1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

một đổi mới

3 292 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 42 KB

Nội dung

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢN ĐĂNG KÝ “MỘT ĐỔI MỚI” NĂM HỌC 2010 – 2011 Tên nội dung: GIÚP HỌC SINH NẮM VỮNG CÁCH GÕ ĐỆM THEO TIẾT TẤU TRONG ÂM NHẠC Họ và tên: NGUYỄN HOÀI THƯƠNG Nhiệm vụ được phân công: Giảng dạy môn Âm Nhạc Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thượng Lâm Thực hiện chỉ thị số 3399/ CT – BGD&ĐT ngày 16/8/2010 của Bộ giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục Mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2010 – 2011. Thực hiện công văn số 911/ SGD&ĐT – GDTrH ngày 22/9/2010 của Sở giáo dục và Đào tạo tỉnh Tuyên Quang về việc hướng dẫn đăng ký và thực hiện “ Một đổi mới” năm học 2010 – 2011. Thực hiện kế hoạch trọng tâm đầu năm của phòng cũng như của trường. I. Ý TƯỞNG: Âm nhạc là một môn nghệ thuật, dạy học cũng là một nghệ thuật. Làm thế nào để học sinh có thể tập chung và đặc biệt tham gia các hoạt động trong tiết học một cách tích cực là một điều rất khó. Qua nhiều năm được phụ trách giáo dục môn Âm nhạc bản thân tôi nhận thấy rằng học sinh trường tôi còn lúng túng chưa phân biệt được từng cách gõ đệm theo tiết tấu, theo nhịp, theo phách khác nhau như thế nào trong một bài hát cụ thể. Chính vì điều đó mà các em hát và sử dụng cách gõ đệm còn tuỳ tiện lúc nhanh, lúc chậm dẫn đến việc hát sai giai điệu của bài hát. Vì thế mà học sinh rất e ngại khi đứng hát trước đám đông, do sợ mình hát sai, sợ các bạn chê cười. Bởi thế mà làm giảm đi phần nào khả năng biểu hiện năng lực học tập âm nhạc của bản thân mình II. NỘI DUNG 1. Triển khai phương pháp dạy từng đối tượng. 2. Tạo bầu không khí sôi động trong lớp. 3. Sử dụng phương pháp chơi trò chơi học tập thường xuyên. 4. Phong thái của người giáo viên đứng lớp là một yếu tố rất quan trong. III. THỰC HIỆN 1. Triển khai phương pháp dạy từng đối tượng Bước vào năm học mới khi được sự phân công của Ban Giám Hiệu cho tôi phụ trách các khối lớp, từ khối 1 đến khối 5 ở điểm chính và các lớp ở điểm lẻ. Trong mỗi khối lớp có rất nhiều đối tượng học sinh khác nhau, trình độ học sinh không đồng đều. Cho nên việc tiếp thu bài ở các em cũng rất khác nhau. Với lớp 1 và 2 các em chưa nhận biết hình nốt và giá trị của các nốt trắng, nốt đen, nốt móc đơn, dấu lặng đơn, dấu lặng đen. Mà với lứa tuổi ở lớp này chỉ yêu cầu hát đúng giai điệu theo phương pháp truyền miệng của giáo viên. Các em biết gõ tiết tấu, gõ nhịp là thông qua giáo viên với các thao tác đó học sinh bắt chước theo giáo viên. Ví dụ: Bài " Quê hương tươi đẹp" dân ca Nùng. Trước khi dạy hát cho học sinh giáo viên cho các em đọc lời ca theo tiết tấu 1-2 lần. Sau đó giáo viên dạy cho học sinh hát rồi hướng dẫn các em các cách gõ đệm, với bài này thì giáo viên sử dụng cách gõ đệm theo tiết tấu đã được viết sẵn vào bảng phụ trên khuông nhạc Mỗi nốt trên khuông nhạc giáo viên đã đánh dấu x vào từ được gõ trong ô nhịp. Giáo viên chỉ định cho học sinh là gõ vào những tiếng ở bài hát trên chứ không giải thích là vì sao. Vì nếu giải thích thì học sinh sẽ không hiểu gì mà còn làm cho các em lúng túng hơn. Vì vậy mà giáo viên chỉ định áp đặt bằng dấu x tiếng nào được đánh dấu x ở dưới thì phần gõ của hai thanh phách sẽ rơi vào những tiếng đó. Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét về hai cách gõ của câu hát trên, bài trên. Giáo viên nêu cách gõ đệm theo tiết tấu là gõ đệm vào từng từ (tiếng) trong câu hát, còn gõ phách là gõ vào phần mạnh của phách tương ứng với 1 nốt đen, hoặc hia nốt móc đơn. Nhưng với học sinh lớp 3, 4, 5. các em đã được học về các hình nốt trắng, nốt đen, nốt móc đơn, dấu lặng đơn, dấu lặng đen và các kí hiệu âm nhạc khác thì với bài mới giáo viên yêu cầu học sinh tự xác định cách gõ tiết tấu Ví dụ: Bài hát : "Em yêu hoà bình" lớp 4 của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn có sử dụng nhiều hình nốt khác nhau trong một khuôn nhạc. Để các em hát và đúng tiết tấu thì trước tiên để cho học sinh xác định : Gõ tiết tấu thì chỉ cần đánh dấu vào các từ (tiếng) chứ không đánh dấu vào cả dấu lặng đơn hoặc lặng đen. 2. Tạo không khí sôi động trong lớp: Bản thân luôn tìm tòi học hỏi qua sách, báo, đài, phương tiện thông tin đại chúng… Từ đó chọn lọc các cách dạy cụ thể phù hợp với đặc điểm học sinh địa phương. Tìm tòi sáng tạo những trò chơi âm nhạc phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học, lôi cuốn lòng yêu thích giúp các em tham gia tích cựa vào môn học. Giáo viên luôn hoà mình với học sinh tạo sự gần gũi giữa thầy và trò. Tạo cho không khí lớp học thoải mái, không gò bó để các em được tự nhiên bộc lộ phát triển khả năng biểu hiện năng khiếu của mình . 3. Sử dụng phương pháp chơi trò chơi học tập thường xuyên: Trong một tiết học giáo viên nên sử dụng một số trò chơi liên quan đến bài học để học sinh có thể “Chơi mà học”. Nếu biết tổ chức một trò chơi hợp lý thì sẽ mang lại hiệu quả cho tiết dạy. Trò chơi có ưu điểm: Tăng cường khả năng chú ý của học, nâng cao hứng thú cho học sinh, giúp sự gần gũi giữ học sinh với học sinh, giáo viên với học sinh Ví dụ: Trong bài “Xòe hoa” Giáo viên có thể cho học sinh chơi trò chơi bằng cách hát vừa gõ tiết tấu của bài hát bằng các nguyên âm: O, A, U, I. Câu hát: Búng boong bính boong ngân nga tiếng cồng vang vang Ò O Ó O O O Ó Ò O O Nghe tiếng chiêng reo vui rộn ràng A Á A A À À À Theo tiếng khèn tiếng sáo vang lừng U Ú Ù U Ú U Ù Tay nắm tay ta cùng xòe hoa I Í I I Ì Ì I + Giáo viên sẽ cùng tập thể lớp nhận xét học sinh vừa thực hiện 4.Phong thái của người giáo viên đứng lớp là một yếu tố rất quan trong. Những yếu tố không kém phần quan trọng trong việc thu hút học sinh phải kể đến: +Cách ăn mặc của giáo viên :trang phục lịch sự gọn gàng + Thái độ: vui tươi, gần gũi, quan tâm tới học sinh, thương yêu ,biết động viên chia sẻ khuyến khích kịp thời. Ví dụ: Trong quá trình dạy, giáo viên phát hiện có những học sinh nhút nhát trong giờ học, không dám đứng trước lớp để thể hiện…giáo viên phải có thái độ ân cần khuyến khích. + Giọng của giáo viên: phải mạnh lạc, rõ ràng, truyền cảm. IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC * Dự kiến sản phẩm thu được: - Học sinh yêu thích môn học. - Học sinh chú ý và có hứng thú trong mỗi giờ học. - Kích thích trí tò mò, ham học hỏi của học sinh. - Học sinh mạnh dạn, biểu diễn tự nhiên. - Kết quả học tập cao hơn. Trên đây là đăng ký “Một đổi mới” của cá nhân tôi trong năm học 2010 – 2011. Bản thân tôi tự đánh giá: Hoàn thành. Thượng Lâm, ngày 7 tháng 10 năm 2010 NGƯỜI VIẾT Nguyễn Hoài Thương . và thực hiện “ Một đổi mới năm học 2010 – 2011. Thực hiện kế hoạch trọng tâm đầu năm của phòng cũng như của trường. I. Ý TƯỞNG: Âm nhạc là một môn nghệ. HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢN ĐĂNG KÝ “MỘT ĐỔI MỚI” NĂM HỌC 2010 – 2011 Tên nội dung: GIÚP HỌC SINH NẮM VỮNG CÁCH GÕ ĐỆM

Ngày đăng: 07/10/2013, 09:34

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w