2. Lãi suất cơ bản Mỹ 6,25 6,00 7,14 8,83 8,25 8,0 7,75
3. Chênh lệch lãi suất 23,75 15,6 12,0 11,6 6,75 6,4 5,05Nguồn: ASEAN WEEK và Trần Cao Nguyên - NCKT số 228/97. Nguồn: ASEAN WEEK và Trần Cao Nguyên - NCKT số 228/97.
Theo nguyên tắc thì nhà đầu tư chỉ có lãi khi tỷ giá phá + tỷ lệ rủi ro < chênh lệc lãi suất. ở nước ta, tỷ lệ rủi ro được ước tính vào khoảng 4 %. Như vậy, từ năm 1992 đến năm 1996, khi đồng VND được giữ ổn định, như vậy các nhà đầu tư trực tiếp rất có lãi. Tình hình ngược lại từ 1997 - 1998, tỷ lệ phá giá của ta lên tới 24 % trong khi chênh lệch lãi suất chỉ là 6,4 và 5,05 %. Do vậy, việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài sẽ rất khó khăn nếu tiếp tục duy trì trạng thái này. Cũng qua đây ta có thể nhận thấy rằng sự ổn định của đồng tiền có ý nghĩa như thế nào đối với sự thu hút đàu tư nước ngoài. Cần có sự phối hợp giữa chính sách lãi suất và tỷ giá để thu hút FDI. Trong thời gian qua, chúng ta đã tiến hành phá giá đồng tiền gần tới giá trị thực của nó, do vậy hy vọng về phá giá giảm xuống, có điều kiện hạ thấp lãi suất trong nước để khuyến khích đầu tư trong nước trong khi vẫn hấp dẫn đầu tư nước ngoài.
Một vấn đề của thu hút FDI nữa là khả năng hồi hương vốn đầu tư. Tuy nhiên, cùng với việc thắt chặt quản lý ngoại tệ, các dự án gặp phải khó khăn trong hồi hương vốn. Do đó, hạn chế thu hút đầu tư FDI. Việt Nam chủ trương rằng, các dự án FDI tự nó phải tìm được nguồn thu ngoại tệ (tự cân đối ngoại tệ) bằng cách đầu tư vào xuất khẩu. Tuy nhiên, cơ cấu hướng về xuất khẩu của Việt Nam chưa rõ ràng và không được hỗ trợ một cách mạnh mẽ của chính phủ. Do vậy, tính hấp dẫn đầu tư chắc chắn sẽ giảm.
Đối với đầu tư trong nước, xu hướng có phần phức tạp hơn. Sự biến động của tỷ giá đã chuyên hướng đầu tư tài sản sang đầu tư ngoại tệ, nhiều doanh nghiệp đã thu lợi lớn từ các khoản chênh lệch do tỷ giá không phải do có NSLĐ cao hơn. Người dân cũng có xu hướng chuyển từ tiền gửu VND sang gửu bằng
USD đồng thời kiếm 2 lợi nhuận. Có một mâu thuẫn là: chúng ta phải chuyển lãi suất huy động USD cao để tăng tính hấp dẫn của môi trường đầu tư, và huy động vốn, ngược lại, nếu làm như vậy sẽ tạo rs sự dịch chuyển từ VND sang USD làm tạo áp lực làm giảm VND. (tăng biến động tỷ giá) sẽ có lợi cho nhà đầu cơ trong nước nhưng bất lợi cho nhà đầu tư nước ngoài, tăng hiện tượng USD hoá. Mâu thuẫn này chỉ có thể đươc giải quyết bằng cách ổn định tỷ giá và giảm dần chênh lệch lãi suất huy động ngoại tệ và nội tệ; giảm các rủi ro quốc gia tăng hấp dẫn đầu tư FDI. Các doanh nghiệp Việt Nam có cơ cấu vốn tự do và vốn vay khoảng 20 % và 80 % (vốn vay là chủ yếu). Do vậy, nó chịu rất nhiều rủi ro do những biến động của lãi suất, tỷ giá. Có những doanh nghiệp lỗ hàng 400 triệu VND chỉ sau một quyết định của chính phủ về phá giá 50 % đồng VND. Chính vì vậy, ổn định tỷ giá là tạo ra sự yên tâm cho các doanh nghiệp đầu tư, sản xuất, đặc biệt là doanh nghiệp liên quan đến XNK.
2.2.3. Tỷ giá với vấn đề thâm hụt ngân sách và nợ nước ngoài:
Thâm hụt ngân sách là điều dễ hiểu đối với các nước đang phát triển như nước ta. Tuy nhiên, có nhiều hình thức để bù đắp thâm hụt.
Trước 1989, chúng ta chủ yếu phát hành tiền để bù đắp thâm hụt, chính vì vậy, đã thổi bùng ngọn lửa lạm phát. Sau năm 1989, chủ trương giảm và tiến tới xoá bỏ phát hành tiền để bù đắp, chúng ta chuyển sang vay nợ để bù đắp thâm hụt (có thể vay nợ dân cư qua phát hành trái phiếu hoặc vay nợ nước ngoài). Hàng năm, số vay nợ nước ngoài của ta càng nhiều và hiện nay đang ở tình trạng đáng lo ngại.
Nợ nước ngoài của Việt Nam bao gồm nợ chính phủ và nợ tư nhân (công ty). Trước năm 1989, chúng ta còn khoảng 10 tỷ USD vay nợ Liên Xô cũ và các nước ( quy đổi từ Rúp sang USD). Hiện nay, số nợ này ta chưa có khả năng thanh toán và đang được mua đi bán lại qua thị trường (phần lớn thuộc các Câu lạc bộ London và Paris). Đến năm 1993, tổng số nợ của nước ta là 10 tỷ RCN, 4108,2 triệu USD và hơn 130 CNY qui ra VND là 30.000 tỷ VND. Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước chỉ có khả năng trả 1000 tỷ. Đến năm 1996 số nợ nước ngoài của chúng ta lên tới 50 % GDP ( là nước mắc nợ nhiều theo tiêu chuẩn của WB, ngang mức của các nước khủng hoảng). Hàng năm Ngân hàng Nhà nước phải chi hơn 80 triệu USD để trả phạt nợ quá hạn tương đương 7 % thu ngân sách năm 1991. Bên cạnh đó, cùng với quá trình của hoạt động XNK, các công ty vay nợ ngày càng nhiều; năm 1996, số L/C trả chậm cùng với bảo
lãnh Ngân hàng đã được nhiều Ngân hàng Thương mại ký kết vượt ra ngoài sự kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước làm cho tình hình nợ của nước ta ngày càng phức tạp và dễ bị khủng hoảng.
Để góp phần nào vào việc khắc phục tình trạng nóng bỏng này, CSTG của Ngân hàng Nhà nước và công tài quản lý dự trữ của Ngân hàng Nhà nước phải được lưu ý. Trong những năm qua, do chúng ta ổn định tỷ giá cố định vào USD sau đó tính chéo sang các đồng tiền khác nhau. Do vậy chúng ta đã thiệt hại một cách vô ích khi có sự biến động giá của đồng USD. Ví dụ năm 1995, chúng ta vay Nhật 20JPY để nhập máy móc thiết bị, với tỷ giá 216 JPY= 1USD ứng với 92,5 triệu USD. Đến năm 1997, mức tỷ giá là 160 JPY=1 USD thì khoản nợ trên là 125 triệu USD nếu trả nợ, ta thiệt 125 - 92,5= 32,5 triệu USD. Chưa kể đến sự mất giá của đồng VND so vói USD. Mặt khác, các khoản vay tư nhân do các ngân hàng thương mại tiến hành không được kiểm soát ngặt nghèo cũng sẽ là nguồn tiêu hao lớn phần ngoại tệ của đất nước. Do vậy, chính sách tỷ giá của chúng ta cũng cần phải lưu ý đến vấn đề này bởi nợ nước ngoài cũng là một nhân tố gây khủng hoảng và trả nợ nước ngoài cùng là một nhân tố để đánh giá uy tín đồng tiền.
2.3-/ Ổn định hay hợp lý quan trọng hơn đối với chính sách tỷ giá
Trong nhiều năm qua, chúng ta đã tranh cãi rất nhiều về việc lựa chọn tính “ổn định” hay tính “ hợp lý” cho chế độ tỷ giá của nước ta. Câu trả lời không thiên về một hướng cực đoan nào. Thực tế rằng, chúng ta đang ở đâu đó giữa hai thái cực này nhưng việc thiên về phía ổn định là khó phủ nhận.
Nhóm “ổn định” cho rằng, đối với các nền kinh tế “non trẻ” như nước ta (theo quan điểm kinh tế trung tâm ) thì việc duy trì một tỷ giá “ ổn định” làcần thiết để tránh gây các cú sốc cho nền kinh tế và nâng cao uy tín, thu hút đầu tư nước ngoài, tạo sự yên tâm cho các doanh nghiệp trong nước. Họ đả phá quan điểm “hợp lý” vì cho rằng quan điểm này chỉ nhằm vào thực hiện một chế độ tỷ giá thực mà ngay cả các nước công nghiệp quan trọng cũng không tìm thấy điều đó.
Nhóm “ hợp lý ” cho rằng, sự ổn định của tỷ giá nước ta thời gian qua có “tính giả tạo” và chắc chắn sẽ gây nên một sự biến động lớn trong tương lai. Để khắc phục điều này, nhóm “hợp lý” cho rằng nên điều chỉnh tỷ giá theo chế độ tỷ giá thực một cách thường xuyên.
Để trả lời một cách chính xác câu hỏi này, đòi hỏi phải xác định nguyên tắc hợp lý. Tuy nhiên, trong thời gian qua, Việt Nam còn rất nhiều vấn đề chưa đồng bộ, chưa nhất quán vào cơ chế điều hành ở tầm vĩ mô như: XNK, vay và trả nợ nước ngoài, ngân sách...Những vấn đề này sẽ khó khăn cho khăỷa năng duy trì một chế độ tỷ giá phù hợp và bền vững. Nói đúng hơn, chúng ta chưa có một cái nhìn tổng quát cho vấn đề này.
2.4-/ Những thách thức mới đối với chính sách tỷ giá nước ta.
Cuộc khủng hoảng khu vực xảy ra khiến người ta phải xem xét lại sự “thần kỳ” của mô hình tăng trưởng Đông á. Nhiều vấn đề về cơ cấu, quản lý đã được tìm ra và điều chỉnh. Đã có ý kiến cho rằng, khủng hoảng của các nước khu vực là cơ hội tốt cho Việt Nam bắt lập. Nhưng vấn đề không phải là như vậy. Chúng ta đã làm được gì sau gần hai năm ngoài những lô hàng “rẻ” đang làm cho thị trường “thừa mứa”. Có thể hơi quá khi nói như vậy. Tuy nhiên, chúng ta có thể làm được gì khi chính chúng ta đang gặp phải những vấn đề tương tự. Chúng ta đã quá chậm chạp. Trong khi đó, các nước khủng hoảng, với sự năng động vốn có đã nhanh chóng cải cách và đang phục hồi một cách “thần kỳ” như ngày xưa vậy. Các nước đã có dấu hiệu tăng trưởng trở lại, các đồng tiền đang lên giá, nền kinh tế trở nên vững vàng hơn sơ với trước khủng hoảng. Như vậy, ngưy cơ tụt hậu của ta ngày càng mạnh mẽ hơn. Đòi hỏi phải có sự cải cách một cách đồng bộ triệt để. Chính sách tỷ giá không nằm ngoài yêu cầu đó.
Bên cạnh đó, quá trình hội nhập khu vực và thế giới đang được đẩy mạnh. Cuộc khủng hoảng cho chúng ta bài học “ phát huy nội lực” để hội nhập một cách vững vàng vào khu vực và thế giới. Sự hoàn thiện hơn của các nước trong khu vực đã đặt chúng ta trước đòi hỏi tự hoàn thiện theo những chuẩn mực đã được khu vực thừa nhận và phát huy được ưu thế của bản thân. Những thách thức trước mắt có thể thấy trước tiến trình hội nhập đối với chính sách tỷ giá là:
- Sự tác động mạnh mẽ hơn của những biến động trong khu vực lên nền kinh tế non trẻ của ta khi hội nhập sâu, rộng hơn.
- Nền kinh tế khu vực dựa trên cơ chế thị trường linh hoạt và mềm dẻo trong chính sách tiền tệ do nhận thức rõ và sử dụng rất hữu hiệu công cụ này. Trong khi chính sách tiền tệ nói chung, tỷ giá nói riêng của ta vẫn còn cững nhắc, trực tiếp và chậm chạp.
- Tự do hoá thương mại, tài chính buộc chúng ta phải thay đổi phương thức quản lý, kiểm soát hoạt động đối ngoại phục vụ mục tiêu của nền kinh tế đất nước.
Như vậy, chính sách tỷ giá Việt Nam đang đứng trước những yêu cầu bức bách phải cải cách, đổi mới cho phù hợp với khu vực và thế giới.