Bài 26 ĐẤT NƯỚC TRÊN ĐƯỜNGĐỔI MỚI ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1986 – 2000) I. Đườnglốiđổi mới đất nước của Đảng 1. Hoàn cảnh lịch sử - Trong nước. +Sau 10 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội 1976 – 1985 ta đã đạt được một số thành tựu đáng kể trên các lực lĩnh vực của đời sống xã hội, song cũng gặp không ít khó khăn. + Đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, trước hết là kjhủng hoảng kinh tế - xã hội. Một trong những nguyên nhân cơ bản là do ta mắc phải “sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chủ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện”. - Quốc tế. + Do tác động của cách mạng khoa học - kỉ thuật đã làm cho tình hình thế giới và quan hệ giữa các nứoc có sự thay đổi + Cu khủng hoảng toàn diện, trầm trọngở Liên Xô và các nước XHCN khác. → Để khắc phục những sai lầm và khuyết điểm, đưa đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng, đầy mạnh công cuộc xây dựng CNXH tiến lên, Đảng và Nhà nước ta phải tiến hành đổi mới. 2. Đường lốiđổi mới của Đảng -Đườnglốiđổi mới của Đảng được đề ra tại Đại hội toàn quốc lần thứ VI (12/1986), được điều chỉnh, bổ sung và ph triển tại Đại hội VII(6 – 1991), Đại hội VIII (6 – 1996), Đại hội IX (4 – 2001) - Nội dung đường lốiđổi mới : + Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội mà làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả, bằng những quan điểm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện pháp phù hợp. + Đổi mới phải toàn diện. Đổi mới kinh tế phải gắn liền với đổi mới chính trị, nhưng trong đó trọng tâm là đổi mới kinh tế. + Về đổi mới kinh tế : Chủ trương xóa bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung, bao cấp hình thành cơ chế thị trường, xây dựng nền kinh tế quốc dân với cơ cấu nhiều ngành nghề, nhiều quy mô và trình độ công nghệ ; phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. + Về đổi mới chính trị : Đảng chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nh nước của dân, do dân, vì dân, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân, thực hiện đoàn kết dân tộc, chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị, hợp tác. II. Quá trình thực hiện đường lốiđổi mới (1986 – 2000) 1. Thực hiện kế hoạch 5 năm (1986 – 1990) - Đại hội VI (12 – 1986) mở đầu công cuộc đổi mới. - Tại Đại hội VI, Đảng ta đã nhận thức được thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là cả một thời kì lịch ử lâu dài, khó khăn, trải qua nhiều chẵng và chúng ta đang ở chặng đường đầu tiên. - Mục tiêu : Tập trung sức người, sức của thực hiện bằng được nhiệm vụ, mục tiêu ba chương trình kinh tế : lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu. Muốn thực hiện được mục tiêu Ba chương trình kinh tế, thì nông nghệp, kể cả lâm nghiệp, ngư nghệp, phải đặt đúng vị trí và được ưu tiên phát trển. - Thành tựu : + Về lương thực, thực phẩm : Từ chỗ thiếu ăn triền miên, đến 1989 chúng ta đã vươn lên đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu, góp phần quan trọng ổn định đời sống nhân dân. Năm 1989 đạt 21,40 triệu tấn lương thực. + Hàng hóa trên thị trường : dồi dào, đa dạng, lưu thông tương đối thuận lợi, hang hóa sản xuất tăng hơn trước và có tiến bộ về mẫu mã chất lượng. Pần bao cấp của Nhà nước về vốn, giá, vật tư, tiền lương… giảm đáng kể. + Kinh tế đối ngoại phát triển mạnh, mở rộng về quy mô, hình thức. Từ 1986 đến 1990 xuất khẩu tăng 3 lần, Năm 1989 nước ta xuất khẩu được 1,5 tấn gạo. Nhập khẩu giảm đáng kể, tiến dần đến mức cân bằng xuất nhập khẩu. + Kiềm chế được một bước lạm phát : chỉ số tăng giá hàng tháng năm 1986 là 20% thì năm 1990 là 4,4%. + Bước đầu hình thành nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước.Chủ trương này thực sự phát huy quyền làm chủ c kinh tế của nhân dân, khơi dậy được tiềm năng sang tạo của nhân dân. + Bộ máy nhà nước các cấp ở trung ương và địa phương được sắp xếp lại, hệ thống chính trị có thay đổi nhằm phát huy dân chủ và quy làm chủ của nhân dân. → Những thành tựu,ưu điểm, tiến bộ đạt được chứng tỏ đường lốiđổi mới của Đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới về cơ bản là phù hợp, tuy nhiên còn nhiều khó khăn và yếu kém. Tiến bộ đạt được chứng tỏ đường lốiđổi mới là đúng, căn bản là phù hợp. 2. Thực hiện kế hoạch 5 năm (1991 – 1995) - Đại hội lần VII (6 – 1991) tiếp tục sự nghiệp đổi mới. - Đại hội lần thứ VII của Đảng (24 đến 27 – 6 – 1991) đã tổng kết, đánh giá việc thực hiện dườnglốiđổi mới của Đảng từ Đại hội VI, đề ra chủ trương nhiệm vụ nhằm kế thừa, phát huy những thành tựu, ưu điểm đã đạt được. - Đại hội thong qua Cương lĩnh xây dựng đất nư trong tời kì quá độ lên ch nghĩa xã hội và Chến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã h đến nm 2000. -` Mục tiêu : Đẩy lùi và kiểm soát được lạm phát, ổn định, phát triển nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, ổn định và tửng bước cải thiện đời sống nhân dân bằng đầu cơ tích lũy từ nội bộ nền kinh tế. Để thực hiện mục tiêu trên, cần phát huy sức mạnh các thành phần kinh tế, đẩy mạnh 3 chương trình kinh tế, từng bước xây dựng cơ cấu kinh tế mới theo yêu cầu công nghiệp hóa.- - Thành tựu : - Thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm 1991 – 1995, trên c lĩnh lực của đời sống xã hội nhân dân ta đạt những thành tựu và tiến bộ to lớn. + Kinh tế tăng trưởng nhan:GDP tăng bình quân hàng năm là 8,2%, công nghiệp tăng hàng năm 13,3%, nông nghiệp tăng 4,5%. • Lạm phát bị đẩy lùi xuống mưc12,7%/năm. • Xuất khẩu đạt 17 tỉ USD, quan hệ mậu dịch với trên 100 nước và tiếp cận với nhiều thị trường. • Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tăng nhanh, bình quân hàng năm là 50%. • Hoạt động khoia học và công nghệ gắn bó hơn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, thích nghi dần với cơ chế thị trường. • Thu nhập và đời sống nhân dân được cải thiện với mức độ khác nhau. + Chính trị - xã hội ổn định ; quốc phòng an ninh được củng cố. + Quan hệ đối ngoại mở rộng. Ngày 17/7/1995 Việt Nam và Hoa Kì thiết lập quan hệ ngoại giao. Ngày 28/7/1995, Việt Nam gia nhập ASEAN. - Hạn chế : + Cơ sở vật chất kĩ thuật lạc hậu, hiệu quả sản xuất và năng suất thấp. + Tham nhũng, lãng phí, buôn lậu, làm ăn phi pháp chưa được ngăn chặn. 3. Kế hoạch 5 năm (1996 – 2000) - Đại hội VII (6/1996) - Đại hội nhấn mạnh “nước ta đã chuyển sang thời kì phát triển mới, thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” - Đại hội đề ra nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch 5 năm là: Đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách đồng bộ và toàn diện, tiếp tục phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần … phấn đấu đạt và vượt mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao, bền vững đi đôi với giải quyết những vấn đề bức xúc của xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Nâng cao tích lũy từ nội bộ nền kinh tế. - Thành tựu : + Kinh tế : • Tăng trưởng kinh tế : GDP tăng bình quân hàng năm 7%, công nghiệp là 13,5%, nông nghiệp là 5,7%. Nông nghiệp có bước phát triển liên tục, góp phần vào tăng trưởng chung vầ giữ vững ổn định kinh tế - xã hội. • Cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. • Hoạt động xuất nhập khẩu không ngừng tăng lên: Xuất khẩu đạt 51,6 tỉ USD, tăng bình quant hang năm 21% với ba mặt hang chủ lực là gạo, cà phê và thủy sản. • Tổng số vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài đạt khoảng 10 tỉ USD, gấp 1,5 lần so với 5 năm trước. • Doanh nghiệp Việt Nam từng bước mở rộng đầu tư ra nước ngoài : Năm 2000 có 40 dự án đầu tư vào 12 nước và vùng lãnh thổ. + Chính trị - văn hóa – xã hội + Năm 2000, 100% tình thành phố đạt tiêu chuẩn phổ cập tiểu học. + Trong 5 năm có khoảng 6,1 triệu người có việc làm. -Đối ngoại : Có quan hệ thương mại với 140 nước, quan hệ đầu tư với gần 70 nước và vùng lãnh thổ, thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài. * Ý nghĩa của 15 năm đổi mới. - Tăng cường sức mạnh tổng hợp. - Làm thay đổi bộ mặt đất nước và đời sống nhân dân. - Củng cố vững chắc độc lập và chế độ xã hội chủ nghĩa. - Nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. * Khó khăn, yếu kém. - Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm chưa tốt, giá thành cao, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp. - Kinh tế nhà nước chưa được củng cố tương xứng với vai trò chủ đạo, kinh tế tập thể chưa mạnh. - Các hoạt động khoa học công nghệ chưa đáp ứng tốt yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nộng thôn còn ở mức cao. Mức sống của nhân dân nhất là nông dân ở một số vùng thấp . pháp phù hợp. + Đổi mới phải toàn diện. Đổi mới kinh tế phải gắn liền với đổi mới chính trị, nhưng trong đó trọng tâm là đổi mới kinh tế. + Về đổi mới kinh. đổi mới. - Tăng cường sức mạnh tổng hợp. - Làm thay đổi bộ mặt đất nước và đời sống nhân dân. - Củng cố vững chắc độc lập và chế độ xã hội chủ nghĩa. -