việc tạo không gian cổ kính, tĩnh lặng cho bài thơ. Ai đã đến Côn Sơn hẳn còn nhớ chốn này không có cây đa cổ thụ nào, mà chỉ có nhiều cây đại, nhưng xưa nay, đền chùa của Việt Nam thường có cây đa, cây đề, vậy thì có gì trái lôgic khi cho vào bài thơ này một chiếc lá đa! Tương tự như vậy, Khoa quả quyết bảo vệ một từ mình đã chọn, trong bài Vào mùa: “ Thóc mặc áo vàng óng Thở hí hóp trên sân” Khi đăng bài này trên một tờ báo địa phương, tòa soạn đã sửa lại: “ Thóc mặc áo vàng óng Nhảy nhót mãi trên sân” Khoa lúc đó mới 10 tuổi thắc mắc: “ Sao lại chữa của em! Hết ngày mùa thì thóc làm sao nhảy nhót được mãi. Em nói là thóc thở hí hóp kia mà”. Thì ra Khoa đã liên tưởng rất đúng, thóc thở hí hóp vì nó gồm hai mảnh trấu quặp lại thành cái vỏ, giống với hai cái mang của con cá nằm trên cạn. Trải qua một quá trình thử nghiệm, tìm tòi, sáng tạo dưới sự gợi ý của các nhà thơ, Khoa đã đạt được “ bút pháp người lớn” (chữ dùng của nhà thơ Xuân Diệu). Tuy nhiên, anh cũng phải trả một giá đắt, đó là làm người lớn từ khi còn rất nhỏ. . . Trần Đăng Khoa sinh ngày 26 tháng 4 năm 1958 tại thôn Điền Trì, xã Quốc Tuấn, huyện. đầu được chú ý bởi bài thơ [i]Con bướm vàng[/i]. Đến năm lên chín tuổi, Trần Đăng Khoa đã trở thành một hiện tượng được độc giả trong và ngoài nước chú ý.

Ngày đăng: 09/10/2013, 11:11

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan