Cấu trúc đề thi học sinh giỏi các môn năm 2010 - 2011

9 1.5K 3
Cấu trúc đề thi học sinh giỏi các môn năm 2010 - 2011

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

UBND TỈNH THÁI BÌNH SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO Số: 585/ SGDĐT-KT&QLCLGD V/v Hướng dẫn thi chọn HSG lớp 12 THPT năm học 2010-2011 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Thái Bình, ngày 8 tháng 10 năm 2010 Kính gửi: Ông (bà) Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông Sở Giáo dục- Đào tạo Thái Bình hướng dẫn tổ chức kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 12 THPT, năm học 2010-2011 như sau: I. ĐỐI TƯỢNG, MÔN THI, SỐ LƯỢNG ĐỘI TUYỂN, THỜI GIAN THI . 1/ Đối tượng dự thi: là học sinh cấp THPT năm học 2010-2011, được xếp loại học lực và hạnh kiểm từ khá trở lên theo kết quả cuối học kỳ liền kề với kỳ thi (bao gồm các trường THPT: Công lập, Bán công, Dân lập, Tư thục). 2/ Số môn thi: 8 môn - Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Ngoại ngữ (Tiếng Anh), Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học. 3/ Số lượng mỗi đội tuyển: mỗi trường (bao gồm cả trường công lập và trường ngoài công lập), mỗi môn thành lập một đội tuyển; số lượng mỗi đội tuyển: cứ 2 lớp 12 chọn 1 học sinh (nếu số lớp lẻ thì làm tròn lên). Các trường lập danh sách đội tuyển gửi về trường đặt địa điểm thi. 4/ Thời gian làm bài: mỗi môn thi tự luận 180 phút (Văn, Toán, Lịch sử, Địa lí); mỗi môn thi trắc nghiệm 90 phút (Lí, Hóa, Sinh, Tiếng Anh), không kể thời gian giao đề. 5/ Phạm vi ra đề: trong chương trình đã học (chủ yếu trong chương trình lớp 12 THPT - chương trình chuẩn có nâng cao), tính đến thời điểm tổ chức thi (hết tuần thứ 17). 6/ Cấu trúc đề và hình thức đề thi: (có phụ lục gửi kèm). 7/ Ngày thi: 15-12-2010. 8/ Lịch thi: Buổi Môn thi Giờ bóc đề Giờ giao đề Tính giờ Sáng Văn, Sử, Địa, Toán 7 giờ 40 phút 7 giờ 55 phút 8 giờ Chiều Lý, Hóa, Sinh, T.Anh 14 giờ 14 giờ 20 14 giờ 30 (Từ 6 giờ 30 đến 6 giờ 45: họp lãnh đạo, thư ký phân công công tác; từ 6 giờ 45 đến 7 giờ 15: họp toàn thể Ban coi thi- hướng dẫn Quy chế và phân công coi thi; 7 giờ 20: gọi thí sinh vào phòng thi. Giờ làm việc buổi chiều do Trưởng ban quy định) 9/ Nhận đề thi: trường đặt địa điểm thi cử một lãnh đạo và một bảo vệ (công an huyện, thành phố) đi nhận đề thi (tại KS. Hùng Cường) vào hồi 14 giờ ngày 14/12/2010 (đem theo giấy giới thiệu của HT). II. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ, TỔ CHỨC, COI THI 1/ Địa điểm: mỗi huyện thành lập một Ban coi thi đặt tại trường THPT thị trấn, Thành phố Thái Bình đặt tại trường THPT Lê Quý Đôn. 2/ Lập danh sách cán bộ, giáo viên ra đề thi, coi thi, chấm thi: 1 Sở uỷ quyền cho hiệu trưởng trường trung tâm các huyện, thành phố hội ý với các hiệu trưởng trong cụm để thống nhất chọn cử đề xuất cán bộ, giáo viên tham gia Ban ra đề thi, coi thi, chấm thi: - Mỗi môn, mỗi cụm huyện, thành phố đề xuất 1 cán bộ hoặc 1 giáo viên giỏi cấp tỉnh tiêu biểu (không dạy đội tuyển HSG lớp 12 THPT năm học 2010-2011), đã tham gia bồi dưỡng HSG lớp 12 THPT những năm trước để Sở chọn ra đề thi; - Mỗi cụm huyện, thành phố cử một hiệu trưởng đi làm Trưởng ban coi thi nơi khác. Hiệu trưởng trường nào đi, đề xuất đi theo một thư ký của trường đó; - Mỗi môn (tự luận), mỗi cụm huyện, thành phố đề xuất 2 giáo viên giỏi cấp tỉnh tiêu biểu (không dạy đội tuyển HSG lớp 12 THPT năm học 2010-2011), đã tham gia bồi dưỡng HSG lớp 12 THPT những năm trước để Sở chọn đi chấm thi. - Mỗi trường cử 3 giáo viên đi coi thi huyện khác (lập danh sách gửi về trường trung tâm). 3/ Ban coi thi gồm các thành viên: Trưởng ban, thư ký, giám thị (đều là người được điều động từ huyện khác đến); Phó trưởng ban coi thi (là hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng trường sở tại); nhân viên phục vụ (là người sở tại, do hiệu trưởng trường đặt địa điểm thi đề xuất, trình Giám đốc Sở ra QĐ); Công an làm công tác bảo vệ và nhân viên Ytế (do trường sở tại xin). 4/ Trường đặt địa điểm thi: a. Lập các loại danh sách sau: - Danh sách Trưởng ban, thư ký và giáo viên thuộc cụm, đi coi thi huyện khác; - Danh sách Phó trưởng ban (sở tại), nhân viên bảo vệ, phục vụ (sở tại); - Danh sách thí sinh dự thi: đánh số báo danh thí sinh dự thi đủ 6 chữ số, trong đó: 2 chữ số đầu là mã cụm thi - quy định như sau: 01 Hội đồng thi THPT Lê Quý Đôn (TP); 02 Hội đồng thi THPT Nguyễn Trãi (VT); 03 Hội đồng thi THPT Nguyễn Du (KX); 04 Hội đồng thi THPT Tây Tiền hải (TH); 05 Hội đồng thi THPT Bắc Đông Quan (ĐH); 06 Hội đồng thi THPT Đông Thuỵ Anh (TT); 07 Hội đồng thi THPT Bắc Duyên Hà (HH); 08 Hội đồng thi THPT Quỳnh Côi (QP); 4 chữ số tiếp theo là thứ tự thí sinh sắp xếp theo môn: Văn, Sử, Địa, Toán, Lí, Hoá, Sinh, Tiếng Anh; họ tên thí sinh xếp theo A,B,C . - Danh sách thí sinh phòng thi (trong một phòng thi xếp thí sinh của cả 4 môn thi); - Tổng hợp số phòng thi, số thí sinh dự thi từng môn, số giám thị cần điều về; - Danh sách cán bộ, giáo viên cụm đề xuất ra đề thi, chấm thi. (Toàn bộ dữ liệu được soạn theo chương trình Word. Trừ danh sách thí sinh phòng thi còn toàn bộ dữ liệu trên sao ra đĩa CD, in một bản ra giấy A4, nộp cho đ/c Giang Hải Triều- Phòng KT&QLCLGD vào ngày 01/12/2010. Ngày 26/11/2010, các trường gửi số liệu về trường đặt địa điểm thi). b. Chuẩn bị cơ sở vật chất gồm: - Toàn bộ hồ sơ thi, văn phòng phẩm cho kỳ thi (mua giấy thi, giấy nháp cùng loại (phách dọc) tại Văn phòng Công ty cổ phần STBTH Thái Bình); riêng Phiếu trả lời trắc nghiệm do Phòng KT & QLCLGD phân phối cùng thời điểm giao đề thi (trường đặt địa điểm thi trả tiền in Phiếu trả lời trắc nghiệm trước khi nhận đề thi); - Chuẩn bị đủ phòng thi - mỗi phòng không quá 24 thí sinh, mỗi bàn (2m) ngồi không quá 2 thí sinh; 2 - Chuẩn bị phòng (có tủ, hòm hoặc két đựng đề thi, bài thi) cho Trưởng ban coi thi và có chỗ cho Công an bảo vệ đề thi, bài thi; phòng làm việc cho Ban coi thicác phương tiện, điều kiện làm việc, sinh hoạt đầy đủ, an toàn cho kỳ thi; vệ sinh, trang trí trường thi sạch đẹp. c. Xin Công an bảo vệ và nhân viên Ytế phục vụ thi: Trường sở tại liên hệ với Công an huyện (thành phố) để xin lực lượng bảo vệ đề thi, bài thi và quá trình tổ chức kỳ thi (Trưởng công an huyện, thành phố ra QĐ điều động); liên hệ với Trung tâm Ytế xin nhân viên Ytế phục vụ thi (Giám đốc TTYT ra QĐ điều động). Nếu trường sở tại có nhân viên Ytế học đường (có chuyên môn ytế) thì điều nhân viên này phục vụ thi. 5. Bảo quản đề thi và bài thi: a. Từ lúc tiếp nhận đề thi đến khi Ban coi thi làm việc, đề thi do Hiệu trưởng (nơi tổ chức thi) bảo quản (có Công an bảo vệ); b. Từ khi Ban coi thi bắt đầu làm việc tới khi thi xong và chuyển hồ sơ, tài liệu thi về Sở, Trưởng ban coi thi bảo quản đề thi, các túi bài thi đã niêm phong và hồ sơ thi; c. Tủ, hòm, két chứa đề thi, bài thi, hồ sơ thi phải được khoá và niêm phong, để trong một phòng chắc chắn, an toàn; được Công an bảo vệ 24/24 giờ/ngày. d. Lập biên bản riêng từng việc: trực bảo vệ, niêm phong, mở niêm phong, mở bì đề thi đầu giờ thi, bàn giao đề thi, bài thi, hồ sơ thi, sự cố bất thường . (nếu có). Khi niêm phong, phải có chữ ký của thanh tra hoặc công an, mở niêm phong, phải có chứng kiến của ít nhất một trong 2 thành phần đó. 6. Công tác coi thi: - Mỗi phòng thi bố trí 3 giám thị (2 giám thị bên trong phòng thi, 1 giám thị bên ngoài phòng thi); - Trưởng ban coi thi lên sơ đồ chỗ ngồi cho thí sinh theo nguyên tắc: thí sinh cùng môn, không ngồi liền kề nhau (trên, dưới, bên phải, bên trái); - Giao đề thi các môn trắc nghiệm thực hiện theo quy tắc: Trưởng ban coi thi giao đề cho các phòng thi: đếm tự nhiên từ trên xuống dưới cho đến khi đủ số lượng từng phòng thi; giám thị giao đề thi cho thí sinh lần lượt từng môn; mỗi môn thực hiện giao lần lượt tự nhiên từ trên xuống dưới (tập đề thi), theo sơ đồ (nhìn từ trên bục giảng xuống) từ trái qua phải, vòng xuống (chữ z) cho đến hết số thí sinh của từng môn trong phòng thi (đề thi có nhiều mã đề đã được trộn sẵn, giám thị không được làm đảo lộn thứ tự đề thi, không được giao đề thi theo kiểu cách quãng); - Trong khi coi thi, giám thị phải giám sát chặt chẽ phòng thi, không được để thí sinh quay cóp, trao đổi với nhau. Hạn chế đến mức ít nhất cho thí sinh ra ngoài phòng thi; nếu thật cần thiết, giám thị trong phòng thi chỉ cho từng thí sinh ra ngoài và báo cho giám thị ngoài phòng thi giám sát, không cho phép thí sinh tiếp xúc với bất cứ người nào khác; - Dụng cụ thí sinh được phép mamg vào phòng thi: a. Bút viết, thước kẻ, bút chì đen, tẩy chì, compa, êke, thước vẽ đồ thị, dụng cụ vẽ hình (các vật dụng này không được gắn linh kiện điện tử); b. Máy tính cầm tay không có chức năng soạn thảo văn bản và không có thẻ nhớ (riêng môn Toán thí sinh không được sử dụng máy tính cầm tay); 3 c. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và Bảng tính tan đối với môn thi Hóa học; Át lat Địa lí Việt nam (xuất bản từ tháng 9-2009 đến nay) đối với môn thi Địa lí (không được đánh dấu hoặc viết thêm bất cứ nội dung gì trong tài liệu). - Trong thời gian thi, tính từ lúc mở túi đề thi cho tới khi thi xong từng môn, mọi người tham gia tổ chức kỳ thi có trách nhiệm bảo mật đề thi, bài làm của thí sinh; lãnh đạo, giám thị, thí sinh và những người tham gia Ban coi thi không được mang theo hoặc sử dụng điện thoại di động, các phương tiện thu và truyền tin khác . Mỗi Ban coi thi bố trí một máy điện thoại cố định trong phòng làm việc của Trưởng ban coi thi để trực thi. Khi truyền tin đi nơi khác phải có thanh tra Sở hoặc Công an chứng kiến nội dung truyền đi. - Thu bài: theo từng môn, thứ tự theo danh sách phòng thi; phiếu thu bài lập riêng từng môn, từng phòng. 7. Đóng gói bài thi, hồ sơ thi: + Mỗi môn để riêng một túi (bài thi hoặc Phiếu trả lời trắc nghiệm xếp theo thứ tự số báo danh, phiếu thu bài để lên trên tập bài thi, bỏ cùng vào túi rồi niêm phong); + Các biên bản, danh sách và hồ sơ khác bó thành một gói; + Toàn bộ bì đề thiđề thi thừa bó thành một gói. 8/ Nộp bài thi: Trưởng ban coi thi và ít nhất một bảo vệ (là công an) mang bài thi và hồ sơ thi (gồm 3 loại như trên) nộp về Sở GD-ĐT từ 8 giờ đến 9 giờ, ngày 16/12/2010 (Đ/c Nguyễn Văn Hưng - PTP KT&QLCLGD nhận). III. CHẤM THI: Toàn tỉnh thành lập một Ban chấm thi. Bài thi các môn tự luận được tổ chức chấm chéo; bài thi trắc nghiệm được chấm bằng máy. IV. LỊCH THỰC HIỆN - Ngày 26-11-2010: các trường gửi danh sách thí sinh dự thi cho trường đặt địa điểm thi; - Ngày 29-11-2010: Hiệu trưởng các trường trong cụm huyện, thành phố họp để thống nhất kế hạch tổ chức thi; phân công công việc chuẩn bị thi cho từng trường; đề xuất danh sách lãnh đạo HĐ coi thi, danh sách cán bộ, giáo viên ra đề thi, chấm thi; phân bổ đóng góp kinh phí cho kỳ thi; - Ngày 01-12-2010: các trường đặt địa điểm thi nộp về Sở 5 loại danh sách (như đã quy định tại điểm a, mục 4, phần II và đăng ký mua Phiếu trả lời trắc nghiệm); - Ngày 11-12-2010: Ban đề thi bắt đầu làm việc; - 14 giờ ngày 14-12-2010: các đơn vị nhận đề thi và Phiếu trả lời trắc nghiệm; - Ngày 15-12-2010: tổ chức thi theo lịch; - Ngày 16-12-2010: các đơn vị nộp bài thi tại Sở; - Ngày 17-12-2010: (dự kiến) chấm thi. Ngoài các quy định cụ thể như hướng dẫn trên, trong quá trình tổ chức thi, các Ban đề thi, coi thi, chấm thi phải thực hiện nghiêm túc theo Quy chế thi chọn học sinh giỏi tại QĐ số 52/2006/QĐ/BGDĐT ngày 29/12/2006 của Bộ Trưởng Bộ GD& ĐT. Nếu còn điểm nào chưa rõ, các trường liên hệ với Phòng KT&QLCLGD theo số máy điện thoại 3847 530 hoặc 0904 000 952 để được giải đáp./. Nơi nhận: K/T GIÁM ĐỐC 4 - GĐ Sở (để báo cáo); - PGĐ sở (để chỉ đạo); - Như kính gửi (để thực hiện); - Các phòng chuyên môn của Sở (để phối hợp); - Phòng PA 25 Công an tỉnh (để phối hợp); - Lưu VP, PKT&QLCLGD. PHÓ GIÁM ĐỐC (đã ký) Trần Văn Điền Danh sách giới thiệu cán bộ, giáo viên đề xuất đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 THPT năm học 2010-2011 Cụm huyện: . STT Họ và tên Đơn vị GV Giỏi cấp Môn 1 2 3 4 5 6 7 8 (Ghi chú: Danh sách này do Hiệu trưởng trường trung tâm (cụm trưởng huyện/thành phố) lập, trên cơ sở thống nhất với Hiệu trưởng các trường trong cụm. Chọn chính xác những cán bộ, giáo viên giỏi cấp tỉnh tiêu biểu - mỗi môn ít nhất 01 người (không nên để chụm vào một hai trường); đã tham gia dạy đội tuyển nhưng không dạy đội tuyển lớp 12 năm học 2010-2011 để ra đề đề xuất cho Sở. Danh sách này gửi trực tiếp cho ông: Trần Quang Hoan - Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục, Sở GD-ĐT Thái Bình trước ngày 29/10/2010). Hiệu trưởng (Ký, dóng dấu) 5 CẤU TRÚC ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2010-2011 MÔN SINH HỌC 3. Cấu trúc đề: 50 câu, phân bổ như sau: STT Phần, vấn đề (bài) Số câu 1 Cơ chế di truyền và biến dị 16 2 Tính quy luật của hiện tượng di truyền 18 3 Di truyền học quần thể 5 4 ứng dụng di truyền học 7 5 Di truyền học người 4 Tổng 50 _________________ MÔN: HÓA HỌC - Số câu: 50 câu, trong đó: + Trắc nghiệm bài tập định tính: khoảng 40%. + Trắc nghiệm bài tập định lượng: khoảng 60%. Cấu trúc: STT Nội dung Số câu 1 Nguyên tử, bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, liên kết hoá học 2 2 Phản ứng ôxi hoá - khử, tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học 2 3 Sự điện li 4 4 Phi kim (cacbon, silic, nitơ, photpho, oxi, lưu huỳnh, halogen) 4 5 Đại cương về kim loại 4 6 Tổng hợp nội dung các kiến thức hoá vô cơ thuộc chương trình phổ thông đã học. 6 7 Đại cương hoá học hữu cơ, hiđrocacbon. 3 8 Dẫn xuất halogen, ancol, phenol 3 9 Anđehit, xeton, axit cacboxylic. 3 10 Este, lipit 3 11 Amin, amino axit, protein 4 12 Cacbohiđrat 2 13 Polime- Vật liệu polime 2 14 Tổng hợp nội dung các kiến thức hoá hữu cơ thuộc chương trình phổ thông. 8 Tổng 50 _________________ MÔN: VĂN Đề thi gồm 2 câu, thang điểm 20, được phân bố như sau: 1. Nghị luận xã hội: 1 câu (7- 8 điểm); 2. Nghị luận văn học: 1 câu (12-13 điểm). _________________ 6 Môn: VẬT LÍ Cấu trúc đề: 50 câu trắc nghiệm, phân bổ như sau: STT Phần Bài (nội dung kiến thức) Số câu 1 DAO ĐỘNG CƠ HỌC Dao động điều hoà Con lắc lò xo Con lắc đơn Năng lượng của con lắc lò xo và con lắc đơn Dao động tắt dần, dao động cưỡng bức Tổng hợp hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số. Phương pháp giản đồ Fre-nen. 2 SÓNG CƠ VÀ SÓNG ÂM Sóng cơ và sự truyền sóng cơ 10 Giao thoa sóng Sóng dừng Đặc trưng vật lí của âm Đặc trưng sinh lí của âm 3 DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU Đại cương về dòng điện xoay chiều 17 Các mạch điện xoay chiều Mạch có R, L, C mắc nối tiếp Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều. Hệ số công suất Truyền tải điện năng. Máy biến áp Máy phát điện xoay chiều Động cơ không đồng bô ba pha 4 DAO ĐỘNG VÀ SÓNG ĐIỆN TỪ Mạch dao động 8 Điện từ trường Sóng điện từ Nguyên tắc thông tin liên lạc bằng sóng điện từ Tổng 50 _________________ MÔN: ĐỊA LÍ * Đề thi có 6 câu, có thể được phân bố như sau: I. Địa lí tự nhiên Việt Nam: 3 câu - Câu 1: 2,5 điểm, Câu 2: 3,5 điểm, Câu 3: 3,0 điểm. II. Địa lí dân cư và địa lí kinh tế: 2 câu - Câu 4: 2.5 điểm (địa lí dân cư); Câu 5: 3.5 điểm (địa lí kinh tế) III. Kỹ năng vẽ, nhận xét, tính toán: 1 câu - Câu 6: 5.0 điểm Tổng điểm toàn bài: 20 điểm * Lưu ý: - Không có câu hỏi trắc nghiệm, hạn chế câu hỏi ở cấp độ nhận biết; - Triệt để sử dụng Atlát Địa lí Việt Nam trong các câu hỏi (Atlát Địa lí Việt Nam, xuất bản từ tháng 9/2009 đến nay). _________________ 7 MÔN: TOÁN Đề thi có 5 câu, thang điểm 20, được phân bố như sau: Câu 1 (6 điểm) Phần kiến thức về Đại số: Phương trình, hệ phương trình, bất phương trình, hệ hỗn hợp, bất đẳng thức, cực trị, các bài toán về đa thức. Câu 2: (6 điểm) Phần kiến thức về Giải tích: Giới hạn dãy, Giới hạn hàm số, Đạo hàm, Hàm số liên tục, ứng dụng của đạo hàm và hàm số liên tục. Khảo sát hàm số và các bài toán có liên quan. Câu 3: (5 điểm) Phần kiến thức về Hình học: Phương pháp toạ độ trong mặt phẳng, không gian. Hình học tổng hợp. Câu 4: (2 điểm) Phần kiến thức về Lượng giác: Hệ thức lượng trong tam giác. Phương trình lượng giác. Câu 5: (1 điểm) Phần kiến thức về Tổng hợp: Toán rời rạc, Nguyên tắc Đirichclê, Giải tích tổ hợp. Chú ý: Câu 1,2,3 có thể ra từ 2 đến 3 ý nhỏ. _________________ MÔN: LỊCH SỬ Cấu trúc đề: Đề thi gồm ít nhất 6 câu, thang điểm 20, được phân bố ở các phần sau: Phần 1 (4 điểm, ít nhất có 2 câu – mỗi câu 2 điểm): Trắc nghiệm khách quan, phần lịch sử Việt Nam hoặc lịch sử thế giới. Phần 2: Lịch sử Việt Nam (có 1/4 đến 1/5 nội dung kiến thức lịch sử địa phương - 10 điểm, ít nhất có 2 câu -1 câu + - 2 điểm, 1 câu 8 + - điểm): - Giải thích, phân tích, đánh giá, tổng hợp, nhận xét, rút ra bài học từ một sự kiện hay một quá trình lịch sử Việt Nam - Trên cơ sở một sự kiện hay một quá trình lịch sử Việt Nam, thí sinh biết thể hiện kỹ năng như lập biểu bảng, sơ đồ, so sánh, . Phần 3: Lịch sử thế giới (+ - 6 điểm, có 2 câu – 1 câu 3-4 điểm; 1 câu 2-3 điểm): Thí sinh biết phân tích, đánh giá, nhận xét một sự kiện lịch sử thế giới hoặc kỹ năng như lập biểu bảng, sơ đồ, so sánh, . (Đây là quy định khung cấu trúc chung, khi ra đề có thể điều chỉnh trong phạm vi khung cấu trúc trên). _________________ 8 8. Môn TIẾNG ANH 100% trắc nghiệm - dạng tương tự như cấu trúc thi tuyển sinh đại học; thời gian làm bài 90 phút Đề thi gồm các phần sau: STT Phần Bài (nội dung kiến thức) Số câu I Ngữ âm - Trọng âm; - Có bao nhiêu cách đọc phần gạch chân; - Tìm từ có cách đọc khác phần được gạch chân so với các từ còn lại. 15 II Đọc hiểu - Đọc một đoạn văn sau đó trả lời câu hỏi,đánh dấu đúng, sai, giải thích từ 12 - Đọc một đoạn văn sau đó điền từ còn thiếu vào chỗ trống. 8 III Viết - Viết lại câu theo từ gợi ý. - Viết một đoạn văn theo chủ đề (có từ gợi ý) 16 IV Ngữ pháp, từ vựng - Chia động từ; - Điền giới từ; - Điền mạo từ; - Cho dạng đúng của từ trong ngoặc 29 Tổng 80 Chi chú: - Nội dung kiến thức theo SGK lớp 12 và sách bài tập bổ trợ nâng cao. - Cấu tạo bài có 80 ý nhỏ (nằm trong 4 phần, số câu của mỗi phần có thể có thay đổi) ___________________ 9 . nghiệm); - Ngày 1 1-1 2 -2 010: Ban đề thi bắt đầu làm việc; - 14 giờ ngày 1 4-1 2 -2 010: các đơn vị nhận đề thi và Phiếu trả lời trắc nghiệm; - Ngày 1 5-1 2 -2 010: . GD-ĐT Thái Bình trước ngày 29/10 /2010) . Hiệu trưởng (Ký, dóng dấu) 5 CẤU TRÚC ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 12 THPT NĂM HỌC 201 0- 2011 MÔN SINH HỌC 3. Cấu trúc đề:

Ngày đăng: 09/10/2013, 11:11

Hình ảnh liên quan

CẤU TRÚC ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2010-2011 - Cấu trúc đề thi học sinh giỏi các môn năm 2010 - 2011

12.

THPT NĂM HỌC 2010-2011 Xem tại trang 6 của tài liệu.
1 Nguyên tử, bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, liên kết hoá học 2 2Phản ứng ôxi hoá - khử, tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học22Phản ứng ôxi hoá - khử, tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học2 - Cấu trúc đề thi học sinh giỏi các môn năm 2010 - 2011

1.

Nguyên tử, bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, liên kết hoá học 2 2Phản ứng ôxi hoá - khử, tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học22Phản ứng ôxi hoá - khử, tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học2 Xem tại trang 6 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan