Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 24 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
24
Dung lượng
31,03 KB
Nội dung
Cơsởlýluậnvềthanhtoánkhôngdùngtiềnmặttrongnềnkinh tế. I. Sự cần thiết khách quan và vai trò của thanhtoánkhôngdùngtiềnmặttrongnềnkinhtế thị trường: 1. Sự cần thiết khách quan: Từ sau nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI, với sự chuyển biến mạnh mẽ của nềnkinhtế từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường, hoạt động của nềnkinhtế đã trở nên sôi động hơn với nhiều loại hình kinh doanh thuộc nhiều thành phần kinhtế khác nhau. Các quan hệ hàng hoá - tiền tệ, quan hệ thị trường ngày càng mở rộng. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII cũng đã khẳng định: “Hệ thống ngân hàng cần phải vươn lên làm tốt chức năng trung tâm tiềntệ - tín dụng - thanhtoán của các thành phần kinh tế, huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần từng bước ổn định giá trị đồng tiền Việt Nam”. Là một ngành có vai trò trọng tâm của toàn bộ nềnkinh tế, ngân hàng phải đi trước các ngành kinhtế khác trong công cuộc đổi mới và phát triển của đất nước. Chiến lược ổn định và phát triển kinhtế xã hội đến năm 2000 của Đảng đã khẳng định rõ: “Phải cải tổ hệ thống ngân hàng để hoạt động có hiệu quả, thực sự trở thành trung tâm tiềntệ - tín dụng - thanh toán, đóng vai trò nòng cốt trên thị trường vốn và tiền tệ”. Thanhtoánkhôngdùngtiềnmặt ra đời là do chính đòi hỏi ngày càng cao của nềnkinh tế. Sản xuất hàng hoá phát triển qua nhiều giai đoạn từ thấp đến cao. Nhưng ở giai đoạn nào tiềntệ vẫn đóng vai trò là một công cụ có tầm quan trọng lợi hại đặc biệt và có độ nhạy rất cao. Việc sử dụng công cụ tiềntệ như thế nào sẽ gây tác động dây chuyền như là một tác nhân kinhtế đối với từng mắt xích hoặc có khi đối với các quá trình kinh tế. Trong các học thuyết kinh tế, người ta đã xác định ngân hàng có vai trò là trung tâm thanhtoán của hệ thống ngân hàng ngày càng rõ nét và to lớn. Tái sản xuất xã hội là một quá trình liên hoàn, trong đó tồn tại các quan hệ trao đổi, mua bán hàng hoá dịch vụ và do đó phát sinh quan hệ thanh toán. Mặt khác, tập trung thanhtoán vào ngân hàng là một vấn đề thiết yếu đối với mỗi doanh nghiệp và các tầng lớp dân cư trong điều kiện nềnkinhtế phát triển. Ngân hàng là nơi tập trung một khối lượng tiềntệtrongnềnkinh tế, số tồn khoản này dành cho các tổ chức kinhtếtrong nước để tiến hành mở rộng công việc làm ăn, kinh doanh buôn bán. Trongnềnkinhtế hiện đại, ngân hàng kiểm soát và điều động một cách hợp lý khối lượng tiền tệ, chịu ảnh hưởng của mọi chính sách phát triển kinhtế quốc gia. Tập trung công tác thanhtoán vào ngân hàng có một ý nghĩa to lớn không chỉ đối với xã hội, chính phủ mà còn với cả các doanh nghiệp và các tầng lớp dân cư. Ngân hàng đứng trên phương diện rộng lớn, nó phản ánh kinhtế của một nước. Nhìn vào những hoạt động và trình độ công nghệ của các nghiệp vụ trong ngân hàng là ta có thể đánh giá được trình độ phát triển kinhtế của nước đó. Hệ thống ngân hàng phát triển mạnh mẽ sẽ tạo ra động lực cho mọi ngành kinhtế khác trong nước phát triển và ngược lại. Cùng với sự phát triển của sản xuất hàng hóa thanhtoán bằng tiềnmặt ngày càng bộc lộ nhiều nhược điểm. Các quan hệ kinhtế trở nên đa dạng, phức tạp, thanhtoánkhông ngừng tăng lên về khối lượng và chất lượng. Như vậy, chính sự phát triển của nền sản xuất và lưu thông hàng hoá đã dẫn đến sự ra đời của một phương thức thanhtoán mới ưu việt hơn: “Thanh toánkhôngdùngtiền mặt” Thanhtoánkhôngdùngtiềnmặt là một nấc thang phát triển tất yếu của nghiệp vụ thanhtoántrongnềnkinhtế thị trường và chính nó đã từng bước đáp ứng được yêu cầu của nềnkinhtế hiện đại. 2. Vai trò của thanhtoánkhôngdùngtiềnmặttrongnềnkinhtế thị trường: Công tác thanhtoán là một trong những chức năng trung tâm của ngân hàng. Theo đà phát triển chung của xã hội và hệ thống ngân hàng, thanhtoánkhôngdùngtiềnmặt ngày trở nên quan trọng. Ngày nay, thanhtoánkhôngdùngtiềnmặt là một phần không thể tách rời các doanh nghiệp, các cá nhân và các đoàn thể. Trongnềnkinhtế thị trường, thanhtoánkhôngdùngtiềnmặt được thực hiện trôi chảy sẽ đem lại hiệu quả thiết thực cho tất cả các đối tác tham gia. - Thứ nhất: Tăng tỷ trọngthanhtoánkhôngdùngtiềnmặttrong lưu chuyển hàng hoá tiềntệ góp phần làm giảm lượng tiềnmặt trôi nổi trên thị trường, tiết kiệm được chi phí xã hội gắn liền với việc in tiền, huỷ tiền, hư hỏng, bảo quản, kiểm đếm . Khối lượng tiền cần thiết để thanhtoántrong lưu thông có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu thanhtoánkhôngdùngtiềnmặt tăng sẽ làm giảm khối lượng tiềnmặt cần thiết. Vì vậy khối lượng tiềnmặttrong lưu thông giảm xuống, sẽ giảm được chi phí lưu thông mà chủ yếu là chi phí phát hành, bảo quản, kiểm đếm, cất giữ v.v . Giảm được chi phí này sẽ tạo điều kiện tốt để điều hoà lưu thông tiềntệ vì quá trình thanhtoán này chịu giám sát trực tiếp hoặc gián tiếp của ngân hàng nhà nước. Vì vậy mà chúng ta kế hoạch hoá và điều hoà lưu thông tiền tệ. - Thứ hai: Thanhtoánkhôngdùngtiềnmặt phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hoá. Bất kỳ một chu kỳ sản xuất và lưu thông hàng hoá nào đều bắt đầu bằng khâu thanh toán. Do vậy, phải tổ chức thanhtoán nhanh gọn, chính xác vừa đảm bảo an toànvề vốn vừa rút ngắn được chu kỳ sản xuất, tăng tốc độ luân chuyển vốn. Đứng ở tầm vĩ mô, khâu thanhtoán ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn, đến kết quả sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp. Nếu như thanhtoán được tiến hành trôi chảy sẽ giúp cho lưu thông hàng hoá thông suốt, các hoạt động của nềnkinhtế sẽ tiến hành thuận lợi. Để tiến hành thanhtoán qua ngân hàng, các tổ chức, cá nhân phải mở tài khoản tiền gửi thanhtoán thông qua việc gửi một khoản tiền nhất định vào ngân hàng. Tính chất của tài khoản này là luôn dư có, đó là nguồn vốn huy động tạm thời tồn đọng trên các tài khoản tiền gửi thanhtoán nhưng chưa sử dụng đến. Hơn nữa, xuất phát từ tính chất không liên tục của việc nộp tiền bán hàng hoá, dịch vụ vào tài khoản và việc chi trả từ tài khoản, do không phải lúc nào các lệnh chi trả cũng được tiến hành cùng một lúc với giá trị như nhau, nên trên tài khoản luôn lưu ký một số dư nhất định. Đây là nguồn vốn tín dụng khá lớn và có chi phí thấp (vì trả lãi thấp), mà ngân hàng được phép sử dụng để mở rộng đầu tư và tín dụng cho nềnkinh tế, (sau khi duy trì một tỷ lệ nhất định để đảm bảo chi trả cho chủ tài khoản trong mọi trường hợp). - Thứ ba: Thanhtoánkhôngdùngtiềnmặt giúp ngân hàng và các tổ chức tín dụng tập trung được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư vào nềnkinhtế để mở rộng việc cấp tín dụng ngân hàng. Như đã đề cập trong vai trò thứ hai, ngân hàng có thể sử dụng một phần nguồn vốn từ tài khoản tiền gửi thanhtoán để cho vay, mở rộng việc cấp tín dụng cho nềnkinh tế. Chỉ tiêu kế hoạch tín dụng tổng hợp là một trong những chỉ tiêu kế hoạch quan trọng của nềnkinh tế, mà kế hoạch tín dụng muốn thực hiện được tốt thì phải đẩy mạnh công tác thanhtoán qua ngân hàng. Việc thanhtoán này diễn ra càng nhanh chóng thì sẽ giải phóng nhanh vốn trong khâu thanh toán, kết quả là tạo ra nguồn vốn nhàn rỗi lớn thì đẩy mạnh hoạt động cho vay của ngân hàng và cuối cùng là tạo điều kiện để kế hoạch hoá nềnkinhtế quốc dân. Xu hướng trong thời gian tới khối lượng thanhtoán sẽ tiếp tục tăng nhanh, do vậy nguồn vốn tiền gửi thanhtoán sẽ chiếm một tỷ trọng đáng kể trongtoàn bộ cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng. Thứ tư: Thanhtoán qua ngân hàng đã và đang trở thành công cụ cạnh tranh có hiệu quả của các ngân hàng nhằm thu hút khách hàng. Điều này thể hiện trên hai khía cạnh sau: + Về dịch vụ ngân hàng: Mục đích của khách hàng gửi tiền vào ngân hàng không chỉ đề hưởng lãi mà còn để mua các dịch vụ ngân hàng và dịch vụ dần sẽ trở thành mục đích chính của khách hàng. Vì vậy sức mạnh và khả năng cạnh tranh của các ngân hàng được đo bằng số lượng và chất lượng các dịch vụ ngân hàng trong đó có dịch vụ thanh toán. + Về chi phí ngân hàng: Lãi suất ngân hàng phải trả cho số dư trên tài khoản tiền gửi thanhtoán là rất thấp, thậm chí một số nước trên thế giới người gửi tiềnkhông được hưởng lãi trên số dư tài khoản tiền gửi thanh toán. Vì vậy ngân hàng có thể lợi dụng việc mở rộng thanhtoánkhôngdùngtiềnmặt như một giải pháp hữu hiệu để thay đổi cơ cấu nguồn vốn theo xu hướng tăng tỷ trọng nguồn vốn có chi phí thấp, giảm tỷ trọng nguồn vốn có chi phí cao. Bên cạnh đó, thông qua việc quản lý biến động vềsố dư trên tài khoản tiền gửi ngân hàng thực hiện chức năng kiểm tra và giám sát hoạt độn, khả năng tài chính của các doanh nghiệp. Đây là cơsở rất quan trọng để ngân hàng thực hiện nghiệp vụ tư vấn, đầu tư có hiệu quả. - Thứ năm: Vai trò đối với quản lý vĩ mô của Nhà nước, ngân hàng là tổ chức kinhtế thông qua đó các chính sách của Nhà nước vềtiền tệ, tín dụng và thanhtoán được thực hiện. Vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước qua các ngân hàng chỉ thực sự phát huy đầy đủ tác dụng khi phần lớn khối lượng thanhtoán tập trung qua các ngân hàng. Mở rộng thanhtoánkhôngdùngtiềnmặt tạo điều kiện cho ngân hàng Nhà nước quản lý một cách tổng thể quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá. II. Quá trình phát triển của nghiệp vụ thanhtoánkhôngdùngtiềnmặt ở Việt nam. 1. Thanhtoánkhôngdùngtiềnmặttrong thời kỳ kinhtế kế hoạch hoá tập trung. Ở nước ta từ khi có hệ thống ngân hàng ra đời, phương thức thanhtoánkhôngdùngtiềnmặt đã được áp dụng. Trong thời kỳ kinhtế kế hoạch hoá tập trung bao cấp nềnkinhtế được thực hiện theo cơ chế hành chính, mệnh lệnh, sản xuất hàng hoá và tiêu thụ sản phẩm được thực hiện theo kế hoạch từ trên giao xuống cho các doanh nghiệp sản xuất và thương nghiệp làm công việc phân phối tiêu thụ hàng hoá. Do vậy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong xã hội tốt hay xấu cũng không ảnh hưởng gì đến nềnkinhtế bao cấp này. Hoạt động của ngân hàng cũng được thực hiện theo cơ chế đó, cho nên hiệu quả kinhtế của ngân hàng cũng như toàn bộ nềnkinhtếkhông được quan tâm nhiều. Thanhtoánkhôngdùngtiềnmặttrong thời kỳ kế hoạch hoá được thực hiện theo Nghị định 75/NĐ-CP. Với nguyên tắc cứng nhắc, kém hiệu quả. Cụ thể phương thức thanhtoán lòng vòng, chậm chạp (một khoản chuyển tiềnthanhtoán chi trả tiền hàng khi thực hiện phải mất rất nhiều thời gian từ 5-10 ngày). Vì công cụ thanhtoán kém linh hoạt, thủ tục phức tạp, các phương tiện làm việc lạc hậu, và thực hiện thanhtoán bằng thủ công. Do điều kiện kỹ thuạt lạc hậu, công cụ thanhtoán nói trên dẫn đến tốc độ luân chuyển vốn chậm chạp, thiếu chính xác, cung cấp thông tin không kịp thời và không đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia thanhtoán làm ảnh hưởng đến tốc độ và kéo dài chu kỳ sản xuất và lưu thông hàng hoá. Ngoài công cụ thanhtoán nghèo nàn ngân hàng còn có quy định cho các doanh nghiệp và các tổ chức kinhtế chỉ được mở tài khoản tiền gửi tại địa phương mình hoạt động (cùng địa phương).Khách hàng không được tự do lựa chọn ngân hàng dẫn đến khôngcó sự cạnh tranh giữa các ngân hàng. Trong thời kỳ kinhtế kế hoạch hoá tập trung bao cấp việc thanhtoánkhôngdùngtiềnmặt ở nước ta tuy đã được áp dụng khá rộng rãi trongnềnkinhtế nhằm giảm bớt lượng tiềnmặt đi vào lưu thông bằng cách ngân hàng đã quy định cho các doanh nghiệp định mức tồn quỹ tiền mặt, định mức tạo chi . nhưng vẫn kém hiệu quả, cụ thể những năm đó lượng tiềnmặttrong lưu thông rất lớn, ngân hàng ở trong tình trạng khan hiếm tiền mặt, như vậy ngân hàng chưa làm tốt chức năng thanhtoán của mình để giúp cho nềnkinhtế phát triển. Ngân hàng được xây dựng theo mô hình một cấp gồm Ngân hàng Nhà nước và các chi nhánh vừa thực hiện chức năng quản lý nhà nước vềtiềntệ tín dụng ngân hàng vừa thực hiện chức năng kinh doanh hoạt động theo phương thức kế hoạch hoá tập trên từ dưới lên trên. 2. Thanhtoánkhôngdùngtiềnmặttrongnềnkinhtế hàng hoá nhiều thành phần. Khi nềnkinhtế của nước ta chuyển từ nềnkinhtế kế hoạch hoá tập trung sang nềnkinhtế thị trường đòi hỏi ngành ngân hàng phải tiến hành sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện chế độ, thể lệ thanhtoán và áp dụngtiến bộ khoa học vào kỹ thuật thanhtoánkhôngdùngtiềnmặt cho phù hợp và đáp ứng được yêu cầu đa dạng hoá của nềnkinhtế hàng hoá nhiều thành phần. Ngày 26/03/1988 Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định 53 về tổ chức bộ máy ngân hàng theo Nghị định này hệ thống ngân hàng bắt đầu được chia thành hai cấp. - Cấp quản lý: Là Ngân hàng Nhà nước có chức năng độc quyền phát triển tiền, quản lý nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng ngân hàng trên tầm quản lý vĩ mô. - Cấp kinh doanh: Là các ngân hàng chuyên doanh thuộc sở hữu nhà nước và vẫn trực thuộc ngân hàng trung ương. Các ngân hàng này có chức năng kinh doanh tiềntệ và dịch vụ ngân hàng. Sau khi hai pháp lệnh ngân hàng ra đời ngày 23/05/1990 đã đáp ứng nhu cầu phát triển của nềnkinhtế thị trường là lần lượt các Ngân hàng Thương mại, ngân hàng cổ phần được thành lập, chi nhánh ngân hàng nước ngoài . Năm 1990 hệ thống kho bạc ra đời mà chức năng quản lý quỹ ngân sách nhà nước. Bắt đầu của thời kỳ thanhtoánkhôngdùngtiềnmặt được thực hiện bằng quyết định 101/NH-QĐ ngày 30/07/1991. Quyết định này ban hành các thể lệ chế độ thanhtoánkhôngdùngtiềnmặt bằng bốn công cụ sau: - Séc, - Uỷ nhiệm chi, - Uỷ nhiệm thu, - Thẻ tín dụng, Sau một thời gian thực hiện bốn công cụ trên chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu đa dạng hoá của các thành phần kinhtếtrongnềnkinhtế thị trường. Để đáp ứng nhu cầu cấp bách của thị trường Ngân hàng Nhà nước đã bổ sung và ra quyết định số 22/QĐ - NH1 ngày 22/02/1994 theo quyết định này đã bổ sung thêm hai công cụ thanhtoán mới đó là : - Ngân phiếu thanhtoán - Thẻ thanhtoán Riêng thanhtoán bằng séc đã được bổ sung thêm séc cá nhân nhằm thu hút và tạo điều kiện cho người dân quen dần với công việc thanhtoán qua ngân hàng. Sau đó ngày 09/05/1996 Chính phủ ban hành Nghị định 30/CP về việc sử dụng séc mới trong cả nước áp dụng kể từ ngày 01/04/1997 thay thế cho các loại séc cũ. Việc áp dụng công cụ thanhtoán mới đã đáp ứng được những yêu cầu thanhtoán đa thành phần trongnềnkinh tế, mọi tổ chức, cá nhân trongnềnkinhtế đều có thể tham gia trực tiếp thanhtoánkhôngdùngtiềnmặt qua ngân hàng nhằm thúc đẩy sản xuất hàng hoá, dịch vụ phát triển, góp phần phát triển nềnkinhtế nhiều thành phần, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Từ khi đổi mới chế độ thanhtoánkhôngdùngtiềnmặt ở nước ta đã có nhiều chuyển biến tốt và mang lại hiệu quả kinhtế cao. Điều này đã được chứng minh trên các mặt sau: - Qua các công cụ thanhtoán liên hàng giữa các ngân hàng trongtoàn quốc và thanhtoán qua tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước đã có bước tiến bộ rõ rệt. Từ khi áp dụng kỹ thuật máy vi tính để thanhtoán liên hàng (trong cùng hệ thống ngân hàng công thương) tiến tới thanhtoán điện tử thực hiện từ ngày 01/07/1996 trongtoàn hệ thống ngân hàng công thương Việt Nam. Khi thanhtoán điện tử các nghiệp vụ kinhtế phát sinh trongthanhtoán điện tử được hoàn tất trong một ngày làm việc. Trường hợp khách hàng yêu cầu chuyển nhanh và hoàn tất trong thời gian từ 1-3 giờ (khách hàng phải chịu phí dịch vụ khẩn theo quy định). - Qua thanhtoán bù trừ: Các Ngân hàng Thương mại, tổ chức tín dụng, kho bạc khi tham gia thanhtoán bừ trừ được giao nhận chứng từ hai phiên trong ngày qua đĩa mềm (tại ngân hàng chủ trì là ngân hàng nhà nước). Việc áp dụngthanhtoán điện tử, thanhtoán bừ trừ đã làm tăng nhanh tốc độ thanh toán, giảm bớt thời gian chiếm dụng vốn, mức độ an toàn cao, tiện lợi cho các khách hàng, rút ngắn thời gian chu chuyển vốn của doanh nghiệp và cá nhân. - Bổ sung hai công cụ thanhtoán mới: ngân phiếu thanhtoán và thẻ thanh toán, sửa đổi một số quy định trong các công cụ thanhtoán truyền thống lạc hậu đã thấy rõ ngân hàng đã làm tốt chức năng thanh toán, đáp ứng yêu cầu đổi mới của nềnkinhtế nhiều thành phần. - Việc ngân hàng từng bước áp dụng công nghệ tin học tiêntiến vào thanhtoán nhằm hạn chế sai sót nhỏ của thao tác thủ công, tăng nhanh tốc độ luân chuyển nhằm thu hút khách hàng, tạo lòng tin của ngân hàng đối với doanh nghiệp và cá nhân. Đồng thời cũng nâng cao trình độ của ngành ngân hàng trong nước tiến kịp các ngân hàng trong khu vực và thế giới. - Việc khách hàng được tự do lựa chọn ngân hàng để hoạt động đã tạo điều kiện mở rộng mạng lưới thanhtoánkhôngdùngtiền mặt. Để thu hút được nhiều khách hàng ngân hàng phải nâng cao uy tín của mình bằng chất lượng hoạt động kinh doanh của ngân hàng trên thương trường. Xuất phát từ sự đổi mới này, thanhtoánkhôngdùngtiềnmặt ở nước ta, đặc biệt từ sau quyết định 22/QĐ-NH đã tăng nhanh vềsố lượng, chất lượng và các thành phần tham gia. Như vậy lĩnh vực thanhtoánkhôngdùngtiềnmặt đã không ngừng được mở rộng ở mọi thành phần kinh tế. Việc nâng cao và cải tiến áp dụng khoa học tiêntiến vào kỹ thuật thanhtoán luôn là khâu mấu chốt quan trọng để ngân hàng đảm bảo thanhtoán nhanh, an toàn rút ngắn thời gian thanh toán, chính xác tiện lợi, góp một phần không nhỏ vào công cuộc đổi mới kinhtế thị trường của đất nước. Qua đó nó cũng tỏ rõ ưu thế hơn hẳn của thanhtoánkhôngdùngtiềnmặtso với thanhtoán bằng tiền mặt. III. Những quy định mang tính nguyên tắc vềthanhtoánkhôngdùngtiềnmặt ở Việt nam. Hiện nay ở nước ta thanhtoánkhôngdùngtiềnmặt được thực hiện theo quyết định 22/QĐ-NH1 ngày 21/2/1994 và Thông tư hướng dẫn số 08/TT-NH2 ban hành ngày 02/6/1994 và mới đây là nghị định 30/CP ngày 09/5/1996 của Chính phủ và Thông tư 07/TT - NH1 ngày 27/12/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thực hiện quy chế phát hành và sử dụng séc. Trong đó có các quy định: 1. Quy định chung: “Các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đoàn thể .công dân Việt nam và người nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt nam (gọi chung là đơn vị hay cá nhân) đều có quyền lựa chọn ngân hàng để mở tại khoản giao dịch và thực hiện thanh toán”. Với quy định này đã tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong quá trình kinh doanh, họ sẽ tìm thị trường thuận lợi nhất để hoạt động, lựa chọn những ngân hàng có uy tín, chất lượng và phục vụ tốt nhất cho nhu cầu thanh [...]... quan hệ kinhtế xã hội, trong quá trình hoạt động kinh tế, ngày nay hầu hết các ngân hàng đã và đang từng bước đưa công nghệ tiên tiến, tin học hoá vào khâu thanhtoán song song với việc thực hiện áp dụng khoa học kỹ thuật, ngành ngân hàng cũng ra sức hoàn thiện các hình thức thanh toánkhôngdùngtiềnmặt sao cho mang lại hiệu quả cao nhất Thanh toánkhôngdùngtiềnmặt là phương thức thanhtoán có... nhu cầu tiềnmặt đủ đảm bảo bình thường thì thay thế ngân phiếu thanhtoán bằng hình thức thích hợp hơn 6 Thẻ thanhtoán Thẻ thanhtoán là một phương tiệnthanhtoán gắn với kỹ thuật tin học được ứng dụngtrong ngân hàng Thẻ thanhtoán do ngân hàng phát hành và bán cho khách hàng sử dụng để trả tiền hàng hoá, dịch vụ, các khoản thanhtoán khác và rút tiềnmặt tại các ngân hàng đại lýthanhtoán hay... nhà nước để ghi có vào tài khoản tiền gửi hoặc đổi lấy tiềnmặt hay ngân phiếu thanhtoán đang có giá trị lưu hành theo yêu cầu của khách Ngân phiếu thanhtoánkhôngcó hiệu lực thanhtoán là ngân phiếu đã hết thời hạn lưu hành, bị tẩy xoá, rách nát, dây bẩn Ngân phiếu thanhtoán được bảo quản như tiền, mất ngân phiếu thanhtoán cũng như mấttiền Ngân phiếu thanhtoán là một hình thức mới ra đời,... ngày 09/5/1996 ngân hàng đang áp dụng các thể thức sau - Thanhtoán bằng tiền séc - Thanhtoán bằng uỷ nhiệm chi - chyuển tiền - Thanhtoán bằng uỷ nhiệm thu - Thanhtoán bằng thẻ tín dụng - Thanhtoán bằng ngân phiếu thanhtoán - Thanhtoán bằng thẻ thanhtoán 1 Thanhtoán bằng séc: Séc được thực hiện thanhtoán qua ngân hàng từ năm 1951(khi ngân hàng Việt Nam thành lập) theo quyết định 101/QĐNH ra... 239/QĐ - NH1, đưa ngân phiếu thanhtoán vào sử dụng Ngân phiếu thanhtoán là một phương tiện thanh toánkhôngdùngtiềnmặt do Nhà nước độc quyền phát hành Ngân phiếu thanhtoán được lưu hành trong cả nước, có mệnh giá trên mỗi tờ, không ghi tên và địa chỉ chuyển nhượng Mệnh giá cụ thể do Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định trong từng thời kỳ Hiện nay, ngân phiếu thanhtoáncó các mệnh giá là... nhiệm kiểm tra khả năng thanhtoán của chủ tài khoản (bên trả tiền) trước khi thực hiện việc thanh toán, đồng thời được quyền từ chối thanhtoán nếu tài khoản không đủ tiền hoặc chứng từ thanhtoánkhông đầy đủ các yếu tố quy định Ngân hàng Thương mại hay kho bạc nhà nước không chịu trách nhiệm về nội dung liên đới của hai bên khách hàng Nếu do thiếu sót trong quá trình thanhtoán gây thiệt hại cho... thì sẽ hạch toán: Nợ: TK tiền gửi đảm bảo thanhtoán séc bảo chi Có: TK liên hàng đến Hoặc TK thanhtoán bù trừ 2 Thanhtoán bằng uỷ nhiệm chi - chuyển tiền: Uỷ nhiệm chi là lệnh chi tiền của chủ tài khoản được lập theo mẫu in sẵn của ngân hàng, yêu cầu ngân hàng phục vụ mình (nơi mở tài khoản tiền gửi) thanhtoán để chi trả cho người thụ hưởng Uỷ nhiệm chi dùng để thanhtoán các khoản trả tiền hàng... ngân hàng thanhtoán Qui định cũng phân biệt trách nhiệm vật chất, pháp lý rõ ràng giữa ngân hàng và khách hàng khi một trong hai bên vi phạm chế độ thanh toán, nhằm đảm bảo quyền lợi cho khách hàng và quy định những khoản phí mà họ phải trả cho ngân hàng khi thực hiện thanhtoán Việc thu phí dịch vụ thanhtoán làm tăng khoản thu nhập của ngân hàng IV Các hình thức thanh toánkhôngdùngtiềnmặt được... thanh toánkhôngdùngtiềnmặt được áp dụngtrong ngân hàng kể từ khi ngân hàng mới được thành lập Để phù hợp với yêu cầu đổi mới nềnkinhtế và đổi mới hoạt động ngân hàng theo cơ chế thị trường, trước đây theo quyết định số 22/QĐ NH1 ban hành ngày 21/2/1994 và hiện nay theo nghị định 30/CP của chính phủ ban hành ngày 09/5/1996 ngân hàng đang áp dụng các thể thức sau - Thanhtoán bằng tiền séc - Thanh. .. 5.000.000 đồng Ngân phiếu thanhtoán được áp dụng cho khách hàng để thanhtoántiền hàng hoá, dịch vụ, trả nợ ngân hàng, nộp ngân sách, gửi vào tài khoản tiền gửi ngân hàng và gửi tiết kiệm Thủ tục nộp, lĩnh ngân phiếu thanhtoán được áp dụng như thủ tục nộp và lĩnh tiềnmặt Khi khách hàng không sử dụng ngân phiếu thanhtoán hoặc hết thời hạn lưu hành, người sử dụng ngân phiếu thanhtoán nộp vào ngân hàng . Cơ sở lý luận về thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế. I. Sự cần thiết khách quan và vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh. yêu cầu của nền kinh tế hiện đại. 2. Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế thị trường: Công tác thanh toán là một trong những chức