UBND TỈNH LÂM ĐỒNG SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc Số : 1308 /SGD&ĐT-GDTrH V/v: Hướngdẫndạy học mônĐịaLí năm học 2009-2010 Đà Lạt, ngày 21 tháng 10 năm 2009 Kính gửi: - CÁC PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO; - CÁC TRƯỜNG THPT, PT DTNT; - CÁC TRUNG TÂM GDTX. Căn cứ Chỉ thị số 4899/ 2009 CT-BGD& ĐT ngày 4/8/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo “về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp năm học 2009-2010”. Căn cứ công văn số 971/VP-SGD&ĐT về việc hướngdẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2009-2010 của Sở Giáo dục và Đào tạo. Phòng Giáo dục Trung học hướngdẫn cụ thể một số nội dung hoạt động dạy và học mônĐịaLí như sau: I. Nhiệm vụ chung Tiếp tục thực hiện tốt yêu cầu đổi mới phương pháp dạy - học, kiểm tra-đánh giá và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy-học nhằm tạo sự chuyển biến trong phương pháp giảng dạy, học tập để không ngừng nâng cao chất lượng học tập bộ mônĐịa Lí. II. Nhiệm vụ cụ thể 1. Thực hiện phân phối chương trình và nội dung giảng dạy - Thực hiện phân phối chương trình: Giáo viên giảng dạy bộ mônĐịa Lý thực hiện đầy đủ các tiết dạy theo phân phối chương trình bộ môn do Sở Giáo dục & Đào tạo ban hành. - Nội dung chương trình giảng dạy THCS và THPT: giáo viên bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ ngày 5/5/2006. 2. Hồ sơ chuyên môn: Thực hiện đầy đủ các loại hồ sơ chuyên môn do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định. 3. Giáo án: - Cấu trúc chung của giáo án : Soạn theo gợi ý mẫu giáo án trong tài liệu bồi dưỡng GV lớp 10 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. - Hình thức trình bày: Thực hiện theo 2 hình thức được trình bày trong tài liệu bồi dưỡng giáo viên lớp 10 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. + Hình thức soạn giáo án không chia cột, chủ yếu áp dụng cho các bài soạn kiểm tra và bài soạn thực hành. + Hình thức chia làm 2 cột áp dụng cho các dạng bài còn lại. 4. Đổi mới phương pháp dạy học - Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tinh thần tự học, tính tích cực chủ động và sáng tạo của học sinh trong quá trình tham gia học tập. Năm học 2009- 2010 chấm dứt tình trạng dạy học theo lối “ Đọc –chép”. - Tiếp tục tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để khai thác kiến thức bộ môn và thực hiện việc đổi mới phương pháp nhằm tạo ra những tiết học sinh động có hiệu quả từ đó học sinh ngày càng yêu thích bộ mônĐịaLí hơn. - Thiết kế bài giảng khoa học, sắp xếp hợp lí các hoạt động của giáo viên và học sinh, thiết kế hệ thống câu hỏi hợp lí, tập trung vào trọng tâm. Giáo viên coi trọng việc khuyến khích, động viên học sinh học tập, tổ chức hợp lí cho học sinh làm việc cá nhân và theo nhóm. - Thực hiện nội dung dạy học phù hợp với thực tế và yêu cầu của địa phương nhằm tăng tính hiệu quả của chương trình và năng lực hoạt động thực tiễn của học sinh. Để thực hiện nội dung này giáo viên cần tăng cường các hoạt động sau: + Liên hệ thực tế địa phương với những nội dung bài học liên quan. + Tăng cường hoạt động ngoại khoá. + Thực hiện đầy đủ và hiệu quả các tiết dạyĐịalíđịa phương. Đặc biệt, xây dựng cụ thể kế hoạch cho học sinh thực hiện các bài thực hành tìm hiểu địalíđịa phương. - Đầu tư làm đồ dùng dạy học để phục vụ cho việc giảng dạy, chú ý đến chất lượng và hiệu quả thực sự, tránh việc làm hình thức. - Tăng cường dự giờ, trao đổi rút kinh nghiệm giảng dạy ở các tổ chuyên môn để nâng cao tay nghề giáo viên và hiệu quả giảng dạy. - Đặc biệt, trong quá trình dạy học giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh phân tích, giải thích các mối quan hệ địa lí, nhất là các mối quan hệ nhân quả; dành thời gian cho học sinh thu thập, xử lí thông tin dựa vào bản đồ, lược đồ các bảng số liệu, tranh ảnh…để tìm tòi kiến thức, rèn luyện kỹ năng và phương pháp học tập bộ môn . 5. Kiểm tra đánh giá Thực hiện tốt yêu cầu đổi mới kiểm tra- đánh giá. Yêu cầu quan trọng việc đổi mới kiểm tra đánh giá là: - Tiếp tục đổi mới các hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng đòi hỏi học sinh phải hiểu bài, vận dụng được kiến thức, chống cách học thuộc lòng máy móc. - Giáo viên đánh giá đúng trình độ học sinh với thái độ khách quan và hướng dẫn học sinh tự đánh giá kết quả học tập của mình. - Nội dung kiểm tra đánh giá cần giảm các câu hỏi kiểm tra ghi nhớ kiến thức một cách máy móc, tăng cường kiểm tra kiến thức ở các mức độ hiểu và vận dụng kiến thức. - Hình thức kiểm tra đánh giá: Cần kết hợp một cách hợp lí hình thức kiểm tra tự luận và hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan, chú ý đến việc phân loại trình độ học sinh. - Cần đánh giá và cho điểm sau mỗi bài thực hành. Việc sử dụng điểm số các bài thực hành vào xếp loại học lực của học sinh ít nhất 1 điểm số (hệ số 1)/học sinh/học kỳ. - Trong quá trình thực hiện các bài kiểm tra (kiểm tra miệng, kiểm tra 1 tiết, kiểm tra học kỳ), giáo viên cần tăng cường sử dụng các bảng số liệu thống kê, biểu đồ, lược đồ, AT LAT, trên cơ sở đó đặt câu hỏi và yêu cầu học sinh quan sát, trình bày, giải thích. 6. Tích hợp nội dung giáo dục môi trường: Tăng cường việc tích hợp nội dung giáo dục môi trường nhằm xây dựng ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh. Trong quá trình tích hợp giáo viên chú ý một số điể sau: + Chọn lọc các nội dung có thể tích hợp trong từng bài học để xác định rõ nội dung, mức độ tích hợp và phương pháp tích hợp. + Việc tích hợp các nội dung cần phải hợp lí, tránh gò ép gây quá tải đối với nội dung bài học. 7. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi: Giáo viên cần xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng học sinh giỏi cụ thể, phát hiện những học sinh có trình độ, yêu thích bộ mônĐịalí để đưa vào đội tuyển ôn luyện thi học sinh giỏi. - Đối với chương trình THCS: + Nội dung ôn luyện: Bao gồm chương trình sách giáo khoa ĐịaLí lớp 8, và học kỳ I lớp 9 . + Hình thức thi: Thi theo hình thức đề tự luận - Đối với chương trình THPT: + Nội dung ôn luyện thực hiện theo các nội dung đã ban hành trong công văn số 418/ CV-GD của Sở Giáo dục và Đào tạo ngày 4/5/2005, hướngdẫndạy học mônĐịaLí năm học 2005-2006. + Ngoài những nội dung trên, bổ sung thêm phần kiến thức điạlí tự nhiên Việt Nam ở chương trình Địalí lớp 12 . + Hình thức thi: Thi theo hình thức đề tự luận. Chú ý: Kỳ thi HSG lớp 12 THPT vào đội tuyển dự thi HSG quốc gia sẽ tổ chức 2 buổi thi 8. Dạyđịa lý địa phương: - Yêu cầu giáo viên thực hiện đầu đủ các tiết dạyđịa lý địa phương được quy định trong phân phối chương trình của bộ môn. - Nội dung giảng dạy: Thực hiện theo công số 252/SGD&ĐT-GDTrH ngày 16/3/2009 do Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành. Trên đây là một số hướngdẫn thực hiện việc giảng dạyĐịa Lý trong năm học 2009 -2010. Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các đơn vị triển khai nội dung trên đến tận giáo viên và tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên thực hiện các yêu cầu đề ra. Nơi nhận: KT. GIÁM ĐỐC - Như trên: (để thực hiện) PHÓ GIÁM ĐỐC - Lưu: VP, GDTrH. ( đã ký ) Huỳnh Văn Bảy . 4/5/2005, hướng dẫn dạy học môn Địa Lí năm học 2005-2006. + Ngoài những nội dung trên, bổ sung thêm phần kiến thức điạ lí tự nhiên Việt Nam ở chương trình Địa lí. thi 8. Dạy địa lý địa phương: - Yêu cầu giáo viên thực hiện đầu đủ các tiết dạy địa lý địa phương được quy định trong phân phối chương trình của bộ môn.