Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 14 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
14
Dung lượng
60,87 KB
Nội dung
TỔNGQUANVỀNGÂNHÀNGQUỐCTẾ (VIB BANK) I. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀNGÂNHÀNGQUỐCTẾ 1. Giới thiệu chung Tên gọi Ngân hàng: NgânhàngQuốctế (VIB BANK). Địa chỉ: 64 – 68 Lý Thường Kiệt – Ba Đình – Hà Nội. Điện thoại: (04) 942 6919. Fax: (04) 942 6929. Website: www.vib.com.vn 2. Lịch sử ra đời và phát triển Ngânhàng Thương mại Cổ phần Quốctế Việt Nam (tên gọi tắt là NgânhàngQuốctế - VIB Bank) được thành lập theo quyết định số 22/QĐ/NH5 ngày 25/01/1996 của Thống đốc Ngânhàng Nhà nước Việt Nam. Cổ đông sáng lập VIB Bank bao gồm: Ngânhàng Ngoại Thương Việt Nam, Ngânhàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, các cá nhân và danh nhân thành đạt tại Việt Nam và trên trường Quốc tế. Từ khi bắt đầu hoạt động ngày 18/09/1996, VIB Bank đang phát triển thành một trong những tổ chức tài chính dẫn đầu thị trường Việt Nam. VIB Bank với nền tảng công nghệ hiện đại, tiếp tục cung cấp một loạt các công cụ tài chính đa năng, trọn gói cho khách hàng với nòng cốt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động lành mạnh và những cá nhân, gia đình có thu nhập ổn định tại các vùng kinh tế trọng điểm trên khắp cả nước. Sau 9 năm hoạt động, đến 31/12/2005, vốn điều lệ của VIB Bank là 510 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân năm là 113%. Tổng tài sản năm 2005 đạt trên 8967 tỷ đồng, tăng gấp hơn 2 lần với năm 2004 và đạt tốc độ tăng trưởng bình quânhàng năm là 177%. Lợi nhuận trước thuế đạt trên 95 tỷ đồng, bằng 230% so với năm 2004. Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn tự có bình quân đạt trên 20% và mức cổ tức chia cho các cổ đông tăng đều hàng năm. Tỷ lệ về khả năng chi trả luôn lớn hơn 1, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu luôn lớn hơn 8%. VIB Bank được Nhà nước Việt Nam xếp loại A theo các tiêu chí đánh giá hệ thống Ngânhàng Việt Nam do Thống đốc Ngânhàng Nhà Nước Việt Nam ban hành trong nhiều năm liên tiếp và lần thứ 2 được tập đoàn Citigroup trao tặng danh hiệu “Ngân hàng hoạt động xuất sắc nhất”. Cuối năm 2005, ngoài hội sở tại Hà Nội, VIB Bank có 30 chi nhánh, phòng giao dịch tại 9 tỉnh, Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Nha Trang, Đồng Nai, Bình Dương và Cần Thơ. Trong năm 2006, VIB Bank tiếp tục vươn lên những tầm hoạt động đến các Trung tâm kinh tế mới và nhiều tiềm năng trên khắp cả nước, mở rộng thêm mạng lưới chi nhánh. Mạng lưới Ngânhàng đại lý cũng không ngừng mở rộng với hơn 2000 Ngânhàng đại lý trên 65 Quốc gia trên thế giới. Với phương châm kinh doanh “luôn gia tăng giá trị cho bạn”, cam kết của NgânhàngQuốctế trong năm 2006 và những năm tiếp theo là không ngừng gia tăng giá trị cho khách hàng, của đối tác, của cán bộ nhân viên Ngânhàng và của các cổ đông. 3. Lĩnh vực kinh doanh NgânhàngQuốctế hoạt động trên các lĩnh vực chủ yếu sau: +Dịch vụ Ngânhàng Doanh nghiệp: VIB Bank cung cấp các dịch vụ cho doanh nghiệp và những khách hàng kinh doanh khác, bao gồm: dịch vụ tín dụng, các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ thanh toán, dịch vụ mua bán ngoại tệ. Các khoản vay được cung cấp cho nhiều mục đích khác nhau như: bổ sung vốn lưu động, mua sắm trang bị tài sản cố định, đầu tư mở rộng sản xuất,… + Dịch vụ Ngânhàng cá nhân: VIB Bank cung cấp các dịch vụ cho các cá nhân bao gồm: dịch vụ tiết kiệm, dịch vụ tín dụng tiêu dùng, dịch vụ thanh toán, dịch vụ xác nhận năng lực tài chính, dịch vụ thẻ, dịch vụ mua bán ngoại tệ. Các khoản cho vay tiêu dùng nhắm đến các mục đích sử dụng vốn cụ thể như: mua sắm, sửa chữa nhà đất, mua sắm xe hơi, vật dụng gia đình, đi du học, đầu tư cổ phiếu, . + Dịch vụ Ngânhàng định chế: VIB Bank cung cấp các dịch vụ cho các Ngân hàng, tổ chức tài chính và tổ chức phi tài chính bao gồm: dịch vụ tiền gửi, dịch vụ quản lý tài sản, dịch vụ cho vay, dịch vụ đồng tài trợ, dịch vụ mua bán ngoại tệ, dịch vụ ngân quỹ. 4. Thông điệp Thương hiệu VIB BANK Sứ mệnh cùng với sự phát triển của Việt Nam, sự hội nhập kinh tế cũng như sự phát triển kinh tế bền vững của đất nước NgânhàngQuốctế thực hiện các sứ mệnh sau: + Phát triển bền vững các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang đi lên, + Sáng tạo và đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ cho các cá nhân có thu nhập ổn định và kinh doanh năng động, an toàn, + Thực hiện dịch vụ tài chính Ngânhàng toàn diện cho các doanh nghiệp lớn, + Liên minh, đối tác chiến lược với các định chế tài chính. Trong năm 2005, việc phát triển thương hiệu VIB Bank đã được Hội đồng Quản trị và Ban điều hành hoạch định từ đầu năm, với các hoạt động xây dựng Thương hiệu thống nhất và hiệu quả trên cả nước. Sau những chuyển biến quan trọng năm 2004, bằng sức mạnh của quyết tâm đoàn kết, NgânhàngQuốctế tiếp tục đạt được các thành tựu đáng tự hào ở các chỉ tiêu, phát triển ấn tượng về mọi lĩnh vực. Theo đánh giá của Ngânhàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội: Trong năm 2005, VIB Bank tiếp tục thể hiện là một hiện tượng phát triển tiêu biểu trong toàn ngành ngânhàng thủ đô. Cam kết “luôn luôn gia tăng giá trị cho bạn!” được Ngânhàng thể hiện trong năm 2005 qua những sản phẩm tiền gửi linh hoạt luôn có mức lãi xuất hấp dẫn trên thị trường, qua chất lượng tín dụng luôn bảo đảm và nguồn vốn tự có không ngừng tăng trưởng đảm bảo niềm tin cho khách hàng và hơn hết là các dịch vụ gia tăng sử dụng công nghệ hàng đầu trên thế giới mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng như: Mobile Banking, Internet Banking, FAST Net, FAST Mobile, thẻ tín dụng Quốctế MASTER CARD,… Năm 2005, đánh dấu bước chuyển biến đột phá về công nghệ của VIB Bank khi triển khai công nghệ Ngânhàng đa năng SYMBOLS. Bên cạnh những đột phá về sản phẩm, công nghệ VIB Bank cũng tiếp tục gặt hái một năm thành công về hiệu quả kinh doanh. Các chỉ tiêu vềtổng tài sản, huy động vốn và lợi nhuận trước thuế tăng hơn 2 lần so với năm 2004. Đáng chú ý là cuối năm 2005, vốn điều lệ của VIB Bank đã tăng lên 510 tỷ đồng, gấp hơn 10 lần ngày đầu thành lập. Những kết quả khả quan này khẳng định VIB Bank đang tiến bước vững chắc theo mục tiêu trở thành một trong những ngânhàng lớn mạnh trong khối Ngânhàng Thương mại Cổ phần. Giải thưởng “Thương hiệu mạnh Việt Nam” trong các năm 2004, 2005, 2006 đã chứng minh điều đó. 5. Cơ cấu tổ chức Sơ đồ cơ cấu quản lý của VIB Bank được trình bày ở PHỤ LỤC 1. Hội đồng Quản trị của VIB Bank bao gồm 5 thành viên (1 Chủ tịch Hội đồng Quản trị và 4 Uỷ viên). Hội đồng Quản trị xem xét và điều chỉnh các kế hoạch kinh doanh mang tính chiến lược chung và dài hạn bảo đảm cho định hướng kinh doanh của VIB Bank luôn phù hợp với diễn biến của thị trường. Hội đồng Quản trị phê duyệt ngân sách hoạt động hàng năm cho NgânhàngQuốc tế, kiểm soát định kì kết quả kinh doanh của VIB Bank, kiểm soát việc sử dụng ngân sách và các kế hoạch hành động của Ban điều hành. Hội đồng Quản trị đặt ra các quy định, các chính sách vềquản lý rủi ro tín dụng và các lĩnh vực kinh doanh quan trọng của Ngân hàng. Hội đồng Quản trị họp mỗi quý 1 lần để xem xét tình hình hoạt động kinh doanh của Ngânhàng và các báo cáo của các Uỷ viên. Ban kiểm soát gồm 3 thành viên (1 Trưởng ban Kiểm soát và 2 Uỷ viên). Ban kiểm soát thực hiện kiểm tra thường xuyên hoạt động tài chính, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm soát nội bộ của Ngân hàng. Ban kiểm soát thẩm định các báo cáo tài chính hàng năm, kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến hoạt động tài chính khi xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của Đại hội đồng Cổ đông hoặc theo yêu cầu của Cổ đông lớn. Ban Kiểm soát báo cáo Hội đồng Cổ đông về tính chính xác, trung thực và hợp pháp của các chứng từ, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính và hoạt động của hệ thống kiểm tra nội bộ. Uỷ ban Quản lý Tài sản Nợ - Có (Uỷ ban ALCO) gồm 7 thành viên (1 Chủ tịch và 6 Uỷ viên). Uỷ ban ALCO quản lý bảng cân đối kế toán của NgânhàngQuốctế phù hợp với chính sách phát triển của VIB Bank; quản lý thanh khoản và quản lý rủi ro thị trường gắn với các hoạt động của Ngân hàng; tối đa hoá thu nhập của Bảng cân đối kế toán, gia tăng giá trị doanh nghiệp cho các Cổ đông; đảm bảo sự tuân thủ các chính sách pháp luật về tỷ lệ an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Uỷ ban tín dụng gồm 5 thành viên (1 là Chủ tịch uỷ ban tín dụng, 2 phó chủ tịch uỷ ban, giám đốc khối khách hàng doanh nghiệp, giám đốc khối khách hàng cá nhân và 1 trưởng phòng chính sách tín dụng và tái thẩm định. Uỷ ban tín dụng phê duyệt định hướng và cơ cấu dư nợ của toàn hệ thống VIB Bank theo từng mặt hàng, lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn kinh doanh. Quyết định chính sách tín dụng gồm các cơ cấu chính sách khách hàng dựa trên nguyên tắc về rủi ro, tăng trưởng và lợi nhuận cho Ngân hàng; thông qua chính sách về lãi cho vay và các loại phí; quyết định các chính sách về dự phòng rủi ro tín dụng và phê duyệt các khoản đầu tư tín dụng. Ban điều hành gồm 5 thành viên cấp cao. Bộ máy quản lý Ngânhàng được chia thành 6 khối: khối khách hàng cá nhân, khối khách hàng doanh nghiệp, khối dịch vụ, khối nguồn vốn và ngoại tệ, khối tín dụng và khối chức năng hội sở. Đứng đầu mỗi khối là Tổng giám đốc và các Phó tổng giám đốc. Các khối chức năng được chia theo định hướng khách hàng và thực hiện những việc chuyên môn hoá riêng trong các mục tiêu chung của hoạt động Ngân hàng. Trong mỗi khối lại có các phòng chức năng riêng thực hiện các chức năng khác nhau: Phòng phát triển sản phẩm, phòng giao dịch, phòng tín dụng, phòng nhân sự, phòng công nghệ thông tin và dịch vụ, phòng kế toán, phòng PR,… 6. Cơ sở vật chất NgânhàngQuốctế (VIB Bank) là Ngânhàng đang phát triển. Với một nền tảng công nghệ hiện đại và tài chính khá lớn. Hơn vậy hệ thống phân phối rộng khắp gồm có 30 chi nhánh, phòng giao dịch tại 9 tỉnh với cơ sở vật chất hiện đại và tân tiến. Trong năm 2005 Ngânhàng đã bắt đầu triển khai hệ thống Ngânhàng đa năng SYMBOLS do System Access cung cấp. Đây là giải pháp Ngânhàng đa năng trọn gói cung cấp các chức năng cho hệ thống nghiệp vụ Ngânhàng bán lẻ, Ngânhàng bán buôn, Ngânhàng INTERNET và hệ thống quản lý quan hệ khách hàng. Tổng tài sản cố định trong năm 2005 là 33.984 tỷ VNĐ, tài sản khác là 393.445 tỷ VNĐ và tổng tài sản là 8.967.681 tỷ VNĐ. Chứng tỏ Ngânhàng VIB Bank là 1 tổ chức có cơ sở vật chất lớn đủ điều kiện để hoạt động và cung cấp các dịch vụ tài chính đa năng tới các khách hàng mục tiêu. 7. Năng lực tài chính Theo PHỤ LỤC 2 về Bảng cân đối kế toán của VIB Bank ta có thể thấy tiền mặt năm 2005 so với năm 2004 tăng 44.161 tỷ đồng đạt 118 %(tăng 18%). Ngoài ra các khoản tiền gửi tại VIB Bank, tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác, các khoản đầu tư chứng khoán, cho vay và ứng trước cho VIB Bank, đầu tư góp vốn kinh doanh ở năm 2005 đều tăng so với năm 2004. Hơn vậy ta còn thấy Tài sản cố định của VIB Bank năm 2005 so với năm 2004 tăng 32.424 tỷ đồng tương ứng với đạt 293,9%. Các tài sản khác ở năm 2005 tăng 318.885 tỷ đồng. Tổng tài sản năm 2005 tăng 4.847.804 tỷ đồng so với năm 2004. Qua bảng cân đối ở PHỤ LỤC 2 ta cũng thấy năm 2005 tổng vốn Cổ đông là 8.967.681 tỷ đồng tăng 4.847.804 tỷ đồng so với năm 2004 là 4.119.877 tỷ đồng. Như vậy ta có thể đánh giá VIB Bank là Ngânhàng có tài chính lớn và có khả năng chi trả cũng như các khoản thu lớn. Trong tương lai gần VIB Bank sẽ là 1 tổ chức tài chính vững mạnh trên thị trường Việt Nam và vươn tới thị trường khu vực trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới. II. TỔNGQUANVỀ CÁC HOẠT ĐỘNG MARKETING – MIX CỦA VIB BANK 1. Thực trạng tổ chức bộ máy thực hiện chức năng Marketing Hiện nay tại NgânhàngQuốctế có 6 khối khác nhau. Trong đó có 2 khối: Khối khách hàng cá nhân và khối khách hàng doanh nghiệp phụ trách kinh doanh với khách hàng. Đứng đầu 2 khối là 2 Phó tổng giám đốc, tiếp đó là các Trưởng phòng của các phòng chức năng khác nhau. Ở NgânhàngQuốctế có các phòng chức năng thực hiện các chức năng Marketing là: Phòng PR, Phòng phát triển sản phẩm và Phòng giao dịch. + Phòng PR: là phòng chuyển phụ trách các mảng về xây dựng và tạo dựng hình ảnh cho NgânhàngQuốc tế, đặc biệt là việc định vị hình ảnh trong tâm trí khách hàng. + Phòng phát triển sản phẩm: Có 2 phòng phát triển sản phẩm tương ứng với 2 khối khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Các phòng phát triển sản phẩm này có nhiệm vụ Quản lý và phát triển các sản phẩm; tiếp nhận định kì và quản lý các thông tin phản hồi về sản phẩm trong nội bộ VIB Bank; Quản lý các hoạt động liên doanh, liên kết, hợp tác của hội sở về sản phẩm phi tín dụng cũng như việc hợp tác với các đối tác. Đứng đầu các phòng phát triển sản phẩm này là Trưởng phòng, họ là những người có trách nhiệm tổng hợp và quản lý các nhân viên trong phòng và trình bày các báo cáo lên Phó tổng giám đốc của các khối của mình. + Phòng giao dịch: Các phòng giao dịch của VIB Bank được xây dựng thành một hệ thống rộng khắp và tập trung tại các khu vực mục tiêu đó là các khu vực kinh tế trọng điểm của đất nước. Được tập trung nhiều nhất ở Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh. Các phòng Giao dịch này có trách nhiệm tiếp xúc với các khách hàng và đưa khách hàng đến giao dịch tại Ngân hàng. Mỗi phòng giao dịch có một Trưởng phòng hoặc giám đốc (quản lý vùng) quản lý các nhân viên và hoạt động của phòng mình. Họ có trách nhiệm hoàn thành các báo cáo về hoạt động lên Phó tổng giám đốc các khối trong Ngân hàng. 2. Nghiên cứu thị trường 2.1. Nghiên cứu môi trường vĩ mô Các yếu tố môi trường vĩ mô bao gồm: môi trường tự nhiên, môi trường dân số, môi trường kinh tế, môi trường văn hoá – xã hội, môi trường chính trị pháp luật và môi trường công nghệ. + Môi trường dân số: Đây là môi trường bao gồm các biến số: nhân khẩu học, hành vi tiêu dùng… Nó có ảnh hưởng lón đến việc khách hàng biết và quyết định sử dụng các sản phẩm dịch vụ của NgânhàngQuốc tế. Mỗi vùng, mỗi khu vực trên Việt Nam lại có các biến sổ với các biểu hiện khác nhau. Việc nghiên cứu môi trường này được VIB Bank xem xét qua các Niên giám thống kê tại các địa bàn mà Ngânhàng đã chọn. + Môi trường kinh tế: các biến số môi trường kinh tế bao gồm: GDP, GNP,… Các biến số này cho VIB Bank biết về mức sống của người dân tại Việt Nam. Để từ đó có các chính sách hợp lý trong các chính sách kinh doanh của VIB Bank. + Môi trường chính trị pháp luật: Việc am hiểu các yếu tố thuộc về pháp luật là điều vô cùng cần thiết. Khi VIB Bank hiểu rõ về chính trị pháp luật Việt Nam thì Ngânhàng mới có các chính sách kinh doanh đúng với pháp luật, không vi phạm các luật của chính phủ. VIB Bank luôn luôn xem xét đến các biến động của tình hình trong nước, những thay đổi trong hệ thông pháp luật Việt Nam. + Môi trường công nghệ: Đây môi trường vô cùng quan trọng trong kinh doanh các dịch vụ của Ngân hàng, nó tác động mạnh đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. VIB Bank luôn luôn tìm hiểu nghiên cứu các công nghệ mới, hiện đại để có thể áp dụng vào Ngânhàng phù hợp với hoàn cảnh kinh doanh hiện tại trên thị trường Việt Nam. Công cụ mà VIB Bank nghiên cứu môi trường này là các tạp chí tài chính (của Việt Nam và nước ngoài), Internet,… Những thay đổi của môi trường vĩ mô có thể tạo các cơ hội hoặc gây lên những hiểm hoạ đối với các hoạt động Marketing của Ngân hàng. Chính vì vậy, hàng tháng, quý VIB Bank luôn đưa ra các nghiên cứu về môi trường vĩ mô để có các điều chỉnh hay phù hợp các hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động Marketinh của VIB Bank nói riêng đảm bảo thực hiện các mục tiêu đã đề ra, cho sự thành công của VIB Bank. 2.2. Nghiên cứu môi trường vi mô Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố ở phạm vi gần và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cung ứng các sản phẩm dịch vụ, đến hoạt động kinh doanh và hiệu quả các hoạt động Marketing của VIB Bank. Chúng bao gồm các yếu tố: + Các yếu tố nội lực của Ngânhàng bao gồm: vốn tự có và khả năng phát triển của nó, trình độ kĩ thuật công nghệ, trình độ cán bộ quản lý và các đội ngũ nhân viên, hệ thống phấn phối, số lượng các bộ phận và mối quan hệ giữa các bộ phận trong hoạt động Ngân hàng. Các yếu tố này chẳng những là điều kiện đảm bảo cho hoạt động Ngânhàng đáp ứng nhu cầu thị trường, mà còn là yếu tố nâng cao vị thế cạnh tranh của VIB Bank. Việc nghiên cứu các yếu tố thuộc về nội lực Ngânhàng được VIB Bank nghiên cứu qua các báo cáo thường niên hàng năm, qua các đợt kiểm tra định kì (thường là quý). + Các đơn vị hỗ trợ và hợp tác của Ngân hàng: Hiện nay VIB Bank xác định các đơn vị hỗ trợ bao gồm: các đài truyền hình khu vực (đài truyền hình Việt Nam, đài truyền hình Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng), đài truyền thanh Việt Nam, báo chí (có Hà Nội mới, báo lao động, báo nhân dân, báo thể thao, ),…Các đơn vị hợp tác là các đơn vị cung cấp các sản phẩm tiêu dùng, sử dụng cho khách hàng, còn VIB Bank cung cấp các sản phẩm tài chính. Việc tìm hiểu các đối tác được xem xét tuỳ theo các sản phẩm, các khách hàng mục tiêu. Ví dụ: Trong sản phẩm “Hỗ trợ mua nhà đất” VIB Bank nghiên cứu và xác định thấy Tổng công ty xây dựng HUD là đối tác quan trọng trong việc cung cấp các sản phẩm nhà chung cư, biệt thự cho các khách hàng là các cá nhân có thu nhập. VIB Bank là người cung cấp cho khách hàng các khoản vốn còn thiếu để có được ngôi nhà như mong muốn. + Khách hàng của Ngân hàng: Việc nghiên cứu khách hàng được VIB Bank thực hiện qua hệ thống trang Website điện tử www.vib.com.vn với các lựa chọn được tạo ra sẵn trên các câu hỏi để khách hàng có thể lựa chọn. Ngoài ra, việc nghiên cứu khách hàng còn được VIB Bank nghiên cứu tìm hiểu qua các Phòng giao dịch, chi nhánh trên các địa bàn đã lựa chọn. Các Phòng giao dịch này luôn luôn tiếp xúc với khách hàng, các thông tin phản hồi của khách hàng mà các nhân viên thu được là nguồn tài liệu nghiên cứu quan trọng trong việc nghiên cứu các khách hàng mục tiêu. + Đối thủ cạnh tranh: Hàng tháng VIB Bank luôn luôn mở ra các cuộc điều tra về các đối thủ cạnh tranh về các thông tin như: sản phẩm mới, thay đổi trong các sản phẩm cũ,…VIB Bank xác định các Ngânhàng cạnh tranh là các Ngânhàng đang cùng kinh doanh trên thị trưòng Việt Nam, đặc biệt là các Ngânhàng Thương mại như: ACB, TECHCOMBANK, SACOMBANK, EXIMBANK, INCOMBANK, SEABANK, NGÂNHÀNG ĐÔNG Á. VIB BANK nhận định các ngânhàng này vừa là đối tác vừa là các đối thủ cạnh tranh trên thị trường Việt Nam. 3. Các biến số Marketing – Mix 3.1. Sản phẩm Sản phẩm của VIB Bank là tập hợp những đặc điểm, tính năng, công dụng do Ngânhàng tạo ra nhằm đáp ứng thoả mãn các nhu cầu và mong muốn nhất định của khách hàng trên thị trường tài chính. Với mục tiêu “luôn gia tăng giá trị cho khách hàng” VIB Bank đã đưa ra một loạt các danh mục sản phẩm hướng tới các nhóm khách hàng mục tiêu khác nhau và thoả mãn các nhu cầu ở các nhóm khách hàng khác nhau. Các nhu cầu của khách hàng mà VIB Bank xác định để thoả mãn khách hàng bao gồm: + Nhu cầu tìm kiếm thu nhập + Nhu cầu quản lý rủi ro + Nhu cầu bổ sung các nguồn tài chính thiếu hụt + Nhu cầu di chuyển tiền tệ + Nhu cầu về các thông tin tài chính + Nhu cầu về tư vấn chuyển môn + Nhu cầu về dịch vụ thanh toán + Nhu cầu về dịch vụ thẻ + Các nhu cầu khác: tài trợ thương mại quốc tế, thuê két sắt, bảo lãnh,… Qua xác lập các nhu cầu đó VIB Bank phân đoạn và xác định các khách hàng mục tiêu của mình và ban hành ra các danh mục sản phẩm để thoả mãn các nhu cầu đó với phương châm “Luôn gia tăng giá trị cho khách hàng”. Cụ thể VIB Bank đã ban hành các danh mục sản phẩm như ở PHỤ LỤC 3 3.2. Giá Giá của các sản phẩm dịch vụ được NgânhàngQuốctế xác định là tiền mà khách hàng hay Ngânhàng phải trả để được quyền sử dụng một khoản tiền trong thời gian nhất định hoặc sử dụng các sản phẩm dịch vụ do Ngânhàng cung cấp. Giá của VIB Bank được thể hiện dưới 3 hình thức: + Lãi: là lượng tiền thực tế phải trả để được quyền sử dụng một khoản tiền trong thời gian nhất định gồm lãi tiền gửi và lãi vay + Phí: Là khoản tiền khách hàng phải trả khi sử dụng các dịch vụ của VIB Bank (xem PHỤ LỤC 4 và 5) + Hoa hồng: là khoản tiền khách hàng trả cho Ngânhàng khi Ngânhàng thực hiện nghiệp vụ môi giới cho khách hàng. Hiện nay VIB Bank sử dụng 3 kiểu giá: + Giá cố định: là các mức lãi, phí hay hoa hồng mà khách hàng phải trả khi sử dụng các sản phẩm dịch vụ của VIB Bank theo các tỷ lệ nhất định mà VIB Bank quy định. + Giá ngầm: là giá mà khách hàng hay VIB Bank phải trả hay được nhận với mức công bố công khai. Nó tuỳ thuộc vào các quy định mà VIB Bank định ra. + Giá chênh lệch: là mức giá chênh lệch giữa giá mua và giá bán của sản phẩm dịch vụ của VIB Bank. Tiền trình định giá của VIB Bank được tiến hành như sau: [...]... thông tin về tiện ích sản phẩm tài chính Ngânhàng cho bạn đọc cũng liên tục viết bài về sản phẩm của NgânhàngQuốctế Trong năm 2006 hoạt động quảng cáo và PR trên các báo tạp chí viết hay trên mạng cũng được triển khai rộng rãi Hơn 100 bài viết nói về sự phát triển cũng như sự tiện ích của các sản phẩm VIB Bank Với mong muốn được hoà nhập vào cộng đồng xã hội, trong năm 2005 NgânhàngQuốctế đã tham... trong các kế hoạch trọng điểm trong kế hoach phát triển của Ngân hàngQuốctế Năm 2005, mạng lưới hoạt động của Ngân hàngQuốctế được mở rộng cả về quy mô và vùng địa lý Đến ngày 31/12/2005, VIB Bank đã hiện diện tại 9 tỉnh, thành phố khắp cả nước – đây đều là các trung tâm kinh tế năng động và có nhiều tiềm năng cho dịch vụ tài chính Ngânhàng như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh,... (là những chi phí thay đổi theo mức độ kinh doanh của Ngânhàng như: chi phí tiền lương, chi phí nghiệp vụ,…) + Bước 4: Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh: Trong điều kiện kinh doanh hiện tại trên thị trường Việt Nam, VIB Bank xác định các đối thủ cạnh tranh là các Ngânhàng nhà nước, ngânhàng ngoài quốc doanh, ngânhàng nước ngoài,… đặc biệt là các Ngânhàng Thương mại cổ phần (SACOMBANK,…) VIB Bank phân... chúng mục tiêu, giúp họ nhận biết và nhận diện Ngânhàng Đặc biệt là các hình thức gửi tờ rơi, gọi điện thoại trực tiếp, gửi Fax, thư mời về việc giới thiệu các sản phẩm mới tới khách hàng Khẩu hiệu “Luôn gia tăng giá trị cho bạn” của VIB Bank đã phần nào được khách hàng nhận biết và ghi sâu trong tâm trí về NgânhàngQuốctế luôn cam kết thoả mãn khách hàng những gì tốt nhất, cho họ những giá trị cao... tương lai Thứ hai là mức độ mong muốn của khách hàngvề dịch vụ Ngânhàng Thứ ba là mức giá sẩn phẩm dịch vụ Ngânhàng dự kiến Thứ tư là độ co giãn về cầu của các mức giá khác nhau đối với tùng nhóm khách hàng + Bước 3: Phân tích chi phí VIB Bank phân loại chi phí thành 2 loại: Chi phí cố định (là những chi phí không thay đổi theo mức độ kinh doanh của Ngânhàng như: chi phí quản lý điều hành, khấu hao... 2005, với hàng loạt sản phẩm - dịch vụ gắn bó thiết thực với đồng sống cộng đồng được đưa ra phục vụ khách hàng, nhiều báo đài Trung Ương và địa phương đã tham gia viết bài và đưa tin về Ngânhàng và các sản phẩm của Ngânhàng như báo: Lao động, Hà Nội mới, Thời báo kinh tế Việt Nam, Sài gòn Giải phóng, tuổi trẻ, Thanh Niên, Việtnam Net, VnPress,…các chuyên mục được các báo đầu tư, Thời báo Ngânhàng xây... quảng bá hình ảnh, Thương hiệu của Ngân hàngQuốctế đến công chúng được hoạch định từ đầu năm với các chương trình hành động cụ thể Các hoạt động xây dựng Thương hiệu được duy trì tốt trong năm và phân bổ đều trên phạm vi toàn quốc Sự ổn định về chất lượng sản phẩm - dịch vụ và tình hình tài chính, tổ chức hoạt động cùng khả năng phát triển bền vững là những yếu tố quan trọng giúp Thương hiệu VIB Bank... trong những năm tới với mục tiêu là giúp đỡ khách hàng tiếp cận dễ dàng hơn và phục vụ các nhu cầu khách hàng tốt hơn Đến cuối năm 2006,VIB Bank đã có 60 chi nhánh trên toàn quốc và tiếp tục mở rộng hơn tại các vùng kinh tế mới, kinh tế đang phát triển Tất cả các chi nhánh mới trong hệ thống VIB Bank đều nhanh chóng ổn định tổ chức, phát triển cơ sở khách hàng, triển khai hoạt động kinh doanh an toàn,... tại Thanh Xuân chưa quan tâm cao đến vấn đề hợp tác 2 bên giữa VIB Bank và công ty xây dựng HUD về vấn đề cho vay mua nhà ở của công ty xây dựng HUD làm cho HUD chủ yếu giới thiệu khách hàng cho khách hàng vay ở HaBuBank Hơn vậy còn có nhiều sự thiếu nhiệt tình của các nhân viên giao dịch khi tư vấn trên điện thoại khi khách hàng có thắc mắc cần giải đáp gây ức chế tâm lý với khách hàng Các thông tin... sản phẩm dịch vụ - Thời gian phục vụ tính trên một khách hàng giao dịch tại Ngânhàng - Sự phù hợp của sản phẩm dịch vụ với các nhu cầu của khách hàng - Các dịch vụ bổ sung làm tăng tính hữu ích đồng bộ của sản phẩm dịch vụ hiện tại + Bước 5: Lựa chọn phương pháp định giá Tuỳ từng loại sản phẩm mà VIB Bank có các mức định giá khác nhau Ngânhàng đang sử dụng các kiêu định giá như: Phương pháp xác định . TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ (VIB BANK) I. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ 1. Giới thiệu chung Tên gọi Ngân hàng: Ngân hàng Quốc tế (VIB. năng cho hệ thống nghiệp vụ Ngân hàng bán lẻ, Ngân hàng bán buôn, Ngân hàng INTERNET và hệ thống quản lý quan hệ khách hàng. Tổng tài sản cố định trong