1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẮM HOÀN THIỆN CÁC CHÍNH SÁCH MARKETING CỦA TRÙNG TÂM DU LỊCH LƯ HÀNH PHÙ ĐỔNG

25 316 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 62,33 KB

Nội dung

phường hướng kinh doanh của trung tâm tại thị trường nội địa Trung tâm nằm tại khu vực Hà Nội, và cùng với xu hướng tiêu dùng của khách du lịch nội địa đã tác động đến phương hướng kinh

Trang 1

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẮM HOÀN THIỆN CÁC CHÍNH SÁCH MARKETING CỦA TRÙNG TÂM DU LỊCH LƯ HÀNH

PHÙ ĐỔNG

I PHƯƠNG HƯỚNG KINH DOANH CỦA TRUNG TÂM DU LỊCH LỮ HÀNH PHÙ ĐỔNG.

1.1 Thị trường khách du lịch nội địa.

1.1.1 xu hướng tiêu dùng du lịch của người Việt Nam.

Theo các nhà nghiên cứu Việt Nam về xu hướng tiêu dung du lịch của người Việt Nam trong 10 năm tớí là:

Tăng mạnh khách du lịch nội địa: Nếu năm 1996 là 6,5 triệu thì năm 2000

sẽ tăng 1,7 lần (11 triệu) và đế năm 2010 sẽ tăng 3,85 lần so với năm 1996( 25 triệu)

Mục đích chính của chuyến đi là nghỉ ngơi, thăm thân, tín ngưỡng

Đến năm 2000 loại hình đi du lịch nghỉ hè, lễ hội vẫn chủ yếu theo hình thức tập thể

Bắt đầu từ năm 2006-2010 hình thức du lịch cả gia đình băng phương tiện

ô tô du lịch sẽ tăng mạnh giá rẻ vẫn là yếu tố quan trọng nhất trong quyết định tiêu dung du lịch cả đại đa số khách du lịch Việt Nam

Loại hình du lịch với mục đích giáo dục cho độ tuổi từ 7-17 tuổi xẽ tăng mạnh

Điểm du lịch chính là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh kết hợp với các vùng phụ cận

Thể loại du lịch nghỉ ngơi giải trí cuối tuần sẽ phát triển mạnh vào

khoảng những năm cuối thế kỷ XXI

Độ dài chuyến đi thích hợp với khách du lịch Việt Nam trong khoảng từ 2 đến 6 ngày

Trang 2

Du lịch thăm thân, cổ động viên và kết hợp công việc ra nước ngoài ngày càng phổ biến.

1.1.2 phường hướng kinh doanh của trung tâm tại thị trường nội địa

Trung tâm nằm tại khu vực Hà Nội, và cùng với xu hướng tiêu dùng của khách du lịch nội địa đã tác động đến phương hướng kinh doanh cuả Trung tâm, Trung tâm chủ yếu khai thác kinh doanh tại thị trường Hà Nội

Những thuận lợi của thị trường khách Hà Nội

- Thị trường Hà Nội là thị trường tập trung với số công ty và doanh nghiệp cũng như dân số có mức thu nhập cao nhất miền Bắc Trung bình 1 năm các cơ quan du lịch nghỉ mát ít nhất 1-2 lần Ngoài ra Hà Nội là trung tâm kinh

tế, văn hoá và thủ đô do vậy lượng khách trong nước và ngoài nước hàng năm đến Hà Nội để công tác và du lịch với số lượng rất lớn

lễ hội

Du lịch outbout

Du lịch inbout

Du lịch tham quan tổng hợp

Cá nhân, nhóm

cơ quan, các đoàn nối tour từ các công ty du lịch, khách Việt kiều và khách lẻ quốc tế tại Hà Nội

Các đền chùa lăng tẩm

lịch, kinh tế đặc biệt là các trung tâm du lịch tại các cửa khẩu

Tháng 9

Tháng 10

Tháng 11

Tháng 12

Trang 3

Mặt khác, Hà Nội là đầu mối thu thập thông tin để có thể nối tour từ miền Nam ra và các tỉnh phía Bắc vào miền Nam đồng thời là đầu mối để tổ chức các tour Quốc tế inbort và outbout bằng đường hàng không qua cửa khẩu Nội Bài.

- Hơn nữa ngày nay khách du lịch không chỉ đi du lịch chỉ để tham quan

mà còn rất nhiều vấn đề như: đi mua sắm, đi nghiên cứu tìm hiểu thị trường, đi

để mở rộng mối quan hệ…

Khó khăn của thị trường khách Hà Nội.

- Hiện tại thị trường Hà Nội tập trung rất nhiều Công ty du lịch và khách

du lịch có rất nhiều thông tin để lựa chọn nên tình hình cạnh tranh giữa các Công ty rất gay gắt, việc giành được hợp đồng phụ thuộc rất nhiều vào các yếu

tố như giá thành, chất lượng, danh tiếng của Công ty, mối quan hệ…

- Chi nhánh mới hoạt động tour du lịch nên chưa có nhiều người biết đến

và chưa có quảng cáo rộng rãi nên trong hoạt động còn gặp nhiều khó khăn

1.2 Thị trường khách du lịch Quốc tế.

1.2.1 Xu hướng trong tiêu dùng du lịch quốc tế.

Do tác động và ảnh hưởng lẫn nhau trong mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố này mà xu hướng tiêu dùng của con người trong lĩnh vực du lịch trong những năm đầu thế kỷ XXI có các khuynh hưỡng sau đây

Chỉ tiêu nhiều hơn trong lĩnh vực tiêu dung Du lịch

Cơ cấu độ tuổi và giới tính của khách thay đổi, đặc biệt xẽ tăng lượng khách ở độ tuổi từ 55 tuổi và nữ giới

Mục đính của chuyến đi là mở rộng sữ hiểu biết và tiêu kiển, trong đó đặc biệt chú ý tới môi trường sinh thái

Mức độ tăng trưởng hành năm về khách du lịch Quốc tế từ 4-4,5% năm Năm 1996 Du lịch quốc tế đạt 592 triệu lượt khách, dự báo năm 2000 là 637 triệu và năm 2010 là 937 triệu

Các chuyến đi với khoảng thời gian ngắn gia tăng mạnh của cư dân ở các nước công nghiệp phát triển

Trang 4

Gia tăng mạnh các chuyến đi du lịch ra nước ngoài của cư dân ở các nước đang phát triển sử dụng phổ biến hơn các phương tiện giao thông của cá nhân.

Các tuyến bay ngắn hơn sẽ được tăng cường

Các chuyến đi vì công việc sẽ được thay thế bằng hệ thống thông tin vệ tinh, hên thống nối mạng internet

Các tuyến bay nội địa với cước phí cao sẽ được thay bằng các chuyến xe lửa, tầu thuỷ có tốc độ cao với cước phí rẻ hơn

Cạnh tranh bằng biện pháp chính là phát triển các điểm đến du lịch mới

Tăng nhanh các loại hình du lịch như: Du lịch mạo hiểm, du lịch trang trại, du lịch sinh thái…

Đặc trưng của sản phẩm du lịch trong những năm tới bao gồm các thành phần cốt lõi: Hoạt động, kinh nghiêm, tham gia và tập luyện Điều này có nghĩa

là trong chương trình du lịch của tour phải đảm bảo nguyên tắc thoả mãn tối đa

tự do cá nhân, tiết kiệm chi phí, mở rộng giao lưu với cư dân nơi đến du lịch

Cơ cấu chi tiêu của chuyến đi của khách có sự thay đổi Nếu như trước đây giành phần lớn cho các dịch vụ chính thì bay giờ có xu hướng ngược lại

Châu Á –Thái Bình Dương, trong đó có các nước Đông Nam Á là một trong những điểm đến được lựa chon hàng đầu của khách du lịch Quốc tế

1.2.2 Phương hướng kinh doanh của Trung tâm tại thị trường Quốc tế

Do điều kiện kinh doanh của Trung tâm con hạn chế về nhiều mặt nên loại thị trường khách Quốc tế Trung tâm mới chủ yếu chu trọng đến thị trường khách du lịch Trung Quốc

Những thuận lợi của thị trường khách Trung Quốc

Trong những năm gần đây lượng khách du lịch Trung Quốc vào Việt Nam tăng mạnh, là thị trường đứng đầu trong các thị trường khách quốc tế đến Việt Nam bởi những nguyên nhân sau:

- Chính sách của Nhà nước ta từ sau khi bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc đã có nhiều thay đổi: Năm 1996 nước ta mở thêm một số cửa khẩu vùng biên giới cho khách Trung Quốc vào Việt Nam bằng giấy thông hành cùng

Trang 5

với sự nối lại hoạt động của tuyến đường sắt Việt - Trung đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc qua lại giữa Việt Nam và Trung Quốc.

- Nhờ có chính sách mở cửa như vậy, đồng thời giá cả hàng hoá dịch vụ của nước ta rẻ hơn nhiều so với các nước lân cận Trung Quốc như Thái Lan, Singapore nên khách Trung Quốc sang Việt Nam ngày càng nhiều Giá chương trình du lịch của ta rẻ và phù hợp với khả năng chi trả của người dân Trung Quốc và đặc điểm tiêu dùng của họ là luôn đắn đo, suy nghĩ khi chi tiêu Vậy nên giá rẻ cũng là một yếu tố quan trọng khi thu hút khách du lịch Trung Quốc

- Một nguyên nhân nữa là Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng "núi liền núi, sông liền sông" Nên việc du lịch rất thuận tiện, không phải

đi qua nước thứ ba, chi phí vận chuyển thấp phù hợp với túi tiền của đa số người dân Trung Quốc

Những khó khăn của thị trường khách Trung Quốc.

Du khách du lịch Trung Quốc vào Việt Nam ngày càng đông, người dân Trung Quốc khi du lịch thường lựa chọn chương trình có giá rẻ nên các công ty

du lịch trong nước cạnh tranh nhau gay gắt vè giá đối với thị trường khách Trung Quốc Sự cạnh tranh đó gây nên hiện tượng giá cả chương trình giảm nhanh chóng, nên hiệu quả kinh tế giảm

II PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TRUNG TÂM DU LỊCH LỮ HÀNH PHÙ ĐỔNG TRONG THỜI GIAN TỚI

Trang 6

- Tour inbout (Trung Quốc, các nước ASEAN…)

Theo phương thức tổ chức tour

- Chương trình khách lẻ

+ Chương trình này sẽ kết hợp với một số Công ty du lịch tại Hà Nội để

tổ chức bao gồm một số tuyến đông khách như Hạ Long, Cát Bà, Thái Lan…

+ Một số chương trình đi bằng phương tiện tàu hoặc máy bay như Sapa, Trà Cổ - Hạ Long, Huế,… Trung tâm có thể kết hợp với các Công ty du lịch tại điểm đến để tổ chức

2.2.Chương trình khách theo đoàn

Trung tâm sẽ xây dựng toàn bộ các chương trình du lịch cho phù hợp với nhu cầu với mức giá tại thị trường Hà Nội Riêng với chương trình outbout Trung Quốc, Singapo, Malaysia, Thái Lan, Hồng Kông sẽ khảo sát giá tại Hà Nội và trong khu vực

- Tăng cường các dịch vụ bổ sung như cho thuê xe, đặt phòng khách sạn

Phương pháp tiếp thị

Sau khi đã xây dựng xong các chương trình du lịch sẽ triển khai các hoạt động tiếp thị theo các kênh như sau:

Trang 7

- Kênh trực tiếp:

+ Liệt kê danh sách các địa chỉ cơ quan có điều kiện thuân lợi (có mối quan hệ quen biết hoặc đã biết về Trung tâm hoặc các nhu cầu về du lịch) để đến chào trực tiếp các chương trình du lịch

+ Liệt kê danh sách các địa chỉ cơ quan thường xuyên đi du lịch, sử dụng, các cộng tác viên thực tập đến chào chương trình hoặc gửi fax, thư điện tử để chào hàng

- Kênh gián tiếp

+ Sử dụng các cộng tác viên nghiệp dư đưa ra chính sách hoa hồng hợp lý khi có đoàn

+ Liên lạc với các công ty du lịch tại các điểm khác trong và ngoài nước

để chào chương trình, trao đổi khách

2.3.Xây dựng trang Website về Trung tâm

Hiện nay do sự phát triển về công nghệ thông tin và sự giao dịch kinh doanh về thương mại điện tử đang dần chiếm lĩnh trên thị trường đặc biệt là đối với kinh doanh du lịch các tour du lịch được chào bán ở trên mạng rất thuận tiện cho khách ở các nước trên thế giới do ưu điểm chi phí giao dịch rẻ Công ty Thương mại và dịch vụ Thành Long đang thiết lập trang website để bắt kịp với thời đại và để triển khai loại hình kinh doanh trực tuyến có hiệu quả Để làm được điều đó thì ngay cả bản thân Trung tâm phải dần từng bước tạo ra mối quan hệ và uy tín của mình Thông qua việc Trung tâm cần chú trọng hơn nữa đến vấn đề quảng bá hình ảnh trên mạng để từ đó có thể quảng bá hình ảnh của mình nhanh chóng và hiệu quả nhất

III MỤC TIÊU KINH DOANH CỦA TRUNG TÂM TRONG TƯƠNG LAI

Trong xu thế phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch đã và đang đặt ra những cơ hội những thách thức lớn cho các Doanh nghiệp, Công ty Để có thể tồn tại và ngày càng phát triển, mỗi Doanh nghiệp, Công ty phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh hợp lý trong đó Marketing là một mảng quan trọng trong sự phát triển và tồn tại của các Doanh nghiếp, Công ty Mục tiêu

Trang 8

hướng tới trong tương lai của Trung tâm là càng thu hút nhiều hơn nữa khách du lịch từ các nước Tây Âu, Bắc Mỹ do đây là một thị trường khách có khả năng chi trả và thanh toán cao.

Với thị trường Inbound, Trung tân chủ trương giữ vững nguồn khách đã

có và mở rộng thị trườn sang các quốc gia có tiềm năng về khách cao, phù hợp với chiến lược kinh doanh của Trung tâm như thị trường Tây Âu, Nhật, các nước ASEAN…

Đối với thị trường Outbound và nội địa, những năm gần đây do đời sống của người dân được cải thiện, số người Việt Nam đi du lịch trong nước và nước ngoài có xu hướng ngày càng tăng Trong thời gian tới, Trung tâm sẽ đẩy mạnh khai thác, tận dụng thị trường này thông qua việc xây dựng các chương trình du lịch thực sự phong phú, hấp dẫn và có giá cả hợp lý với mức độ chi trả của khách

Môi trường cạnh tranh gồm các nhân tố nằm ngoài Trung tâm nhưng có tính chất quyết định đối với tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành kinh doanh này Trong tình hình hiện nay, sự cạnh tranh giữa các Doanh nghiệp, Công ty lữ hành đã tỏ ra gay gắt và quyết liệt hơn, các doanh nghiệp , Công ty đua nhau tìm mọi biện pháp hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm để cạnh tranh, thu hút khách Trung tâm du lịch lữ hành Phù Đổng cũng bị cuốn theo cơn lốc cạnh tranh của nền kinh tế thị trường hiện nay Để tìm ra các chiến lược kinh doanh trong năm tiếp theo Trung tâm cần đánh giá kỹ các nhân tố tác động trực tiếp, gián tiếp đến chiến lược kinh doanh của Trung tâm, nhằm đạt kết quả cao

3.1 Các quan điểm cần quán triệt khi thực hiện mục tiêu, chiến lược kinh doanh của Trung tâm trong tương lai.

Việc xây dựng chiến lược Marketing của Trung tâm du lịch lữ hành Phù Đổng cần phải quán triệt các quan điểm sau:

- Chiến lược kinh doanh của Trung tâm phải quán triệt chủ trương, chính sách của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội và của nhà nước Quan điểm này

Trang 9

đòi hỏi chiến lược kinh doanh của Trung tâm phải coi những mục tiêu, chiến lược, chủ trương định hướng phát triển của Đảng nhà nước và của ngành là những căn cứ quan trọng để xây dựng các quan điểm mục tiêu , chiến lược, phương hướng hoạt động của Trung tâm.

Sự ràng buộc này đảm bảo sự gắn bó, liên kết, nhất quán và đồng hướng của các mục tiêu,, chiến lược, phương hướng phát triển kinh doanh của ngành này

- Chiến lược Marketing trong kinh doanh của Trung tâm phải quán triệt các nguyên tắc kinh doanh trong kinh tế thị trường hiện nay Điều này, đòi hỏi quá trình xây dựng lựa chọn và thực hiện chiến lược Marketing của Trung tâm phải dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu, phân tích hoàn cảnh kinh doanh phù hợp với môi trường kinh tế, môi trường chính trị pháp luật của nhà nước ta Các phương án chiến lược phải được thiết lập trên cơ sở nhận thức rõ thực trạng môi trường kinh doanh của Trung tâm mình

Bình đẳng tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi sẽ là cơ sở thiết lập mối quan

hệ kinh doanh của Trung tâm có tính chất chiếm lược phù hợp với các tổ chức kinh doanh du lịch khách trên toàn thị trường

- Chiến lược Marketing kinh doanh của Trung tâm du lịch lữ hành Phù Đổng phải quán triệt quan điểm thiết thực hiệu quả Là một đơn vị kinh doanh trong nền kinh tế thị trường hiện nay có điều tiết vĩ mô của nhà nước hiệu quả

sẽ là tiêu chuẩn hàng đầu chi phối hoạt động kinh doanh của Trung tâm Quá trình lựa chọn, triển khai chiến lược marketing của Trung tâm phải là quá trình quán triệt khai thác thời cơ thuận lợi một cách có hiệu quả, cũng như các thế mạnh, các lợi thế so sánh của Trung tâm trong kinh doanh so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường hiện nay, đó phải là quá trình sáng tạo biến các tiềm năng, lợi thế của Trung tâm mình thành các kết quả kinh doanh đúng thực tế

IV MỘT SỐ GIẢI PHÁP VA KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH

MARKETING CỦA TRUNG TÂM DU LỊCH LỮ HÀNH PHÙ ĐỔNG

4 1 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ phận marketing

Trang 10

Trung tâm cần phải tổ chức một bộ phận chuyên làm về marketing, không

để cán bộ thuộc bộ phận khác phải kiêm luôn công việc marketing, tránh tình trạng chồng chéo trong công việc dẫn đến giải quyết không hết, không kịp thời thiếu chính sác những vấn đề xảy ra trong quá trình kinh doanh, mặt khác để nâng cao tính chuyên môn hoá trong công việc Việc làm này ban đầu sẽ làm tăng chi phí hoạt động kinh doanh của Trung tâm nhưng hiệu quả hoạt động lữ hành sẽ được nâng cao để bù đắp những chi phí đó, quan trọng hơn là có thể nâng cao được khả năng cạnh tranh của Trung tâm trên thị trường

Hiện nay Trung tâm chưa hình thành được phòng marketing Mà hoạt động marketing đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động lữ hành V ì vậy khi

tổ chức bộ phận chuyên làm về marketing thì cũng cần xây dựng một phòng marketing riêng, phân công những cán bộ có khả năng, kinh nghiệm, nhạy cảm với thị trường phụ trách công việc đó Dưới đây là mô hình phòng marketing của Trung tâm có thể áp dụng trong tương lai cho bộ phận lữ hành

Giám đốc trung tâm

Phòng marketing

Bộ phận nghiên cứu thị trường

Bộ phận phối tiêu thụ

Bộ phận quảng cáo khuếch trương

Cơ cấu tổ chức phòng Marketing của Trung tâm du lịch lữ hành phù Đổng

Với mô hình trên công việc được chuyên môn hoá rất cao, phân theo từng phòng ban nhưng nó đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ của các bộ phận trong phòng marketing, có thể hiểu công việc của từng bộ phận như sau

Trang 11

- Bộ phận nghiêm cứu thị trường thực hiện nghiên cứu thị trường trong nước và quốc tế bao gồm nghiêm cứu cầu thị trường, nghiên cứu sản phẩm, nghiên cứu khách hàng, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh….nhằm lưa chọn thị trường mục tiêu cho Trung tâm một cách chính sác và hiệu quả

- Bộ phận phân phối và tiêu thụ sản phẩm thực hiện lựa chọn, xây dựng

và quản lý các kênh phân phối của Trung tâm phù hợp với mục tiêu, tổ chức phân phối và tiêu thụ sản phẩm thông qua các kênh phân phối này của Trung tâm Bộ phận này cũng thực hiện lựa chọn, tạo mối quan hệ với các nhà cung cấp, các công ty nhận và gửi khách hàng

- Bộ phận quảng cáo khuyếch trương có nhiệm vụ tổ chức các đợt quảng cáo và khuyết trương cho Trung tâm, nghiên cứu xu hướng, hình thức quản cáo, giúp ban lãnh đạo của Trung tâm đề ra các chiếm lược quảng cáo và khuyết trương kịp thời và hiệu quả đế khách hàng

Với mô hình trên yêu cầu cán bộ làm Marketing phải có kiến thức về nghiệp vụ chuyên môn, kiến thức về kinh tế du lịch, tâm lý xã hội thì mới có thể đảm nhiệm công việc nay Họ là người phải có trình độ ngoại ngữ tốt đặc biệt là tiếng Anh, đồng thời họ phải hiểu rõ sản phẩm của Trung tâm, xem xét và cập nhật thông tin hàng ngày kịp thời, chính xác, nhạy cảm với thị trường mục tiêu Hiện nay đội ngũ nhân viên Trung tâm hầu hết có trình độ ngoại ng ữ song kiến thức về du lịch thì chưa được chuyên sâu, đào tạo một cách bài bản Để thực hiện hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn nữa thì nhân viên của Trung tâm cần được nâng cao trình độ nghiệp vụ du lịch của mình Trung tâm có thể xem xét

bổ sung đội ngũ cán bộ marketing từ nội bộ Trung tâm hoặc tuyển dụng từ bên ngoài vào

4.2 Xây dựng kinh phí cho hoạt động marketing một cách có kế hoạch

Trung tâm chủ động lập kế hoạch và kinh phí marketing sau đó trình nên ban lãnh đạo (Giám đốc Trung tâm) phê duyệt Ngân sách dành cho hoạt động marketing có thể được tính theo phương pháp trích một tỷ lệ phần trăm nhất

Trang 12

định trên tổng doanh thu của Trung tâm Kinh phí hoạt động marketing thay đổi theo kết quả kinh doanh lữ hành của Trung tâm Điều đó giúp cho Ban lãnh đạo trực tiếp nhìn nhận mức độ hợp lý của ngân quỹ marketing và thấy được mối quan hệ giữa chi phí cho hoạt động marketing với doanh thu cũng như lợi nhuận của hoạt động lữ hành, từ đó có những điều chỉnh kịp thời để nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm Ngân sách cần được phân bổ rõ cho từng lĩnh vực và một bộ phận ngân sách dùng cho hoạt động marketing Cần lập kế hoạch phân

bổ cụ thể cho từng hoạt động như sau để đạt được hiệu quả trong kinh doanh :

- Kinh phí cho hoạt động nghiên cứu, khảo sát thị trường, xây dựng các chương trình du lịch cho Trung tâm

- Kinh phí tham gia các tổ chức liên hoan, hội thảo du lịch của ngành

- Kinh phí cho hoạt động xúc tiến bán và quảng cáo…

Tuỳ theo tình hình hoạt động kinh doanh cũng như sự biến động của thị trường mà có sự điều chỉnh ngân sách một cách linh hoạt, phù hơp có thể bổ sung hoặt rút bớt cho hoạt động marketing Việc phân bổ ngân sách cho từng bộ phận cũng có thể được điều chỉnh nhằm đảm bảo hiệu quả chung của hoạt động marketing của Trung tâm

4.3 Thiết kế về mặt chiến lược marketing của Trung tâm

Trung tâm cần xây dựng cho mình một chiến lược marketing hợp lý nhằm mục tiêu nâng cao năng lực, đáp ứng những thay đổi của cầu thị trường và của các đối thủ cạnh tranh, đồng thời chuẩn bị phương án đối phó với những cơ hội

và rủi ro tiềm tàng nảy sinh trong suốt thời kỳ xây dưng chiến lược marketing của Trung tâm

Chiến lược marketing là một chiến lược hoạt động toàn diện, gắn với các nhân tố chiến lược của thời kỳ như các mục tiêu chiến lược tổng quát của Trung tâm: Chiến lược kinh doanh và chiến lược cạnh tranh của Trung tâm; sự phát triển của thị trường, sự phát triển của công nghệ, các chính sách sản phẩm, các phân tích môi trường kinh doanh; các dự báo về thay đổi cạnh tranh, về chính

Ngày đăng: 08/10/2013, 15:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Quản Trị Marketing; Philip Kotlar; Nhà xuất bản thống kê, 2003 Khác
2. Marketing Du lịch; Ths. Trần Ngọc Nam và Trần Huy Khánh; Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, 2005 Khác
3. Giáo Trình Nghiên cứu Marketing;PGS. Nguyễn Viết Lâm;Nhà xuất bản Giáo Dục, 1999 Khác
4. Marketing trong Kinh doanh dịch vụ; TS. Lưu văn Nghiêm; Nhà xuất bản thông kê, 2001 Khác
5. Giáo Trình Quản Trị Kinh Doanh Lữ Hành;PGS.TS.Nguyễn Văn Đính- ThS.Phạm Hồng Chương; Nhà xuất bản thống kê Hà Nội, 2000 Khác
6. Tổng cục Du Lịch Việt Nam. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001-2010. Hà Nội tháng 10 năm 2001 Khác
7. Trang Web của Tổng cuc Du Lịch Việt Nam 8. Trang Web Tamnhin.com Khác
12.Tài liệu của Trung tâm du lịch lữ hành Phù Đổng Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w