1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Báo cáo khoa học về phương pháp dạy nghe tiếng Hàn

6 791 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 52,5 KB

Nội dung

tyjititiyui

Báo cáo 7 : Báo cáo khoa học về phương pháp dạy nghe tiếng Hàn Th.S Phạm Hồng Phương Phân khoa tiếng Hàn- Khoa NN& VH Phương Đông Tóm tắt : Người viết tổng kết tình hình dạy nghe tiếng Hàn hiện nay, đưa ra nhận định đánh giá về khả năng tiếp thu của sinh viên. Bên cạnh đó phân tích những khó khăn trong quá trình dạy nghe trong khuôn khổ lớp học. Từ đó rút ra được phương pháp giảng dạy hữu ích (Cung cấp kiến thức và dạy kĩ năng) cho sinh viên. Cuối cùng người viết đưa ra ý tưởng mới về việc dạy nghe cho sinh viên (Dạy nghe thông qua phim ảnh) Nội dung: Mỗi giảng viên luôn cần phải tự nhìn lại mình về kiến thức chuyên ngành, liên ngành và phương pháp giảng dạy. Thông qua bài báo cáo khoa học này, người viết xin được tổng hợp lại một số kĩ năng và phương pháp giảng dạy môn nghe tiếng Hàn. 1. Tình hình dạy nghe tiếng Hàn hiện nay: + Giáo trình đang sử dụng: Hiện nay khoa tiếng Hàn đang sử dụng giáo trình dạy tiếng Hàn (Sơ- Trung-Cao cấp) 한국어-경희대학교 của trường đại học Kyong Hee làm giáo trình giảng dạy chính. Các chủ đề nghe trong giáo trình sơ cấp là các bài hội thoại ngắn,đơn giản về các chủ đề trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Ví dụ như nghe và nói điện thoại, dịch vụ chuyển hàng, hội thoại ở bệnh viện, bưu điện …vv. Ở các trình độ cao hơn, giáo trình cung cấp cho người học các vấn đề học thuật ở những mảng kiến thức khác nhau như văn hóa, khoa học, nghệ thuật và các vấn đề xã hội. + Các tài liệu bổ sung: Ngoài giáo trình chính thức, chúng tôi có bổ sung thêm các bài nghe trên các trang web tin tức của Hàn Quốc, những đoạn hội thoại do người bản ngữ thu âm. + Khả năng tiếp thu của sinh viên: Sinh viên một số em vẫn còn thiếu năng động,sáng tạo và không tự tin đưa ra ý kiến trong giờ nghe. Những bài nghe quá khó có thể làm giảm hứng thú nghe của các em. Nhưng nhìn chung sinh viên có khả năng nghe và tiếp thu kiến thức mới. 2. Các khó khăn trong quá trình giảng dạy: + Sự khác biệt giữa tiếng Việt và tiếng Hàn Quốc Ta vốn biết, tiếng Việt có đặc điểm là ngôn ngữ đơn lập, âm tiết tính (ranh giới của hình vị trùng với ranh giới của một từ và trùng với ranh giới của một âm tiết, tức là mỗi một âm tiết là một hình vị là và là một từ). Trong lời nói, các âm tiết được phát âm tách rời nhau, độ dài khi phát âm của các âm tiết (và là từ) luôn ngang bằng nhau, đồng thời, trong lời nói, không có chuyện âm tiết này chồng lên âm tiết kia. Cũng bởi đặc điểm này mà người Việt thấy rất khó khi phải tiếp xúc với một ngôn ngữ có những đặc điểm hình thái –ngữ âm khác hẳn tiếng mẹ đẻ như tiếng Hàn Quốc. Những đặc điểm khác biệt giữa tiếng Việt và tiếng Hàn có thể kể ra đây như: Sự tồn tại của patchim (phụ âm cuối) 홑받침: patchim đơn và 겹받침 patchim kép. ( ㅁ, ㄴ, ㅇ,ㅂ, ㄷ, ㄱ) và cách đọc luyến âm 한국어[한구거] – 연음, âm căng bật hơi và không bật hơi. Có những phụ âm không phát âm theo đúng chữ viết khi đứng ở vị trí patchim… + Sự hạn chế của khuôn khổ lớp học: Những người học ngoại ngữ thường bị “nhiễu tín hiệu” khi nghe một phần vì họ quá thông minh và có rất nhiều kinh nghiệm trong quá trình tiếp nhận thông tin. Khi lần đầu nghe một thông tin nào đó, người nghe lập tức phải tra từ điển và tìm bằng được ý nghĩa của câu nói, của từ mới, nếu không thì họ sẽ khó có thể thể tiếp nhận được câu thông tin, hội thoại thứ hai. Vì thế phương pháp học tập của các em sinh viên hiện nay là: nghe, tìm lại script và tra từ điển sau đó tiếp tục nghe. Đây không hằn là một phương pháp sai mà vấn đề là sinh viên nhiều khi quá phụ thuộc vào phương pháp học đơn thuần đó. Tài liệu nghe cho sinh viên có thể thu thập từ nhiều nguồn nhưng để có thể cho sinh viên nghe tất cả và tiếp thu lượng kiến thức trong khoảng thời lượng là 100 phút vẫn là không đủ. Sự hạn chế của khuôn khổ lớp học khi học một ngoại ngữ đấy là trên lớp các em có thế tiếp thu được các kiến thức cơ bản và khá thiết thực nhưng lại thiếu đi sự sinh động và chân thực của đời sống. Sinh viên có thể nghe thời sự trên truyền hình, nhưng các phát thanh viên luôn duy trì một giọng nói “ không có cảm xúc”, vì mục đích của các tin tức là truyền đạt thông tin tới người nghe. Ngôn ngữ khi tách rời đời sống chỉ là một ngôn ngữ chết, nó vừa là công cụ để truyền đạt thông tin vừa là công cụ để biểu đạt cảm xúc. Điều mà khuôn khổ của lớp học không dễ dàng mang lại cho các người nghe đó là tính sinh động,đa dạng và sinh viên khó có thể hình dung được ngôn ngữ thực sự được ứng dụng muôn hình muôn vẻ trong đời sống như thế nào. 3. Phương pháp giảng dạy: + Cung cấp kiến thức: Xu hướng đào tạo đại học hiện nay là đào tạo chuyên sâu kết hợp với cung cấp tư duy liên ngành, đa ngành, đa lĩnh vực (và đa văn hóa) vì chính những kiến thức này sẽ giúp người lao động thích nghi tốt trong các bối cảnh làm việc nhóm, dự án – mà ở đó họ sẽ phải cộng tác với cá nhân từ các chuyên ngành rất khác biệt để cùng nhau giải các bài toán đa lĩnh vực. Vì thế giảng viên cần chủ động trong việc cung cấp cho sinh viên các bài thực hành nghe trên phương diện/lĩnh vực rộng, sử dụng nhiều tài liệu thực tế. + Dạy kĩ năng nghe: Ngoài dạy cho sinh viên kiến thức giảng viên cần chú trọng tới việc dạy cho sinh viên kĩ năng hoàn thành bài nghe. Một bài giảng nghe theo quan điểm của Underwood (1989: 30-78) sẽ trải qua ba giai đoạn đó là: (1) Pre-listening Giai đoạn trước khi nghe, mục đích của giai đoạn này là gợi mở hứng thú, đưa ra thành bài tập nghe và tạo được động lực nghe cho sinh viên. Phương pháp được áp dung ở giai đoạn này là đưa ra các câu hỏi liên quan đến chủ đề nghe. Bên cạnh đó có thể cung cấp thêm các tài liệu để bổ sung kiến thức về ngôn ngữ cho chủ đề này. (Như tranh ảnh minh họa, bảng biểu, các bài báo, và tổng kết từ vựng). (2) While-listening- giai đoạn trong khi nghe. Để sinh viên nghe và chủ động dừng những đoạn cần thiết, nhắc lại những phần khó hoặc phần quan trọng. ( 3) Post-listening- giai đoạn sau khi nghe. Mục đích cần đạt được của giai đoạn này là tổng kết, và nhấn mạnh lại một lần nữa. Và kiểm tra lại xem độ hiểu bài của sinh viên tới đâu. Tổng kết về cấu trúc ngữ pháp, từ mới, pháp âm và có thể liên kết với một vài skills khác nữa. - Tìm ra được keyword trong một đoạn và chủ đề của toàn bài nghe, từ đó có thể đoán nghĩa được cả câu thông qua ngữ cảnh. Giảng viên dạy nghe có thể hướng sinh viên đến một ngữ cảnh và những chỉ dẫn để sinh viên có thể đoán biết và nghe có định hướng. - Đoán nghĩa qua ngữ pháp - Đoán nghĩa qua nội dung diễn ngôn: Luyện tập nghe hiểu, đoán nghĩa qua ngữ cảnh diễn ngôn - Đoán nghĩa qua ngữ điệu và trọng âm Sau đây là 16 kĩ năng nghe trong bài nghe có thể đưa cho sinh viên (Tổng hợp theo Lee Hye Young (Trường đại học EWHA WOMANS UNIVERSITY) – Cấu trúc lớp học và nguyên lý giáo dục luyện nghe tiếng Hàn- 이해영(이화여 대)- 한국어 듣기 교육의 원리와 수업 구성) (1)일치하는 그림 선택하기- Chọn bức tranh phù hợp với các đoạn hội thoại (2) 지도에 표시하기- Nghe lời chỉ dẫn để tìm được vị trí của nơi đến/ tòa nhà (3) 그림 그리기- Vẽ tranh Nghe đoạn thoại miêu tả về vị trí của người vật sau đó vẽ minh họa lại bằng tranh. (4) 그림 순서대로 나열하기- Sắp xếp lại các bức tranh theo thứ tự thời gian, (5) 선 긋기- Nối các nội dung liên quan lại với nhau. (6) 표 완성하기- Hoàn thành bảng Hoàn thành chỗ trống trong bảng bằng thông tin nghe được từ bài nghe( điền thông tin về thời gian, về lịch làm việc…) (7) 빈칸에 쓰기- Nghe những từ quan trọng của đoạn hội thoại như số điện thoại, địa chỉ, các con số để điền vào chỗ trống. (8) 질문에 답하기-Trả lời câu hỏi (Các nội dung chính của bài nghe) (9) 제목 붙이기- Chọn chủ đề của đoạn tin tức hoặc đoạn hội thoại (10) 실마리 찾기- Tìm ra keyword để hiểu được toàn bộ đoạn hội thoại hoặc chủ đề bài nghe (11) 담화적 요소 파악하기 - Tìm hiểu các yếu tố của đoạn thoại như địa điểm thời gian nơi xảy ra cuộc thoại. - Đoán tâm trạng của người nói thông qua giọng nói hoặc ngữ điệu - Chọn xem trong số những đoạn đã cho sẵn đâu là mở bài,thân bài,kết luận (12) 정리, 요약하기/메모하기 - Chỉnh sửa, tóm tắt và ghi chép (ghi lại nội dung của cuộc hẹn và các yêu cầu trong bài hội thoại) (13) 추측하기/추론하기- dự đoán tình huống, kết quả có thể xảy ra (14) 문제 해결하기- giải quyết vấn đề đề bài đưa ra sau khi nghe (15) 의견 조정하기/종합하기- tổng hợp và quyết định ý kiến Đưa ra ý kiến của mình về vấn đề trong bài nghebảo vệ chính kiến của mình. (16) 논평하기/주장하기- đưa ra chủ trương và bình luận 4. Một số ý tưởng trong việc dạy nghe cho sinh viên Như đã đề cập đến sự hạn chế của việc dạy nghe trong khuôn khổ lớp học ở trên, người viết xin đề cập tới một phương pháp trong việc dạy nghe cho sinh viên ( Phương pháp này đã được áp dụng tại một số trường Hàn Quốc giảng dạy tiếng Hàn dành cho người nước ngoài) . Đó là phương pháp học nghe qua phim ảnh. Ngoài việc giao tiếp trực tiếp với người bản ngữ thì ngôn ngữ sử dụng trong các cuộc đối thoại trong phim luôn sinh động và đa dạng, tự nhiên nên sinh viên có thể được học “Tiếng Hàn đời thực”. Điều này cần giảng viên xây dựng một bộ giáo trình, chọn lựa phim và sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Và với phương pháp này, sinh viên có thể dễ dàng có hứng thú và học được những mẫu câu, các ngữ pháp một cách nhuẫn nhuyễn,dễ nhớ và tự nhiên nhất. Giảng viên luôn đóng vai trò là người hướng dẫn và là người mang lại cảm hứng say mê học tập cho sinh viên. Làm thế nào để sau khi kết thúc giờ học, sinh viên có một động lực để tự học và tìm tòi khám phá thêm mới gọi là mang lại hiệu quả của việc dậy học. Tài liệu tham khảo - Omaggio,A.C (1993). Teaching in Context, Boston: Heinle & Heinle - Peterson. P.W. (1991). “A synthesis of methods for interactive listening”. In M. Celce-Murcia (Ed.) “Teaching English as a Second or Foreign Language” (2 nd ed.). Boston: Newbury House - “Teaching listening better” , ABAX ELT Publishers - ThS. Nguyễn Thị Thanh Huyền, “Về vấn đề dạy Listening” - Underwood, M. (1989). “Teaching Listening”, London, Longman - 이해영, “한국어 듣기 교육의 원리와 수업 구성”, 이화여대학교 . Báo cáo 7 : Báo cáo khoa học về phương pháp dạy nghe tiếng Hàn Th.S Phạm Hồng Phương Phân khoa tiếng Hàn- Khoa NN& VH Phương Đông Tóm. phương pháp giảng dạy. Thông qua bài báo cáo khoa học này, người viết xin được tổng hợp lại một số kĩ năng và phương pháp giảng dạy môn nghe tiếng Hàn. 1.

Ngày đăng: 08/10/2013, 15:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w