1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nhằm mở rộng và hoàn thiện các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng

9 427 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 18,88 KB

Nội dung

Một số giải pháp nhằm mở rộng hoàn thiện các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các quan hệ kinh tế không ngừng mở rộng đa dạng với nhiều hình thức. Ngân hàng là cầu nối liền giữa các quan hệ kinh tế thông qua các nghiệp vụ tín dụng, thanh toán của mình. Vì vậy nghiệp vụ thanh toán tín dụng của ngân hàng là nhân tố trực tiếp tác động kinh doanh của đơn vị, cá nhân trong nền kinh tế. Với vai trò, vị trí quan trọng của mình, ngành ngân hàng bằng nhiều biện pháp đã khai thác đáp ứng mọi nhu cầu, khả năng về vốn cho sự phát triển của nền kinh tế góp phần thực hiện công cuộc đổi mới công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để đạt được điều này đòi hỏi ngành ngân hàng phải thường xuyên đổi mới công nghệ ngân hàng, bằng cách đưa khoa học công nghệ tin học hiện đại áp dụng trong công tác thanh toán. Tìm mọi biện pháp khắc phục những tồn tại, thiếu sót để từ đó thúc đẩy mở rộng công tác thanh toán qua ngân hàng ngày càng phát triển hoàn thiện hơn. Theo như đánh giá chung của ngành ngân hàng, công tác thanh toán không dùng tiền mặt hiện còn những tồn tại sau: - Việc triển khai mở rộng phạm vi thanh toán trong dân cư còn chậm, các phương tiện thanh toán mới chưa phát huy được hiệu quả, thanh toán bằng tiền mặt ngoài hệ thống ngân hàng vẫn còn khá phổ biến. - Môi trường pháp lý còn thiếu, một số luật theo thông lệ quốc tế như: Luật séc, luật thương mại, luật thư tín dụng, các pháp lệnh về thanh toán không chứng từ .chưa ra đời. - Phương tiện kỹ thuật, công nghệ thanh toán mặc dù đã có những bước phát triển nhưng chưa cao chưa rộng khắp trong toàn quốc. Thực trạng trên đã đang được phản ánh nhiều trên công luận. Yêu cầu đặt ra là cần phải có những giải pháp phù hợp với đòi hỏi bức bách hiện nay nhằm loại bỏ những ách tắc trong thanh toán, phát huy tác dụng vốn có của thanh toán không dùng tiền mặt để phục vụ tốt nhất trước hết là cho khách hàng cho toàn bộ nền kinh tế. Trong những năm 1993 - 1994 ngân hàng Nhà nước đã cho ra đời nhiều quyết định, thể chế về cải tiến hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tổ chức hệ thống thanh toán khá hợp lý. Năm 1996 Chính phủ đã ban hành nghị định 30/CP ngân hàng Nhà nước đã ban hành thông tư 07/TT - NH1 về việc cải tiến hình thức thanh toán bằng séc là các loại séc như: Séc chuyển khoản, séc bảo chi .có thể dung chung một mẫu séc. Chính vì vậy cho nên tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt đã không ngừng tăng lên. Mặc dù vậy, qua quá trình thực tập, nghiên cứu ở Ngân hàng Công thương Đống Đa, kết hợp với những kiến thức đã được học ở nhà trường em thấy nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt còn một số khó khăn tồn tại. Với nguyện vọng được góp phần nhỏ vào việc hoàn thiện công tác thanh toán không dùng tiền mặt em xin mạnh dạn đưa ra một vài kiến nghị đề xuất nhỏ. 1. Kiến nghị về séc chuyển khoản: Séc chuyển khoản là một hình thức thanh toán không dùng tiền mặt đã có từ lâu đời một hình thức thanh toán chuyên dùng của các đơn vị kinh tế. Theo em, một trong những nhược điểm cần phải giải quyết để hoàn thiện hơn hình thức thanh toán này là xử lý séc phát hành quá số dư. Em xin nêu một vài ý kiến như sau : Thông thường khi đơn vị phát hành một tờ séc chuyển khoản để trả trả tiền hàng hoá hay cung ứng lao vụ cho người cung cấp. Nếu lúc người thu hưởng nộp séc vào Ngân hàng xin thanh toán mà trên tài khoản tiền gửi của đơn vị phát hành séc không đủ số dư thì Ngân hàng sẽ lưu tờ séc đó lại để chờ đến khi tài khoản của người mua đủ tiền mới tiến hành thanh toán tính phạt phát hành quá số dư cũng như phạt chậm trả theo Ngân hàng Nhà nước đã quy định. Nhưng nếu làm như vậy nhiều khi gây thiệt thòi cho đơn vị phát hành séc cũng như làm chậm quá trình luân chuyển vốn của người bán. Bởi vì, trong nhiều trường hợp tờ séc chuyển khoản chỉ phát hành quá sốmột số tiền rất nhỏ. Ví dụ: Số tiền trên tờ séc chuyển khoản là 40.000.000đ, nhưng số dư trên tài khoản tiền gửi của đơn vị tại thời điểm khách hàng nộp séc vào Ngân hàng là 35.000.000đ. Theo quy định hiện nay thì tờ séc đó không được thanh toán mà phải lưu lại cho đến khi tài khoản của người phát hành đủ số chủ tài khoản phải chịu phạt vì phát hành qúa số bị phạt chậm trả toàn bộ số tiền trên tờ séc (mặc dù tờ séc đó chỉ phát hành quá số dư với số tiền rất nhỏ). Còn người bán phải chờ cho đến khi tài khoản của người phát hành đủ số dư mới được thanh toán. Nếu tài khoản của người mua có tiền ngay sau ngày khách hàng nộp séc vào thì người bán sẽ không bị thiệt thòi. Nhưng nếu nếu tài khoản của người mua sau 4 - 5 ngày mới đủ tiền thì như vậy sẽ gây ảnh hưởng tới vòng quay vốn kinh doanh của họ. Theo em Ngân hàng nên có sửa đổi như sau : + Đối với đơn vị kinh doanh tốt, làm ăn có hiệu quả, có tín nhiệm lâu nay với Ngân hàng thì Ngân hàng có thể cho phát hành quá sốmột số tiền nhất định nào đó. Vì đây là khó khăn tài chính tạm thời của họ chứ không phải họ cố ý phát hành quá số dư. + Ngân hàng có thể cho vay để đơn vị phát triển séc thanh toán tờ séc đó cho đơn vị bằng cách : Ngân hàng có thể yêu cầu đơn vị phát hành séc lập một đơn xin vay một giấy cam kết sẽ trả ngay số tiền vay với đầy đủ chữ ký của Giám đốc Kế toán trưởng với một mức lãi suất phù hợp do Ngân hàng quy định để góp phần đẩy nhanh quá trình thanh toán. Khi đó kế toán hoạch toán : Nợ : Tài khoản của khách hàng. Có : Tài khoản cho vay. + Hoặc khi phát hành quá số dư thì Ngân hàng vẫn tiến hành thanh toán số tiền hiện có trên tài khoản cho đơn vị thụ hưởng, còn số tiền quá số dư thì lưu lại để đến khi tài khoản tiền gửi của đơn vị phát triển đủ tiền sẽ tiến hành thanh toán nốt tính phạt như chế độ hiện nay quy định (nhưng chỉ tính phạt trên số tiền bị quá số dư chứ không tính phạt toàn bộ số tiền trên séc). 2. Về mức thu phí chuyển tiền trong cùng địa bàn khi thực hiện thanh toán điện tử. Hiện nay Ngân hàng Công thương Đống Đa áp dụng mức thu phí chuyển tiền theo công văn 1015 của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Tỷ lệ thu là 0,05% trên số tiền chuyển. Mức tối đa là 500.000đ tối thiểu là 20.000đ. Cụ thể ngày 10/7/2000 Công ty cơ khí Hà Nội có chuyển một ủy nhiệm chi trả tiền cho Công ty vật tư ngân hàng (mở TK tại hội sở Ngân hàng Công thương Việt Nam) số tiền là 100.000.000đ Ngân hàng Công thương Đống Đa đã thu phí: 100.000.000đ x 0,05% = 50.000 đ Trong khi đó nếu qua đường bù trừ (qua máy vi tính) thì phí dịch vụ phải thu là 2.000đ/1 món. Để tạo điều kiện cho đơn vị cá nhân tham gia thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng càng phát triển em xin đề nghị Ngân hàng Công thương Việt Nam nên ấn định mức thu phí thanh toán điện tử trong cùng hệ thống trên địa bàn Hà Nội giảm xuống với tỷ lệ từ 0,02% đến 0,03 % trên số tiền thanh toán. - Thời gian thanh toán điện tử nên kéo dài đến 16h trong ngày, có như vậy những chứng từ phát sinh trong ngày sẽ được giải quyết trong một ngày làm việc. 3. Kiến nghị về uỷ nhiệm chi: Uỷ nhiệm chi là thể thức thanh toán áp dụng giữa hai bên mua bán tín nhiệm lẫn nhau nhưng trong thực tế nhiều trường hợp hai bên mua bán không tín nhiệm lẫn nhau vẫn dùng uỷ nhiệm chi. Từ đó rất dễ xảy ra nợ nần, dây dưa, chiếm dụng vốn lẫn nhau giữa các tổ chức kinh tế, bên bị thiệt hại sẽ là người bán. Nếu sau khi nhận hàng người mua không lập uỷ nhiệm chi gửi đến ngân hàng hoặc uỷ nhiệm chi có thể gửi đến ngân hàng nhưng trên tài khoản của họ khôngtiền hoặc không đủ tiền dẫn đến người bán bị chiếm dụng vốn. Để khắc phục tình trạng này đảm bảo quyền lợi cho người bán trong quan hệ thanh toán, nên quy định phạt đối với bên mua khi họ để ra tình trạng nói trên. Nói khác đi là khôi phục chế độ phạt chậm trả đối với uỷ nhiệm chi mà trước đây đã áp dụng. Hình thức phạt này quy định như sau: Sau khi bên mua hoàn thành việc nhận hàng từ bên bán, bên mua phải lập ngay uỷ nhiệm chi kèm theo bản sao hoá đơn vận đơn giao hàng (ghi rõ ngày giao hàng) gửi đến ngân hàng phục vụ mình trong thời hạn hai ngày sau khi nhận hàng để tiến hành thanh toán cho người bán. Nếu người mua không chịu thực hiện quy định này người mua sẽ phải chịu phạt chậm trả: Số tiền phạt Chậm trả = Số tiền trên uỷ nhiệm chi X Số ngày phạt Chậm trả x Tỷ lệ phạt chậm trả Tỷ lệ phạt chậm trả là lãi suất trả quá hạn loại cho vay cao nhất tại ngân hàng phục vụ người lập uỷ nhiệm chi. Đây là một quy định đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia thanh toán bằng uỷ nhiệm chi góp phần thúc đẩy nhanh tiến trình thanh toán. 4. Kiến nghị về ngân phiếu thanh toán : Ngân phiếu thanh toánhình thức thanh toán đơn giản, thuận tiện được sử dụng rộng rãi. Nhưng hiện nay tình hình thanh toán bằng ngân phiếu thanh toán có chiều hướng giảm do có những nhược điểm như thời hạn sử dụng bị hạn chế. Vì vậy nếu người sử dụng để ngân phiếu quá thời hạn sẽ bị phạt. Với mức phạt mà ngân hàng Nhà nước áp dụng để phạt ngân phiếu để quá thời hạn thanh toán cụ thể là: - Mức phạt đang áp dụng đối với một tờ ngân phiếu thanh toán loại 5 triệu để quá hạn là 15 ngày. Số tiền phạt hiện hành là: 5.000.000 x 1,5% = 75.000đ Theo em Ngân hàng Nhà nước nên áp dụng tính phạt theo như cách tính lãi là: 5.000.000đ x 1,5% x 15 ngày = 37.500đ 100 x 30 Vì Ngân hàng Nhà nước áp dụng mức phạt là để nhắc nhở đơn vị, cá nhân phải quan tâm đến thời hạn của ngân phiếu thanh toán, đây là mức phạt cảnh cáo nên để mức phạt vừa phải. * Đề xuất: Mặc dù thanh toán không dùng tiền mặt đang trên đà phát triển song không tránh khỏi những tồn tại nhất định do trình độ công nghệ còn yếu kém. Vì vậy: Cần thiết phải “Tin học hoá một cách đồng bộ thống nhất trong toàn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam mà trọng tâm là ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Thương mại, ngân hàng Đầu tư phát triển Kho bạc Nhà nước. Thành lập mạng lưới thanh toán không chỉ trong nội bộ hệ thống Ngân hàng Thương mại mà còn phải lập mạng lưới thanh toán giữa các ngân hàng trên cùng một địa bàn, địa phương. Có như vậy chúng ta mới tận dụng tối đa những ưu điểm máy tính điều đó mới đúng nghĩa với “Tin học hoá ngân hàng”. Việc trang bị máy tính tuy bước đầu tốn kém nhưng xét đến vai trò hiệu quả của nó thì rất lớn. Theo em nhất thiết phải trang bị đồng bộ ngay không nên chờ đợi nữa vì các lý do sau: 1. Muốn tránh được tình trạng khan hiếm tiền mặt cần thiết phải tạo cho khách hàng tâm lý thích sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Họ cảm thấy sử dụng các phương tiện này nhanh chóng, thuận tiện, an toàn hơn là sử dụng tiền mặt. Nếu chúng ta trang bị toàn bộ máy tính ở hầu hết các trung tâm tài chính NH thì việc sử dụng các phương tiẹn thanh toán thay tiền sẽ thể hiện rõ những ưu điểm của nó. Thực tế đã kiểm nghiệm ở những nước có nền kinh tế phát triển người dân chỉ sử dụng tiền mặt để chi trả những khoản tiêu lặt vặt không đáng kể còn đa phần là sử dụng các phương tiện thanh toán thay tiền. 2. Nhờ trang bị hệ thống máy tính đồng bộ rộng khắp sẽ giúp cho các hoạt động của Ngân hàng Thương mại quốc doanh được nâng cao ngang tầm với các ngân hàng trong khu vực, hoà nhập vào hoạt động kinh doanh tiền tệ thế giới. Bên cạnh đó giúp các hệ thống ngân hàng nắm bắt những biến động về tiền tệ trên thế giới nói chung của từng quốc gia nói riêng một cách nhanh chóng. Tất cả điều đó đều ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến kinh doanh tiền tệ trong nước. Đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế mở cửa, hàng loạt các ngân hàng loạt các ngân hàng trên thế giới đặt quan hệ mở chi nhánh hoạt động tại nước ta, đòi hỏi các hệ thống Ngân hàng Thương mại nước ta phải hiện đại hoá nhằm tạo khả năng cạnh tranh. 3. Một khi mà hoạt động ngân hàng nước ta đủ mạnh thì khả năng chuyển vốn đầu tư của nước ngoài sẽ thực hiện mau chóng. Hiện nay theo quan điểm của một số chuyên gia kêu gọi đầu tư còn e ngại hoạt động của hệ thống Ngân hàng Thương mại nước ta còn quá non kém, phần nào cản trở ý định đầu tư. Theo em với trình độ nhận thức của chúng ta hiện nay sự phát triển mạnh mẽ của ngành Bưu chính viễn thông cho phép chúng ta sử dụng mạng lưới thanh toán truyền tin có hiệu quả. Kết luận Hiệu quả trong kinh doanh là mục tiêu hàng đầu của các Ngân hàng Thương mại trong nền kinh tế thị trường. Để đạt được điều đó đòi hỏi các Ngân hàng Thương mại phải luôn tiếp cận cái mới, áp dụng công nghệ ngân hàng tiên tiến trên thế giới, nhất là đối với các Ngân hàng Thương mại Việt Nam đang trong quá trình đổi mới, còn thiếu nhiều điều kiện cần thiết cho hoạt động kinh doanh. Thanh toán không dùng tiền mặt là nghiệp vụ được hiện đại hoá cao trên thế giới, song trái lại ở Việt Nam thì nó đang trong quá trình hoàn thiện mở rộng. Do đó các Ngân hàng Thương mại cần nghiên cứu nâng cao chất lượng số lượng dịch vụ nhằm mục đích tăng cường hiệu quả an toàn. Quá trình này gồm nhiều mặt, nó đòi hỏi các ngân hàng phải từng bước mở rộng trang bị kỹ thuật hiện đại để đưa công tác thanh toán của ngân hàng nhanh chóng hoà nhập với công nghệ thanh toán hiện đại trong khu vực trên thế giới. Xuất phát từ nghiên cứu tình hình thực tế tại Ngân hàng Công thương Đống Đa em đã mạnh dạn đưa ra những suy nghĩ của mình mong rằng sẽ góp được một phần nhỏ vào công tác hoàn thiện các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Những nội dung cơ bản đã đề cập trong luận văn này mới chỉ giới hạn trong phạm vi các điều kiện cần thiết của nghiệp vụ. Hy vọng rằng với một vài suy nghĩ về nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt có thể đóng góp phần nhỏ vào việc hoàn thiện mở rộng nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tạo điều kiện cho Ngân hàng Thương mại. Trong quá trình nghiên cứu, khóa luận có điều gì suất, thiếu sót em rất mong được sự thông cảm giúp đỡ của ngân hàng cũng như các thầy cô giáo. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn! . Một số giải pháp nhằm mở rộng và hoàn thiện các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng Cùng với sự phát triển. thanh toán không dùng tiền mặt còn một số khó khăn tồn tại. Với nguyện vọng được góp phần nhỏ vào việc hoàn thiện công tác thanh toán không dùng tiền mặt

Ngày đăng: 08/10/2013, 14:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w