Đại hội đồng cổ đông là cơ quan thông qua chủ trương, chính sách đầu tư ngắn hạn và dài hạn trong việc phát triển Công ty, quyết định cơ cấu vốn, bầu ra Ban quản lý và điều hành sản xuất
Trang 1CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG ĐOẠN XÁ
2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần Cảng Đoạn xá.
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần Cảng Đoạn xá.
Tên gọi Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG ĐOẠN XÁ
- Tên giao dịch quốc tế: DOAN XA PORT JOINT STOCK COMPANY
- Tên viết tắt: DOANXA PORT
- Trụ sở chính: Số 15 đường Ngô Quyền, phường Vạn Mỹ, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng
Công ty cổ phần Cảng Đoạn xá tiền thân là Xí nghiệp xếp dỡ Đoạn xá, là đơn vị trực thuộc Cảng Hải Phòng, được thành lập theo Quyết định số 334/TCCB-LĐ ngày 28/06/1995 của Cục Hàng Hải Việt Nam Từ khi thành lập cho đến tháng 10/2001, Cảng Đoạn Xá là đơn vị hạch toán phụ thuộc Cảng Hải Phòng, trong những năm này
do chưa được chú trọng đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở và trang thiết bị nên chưa khai thác hết lợi thế mặt bằng (khoảng 65.000 m2 bãi sử dụng) và cầu cảng
Ngày 19/10/2001, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 1372/QĐ-TTg, quyết định việc chuyển Xí nghiệp Xếp dỡ Đoạn Xá thành Công ty cổ phần Cảng Đoạn xá Sau khi chuyển sang Công ty cổ phần với số vốn điều lệ 35.000.000.000 đồng, Công ty
đã khai thác các lợi thế sẵn có để vươn lên trở thành Công ty có sức cạnh tranh so với các doanh nghiệp cùng ngành
Theo đăng ký kinh doanh, Công ty có các ngành nghề kinh doanh chính sau đây:
- Dịch vụ xếp dỡ hàng hoá tại Cảng biển
- Kinh doanh kho bãi
Trang 2
- Dịch vụ vận tải.
- Dịch vụ đại lý vận tải đường biển
Về các hoạt động khai thác Cảng biển (dịch vụ xếp dỡ hàng hoá và kinh doanh kho bãi), Công ty có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển do có lợi thế về mặt địa lý
Về đường bộ, Công ty nằm sát ngay đường bao thành phố Hải Phòng nối tiếp với Quôc
lộ 5, từ đây có thể thông thương với khắp các địa phương, các cơ sở kinh tế trọng điểm phía Bắc Về đường sông, Công ty nằm ngay cửa biển và trên tuuyến vận tải đường thuỷ chính của khu vực, các tầu trọng tải từ 1 vạn tấn có thể cập Cảng Đoạn Xá thuận lợi Song song với việc khai thác lợi thế về mặt địa lý, Công ty không ngừng đầu tư cơ
sở hạ tầng, nâng cao năng lực kinh doanh để phát triển mảng dịch vụ này Tận dụng lợi thế khách quan kết hợp với định hướng phát triển của Công ty, mảng dịch vụ này hiện chiếm trên 90% tổng doanh thu
Bên cạnh đó là mảng dịch vụ đại lý và giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu Đại
lý tàu biển có nhiệm vụ nhận các yêu cầu của chủ tàu nước ngoài về gom hàng và dàn xếp các công việc phục vụ tàu tại Cảng trong thời gian tàu ở Việt Nam Nghiệp vụ giao nhận đảm nhận công việc vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu từ điểm đầu đến điểm cuối cho chủ hàng Nghiệp vụ này bao gồm các công việc cụ thể như gom hàng lẻ, nhận hàng tại kho, đóng gói hàng, lưu kho, đăng ký hãng tàu, làm thủ tục hải quan, vận chuyển hàng hoá với tư cách là người kinh doanh độc lập Hiện nay mảng nghiệp vụ này Công ty đang từng bước triển khai và hứa hẹn nhiều triển vọng lớn Doanh thu từ mảng nghiệp vụ này hiện chỉ chiếm khoảng hơn 6% tổng doanh thu của Công ty nhưng
sẽ tăng trưởng nhanh trong tương lai
Sắp tới, Công ty mở rộng kinh doanh sang mảng dịch vụ Logistics bao gồm các khâu từ tìm kiếm, thu gom nguồn hàng từ Hà Nội, Hải Phòng, Lào Cai, Ninh Bình, Thanh Hoá, … vận chuyển bộ, đóng Container, bốc xếp hàng hoá qua cầu Cảng và vận chuyển hàng hoá đường biển đến thành phố Hồ Chí Minh
Trang 3
Từ tháng 12/2005, Công ty trở thành Công ty của công chúng khi chính thức đăng ký giao dịch cổ phiếu trên Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội Tháng 12 năm 2006, Công ty chuyển sàn giao dịch sang Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh với mã chứng khoán là DXP
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty:
SƠ ĐỒ 2.1: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY
Trang 4
Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất quyết định mọi vấn
đề quan trọng của Công ty theo Luật Doanh nghiệp và Điều lệ Công ty Đại hội đồng
cổ đông là cơ quan thông qua chủ trương, chính sách đầu tư ngắn hạn và dài hạn trong việc phát triển Công ty, quyết định cơ cấu vốn, bầu ra Ban quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty
Hội đồng quản trị: Là cơ quan thay mặt Đại hội đồng cổ đông quản lý Công ty giữa hai kỳ đại hội, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc Đại hội đồng cổ đông quyết định, định hướng các chính sách tồn tại và phát triển thông qua việc hoạch định các chính sách, ra nghị quyết hành động cho từng thời điểm phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty
Ban kiểm soát: Do Đại hội đồng cổ đông bầu, thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành Công ty nhằm bảo vệ các lợi ích hợp pháp cho các cổ đông
Ban điều hành: Ban giám đốc là bộ máy tổ chức điều hành và quản lý mọi hoạt động hàng ngày của Công ty, bao gồm Giám đốc và các phó Giám đốc Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về mọi hoạt động kinh doanh và hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Các phó Giám đốc là những người giúp việc cho Giám đốc trong quản lý, chỉ đạo điều hành các hoạt động kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các hoạt động đối với các lĩnh vực được phân công, phân nhiệm
Giúp ban điều hành quản lý các chức năng khác là các phòng ban chức năng gồm: phòng Tổ chức - tiền lương – hành chính, phòng Kế hoạch – kinh doanh, phòng Tài chính - kế toán, phòng Kỹ thuật công nghệ, phòng Khai thác, phòng Bảo vệ và an ninh Cảng biển
2.1.3 Về cơ chế quản lý tài chính của Công ty
Trang 5
Với loại hình công ty cổ phần niêm yết chứng khoán, cơ chế quản lý tài chính mà Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá tuân thủ các nguyên tắc quản lý tài chính của Nhà nước, vừa đảm bảo các quy định đối với một công ty niêm yết và phù hợp với đặc thù của Công ty Tất cả mọi hoạt động trong Công ty đều phải chịu sự điều chỉnh của cơ chế này, nhất là các hoạt động liên quan đến huy động và sử dụng vốn Cơ chế này đề cập đến nhiều vấn đề, trong đó, đặc biệt chú trọng đến các vấn đề liên quan đến việc sử dụng vốn, bảo toàn vốn, kiểm soát chi phí, phân phối lợi nhuận như là:
- Trong các hoạt động sử dụng vốn đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp, mua sắm tài sản, Giám đốc có quyền quyết định đối với các hoạt động sử dụng dưới 10% vốn điều lệ; từ 10% đến 50% vốn điều lệ do Hội đồng quản trị quyết định; trên 50% vốn điều lệ
do Đại hội đồng cổ đông quyết định
- Trong hoạt động huy động vốn, Hội đồng quản trị quyết định các hợp đồng vay vốn có giá trị lớn hơn vốn điều lệ của Công ty, các hợp đồng vay vốn khác có giá trị bằng hoặc thấp hơn vốn điều lệ do Giám đốc quyết định
- Công ty có trách nhiệm bảo toàn vốn bằng các biện pháp như: Thực hiện đúng chế độ quản lý, sử dụng vốn, tài sản, phân phối lợi nhuận và chế độ kế toán theo quy định của Nhà nước;
- Ban lãnh đạo Công ty phải quản lý chặt chẽ các khoản chi phí để giảm chi phí và giá thành dịch vụ nhằm tăng lợi nhuận Trường hợp làm tăng chi phí phải phân tích rõ nguyên nhân, trách nhiệm để xử lý theo quy định Các khoản chi tiêu phải có chứng từ hợp pháp, hợp lệ và được hạch toán vào chi phí theo quy định của pháp luật
- Lợi nhuận thực hiện của Công ty sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, phần còn lại sẽ được chia cổ tức; trích lập các quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng, phúc lợi, quỹ dự phòng tài chính, các quỹ khác theo quy định của pháp luật; trích lập quỹ tiền thưởng Ban lãnh đạo Công ty
- Hội đồng quản trị quyết định kế hoạch tài chính của Công ty và thông qua Đại hội đồng cổ đông hàng năm Kế hoạch tài chính được xây dựng căn cứ vào tình hình
Trang 6
sản xuất kinh doanh và sự biến động của giá cả thị trường, tỷ giá ngoại tệ, phù hợp với
kế hoạch kinh doanh của Công ty
- Cuối kỳ kế toán (quý, năm), Công ty phải lập báo cáo tài chính bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính Công ty phải gửi các báo cáo tài chính, báo cáo thống kê theo quy định của pháp luật Ngoài ra, Công ty phải gửi các báo cáo theo quy định của trung tâm Giao dịch chứng khoán đối với công ty niêm yết Báo cáo tài chính năm của Công ty phải được kiểm toán bởi một Công ty kiểm toán độc lập
2.1.3 Tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán.
Công tác hạch toán kế toán tại Công ty được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung Mọi nghiệp vụ phát sinh đều được xử lý tại phòng Tài chính- Kế toán Đứng đầu
bộ máy kế toán tại Công ty là Kế toán trưởng, đây là người trực tiếp điều hành công tác
kế toán, tham mưu cho Giám đốc trong việc xây dựng kế hoạch tài chính, huy động các nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về tình hình tài chính của Công ty Kế toán tổng hợp là người tổng hợp sổ sách từ các phần hành để tập hợp chi phí và tính giá thành dịch vụ, xác định kết quả kinh doanh, lập báo cáo kế toán Ngoài ra, bộ máy kế toán tại Công ty còn chia thành các phần hành: Kế toán thanh toán; Kế toán tiền lương; Kế toán tiêu thụ, công nợ phải thu;
Kế toán vật tư, công nợ phải trả; Kế toán thuế, tài sản cố định, thống kê, chứng khoán Mỗi phần hành được giao cho một kế toán viên phụ trách, các kế toán viên có trách nhiệm ghi chép đầy đủ, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến phần hành của mình phụ trách
Có thể khái quát tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty như sau:
Trang 7
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Kế toán tổng hợpKế toán thanh toán Kế toán tiền lương Kế toán
tiêu thụ, công nợ phải thu Kế toán vật tư, công nợ phải trả Kế toán thuế, TSCĐ, thống kê, chứng khoán
SƠ ĐỒ 2.2: CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG ĐOẠN XÁ
* Đặc điểm tổ chức sổ kế toán tại Công ty
Công ty áp dụng hình thức sổ kế toán chứng từ ghi sổ Toàn bộ công tác kế toán
được thực hiện trên máy vi tính
Hằng ngày, từ các chứng từ gốc đã được kiểm tra, kế toán phân loại chứng từ, sau
đó vào sổ kế toán chi tiết đồng thời vào chứng từ ghi sổ Từ những chứng từ thu chi
quỹ tiền mặt, thủ quỹ vào sổ quỹ và cuối ngày chuyển cho phần hành kế toán có liên
quan để xử lý
Cuối tháng, từ sổ kế toán chi tiết của từng đối tượng, kế toán chi tiết lập bảng tổng
hợp chi tiết, từ chứng từ ghi sổ, kế toán tổng hợp lập Sổ Cái các tài khoản Sau đó, kế
Trang 8
Sổ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Chứng từ gốc
Chứng từ - Ghi sổ
Sổ cái
Bảng cân đối tài khoản
Báo cáo kế toán
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Ghi hàng ngày Ghi định kỳ hoặc cuối tháng Đối chiếu kiểm tra
toán tổng hợp sẽ đối chiếu số liệu giữa bảng tổng hợp chi tiết và Sổ Cái các tài khoản
để kiểm tra tính chính xác của số liệu nhập vào
Cuối quý, căn cứ vào Sổ Cái các tài khoản để lập Bảng cân đối tài khoản Căn cứ vào bảng cân đối, bảng tổng hợp chi tiết để lập các báo cáo kế toán
SƠ ĐỒ 2.3: HÌNH THỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG ĐOẠN XÁ
2.2 Thực trạng công tác phân tích tài chính tại Công ty cổ phần Cảng Đoạn xá.
2.2.1 Về quy trình phân tích tài chính:
Trong những năm qua, đặc biệt là khi được cổ phần hoá và có cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán, phân tích tài chính bắt đầu được triển khai tại Công ty
Trang 9
Cổ phần Cảng Đoạn Xá Tuy nhiên, do đây mới chỉ là những bước đi đầu tiên nên hiện nay, tại Công ty chưa có bộ phận làm công tác phân tích tài chính riêng mà việc phân tích thuộc chức năng của Phòng Tài chính - Kế toán Là một thành viên của Ban giám đốc đồng thời là người đứng đầu bộ máy kế toán, Kế toán trưởng sẽ trực tiếp đảm nhiệm công tác phân tích Nguồn số liệu chủ yếu dùng để phân tích là các báo cáo tài chính, các sổ chi tiết cũng như các số liệu liên quan đến tình hình chứng khoán của Công ty Nội dung phân tích chủ yếu là phân tích một số nội dung cơ bản phản ánh khái quát cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn, khả năng thanh toán và hiệu quả kinh doanh của Công ty Việc phân tích chưa được tiến hành thường xuyên mà chỉ thực hiện vào thời điểm báo cáo tài chính năm được lập xong hoặc khi có yêu cầu của Ban Giám đốc Mục đích của công tác phân tích tài chính chủ yếu mới chỉ dừng lại ở việc báo cáo trước đại hội đồng cổ đông và quảng bá hình ảnh của Công ty, chưa thực sự là công cụ hữu hiệu cho các nhà quản trị, nhà đầu tư
2.2.2 Phương pháp phân tích tài chính:
Trong quá trình thực hiện việc phân tích tài chính tại Công ty, phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến Đây là phương pháp mà hầu hết người làm công tác phân tích nào cũng sử dụng Phương pháp so sánh được thực hiện theo cả
2 cách là so sánh ngang và so sánh dọc chủ yếu là so sánh bằng số tuyệt đối và số tương đối Khi sử dụng phương pháp so sánh, Công ty đã đảm bảo các điều kiện so sánh được của các chỉ tiêu và gốc so sánh được chọn
2.2.3 Nội dung phân tích tài chính:
Việc thường xuyên tiến hành phân tích tài chính sẽ giúp người sử dụng thông tin nắm được thực trạng hoạt động tài chính, xác định rõ nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh Xem xét, đánh giá nội dung phân tích tài chính sẽ đưa lại cho người sử dụng những thông tin cần thiết trên Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào khi tiến hành công tác phân tích tài chính cũng có nội dung phân tích toàn diện để có thể đáp ứng được đầy đủ
Trang 10
những yêu cầu của người sử dụng thông tin Nội dung phân tích tài chính hiện nay tại Công ty gồm các nhóm chỉ tiêu chính:
- Phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn
- Phân tích tình hình khả năng thanh toán
- Phân tích hiệu quả kinh doanh
2.2.3.1 Phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn:
Phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn là việc phân tích khái quát tình hình huy động, sử dụng vốn và mối quan hệ giữa tình hình huy động với tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp, trên cơ sở đó, các nhà quản lý có thể ra các quyết định điều chỉnh chính sách huy động và sử dụng vốn cho phù hợp, đảm bảo cho doanh nghiệp có một cấu trúc tài chính lành mạnh, hiệu quả
Trên cơ sở số liệu của bảng cân đối kế toán qua các năm 2004 đến năm 2006, công ty đã tính ra và so sánh tình hình biến động giữa phân tích và kỳ gốc về tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản và tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn
Trang 11
Đơn vị tính: triệu đồng
(Nguồn: Công ty cổ phần Cảng Đoạn xá)
Trang 12xếp dỡ, dịch vụ kho bãi, vận tải và đại lý vận tải đường biển, với loại tài sản đóng góp vào quá trình kinh doanh chủ yếu là tài sản cố định như: Nhà xưởng, vật kiến trúc (cầu tầu, bãi chứa hàng, bãi tiền phương, kho khung tiệp ), máy móc thiết bị (máy bơm nước, trạm biến thế, trạm biến áp ), phương tiện vận tải, xếp dỡ, truyền dẫn (cần trục chân đế, cần trục ô tô, xe nâng hàng ) Do vậy, định hướng của công ty là vẫn tiếp tục đầu tư vào tài sản cố định để đáp ứng hoạt động kinh doanh phù hợp với ngành nghề đặc thù Tính trên số tuyệt đối và số tương đối, tài sản dài hạn tăng giảm không đều trong ba năm, cụ thể, năm 2005 có sự giảm cả về giá trị và tỷ trọng Trên thực tế, Công ty vẫn tiếp tục đầu tư vào tài sản cố định qua các năm nhưng mức độ đầu tư tài sản cố định của năm 2005 không lớn, hơn nữa do giá trị hao mòn luỹ kế tăng và phải tiếp tục phân bổ chi phí trả trước dài hạn, bên cạnh đó công ty thanh lý một số tài sản
cố định nên xét cả về số tuyệt đối và tương đối, tài sản dài hạn của Công ty giảm Năm 2006, giá trị tài sản dài hạn tăng đột biến do có sự đầu tư lớn của công ty vào tài sản cố định (chủ yếu là phương tiện vận tải truyền dẫn với giá trị mua trong năm là 37.346.405.082 đồng) để đáp ứng nhu cầu kinh doanh trên thực tế và tỷ trọng của tài sản dài hạn trên tổng tài sản đã tăng lên rõ rệt Trong tương lai, đi đôi với việc đầu tư, huy động vốn, mở rộng sản xuất kinh doanh, tài sản dài hạn trong đó chủ yếu là tài sản
cố định cũng cần phải được đầu tư tương ứng
Về nguồn vốn, Công ty có sự gia tăng về giá trị nguồn vốn qua các năm Năm
2004, nguồn vốn của Công ty là 76.687 triệu, năm 2005 tăng lên đến 77.843 triệu và năm 2006 đánh dấu bước tăng đột biến: 100.766 triệu Sở dĩ năm 2006 có mức tăng đột biến như vậy do chủ trương của Công ty mạnh dạn huy động thêm nguồn vốn vay trung hạn để đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh Mặc dù vậy, xét về cơ cấu vốn chủ
sở hữu trong tổng tài sản vẫn chiếm trên 50%, đảm bảo tình hình tài chính lành mạnh của Công ty, không phụ thuộc vào nguồn vốn vay
2.2.3.2 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán.
Tình hình công nợ của Công ty được phản ánh qua bảng sau:
Số liệu về các khoản phải thu qua các năm: