SỰ CAN THIỆP VÀO TỶ GIÁ CỦA NHNN VIỆT NAM

30 310 0
SỰ CAN THIỆP VÀO TỶ GIÁ CỦA NHNN VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SỰ CAN THIỆP VÀO TỶ GIÁ CỦA NHNN VIỆT NAM THỜI GIAN QUA Thực hiện thành công công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế đất nước, nước ta bước sang thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước: hướng mạnh về xuất khẩu, thực hiện nền kinh tế mở, từng bước hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới. Sự thành công và cả những thất bại của những nước Đông Nam á đã đem lại cho Việt Nam nhiều bài học quý báu trong thực hiện chiến lược CNH-HĐH đất nước, hội nhập khu vực. Đó là các bài học về ổn định kinh tế vĩ mô với chính sách tài khoá nghiêm khắc (cân bằng ngân sách, lãi suất thực dương); theo đuổi cơ cấu kinh tế mở với chính sách kinh tế đối ngoại khôn khéo thu hút đầu tư nước ngoài, kích thích hoạt động ngoại thương mà trọng tâm là thực hiện chính sách tỷ giá ổn định, linh hoạt đảm bảo cân đối bằng nội - ngoại tệ nền kinh tế (bấm đúng huyệt kinh tế). Lựa chọn cơ chế tỷ giá linh hoạt có điều chỉnh, chính sách tỷ giá Việt Nam hướng tới mục tiêu: ổn định giá trị đối ngoại của đồng tiền, từng bước đưa đồng tiền Việt Nam (VND) trở thành đồng tiền chuyển đổi, kích thích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, đảm bảo cân bằng đối nội và đối ngoại của nền kinh tế. Trong suốt thời gian qua, thực hiện trọng trách thực thi chính sách tỷ giá, NHNN Việt Nam, cùng với quá trình tự đổi mới trưởng thành của hệ thống ngân hàng đã ngày càng nâng cao khả năng thực thi của một chính sách tỷ giá phù hợp với mục tiêu chiến lược kinh tế của đất nước. NHNN đã thành công ngoạn mục trong việc thực hiện cải cách chế độ tỷ giá năm 1989, điều chỉnh và duy trì sự ổn định của tỷ giá qua nhiều biến động (các cuộc khủng hoảng). Điều đó đã góp phần quan trọng vào công cuộc CNH-HĐH đất nước, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới của nước ta. Tuy nhiên cũng còn không ít những tồn tại cần hoàn thiện. I-/ DIỄN BIẾN TỶ GIÁ THỜI GIAN QUA 1-/ Cải cách chế độ tỷ giá năm 1989 1.1-/ Đôi nét về chế độ tỷ giá trước cải cách Từ năm 1955, sau ngày giải phóng miền Bắc, nước ta đặt quan hệ thương mại, viện trợ hàng hoá, kỹ thuật với Liên Xô, Trung Quốc và đặt quan hệ buôn bán với một số nước ngoài XHCN như Hong Kong, ấn Độ, irắc, Pháp . Điều này càng đòi hỏi phải có một hệ thống tỷ giá làm cơ sở cho các hoạt động đối ngoại cho các hoạt động đối ngoaị giữa các bên. Một hệ thống tỷ giá dựa trên cơ sở ngang bằng sức mua ra đời. Thoạt tiên năm 1995, tỷ giá giữa VND và đồng NDT được xác định dựa trên Sở giao dịch chứng khoán sánh mặt bằng giá giữa Bắc Kinh và Hà Nội, sau tỷ giá giữa VND và NDT được tính chéo qua NDT ( sau này đồng rúp chuyển nhượng làm cơ sở tính tỷ giá chéo). Bên cạnh đó, tỷ giá giữa VND và các đồng tiền của các nước ngoài XHCN được tính chéo qua Đô la Hồng Kông. Chế độ tỷ giá này được áp dụng cho quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước. Bên cạnh chế độ tỷ giá này tồn tại hai chế độ tỷ giá khác nữa là tỷ giá phi mậu dịch và tỷ giá kết toán nội bộ. Tỷ giá phi mậu dịch hình thành trong các quan hệ thanh toán quốc tế phi mậu dịch( Du lịch, ngoại giao, văn hoá .). Nó được xác định dựa trên cơ sở so sánh giá trị hai giỏ hàng hoá thiết yếu cho gia đình hai người, hai con tại hai quốc gia và được điều chỉnh khi có sự thay đổi giá trị từ 5%( sau đó là 10%) trở lên. Tỷ giá này có sự chênh lệch lớn so với tỷ giá chính thức và do đó trong quá trình thanh toán người ta còn phải xác định hệ số quy đổi giữa chúng(hệ số đắt đỏ). Tỷ giá kết toán nội bộ được Nhà nước ấn định áp dụng cho các đơn vị xuất nhập khẩu trên cơ sở tỷ giá chính thức cộng thêm một hệ số mà thực chất là để bù lỗ cho các đơn vị xuất nhập khẩu. tỷ giá này làm cơ sở để xem muốn thu được một đồng ngoại tệ qua xuất khẩu cần bao nhiêu VND qua đó để có biện pháp giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Sự tồn tại của chế độ đa tỷ giá này đã làm mất đi ý nghĩa kinh tế của tỷ giá, hạn chế hoạt động kinh tế đối ngoại. Trong thời kỳ này, tỷ giá đơn thuần chỉ là cơ sở tính toán cho việc thanh toán giữa hai nước, nó không mang ý nghĩa kinh tế lớn do đó không phải là một công cụ kinh tế vĩ mô. Tỷ giá được ấn định theo ý đồ của Nhà nước, việc ấn định không căn cứ trên quan hệ cung cầu ngoại tệ và sức mua của đồng tiền (thậm chí còn quan niệm tỷ giá cao, nền kinh tế mạnh). Tỷ giá được duy trì cố định trong suốt hai mươi năm trong khi lạm phát cao làm cho tỷ giá khác gía trị thực của nó. Tất cả những điều đó đã hạn chế tính cạnh tranh của hàng xuất nhập khẩu Việt Nam, bóp méo các quan hệ thương mại quốc tế, thủ tiêu tính hiệu quả của hoạt động xuất nhập khẩu, gây ra bội chi ngân sách (do bù lỗ xuất nhập khẩu), thủ tiêu động lực của sản xuất và cuối cùng là kìm hãm phát triển toàn bộ nền kinh tế. Từ năm 1970 đến năm 1980, Liên Xô đã phải viện trợ cho ta khoảng 15 đến 20 tỷ Rúp để tài trợ thâm hụt xuất nhập khẩu. Tính ra số viên trợ này chiếm 30% tổng thu Ngân sách (là 60% nếu tính theo sức mua thực). Trong khi đó, đến năm 1985, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của ta mới chỉ đạt 0,5 tỷ Rúp (bằng 10% của Thái Lan, 16% của Philipin). Bên cạnh đó NSNN còn phải bù lỗ xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Tính đến năm 1988, NS đã phải bù lỗ 900 tỷ. Số tiền bù lỗ này lại được tài trợ bằng cách phát hành tiền và do đó thổi bùng ngọn lửa lạm phát, đẩy nền kinh tế vào suy thoái với cái vòng luẩn quẩn: sản xuất kém - thâm hụt NS - lạm phát - sản xuất kém . Tất cả những điều này đòi hỏi phải có một chương trình cải cách triệt để rộng khắp. 1.2-/ Bối cảnh kinh tế - chính trị - xã hội trước cải cách. Trước cải cách, tình hình kinh tế xã hội nước ta rất khó khăn, có thể nói là khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng. Điều đó có thể thấy được quan những nét sau đây: Thứ nhất: do hậu quả nặng nề của chiến tranh, kinh tế nước ta lâm vào tình trạng kiệt quệ, sản xuất kém phát triển, phụ thuộc nặng nề vào viện trợ ( trong khi các nguồn viện trợ ngày càng giảm), thâm hụt thương mại, ngân sách nặng nề, kéo dài. Riêng thâm hụt với Liên Xô là 1,2 tỷ năm 1986, 1,4 tỷ năm 1988 và 1 tỷ năm 1989. Thâm hụt cán cân thanh toán kéo dài, từ 1986 -1989 là 198,84 triệu USD, bằng 10,1%GDP( năm 1988). Thứ hai: Bội chi NS, phát hành tiền thường xuyên đã dẫn tới tình trạng lạm phát phi mã kéo dài, cùng với những sai lầm trong chính sách tiền tệ - tín dụng, thực hiện chính sách tài chính không nghiêm đã đẩy nước ta vào vòng xoáy giá - lương -tiền. Đồng tiền Việt Nam bị mất uy tín, hiện tượng đô la hoá diễn ra mạnh mẽ. Nhà nước với nguồn dự trữ ít ỏi, không có khả năng kiểm soát cung cầu ngoại tệ, kiềm chế lạm phát. Nền kinh tế trong trạng thái rơi tự do. Bảng 1: Tình hình lạm phát, thâm hụt NS giai đoạn 81 - 89 Năm 1981- 1985 1986 1987 1988 1989 1984 Lạm phát (%) 70 90 487 301 308 300 Thâm hụt NS (%) 7,2 5,4 8,2 11 Dự trữ ngoại tệ ( triệu USD) 10 24,2 Nguồn : NHNN Việt nam Thứ ba: Chế độ tỷ giá bất hợp lý được duy trì trong suốt một thời gian dài đã bóp méo hoạt động ngoại thương, hạn chế xuất khẩu hình thành hoạt động của thị trường "chợ đen" cho ngoại tệ. Thị trường này hoạt động lộn xộn, gây nhiều biến động( cơn sốt) trong cung cầu ngoại tệ, Nhà nước không còn khả năng kiểm soát lưu thông ngoại tệ. Tỷ giá tự do ngày càng xa rời tỷ giá chính thức. Thứ tư: Tình hình tài chính eo hẹp, ốm yếu phụ thuộc nhiều vào viện trợ nước ngoài. Trong gia đạon 1970-1980, chúng ta nhận 1,5-2 tỷ Rúp do Liên Xô viện trợ. Số viện trợ này chiếm tới 30% Ngân sách. Bên cạnh đó các thâm hụt NS lớn được bù bằng tiền phát hành (Nguyên tắc tài chính lỏng lẻo) làm cho lạm phát tăng nhanh, trầm trọng nền kinh tế. Bảng 2: Tỷ giá hối đoái chính thức, tự do giữa USD/VND Năm TGHĐ chính thức TGHĐ tự do Chênh lệch 1985 15 115 7,6 lần 1986 80 425 5,6 1987 368 1270 3,5 1988 3000 5000 1,7 1989 3900 4100 1,1 Nguồn: Đổi mới kinh tế ở Việt Nam, Viện NCQLKTTƯ, 1990 Bảng 3: Tình hình Ngân sách năm 1986 - 1989 Năm Thâm hụt 1986 1987 1988 1989 % tổng thu 4,6 31 26 40 % so GDP 7,2 5,4 8,2 41 Nguồn: Tỷ giá hối đoái- phương pháp tiếp cận, nghệ thuật điều chỉnh Nguyễn Công Nghiệp. Cuối cùng, bối cảnh kinh tế chung tối tăm đã làm suy giảm lòng tin của các nước cũng như dân cư đối với Nhà nước, các hoạt động kinh tế bị thu hẹp, hoạt động xã hội đảo lộn, mất trật tự. Tóm lại, tình hình kinh tế - xã hội của nước ta trước cải cách tỷ giá rất tối tăm. Đòi hỏi phải có một hướng đi mới, có các biện pháp cải cách triệt để, phù hợp để thoát ra khỏi khủng hoảng trầm trọng này. Năm 1986, Đại hội Đảng toàn quốc lần VI đã đề ra chương trình đổi mới toàn diện kinh tế với 3 chương trình kinh tế lớn: - Lương thực, thực phẩm: giải quyết tình trạng thiếu đói trong cả nước, cải thiện đời sống nhân dân. - Hàng tiêu dùng: giải toả khan hiếm hàng hoá, ổn định giá cả thị trường, ổn định đời sống nhân dân. - Hàng xuất khẩu: tạo nguồn thu ngoại tệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo động lực mới cho nền kinh tế. Đây là một bước tiến quan trọng về tư tưởng để đưa đất nước ta ra khỏi khủng hoảng. Tuy nhiên, nó chưa được đi liền với nhiều hành động cụ thể. Mãi đến năm 1989, Chính phủ cam kết thực hiện chiến lược ổn định tiền tệ - tài chính với các nội dung: - Đổi mới căn bản nội dung và phương pháp vận hành các chính sách kinh tế, tăng cường sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các chính sách này, sử dụng các công cụ kinh tế vĩ mô để can thiệp, giải quyết các vấn đề như lạm phát, thâm hụt NS, thâm hụt cán cân thương mại, lành mạnh hoá môi trường kinh tế. Tập trung giải quyết các vấn đề cơ bản, sống còn: lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng. - Cơ chế cần phải phá vỡ và thay thế dần bằng các cơ chế mới: cơ chế thị trường có sự quản lý, điều tiết của Nhà nước. Quá trình thay thế, đổi mới tiến hành thận trọng, nhất quán, có chọn lọc. Trước mắt, tập trung vào một số lĩnh vực trọng điểm. Trong đó cải cách hệ thống ngân hàng, cải cách tỷ giá là khâu đột phá quan trọng. 1.3-/ Chương trình cải cách tỷ giá năm 1989: Chương trình cải cách giải quyết 3 vấn đề: Thứ nhất, xoá bỏ chế độ tỷ giá cũ, thay thế bằng chế độ tỷ giá nào là hợp lý nhất? (lựa chọn chế độ tỷ giá). Thứ hai, ấn định tỷ giá theo đồng tiền nào, mức độ là bao nhiêu? (lựa chọn mức độ phá giá). Thứ ba, phương thức tiến hành như thế nào? ( các chương trình tiền tệ, tài chính cụ thể nhằm đảm bảo cải cách thành công) Để đưa ra câu trả lời chính xác, khôn khéo cho các câu hỏi trên cần dựa trên tình hình cụ thể của nền kinh tế - tài chính nước ta lúc bấy giờ: trình độ phát triển của nền kinh tế, các quan hệ kinh tế, tiềm lực tài chính có thể, các điểm mấu chốt cần khắc phục với câu hỏi thứ nhất, chúng ta khẳng định rằng việc duy trì chế độ tỷ giá cũ (đa tỷ giá, tỷ giá cố định, xa rời thực tế) là không hợp lý vì: Nó phức tạp, không phản ánh đúng ý nghĩa kinh tế của tỷ giá. Tiếp tới, ta có thể thấy thời gian đó thị trường Đông Âu đã mất, thì chế độ tỷ giá đó không còn ý nghĩa gì đáng kể. Mặt khác ta cũng không thể dùng chế độ này để giải quyết vấn đề thâm hụt NS - lạm phát. Như vậy không thể duy trì chế độ cũ. Vậy lựa chọn chế độ nào? Nếu là một chế độ cố định thì không hợp lý vì: tiềm lực ngoại tệ của ta ít, lạm phát cao và chưa thể nói là có thể được kiểm soát. Do vậy không có đủ khả năng để duy trì sự ổn định của tỷ giá cố định kể cả khi đã phá giá. Bên cạnh đó, thị trường ngoại tệ tự do đã phát triển rất lâu ở nước ta và vận hành khá linh hoạt. Như vậy, sẽ là khôn khéo nếu ta dựa vào sự sẵn có này bởi vì ít nhất người dân Việt Nam đã quen với thị trường này. Với câu hỏi thứ hai, ấn định vào đồng tiền nào và mức độ là bao nhiêu. Chúng ta có thể thấy được rằng: đồng Rúp không còn ý nghĩa nhiều, trong khi đồng USD lại được sử dụng rộng rãi do hậu quả của quá trình Đô la hoá. Do vậy, sẽ là thuận lợi và cũng dễ quản lý, xác định nếu ta lựa chọn đồng USD để ấn định tỷ giá. Tiếp đó, chúng ta sẽ phải trả lời xem phá giá se được tiến hành ở mức độ bao nhiêu. Rõ ràng là chúng ta sẽ phải phá giá để xoá bỏ sự bất hợp lý của chế độ cũ. Nhưng mức độ phá giá là bao nhiêu: bằng thị trường tự do hay hơn thế nữa?, cái khó ở đây là: Nếu phá giá lớn sẽ lại châm ngòi cho lạm phát, đặc biệt trong điều kiện nước ta còn phải nhập khẩu nhiều, lương - tiền của ta khá linh hoạt. Nếu phá giá không đủ lớn thì sẽ không đủ tác động đến ngoại thương, gây áp lực phá giá liên tiếp và do đó sẽ mất cả uy tín với xã hội - một mục tiêu khá quan trọng trong cải cách. Vậy mức giá nào? Cách tốt nhất là dựa trên thị trường tự do có sẵn và sẽ điều chỉnh dần bởi vì ta cũng không có đủ số liêụ và phương pháp đưa ra một con số cụ thể. Với câu hỏi thứ 3, phương thức tiến hành cụ thể thông qua các chương trình tiền tệ, tài chính phù hợp? đây là một câu hỏi khó đòi hỏi ta phải có sự kết hợp của nhiều yếu tố và sự nhận thức hết sức sâu sắc thực trạng tài chính nước nhà tài chính nước nhà. Trước hết chúng ta có thể thấy rằng vấn đề đầu tiên quan trọng là lạm phát phi mã kéo dài trong khu NHNN không có khả năng kiểm soát khối lượng tiền tệ trong lưu thông; thị trường tài chính cũng chưa phát triển, các công cụ tiền tệ thông thường không phát huy hiệu lực. Do vậy, cần phải tiến hành các công cụ mạnh, trực tiếp là: cắt giảm lượng tiền trong lưu thông thông qua trần tín dụng, sử dụng lãi suất thực dương và một số biện pháp đặc biệt để có thể kiềm chế được lạm phát, tăng lòng tin của dân cư. Vấn đề thứ hai là, chúng ta thâm hụt NS kéo dài không chỉ do bù lỗ xuất nhập khẩu mà còn có các biện pháp chi tiêu không hợp lý. Do vậy đồng thời với cải cách tỷ giá phải cải cách NS mà cụ thể là thắt chặt chi tiêu xoá bỏ phát hành tiền bù đắp thâm hụt, cải cách chế độ tài chính đối với các đơn vị quốc doanh. Mặt khác chế độ giá lương tiền của chúng ta khá linh hoạt. Do vậy việc thực thi chính sách tài chính nghiêm, hợp lý có thể cải thiện rất nhiều tình hình vấn đề thứ ba là năng lực sản xuất thấp cũng là nguyên nhân quan trọng. Đặc biệt trong giai đoạn này đang cấm vận, việc phát huy hết năng lực sản xuất của toàn bộ nền kinh tế để cải thiện tình hình là một việc làm hoàn toàn đúng đắn và khẩn thiết. Cần có các chính sách hỗ trợ sản xuất cho cả XNQD và XN tư nhân, XN xuất nhập khẩu và sản xuất hàng tiêu dùng. Đây sẽ là cái gốc để thoát ra khỏi khủng hoảng. Cuối cùng cần có các biện pháp chính trị xã hội để nâng cao lòng tin của người dân và động lực cải cách trên toàn đất nước ở mọi tầng lớp. Thực thi chương trình cải cách tỷ giá năm 1989: Chương trình cải cách chi tiết này đã được Chính phủ quyết tâm thực hiện một cách đồng bộ. Do đó chúng ta đã đạt được kết quả hết sức ngoạn mục được ngân hàng thế giới và IMF đánh giá rất cao: lạm phát được chặn đứng từ 3 con số xuống 2 con số, thâm hụt NS giảm bớt, tỷ giá được duy trì tương đối ổn định, tránh được các cú sốc lớn, hoạt động ngoại thương phát triển mạnh, sản xuất tăng và đời sống nhân dân được từng bước cải thiện. Trước hết chương trình về chế độ tỷ giá: Chính phủ xoá bỏ chế độ cũ, tiến hành tự do hoá thương mại (nhất là xuất khẩu, xoá bỏ độc quyền ngoại thương). Điều này đã tác động đến các doanh nghiệp xuất khẩu quốc doanh nhưng đưa họ vào tình thế phải tự cảit cách và phát triển, xét trên tổng thể, tác động tới xuất khẩu là tốt. Trong điều hành tỷ giá, biên độ dao động được duy trì ở mức chấp nhận được cho xuất nhập khẩu và lưu thông vốn thông qua việc giảm bớt các thủ tục hành chính, tăng cường sử dụng các công cụ ví mô, tỷ giá trở thành tín hiệu giá cả trên thị trường. Bên cạnh đó, Nhà nước tăng cường công tác thông tin, công bố tỷ giá kịp thời, tránh tình trạng phao tin, ổn định lòng tin của dân cư. Giữ bình ổn tỷ giá đã được hình thành. Các biến động đã được sự đoán và điều chỉnh kịp thời. Sự chênh lêch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá tự do giảm dần. Tuy nhiên vẫn còn những tồn tại: hiện tượng đô la hoá lớn, chưa thực sự phát huy các công cụ của tỷ giá. Nhưng xét một cách tổng thể, chương trình cải cách đã rất thành công. Chương trình cải cách được hỗ trợ tích cực bởi các chương trình về tài chính và kinh tế cũng như kinh tế đôí ngoại. Trong lĩnh vực tài chính, giảm chi tiêu chưa cấp bách, xoá bỏ bao cấp bù lỗ, cải cách thuế tăng thu NS, tăng cường năng lực tài chính của các xí nghiệp và quản lý tài chính của Chính phủ. Trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, hạn chế nhập lậu khuyến khích xuất khẩu, đầu tư nước ngoài. Đồng thời là các biện pháp khuyến khích sản xuất trong nước ở cả khu vực quốc doanh và tư nhân, tạo điều kiện giải phóng năng lực sản xuất tư nhân. Trong lĩnh vực tiền tệ, lãi suất được nâng lên 12%/ tháng đảm bảo lãi suất dương, cắt giảm hạn mức tín dụng đối với nền kinh tế . Tất cả những động tác đó đã tạo ra môi trường cực kỳ thuận lợi cho chương trình cải cách chế độ tỷ giá thành công. 2-/ Diễn biến tỷ giá từ 1989 đến 1992. Trong giai đoạn này,cùng với quá trình cải cách kinh tế, hệ thống ngân hàng, chính sách tỷ giá tiếp tục được đổi mới, hoàn thiện theo cơ chế thị trường. Trước hết là sự ra đời của pháp lệnh Ngân hàng (1989), chia hệ thống Ngân hàng thành Ngân hàng Nhà nước chuyên thực hiện nhiệm vụ quản lý tiền tệ, thực thi chính sách tiền tệ và hệ thống Ngân hàng thương mại thực hiện chuyên doanh tiền tệ.Việc phân định này đã thực sự đưa chính sách tiền tệ thành một công cụ quản lý vĩ mô. Ngân hàng nhà nước kiện toàn với chức năng: là cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ tín dụng, là ngân hàng của các ngân hàng, là cơ quan dự trữ ngoại tệ, vàng bạc đá quý. Ngân hàng nhà nước thống nhất ban hành và kiểm tra chính sách tiền tệ, tín dụng, thanh toán trong ngoài nước. Bên cạnh đó, chính sách tiền tệ tín dụng cũng được bước đầu hoạch định theo cơ chế thị trường với các nội dung: - Kiềm chế lạm phát duy trì sự ổn định sức mua của đồng tiền góp phần tăng trưởng kinh tế. - Sử dụng các công cụ vĩ mô thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ: dự trữ bắt buộc, hạn mức tín dụng, lãi suất tái chiết khấu, các nghiệp vụ thị trường mở . Chính sách quản lý ngoại hối, can thiệp tỷ giá đã được coi là một bộ phận quan trọng của chính sách tiền tệ và là một công cụ quản lý vĩ mô. Trong thời kỳ này nó được xác định phải: - Kiểm soát chặt chẽ việc đưa ngoại tệ ra nước ngoài. - Mở rộng thu hút tối đa ngoại tệ vào trong nước bằng các biện pháp thích hợp. Tỷ giá được coi là một công cụ vĩ mô có vai trò quan trọng trong việc giữ ổn định giá trị đồng tiền Việt Nam. Do vậy NHNN đã trực tiếp can thiệp vào tỷ giá đảm bảo sự ổn định trong thời gian hợp lý. Nói chung, chính sách tỷ giá của Việt Nam thời kỳ này hướng tới mục tiêu: ổn định giá trị của đồng Việt Nam góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, bên cạnh đó từng bước đổi mới cơ chế quản lý từng bước đổi mới cơ chế quản lý, điều hành tỷ giá cho phù hợp với cơ chế mới. Diễn biến của tỷ giá thời kỳ này khá phức tạp. Trước tiên là việc sang năm 1989, hành loạt các nước bạn hàng cũ chuyển sang thanh toán bằng đồng tiền chuyển đổi( chủ yếu là USD), khối SEV tan rã. Tỷ giá Việt Nam sau cải cách chuyển sang chế độ linh hoạt, ấn định theo USD. Tỷ giá biến động mạnh theo xu hướng tăng lên theo các cơn sốt USD đặc biệt vào cuối năm. (Bảng 7), đặc biệt cuối năm 1991, tỷ giá lên đến đỉnh cao vào mức 14450 VND/USD ngày 14/12/91 tại Hà Nội và 14850 ở thành phố Hồ Chí Minh. Tỷ giá chính thức vẫn chưa bám sát được thị trường. Cung cầu ngoại tệ trên thị trường không cân đối bởi nạn đầu cơ, cất giữ đô la, hiện tượng đô la hoá diễ ra rộng khắp. Do thiếu cung, ngoại tệ trở thành khan hiếm việc mua bán diễn ra vòng vèo khiến cho việc kiểm soát ngoại tệ không thể thực hiện được. Các công ty, đơn vị xuất nhập khẩu phải tiến hành vay nóng, vay trả chậm nước ngoài ngoại tệ vào cuối năm để trả nợ, thanh toán lại càng đẩy tỷ giá lên cao (sốt tỷ giá ) vào cuối năm. Điều này cũng dễ hiểu bởi chúng ta mới cải cách tỷ giá., lạm phát chưa chắc chắn được kiểm soát, lòng tin vào VND chưa cao do đó đô la hoá là tất yếu. Mặt khác, dù thị trường tự do đã có từ lâu song việc cung cấp ngoại tệ là không thể đảm bảo, cộng với sự khan hiếm USD của các nước đang phát triển thời kỳ cải cách nên việc cung cầu biến động và có các cơn sốt là có thể thấy được. Đứng trước tình hình đó, Chính phủ, NHNN đã tiến hành hàng loạt các biện pháp để cải thiện tình hình nhằm mục tiêuổn định đồng tiền, đặc biệt là có thể tăng cường khả năng kiểm soát thị trường cung cầu ngoại tệ. Tháng 4/1991, quyết định thành lập quỹ điều hoà ngoại tệ giao cho thống đốc ngân hàng quản lý điều hành nhằm mục đích tạo ra thực lực kinh tế để bình ổn tỷ giá hối đoái. Tháng 9 và 11/1991 thành lập hai trung tâm giao dịch ngoại tệ tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Trung tâm giao dịch được tổ chức gồm các thành viên là NHNN, NHTM và các công ty xuất nhập khẩu lớn. Cách thức hoạt động của trung tâm là nó sẽ họp vào những ngày nhất định. Tại đó NHNN căn cứ vào mức giá của phiên họp trước để ấn định tỷ giá chính thức. Các NHTM căn cứ vào tỷ giá chính thức này để xác định tỷ giá mua bán trong phạm vi +/-5% tỷ giá chính thức. Sự ra đời của 2 trung tâm trao đổi ngoại tệ bước đầu đã đáp ứng một phần nhu cầu ngoại tệ của các đơn vị, thị trường. Nó chứng tỏ một bước phát triển rất lớn của cơ chế tỷ giá nước ta: xác định tỷ giá trên cơ sở thị trường. Tuy nhiên, do thời gian họp của 2 trung tâm không thường xuyên, doanh số giao dịch thấp không đáp ứng được nhu cầu phong phú về ngoại tệ của thị trường. Nên, mặc dù tỷ giá đã được xác định trên cơ sở thị trường nhưng vẫn chưa phản ánh đúng cung - cầu thực sự do đó tỷ giá tự do vẫn tiếp tục biến động mạnh với biên độ cao. Nguyên nhân là chúng ta vẫn chưa kiểm soát được cung cầu trên thị trường. [...]... ánh đúng tỷ giá theo thị trường NHNN đã căn cứ vào kết quả tỷ giá giao dịch trên thị trường này ấn định tỷ giá chính thức và các NHTM có thể mua/ bán trong phạm vi biên độ +/-0,5% so với tỷ giá chính thức Sự ra đời của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là bước tiến quan trọng nhằm xây dựng thị trường ngoại hối Việt Nam, tăng cường khả năng quản lý, can thiệp của NHNN theo cơ chế thị trường NHNN đã... -124,5 27,9 Nguồn: Tỷ giá: nghệ thuật tiếp cận và điều chỉnh- Nguyễn Công Nghiệp - 1996 3-/ Diễn biến tỷ giá giai đoạn 1992-1996 Hàng loạt các nỗ lực can thiệp của Chính phủ giai đoạn 1989-1992 đã phát huy hiệu lực, tạo ra sự ổn định của tỷ giá tác động đến các hoạt động kinh tế vĩ mô khác làm cơ sở cho sự ổn định của tỷ giá thời gian đầu giai đoạn 1992-1996 Nhìn một cách tổng quát, tỷ giá giai đoạn này... đất Việt Nam, thu hẹp thị trường tự do, tạo điều kiện phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng đưa thành thị trường ngoại hối đầy đủ ở nước ta Ba tháng cuối năm 1998, tỷ giá ổn định, tỷ giá thị trường tự do giảm dần ngang bằng tỷ giá của các ngân hàng thương mại Điều này là kết quả của sự duy trì ổn định tỷ giá chính thức và sự tin tưởng trở lại của các doanh nghiệp và dân cư Cũng là kết quả của. .. Nguồn: NHNNVN (tỷ giá trung bình tháng) Ba tháng đầu năm 1999, tỷ giá ổn định trên cả 2 thị trường tự do và ngân hàng thương mại Ngày 26/02/99, NHNN ra quyết định lấy tỷ giá bình quân trên thị trường liên ngân hàng ngày gần nhất làm tỷ giá chính thức cho ngày giao dịch và biên độ giao dịch của các ngân hàng thương mại là 0,1% Sau quyết định này, tỷ giá diễn ra bình thường NHNN cũng tiến hành can thiệp. .. thuận lợi chung của tình hình kinh tế xã hội cộng với những nỗ lực can thiệp, NHNN đã ổn định được tỷ giá tránh xu hướng lên giá của VND NHNN dành được quyền tự chủ trong điều tiết sự biến động của tỷ giá trên thị trường Tuy vậy, trong thời gian này, tình trạng cán cân thanh toán thâm hụt ở mức cao đang báo hiệu những vấn đề mới có thể nảy sinh trong thời gian tới 4-/ Diễn biến tỷ giá từ 1997 đến nay... tệ Các tháng đầu năm 1997 tỷ giá cũng tiếp tục tăng(bảng 12) NHNN một lần nữa quyết định nâng biên độ giao dịch từ 1% lên 1,5% tỷ giá chính thức cho NHTM Việc làm này đã bắt kịp biến động của thị trường Thị trường tiền tệ liên ngân hàng hoạt động trở lại Tỷ giá tăng khoảng 1,74% từ 11480 VND/USD vào tháng 2/97 đến 11680 VND/USD (tháng 6/1997) tỷ giá - tỷ giá tự do 11600 tỷ giá chính thức 11300 11200... 1,4 11,7 22,6 25,3 13,8 8 1 Tỷ giá nghĩa) (VND/USD) (danh 5 Tỷ giá thực 6 % Cao giá (%) Nguồn: NHNN , ASIAN Week, và tự tính toán 160 150 ERI CPI us CPIvn 100 50 0 0 0 12/92 12/93 2 12/94 12/95 12/96 12/97 12/98 6 1 3 4 5 7 Biểu đồ: Diễn biến tăng tỷ giágiá cả của Việt Nam, Mỹ Qua bảng tính toán ta có thể thấy rõ ràng rằng: Đồng VND đang được định giá cao hơn giá trị của nó so với USD Trong mối... hiên mục tiêu ổn định tỷ giá, tăng uy tín của đồng VND, ngân hàng nhà nước đã tiến hành can thiệp duy trì sự ổn định của tỷ giá trong suốt một thời gian dài (1992 - 1996) trong khi lạm phát của Việt Nam khá cao so với lạm phát tại US Tóm lại, VND lên giá do hai nguyên nhân: Do luồng ngoại tệ vào lớn (FDI, ODA,kiều hối) dẫn tới cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ tạo áp lực tăng giá VND Mặt khác, ngân... cơ chế can thiệp, điều hành tỷ giá ở nước ta Đó là việc thành lập, duy trì hoạt động của hai trung tâm giao dịch ngoại tệ rồi thị trường ngoại tệ liên ngân hàng; thiết lập cơ chế điều hành tỷ giá qua tỷ giá chính thức, ban hành các quy chế quản lý ngoại hối và tăng cường khả năng kiểm soát cung – cầu ngoại tệ của SBV Tỷ giá và quản lý ngoại hối đã thực sự trở thành công cụ vĩ mô quan trọng của nhà... 11050 11.013 11.113 12.275 13900 6 Tỷ giá (VNĐ/USD) Nguồn: IMF - Bộ kế hoạch đầu tư - Bộ thươngmại - NHNNVN 2-/ Một số vấn đề về tỷ giá Việt Nam thời gian qua: Bên cạnh những thành tích đáng kể như đã nói ở trên, CSTG của nước ta cũng còn tồn tại nhiều vấn đề phức tạp, gây tranh cãi Để có thể giải quyết các vấn đề này, ngoài nỗ lực của NHNN Việt Nam còn đòi hỏi sự đóng góp của các bộ, nghành khác và cả . mại giữa Việt Nam và các nước. Bên cạnh chế độ tỷ giá này tồn tại hai chế độ tỷ giá khác nữa là tỷ giá phi mậu dịch và tỷ giá kết toán nội bộ. Tỷ giá phi. Việt Nam. Do vậy NHNN đã trực tiếp can thiệp vào tỷ giá đảm bảo sự ổn định trong thời gian hợp lý. Nói chung, chính sách tỷ giá của Việt Nam thời kỳ này

Ngày đăng: 09/10/2013, 05:20

Hình ảnh liên quan

Bảng 2: Tỷ giá hối đoái chính thức, tự do giữa USD/VND - SỰ CAN THIỆP VÀO TỶ GIÁ CỦA NHNN VIỆT NAM

Bảng 2.

Tỷ giá hối đoái chính thức, tự do giữa USD/VND Xem tại trang 4 của tài liệu.
Thứ tư: Tình hình tài chính eo hẹp, ốm yếu phụ thuộc nhiều vào viện trợ nước ngoài. Trong gia đạon 1970-1980, chúng ta nhận 1,5-2 tỷ Rúp do Liên Xô viện trợ - SỰ CAN THIỆP VÀO TỶ GIÁ CỦA NHNN VIỆT NAM

h.

ứ tư: Tình hình tài chính eo hẹp, ốm yếu phụ thuộc nhiều vào viện trợ nước ngoài. Trong gia đạon 1970-1980, chúng ta nhận 1,5-2 tỷ Rúp do Liên Xô viện trợ Xem tại trang 4 của tài liệu.
Bảng 8: Tình hình kinh tế tài chính 1989-1990 - SỰ CAN THIỆP VÀO TỶ GIÁ CỦA NHNN VIỆT NAM

Bảng 8.

Tình hình kinh tế tài chính 1989-1990 Xem tại trang 11 của tài liệu.
Bảng 10: Đơn vị triệuUSD - SỰ CAN THIỆP VÀO TỶ GIÁ CỦA NHNN VIỆT NAM

Bảng 10.

Đơn vị triệuUSD Xem tại trang 13 của tài liệu.
Bảng 9: Diến biến tỷ giá năm 1992-1996 - SỰ CAN THIỆP VÀO TỶ GIÁ CỦA NHNN VIỆT NAM

Bảng 9.

Diến biến tỷ giá năm 1992-1996 Xem tại trang 13 của tài liệu.
Bảng 11 - SỰ CAN THIỆP VÀO TỶ GIÁ CỦA NHNN VIỆT NAM

Bảng 11.

Xem tại trang 19 của tài liệu.
Dựa trên nguồn số liệu ta có thể tích như sau: (bảng 15) - SỰ CAN THIỆP VÀO TỶ GIÁ CỦA NHNN VIỆT NAM

a.

trên nguồn số liệu ta có thể tích như sau: (bảng 15) Xem tại trang 20 của tài liệu.
Qua bảng tính toán ta có thể thấy rõ ràng rằng: Đồng VND đang được định giá cao hơn giá trị của nó so với USD. - SỰ CAN THIỆP VÀO TỶ GIÁ CỦA NHNN VIỆT NAM

ua.

bảng tính toán ta có thể thấy rõ ràng rằng: Đồng VND đang được định giá cao hơn giá trị của nó so với USD Xem tại trang 21 của tài liệu.
Thứ nhất, sau 1992, do sự ổn định của tình hình kinh tế xã hội của nước ta, cộng với các chính sách kinh tế thu hút đầu tư nước ngoài vào nước ta, đã thu hút một lượng lớn nguồn ngoại tệ vào nước làm tăng cung ngoại tệ (Cung > Cầu) gây sức ép lên giá đ - SỰ CAN THIỆP VÀO TỶ GIÁ CỦA NHNN VIỆT NAM

h.

ứ nhất, sau 1992, do sự ổn định của tình hình kinh tế xã hội của nước ta, cộng với các chính sách kinh tế thu hút đầu tư nước ngoài vào nước ta, đã thu hút một lượng lớn nguồn ngoại tệ vào nước làm tăng cung ngoại tệ (Cung > Cầu) gây sức ép lên giá đ Xem tại trang 22 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan