1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chế độ trợ cấp ốm đau trong hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam (2).DOC

13 1,1K 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 75,5 KB

Nội dung

Chế độ trợ cấp ốm đau trong hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam (2).

Trang 1

MỤC LỤC:

I.Khái quát chung về sự ra đời và phát triển của hệ thống an sinh xãhội Việt Nam 1II Khái quát chung về sự ra đời và phát triển của hệ thống BHXH

trong hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam 4

1.Quá trình phát triển của hệ thống BHXH ở Việt Nam 42.Kết quả thực hiện của chính sách BHXH, BHYT hiện hành 5

III Tư tưởng cơ bản của chế độ trợ cấp ốm đau trong hệ thống bảohiểm xã hội Việt Nam: 6

1.Mục đích: 62.Nội dung chính: 74.Đánh giá về chính sách và tổ chức thực hiện các chế độ BHXH từ khi cải cách đến

IV Kết luận 11

CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP ỐM ĐAU TRONG HỆ THỐNG AN SINHXÃ HỘI Ở VIỆT NAM

Trang 2

I.Khái quát chung về sự ra đời và phát triểncủa hệ thống an sinh xã hội Việt Nam

Sự hình thành và phát triển của hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam luôngắn liền với quá trình hình thành và phát triển của Nhà nước Cộng hoà Xã hộichủ nghĩa Việt Nam Ngay từ khi thành lập nước năm 1945, bên cạnh nhữngnhiệm vụ rất quan trọng về lĩnh vực an ninh, quốc phòng và kinh tế, thì Chínhphủ cũng hết sức chú trọng xây dựng mạng lưới an sinh xã hội để ổn định vàphát triển đất nước Sau khi cách mạng tháng 8 thành công, Đảng và Chínhphủ đã đề ra những mục tiêu hết sức cụ thể: " Chính sách của Đảng và Chínhphủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân Nếu dân đói, Đảngvà Chính phủ có lỗi, nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt làĐảng và Chính phủ có lỗi và dân đủ ăn, đủ mặc thì chính sách của Đảng vàChính phủ sẽ dễ dàng thực hiện Nếu dân đói, rét, dốt, bệnh tật thì Chính sáchcủa ta dù có hay mấy cũng không thực hiện được" Tư tưởng này luôn đượcquán triệt và được xây dựng thành những mục tiêu cụ thể trong suốt hơn 60năm qua phù hợp với những giai đoạn lịch sử nhất định gắn liền với trình độphát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước

Cũng như Hệ thống An sinh xã hội của các nước trên thế giới, Hệ thốngAn sinh xã hội của Việt Nam ngay từ khi thành lập nước năm 1945 đã đượctiến hành trên cả 3 lĩnh vực:

1 Lĩnh vực Bảo trợ xã hội2 Lĩnh vực Cung cấp3 Lĩnh vực BHXH

Thực chất hoạt động của cả 3 lĩnh vực nói trên, trong suốt quá trình pháttriển, người ta có thể chia ra làm nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau và ứng với

Trang 3

mỗi giai đoạn này đều có những phạm vi hoạt động, đối tượng áp dụng,phương thức thực hiện cũng như những hệ thống khung quyền lợi khác nhautương ứng với những giai đoạn lịch sử nhất định của đất nước, cụ thể như sau: - Giai đoạn 1945 - 1964: từ khi cách mạng tháng 8 thành công, Nhà nướcViệt Nam non trẻ vừa phải đương đầu với cuộc chiến tranh trường kỳ chốngthực dân Pháp để gìn giữ chính quyền, lại vừa phải chống lại nạn đói rét, vừaphải hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế miềnBắc, làm hậu phương vững chắc cho cách mạng miền Nam

- Giai đoạn 1965 - 1975: thời gian này, Nhà nước Việt Nam một mặt vừaphải khắc phục những hậu quả nặng nề do bom đạn Mỹ gây nên, mặt khácvẫn tiếp tục tăng gia sản xuất và chiến đấu chống chiến tranh phá hoại bằngkhông quân của Mỹ, đồng thời vẫn chi viện tối đa sức người, sức của cho tiềntuyến lớn ở miền Nam.

- Giai đoạn 1976 -1985: giai đoạn khắc phục hậu quả nặng nề của 30 nămchiến tranh, cả nước thống nhất tập trung phát triển kinh tế và giải quyết cácvấn đề xã hội.

- Giai đoạn 1986 - đến nay: giai đoạn cải cách toàn diện cả về kinh tế vàxã hội.

Tuy nhiên, nếu nhìn nhận dưới góc độ lý luận hiện đại về Hệ thống Ansinh xã hội, có thể hiểu rằng từ trước năm 1986, Nhà nước Việt Nam chủ yếutiến hành các hoạt động trong lĩnh vực Bảo trợ xã hội và lĩnh vực Cung cấp(các chế độ ưu đãi xã hội hay còn gọi là chế độ bao cấp) tức là quyền lợi củangười được hưởng hoàn toàn không phụ thuộc vào trước đó người đượchưởng có đóng góp hay không Nguyên nhân sâu xa của Hệ thống An sinh xãhội nói trên phải kể đến xuất phát điểm từ mô hình kinh tế vĩ mô của một nềnkinh tế kế hoạch hoá hành chính tập trung Theo mô hình này, người ta đặcbiệt coi trọng sự phát triển của thành phần kinh tế quốc doanh và nguồn thutập trung của Ngân sách Nhà nước chủ yếu dựa vào hệ thống các doanh

Trang 4

nghiệp Nhà nước Tương tự như vậy, quá trình phân phối lại trong nền kinh tếquốc dân cũng mang tính hành chính tập trung thông qua hệ thống thang bảnglương; các chế độ hưu trí, tử tuất dành cho những người thuộc khu vực Nhànước (công an, quân đội, công nhân viên chức trong các doanh nghiệp và bộmáy quản lý Nhà nước ) và hệ thống phúc lợi xã hội khác như: học hành vàKCB không mất tiền dành cho toàn dân Do vậy, nguồn thu để điều tiết phânphối lại cho Hệ thống An sinh xã hội trong suốt giai đoạn này một phần từnguồn ngân sách Nhà nước còn hạn hẹp, phần còn lại phải huy động chủ yếutừ các nguồn viện trợ nước ngoài và sự quyên góp của toàn xã hội ở mộtchừng mực nhất định mô hình kinh tế và mô hình phân phối nói trên đã đápứng được những mục tiêu trong giai đoạn đấu tranh giành độc lập và thốngnhất đất nước.

Kể từ khi thực hiện cải cách kinh tế từ năm 1986, việc chuyển đổi sangnền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đến nay đã mang lại độnglực mới cho sự phát triển toàn diện của cả nước Đi cùng với sự phát triểnkinh tế là sự biến đổi sâu sắc về hệ thống chính sách xã hội và đặc biệt là hệthống an sinh xã hội Hệ thống An sinh xã hội của Việt Nam mặc dù cònmang nét đặc trưng riêng có của một nước đang phát triển nhưng đã từngbước hoàn thiện và hoà nhập với Hệ thống An sinh xã hội của thế giới kể cảvề mặt lý luận và thực tiễn Mạng lưới an sinh xã hội của nước ta là mạnglưới khá đa dạng với nhiều chính sách, chế độ, nhiều hình thức phong phú đãcó tác dụng thiết thực đến việc bảo vệ cuộc sống của hầu hết mọi thành viêntrong xã hội trước những rủi ro từ những nguyên nhân: ốm đau, bệnh tật,không việc làm, nghèo đói, bão lụt, thiên tai, địch hoạ… góp phần bình ổn đờisống của từng cá nhân, từng gia đình cũng như sự ổn định chung của toàn xãhội.

Trang 5

II.Khái quát chung về sự ra đời và phát triểncủa hệ thống BHXH trong hệ thống an sinh xã hội ở ViệtNam

1. Quá trình phát triển của hệ thống BHXH ởViệt Nam

Nếu như sau cách mạng tháng 8 thành công, Chính phủ đã ban hành mộtsố Sắc lệnh quy định một số chế độ trợ cấp ốm đau, tai nạn, hưu trí cho côngnhân viên chức Nhà nước: Sắc lệnh số 54 ngày 03/11/1945, Sắc lệnh số 105ngày 14/6/1946, Sắc lệnh 29/SL ngày 12/3/1947… thì phải đến tháng 7/2006vừa qua, chúng ta mới có được Bộ luật BHXH Tuy nhiên, đó cũng là mộtchặng đường dài tất yếu của sự phát triển và từ năm 1995 đến nay mới thựcsự có những cải cách về chính sách BHXH và đánh dấu thời kỳ phát triển mớivề sự nghiệp BHXH Những nội dung cụ thể đánh dấu bước cải cách vềBHXH ở nước ta là:

- Đối tượng tham gia BHXH bao gồm cả người lao động làm công ănlương trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế.- Hình thành được quỹ BHXH trên cơ sở đóng góp của 3 bên: người sửdụng lao động, người lao động và sự bảo hộ của Nhà nước (người sử dụng laođộng đóng 15%, người lao động đóng 5%) Quỹ BHXH hoạt động độc lập vớiNSNN.

- Các chế độ BHXH gồm: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghềnghiệp, hưu trí và tử tuất, sau đó đã bổ sung thêm chế độ nghỉ dưỡng sức vàphục hồi sức khỏe.

Trang 6

- Hệ thống BHXH Việt Nam được hình thành 3 cấp từ Trung ương đến địaphương - một hệ thống chuyên trách tổ chức thực hiện chính sách và quản lýquỹ BHXH Từ năm 2002 đã chuyển BHYT Việt Nam sang BHXH ViệtNam

Về chính sách BHYT

Thực chất của chính sách BHYT được coi là chế độ KCB của chính sáchBHXH, nhưng do lịch sử hình thành và phát triển có sự khác biệt và theo thóiquen nên chúng ta tạm gọi là chính sách BHYT Kể từ trước năm 1992, Nhànước bao cấp về khám chữa bệnh (KCB) cho toàn dân, mọi chi phí KCB dongân sách Nhà nước chi trả - đây được coi là chế độ cung cấp của Nhà nước.Từ sau năm 1992 mới triển khai chế độ BHYT Nội dung những chính sáchBHYT hiện hành là:

- BHYT bắt buộc đối với những người có quan hệ lao động; cán bộ xãphường, thị trấn hưởng sinh hoạt phí hàng tháng; người hưởng chế độ hưu trí,mất sức lao động

- Nhà nước cấp kinh phí để tham gia BHYT cho các đối tượng bảo trợ xãhội như: người có công với cách mạng, người tham gia kháng chiến và con đẻcủa họ bị nhiễm chất độc hoá học; cho các đối tượng là thân nhân sĩ quan tạingũ, người nghèo.

- Mức đóng được quy định chung là 3 % Đối với người có quan hệ laođộng thì người sử dụng lao động đóng 2%, người lao động đóng 1%.

- BHYT tự nguyện cho những đối tượng không thuộc diện tham gia BHYTbắt buộc Mức đóng căn cứ vào sự khác biệt về điều kiện địa lý và điều kiệnkinh tế-xã hội mà quy định các mức khác nhau Người tham gia BHYT tựnguyện về cơ bản được KCB như người tham gia BHYT bắt buộc, nhưng cóchú ý đến tỷ lệ người tham gia theo từng đơn vị cộng đồng

Trang 7

- Riêng trẻ em dưới 6 tuổi được chăm sóc sức khoẻ ban đầu, được khámbệnh, chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập và đang đượcnghiên cứu đưa vào đối tượng BHYT bắt buộc.

2. Kết quả thực hiện của chính sách BHXH,BHYT hiện hành

Năm 1995 có 2,85 triệu người tham gia BHXH thì đến cuối năm 2005 là6,2 triệu người, số tiền thu đạt 12.000 tỷ đồng, đưa tổng quỹ BHXH hiện naylên trên 51.500 tỷ đồng Bình quân mỗi năm tăng thêm 47 vạn người mớitham gia BHXH bằng khoảng 1,2% nguồn lao động xã hội Năm 1993 mới có3,7 triệu người tham gia BHYT thì đến năm 2005 đã tăng lên 23,7 triệungười, trong đó có 14,5 triệu người tham gia BHYT bắt buộc; 9,2 triệu ngườitham gia BHYT tự nguyện, chiếm khoảng gần 30% dân số cả nước Tổng sốthu BHYT năm 2005 là 2945 tỷ đồng trong đó thu BHYT bắt buộc là 2554 tỷđồng, thu BHYT tự nguyện là 391 tỷ đồng Trong năm 2005 đã có 35,120triệu lượt người KCB.

Chi trả trợ cấp hàng tháng của các chế độ: hưu trí, tuất, mất sức lao độngcho gần 2 triệu người, đảm bảo đúng đối tượng, đủ số lượng, kịp thời và giaotận tay từng người; không còn tình trạng nợ đọng lương hưu như thời kỳ baocấp Số người hưởng trợ cấp hàng tháng từ Quỹ BHXH chi trả sẽ tăng nhanhvào các năm sau đồng thời nguồn quỹ chi trả từ Ngân sách Nhà nước sẽ giảmdần.

Chất lượng chăm sóc sức khoẻ ban đầu, KCB nội trú, ngoại trú của ngườicó thẻ BHYT ngày càng được nâng cao

Trang 8

III.Tư tưởng cơ bản của chế độ trợ cấp ốmđau trong hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam:

Ốm đau là 1 hiên tượng phổ biến liên quan đến tất cả mọi người, đặc biệtlà trong điều kiện ô nhiêm môi trường và các bệnh truyền nhiễm có tốc độ lâylan nhanh như hiện nay, đặc biệt có những căn bệnh được xem như là “bệnhthế kỉ”, “đại dịch thế kỷ” Khi đau ốm sẽ không những suy giảm thể lực vàsuy giảm sức lao động, cần có những chi phí chăm sóc y tế, mà còn làm giánđoạn thu nhậpc ủa người lao động, thậm chí bệnh bị tái phát hay biến chứngcòn làm nguy hiểm đến tính mạng Chế độ ốm đau sẽ bù đắp phần nào thunhập bị mất hoặc bị giảm trong thời gian người tham gia BHXH gặp rủi ro ốmđau.

Mục đích của chế độ trợ cấp ốm đau là bảo vệ sự mất khả năng lao độngdo đau ốm gây ra và dẫn đến làm gián đoạn thu nhập Chế độ này giúp ngườitham gia BHXH nhanh chóng ổn định cuộc sống, từ đó đảm bảo an sinh xãhội.

2. Nội dung cơ bản:

2.1 Đối tượng áp dụng:

Là NLĐ thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc quy định tại LuậtBHXH, trừ đối tượng là hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan,chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; người làm việc có thời hạn ởnước ngoài.

2.2 Điều kiện hưởng:

NLĐ bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở ytế theo quy định, trừ trường hợp tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sửdụng ma túy, chất gây nghiện khác; con dưới bảy tuổi bị ốm đau, phải nghỉviệc để chăm sóc con và có xác nhận của cơ sở y tế theo quy định.

Trang 9

2.3 Thời gian hưởng chế độ:

NLĐ được nghỉ tối đa trong 1 năm tính theo ngày làm việc không kểngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần như sau:

- Làm việc trong điều kiện bình thường: 30 ngày, nếu đóng BHXH dưới15 năm; 40 ngày, nếu đóng BHXH từ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày, nếuđóng BHXH từ 30 năm trở lên.

- Làm các nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nơi có phụ cấp khuvực hệ số 0,7 trở lên: 40 ngày, nếu đóng BHXH dưới 15 năm; 50 ngày, nếuđóng BHXH từ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày, nếu đóng BHXH từ 30năm trở lên.

- Nghỉ chăm sóc con ốm: 20 ngày nếu con dưới 3 tuổi, 15 ngày nếu contừ 3 tuổi đến dưới 7 tuổi Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH,nếu một người đã hết thời hạn hưởng chế độ mà con vẫn ốm đau thì người kiađược hưởng chế độ theo quy định.

Đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạsĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân;người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, côngan nhân dân (sau đây gọi là cán bộ lực lượng vũ trang) Thời gian hưởng chếđộ ốm đau tùy thuộc vào thời gian điều trị tại cơ sở y tế thuộc quân đội nhândân và công an nhân dân.

Đối với người lao động bị mắc các bệnh thuộc danh mục cần điều trị dàingày (sau đây gọi là người mắc bệnh dài ngày) được nghỉ hưởng trợ cấp ốmđau tối đa 180 ngày/năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần(không căn cứ thời gian đóng BHXH) Trường hợp hết 180 ngày còn tiếp tụcđiều trị thì được hưởng tiếp chế độ với mức thấp hơn.

2.4 Mức hưởng chế độ ốm đau:

Trang 10

- Mức hưởng đối với người ốm đau bình thường và con ốm đau: bằng75% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc Đốivới cán bộ lực lượng vũ trang thì mức hưởng chế độ ốm đau bằng 100% mứctiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

- Mức hưởng đối với người mắc bậnh dài ngày nếu hết 180 ngày cần tiếptục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ với mức bằng 65% mức tiền lươngđóng BHXH trước khi nghỉ việc nếu đóng BHXH từ 30 năm trở lên; bằng55% nếu đóng BHXH từ 15 năm đến dưới 30 năm; bằng 45% nếu đóngBHXH dưới 15 năm Trường hợp mức hưởng thấp hơn mức lươn tối thiểuchung thì được tính bằng mức lương tối thiểu chung.

2.5 Trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe:

Người lao động thuộc đối tượng nêu trên, sau thời gian hưởng chế độ ốmđau theo quy định mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồisức khỏe từ 5 ngày đến 10 ngày trong một năm Mức hưởng 1 ngày bằng 25%mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ tại gia đình; bằng 40% nếu nghỉ dưỡngsức, phục hồi sức khỏe tại cơ sở tập trung.

Với quy định về chế độ ốm đau của Luật BHXH nêu trên, so với quyđịnh hiện nay có một số nội dung thay đổi đó là:

- Tăng thời gian tối đa hưởng chế độ đối với người có trên 30 năm đóngBHXH: Làm việc trong điều kiện bình thường được nghỉ 60 ngày (hiện nay là50 ngày); làm việc điều kiện nặng nhọc, độc hại được nghỉ 70 ngày (hiện naylà 60 ngày).

- Không khống chế số lượng con dưới 7 tuổi bị ốm đau, phải nghỉ việcđể chăm sóc (hiện nay chỉ hưởng trợ cấp đối với con thứ nhất, thứ hai).

- Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH, nếu một người đãhết thời hạn hưởng chế độ mà con vẫn ốm đau thì người kia được hưởng chếđộ theo quy định (hiện nay không có quy định).

Trang 11

- Mức hưởng đối với người mắc bệnh dài ngày nếu hết 180 ngày còntiếp tục điều trị được hưởng theo 3 mức tùy theo thời gian đóng BHXH vànếu thấp thì tính bằng mức lương tối thiểu chung.

- Trường hợp nghỉ việc để thực hiện các biện pháp tránh thai thuộc chế độtrợ cấp thai sản (hiện nay là chế độ ốm đau).Chế độ ốm đau quy định trong LuậtBHXH về cơ bản đã giải quyết được những bất hợp lý và những vấn đề chưaquy định cụ thể về chế độ ốm đau của Điều lệ BHXH, đồng thời có quy địnhtăng quyền lợi hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động tham gia BHXH.

3.Đánh giá về chính sách và tổ chức thựchiện các chế độ BHXH từ khi cải cách đến nay

- Từ 1995 đến nay ở Việt Nam đã thực hiện được nguyên tắc BHXH: cóđóng, có hưởng, xoá bỏ bao cấp từ Nhà nước về BHXH, phù hợp với mô hìnhphân phối của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điềutiết của Nhà nước Quan hệ mức đóng và quyền lợi hưởng đã tuân thủ cácnguyên tắc của hoạt động BHXH trong từng chế độ riêng biệt

- Phạm vi đối tượng tham gia BHXH từng bước được mở rộng, tạo đượcsự bình đẳng giữa những người lao động làm việc trong các thành phần kinhtế khác nhau, khuyến khích người lao động tự giác thực hiện nghĩa vụ vàquyền lợi BHXH Tạo được sự an tâm, lòng tin và sự công bằng cho mọingười lao động trong xã hội trước chính sách BHXH.

- Hệ thống BHXH Việt Nam tập trung thống nhất từ Trung ương đến địaphương, đã chuyên môn hoá việc tổ chức thực hiện tốt các chính sách, chế độBHXH Do vậy đã tách hoạt động của sự nghiệp thu - chi quản lý quỹ BHXHra khỏi chức năng quản lý Nhà nước BHXH Việt Nam có điều kiện để thựchiện cải cách hành chính, tổ chức thực hiện tốt thu - chi BHXH, cải tiến quytrình thủ tục xét duyệt hồ sơ hưởng BHXH trong cả nước được thống nhất,kịp thời, công bằng và hiệu quả

Ngày đăng: 27/10/2012, 16:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w